Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf
Nội dung text: Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 29. 1Võ Thanh Thu* Đặt vấn đề Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam: đến cuối năm 2020 với trên 33 nghìn dự án với tổng số vốn 384 tỷ USD, đầu tư vào 19 nhóm ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng 25% nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, 20% GDP, trên 72% giá trị xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam, 50% giá trị sản xuất ngành công nghiệp2, 14,14% tổng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho trên 6 triệu lao động3. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút vốn FDI chưa cao: các dự án FDI có công nghệ cao còn ít, chưa góp phần tăng năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam, đóng góp cho ngân sách chưa tương xứng với ưu đãi và kỳ vọng của Chính phủ và các địa phương giành cho họ, số dự án hoạt động thua lỗ còn nhiều, có hiện tượng chuyển giá trốn thuế trong hoạt động đầu tư; tính lan tỏa kích thích các doanh nghiệp nội địa phát triển còn hạn chế, hầu hết dự án FDI chưa thiết lập chuỗi cung ứng với nhà đầu tư trong nước; không ít các dự án gây rủi ro về ô nhiễm môi trường Vậy làm sao có thể tăng cường hiệu quả thu hút vốn FDI có chất lượng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới hậu dịch Covid kinh tế khu vực và thế giới có nhiều đổi thay. Từ khóa: Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động FDI tại Việt Nam. 1. Những nét lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, từ tháng 12/2087đến 20/12/2020, sau 32 năm kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút 33.070 dự án FDI với tổng số vốn 384,044.21 tỷ USD từ 139 nước, không những từ các nước công nghiệp phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức mà còn thu hút vốn từ các nhà đầu tư đến từ các nước gặp khó khăn về kinh tế như Triều Tiên (5 dự án), Lào (9 dự án), Campuchia (28 dự án), nhiều nước ở châu Phi cũng đầu tư vào Việt Nam. Tất cả các tỉnh ở Việt Nam đều có dự án FDI, nhưng phân bổ không * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: vothanhthu@ueh.edu.vn 2 Bộ kế hoạch đầu tư VN 2020 3 Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tháng 6.2020 425
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đều. Những tỉnh, thành phố có kinh tế phát triển tốt thu hút vốn đầu tư nhiều như TPHCM thu hút đến 9.952 dự án (30,1%), số vốn đăng ký đến 48,19 tỷ USD (12,55%), nhưng có những tỉnh chỉ thu hút 1 dự án với số vốn rất nhỏ, xem bảng 1. Bảng 1: Tình hình thu hút vốn FDI theo tỉnh của Việt Nam (12/1987-12/2020) Tổng vốn đầu tư STT Địa phương Số dự án đăng ký (Triệu USD) 1 TP. Hồ Chí Minh 9,952 48,190.48 2 Hà Nội 6,384 35,904.27 3 Bình Dương 3,932 35,499.81 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 496 32,748.64 5 Đồng Nai 1,739 31,962.35 6 Hải Phòng 849 20,202.62 7 Bắc Ninh 1,642 19,912.83 8 Thanh Hóa 158 14,533.49 9 Hà Tĩnh 79 11,739.24 10 Thái Nguyên 181 8,721.98 . . 60 Gia Lai 7 19.60 61 Bắc Kạn 4 6.35 62 Hà Giang 6 4.15 63 Điện Biên 1 3.00 64 Lai Châu 1 1.50 Tổng cả nước 33,070 384,044.21 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam chia 21 nhóm ngành kinh tế, thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào 19 nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa (Xem bảng 2). Theo tính toán của Bộ Kế hoạch - Đầu tư 58% tổng vốn đầu tư FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Khu vực FDI đóng góp quan trọng trong xuất khẩu (XK), đưa Việt Nam trở thành nước có hoạt động thương mại lớn thứ 20 trên thế giới: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2%. 426
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 2: Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành kinh tế (Lũy kế tính đến 20/12/2020) Tổng vốn đầu tư STT Chuyên ngành Số dự án đăng ký (Triệu USD) 1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 15,132 226,490.20 2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 941 60,057.32 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 152 28,921.82 4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 891 12,506.70 5 Xây dựng 1,755 10,684.18 6 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy 5,181 8,484.48 7 Vận tải kho bãi 877 5,341.13 8 Khai khoáng 108 4,897.63 9 Giáo dục và đào tạo 581 4,411.27 10 Thông tin và truyền thông 2,323 3,966.70 11 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 503 3,701.25 12 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 3,539 3,691.22 13 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 138 3,391.52 14 Cấp nước và xử lý chất thải 80 2,923.42 15 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 155 2,000.52 16 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 487 963.38 17 Hoạt động dịch vụ khác 144 847.65 18 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 76 752.76 19 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình 7 11.07 Tổng 33,070 384,044.21 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư 2021 2. Những tồn tại trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Nhìn lại trên 32 năm kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 12/1987, ngoài những thành tựu đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bộc lộ những tồn tại mà cho đến nay chưa được khắc phục đã tác động hạn chế đến kinh tế Việt Nam: ▪ Một thời gian dài ở nhiểu địa phương lớn của Việt Nam vì thiếu vốn, tập trung vào nhiệm vụ giải quyết công ăn việc làm mà thu hút vốn FDI không có sự chọn 427
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lọc: tập trung vào các dự án gia công may, gia công giày dép, túi xách, lắp ráp điện tử đây là những dự án thâm dụng lao động, hiệu quả kinh tế thấp vì giá gia công ngày một giảm, tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao. ▪ Ít dự án FDI có công nghệ cao, tính lan tỏa về công nghệ thấp: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 80% doanh nghiệp (DN) FDI có công nghệ trung bình, 14% công nghệ thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao. Bên cạnh đó, các DN FDI đầu tư công nghệ thấp dẫn tới chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, người lao động ít có động lực nâng cao trình độ. Rất ít doanh nghiệp FDI lập phòng thí nghiệm để phát triển công nghệ ở Việt Nam. Cuộc cách mạng công nghệ số diễn ra mạnh mẽ, nhưng không nhiều các dự án FDI sử dụng thành quả công nghệ 4.0 vào trong sản xuất và thương mại dịch vụ tại Việt Nam. Khảo sát độc lập của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy: Tỷ lệ DN sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu chỉ chiếm khoảng 6%; trong khi đó, tỷ lệ DN FDI sử dụng công nghệ Trung Quốc khá cao, từ 30-45%, đa số trong số này là công nghệ trung bình và lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới. ▪ Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu đến từ các nước châu Á, còn vốn từ Hoa Kỳ và EU chưa nhiều như kỳ vọng. Một hiện tượng đáng lưu ý: Hậu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vốn đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông sang Việt Nam tăng mạnh vả nhanh trong năm 2019-2020 và đầu năm 2021 những dự án lớn vào nước ta cũng đến từ Trung Quốc: Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 210 triệu USD; hay Dự án Công ty TNHH Công nghệ Everwin (Hồng Công - Trung Quốc) ; Xem số liệu ở bảng 3 về tình hình 6 nước đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2020, cho thấy vốn đầu tư của Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại dẫn đầu nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, nếu không xem xét và có sàng lọc khi tiếp nhận vốn, có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến XK của Việt Nam trong tương lai gần vì XK Việt Nam sang thị trường chủ lực của Việt Nam tăng mạnh dễ bị các nước NK áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại: Biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp XK, biện pháp tự vệ Ngoài ra, nhiều nhà quản lý và nghiên cứu đầu tư cho biết: Các dự án trước đây của Trung Quốc thường sử dụng công nghệ trung bình và lạc hậu tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm, ngoài ra khá nhiều dự án có vốn Trung Quốc làm ăn thua lỗ, nợ lương công nhân, nợ tiền bảo hiểm, nợ thuế rồi bỏ trốn, không ít trường hợp người lao động Trung Quốc còn gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương Cho nên rất cần các cấp quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng cơ chế thu hút vốn FDI có hiệu quả, tránh tình trạng thu hút vốn bằng mọi giá. 428
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 3:Thu hút vốn FDI 06 đối tác lớn nhất năm 2020 vào việt nam Tính từ 01/01/2020 đến 20/12/2020 Giá trị Vốn Số lượt Vốn đăng Số lượt góp vốn Tổng vốn Số dự đăng ký dự án ký điều góp vốn mua cổ đăng ký TT Đối tác án cấp cấp mới điều chỉnh mua cổ phần (triệu mới (triệu chỉnh (triệu USD) phần (triệu USD) USD) USD) 1 Singapore 248 6,157.24 89 671.19 529 2,165.69 8,994.11 2 Hàn Quốc 609 1,205.80 354 1,740.13 1,823 1,003.18 3,949.11 Trung 3 342 1,582.05 134 487.56 804 389.82 2,459.43 Quốc 4 Nhật Bản 272 786.03 155 432.96 523 1,148.99 2,367.98 5 Đài Loan 131 1,505.74 78 200.80 433 351.86 2,058.40 Hồng 6 211 1,271.02 102 466.33 126 262.22 1,999.57 Kông Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư ▪ Nhiều dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, thậm chí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm 2017, 2018 và 2019 tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên trong các năm. Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 44,5%; năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và năm 2019 là 13/19 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%. Những dự án FDI ở miền Trung và miền Nam cũng vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường lớn, như Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men gây ô nhiễm nguồn nước thải. Nhiều nguyên nhân dẫn tới thu hút các dự án FDI gây ô nhiễm như còn sự thiếu thống nhất trong quy định của Luật Môi trường và Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Xây dựng, giữa Luật Bảo vệ môi trường và Luật Tài nguyên nước Bên cạnh đó, là các nguyên nhân khác, như thẩm định nội dung môi trường của các dự án FDI chưa chặt chẽ, chưa đánh giá kỹ rủi ro về môi trường. Ngoài ra hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp chưa đápứ ng nhu cầu của các doanh nghiệp; hay sự thu hút đầu tư các ngành nghề phù hợp với phân khu chức năng của khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được chú trọng ▪ Một biểu hiện nữa trong hạn chế thu hút vốn nguồn vốn FDI là hiện tượng các DN FDI kê khai, báo lỗ đã khá lớn chiếm đến khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước. Hiện tượng kinh doanh lỗ của các doanh nghiệp FDI có nhiều nguyên nhân, nhưng “chuyển giá” là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng 429
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM “Lời thật, lỗ giả” nhằm né các khoản thuế phải đóng cho Việt Nam. Điển hình Tại TPHCM, có tới gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. Tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo lỗ từ năm 2006-2011. Một điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng DN FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (điển hình như trường hợp của Cocacola hay Pepsi). Đáng chú ý, trong khi DN FDI báo lỗ thì hầu hết DN trong nước cùng ngành nghề đều có lãi, nhất là trong lĩnh vực may mặc, giày da, sản xuất kinh doanh sắt thép. Ví dụ nhiều công ty thép Việt Nam hoạt động có lời, trong khi đó Formusa Hà Tĩnh lỗ lũy kế đến hết năm 2019 trên 25,3 nghìn tỷ đồng. Hoạt động chuyển giá của các DN FDI đã không những gây thất thu cho NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng trong nhiều năm qua, còn tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tìm cách giải quyết 5 tồn tại lớn kể trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, hội nhập. 3. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. 3.1. Quan điểm cần quán triệt trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam Ở Việt Nam nhiều cấp quản lý nhà nước tham gia cấp giấy phép đầu tư FDI: Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao Theo chúng tôi, khi xây dựng chiến lược thu hút vốn FDI ở cấp mình quản lý cần dựa vào các quan điểm chủ đạo sau: ▪ Nguồn vốn FDI rất quan trọng, không chỉ đơn thuần là tiền, tài sản mà có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện thể chế chính sách ở tầm quốc gia, địa phương theo hướng đáp ứng yêu cầu của phát triển thị trường và hội nhập. Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế nội địa. ▪ Không thu hút vốn FDI với mọi giá, cần chọn lọc thu hút vốn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế trung hạn và dài hạn. Ví dụ: Địa phương chủ trương phát triển du lịch hạn chế thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiễm như nhiệt điện sử dụng than, địa phương phát triển nông nghiệp, thủy sản hạn chế thu hút các dự án có thể gây nhiễm nguồn nước: sản xuất giấy, hồ tất nhộm vải, thuộc da ▪ Với những dự án FDI “tiềm năng” có chiến lược cạnh tranh tốt, cụ thể để thu hút: cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. 430
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3.2. Những cơ hội cần chủ động nắm bắt để thu hút các dự án FDI có chất lượng cao ▪ Đến nay, tháng 4/2021 nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn còn đối phó với dịch Covid thì Việt Nam đang đối phó tốt với dịch và mở rộng tiêm chủng vaccine ngừa Covid trong dân, mở ra điều kiện sớm và tốt hồi phục kinh tế. Đây là cơ hội cho các dự án FDI có chất lượng mở rộng đầu tư: Samsung, LG cũng đang liên tiếp mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Không chỉ là ầđ u tư cho sản xuất, cả Samsung và LG ềđ u đang từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm R&D lớn của họ với hàng ngàn kỹ sư công nghệ cao được tuyển dụng làm việc. ▪ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thời kỳ tổng thống mới ông Biden vẫn tiếp tục, nhiều công ty công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản rời Trung Quốc sang các nước khác đầu tư và Việt Nam được coi là một điểm đến: Tập đoàn Pegatron (Đài Loan) - một trong 5 nhà sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử hàng đầu thế- giới đang đề xuất đầu tư khoảng 1 ỷt USD để xây dựng nhà máy sản xuất utại kh công nghiệp Nam Đình Vũ, TP Hải Phòng. Đáng lưu ý, Pegatron cũng đang có ý định đưa trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc về Việt Nam vào thời điểm. phùhợp Dự án này đi vào hoạt động dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 22.500 lao độngtrực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách ở thời kỳ đầu khoảng 100 ỷ t đồng/năm. Foxconn, Luxsharevào Việt Nam được 3 năm và đang tăng tốc đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam và nhiều dự án chất lược cao khác nữa. ▪ Việt Nam cùng với Singapore dẫn đầu các nước ở châu Á ký nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có 15 hiệp định đã có hiệu lực, trong số này có 3 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP (2019), EVFTA (8.2020), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh Quốc -Bắc Ai len (2.2021). Các hiệp định này không những ảnh hưởng tích cực đến quá trình hoàn thiện thể chế Việt Nam có lợi cho DN, trong đó có doanh nghiệp FDI, mà còn cho phép các nhà đầu tư tổ chức sản xuất XK sang gần 40 thị trường cao cấp khác với những ưu đãi thương mại, nhờ đó tăng sức cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa khi XK. ▪ Đất nước đang chuyển mình, môi trường kinh doanh đang hoàn thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn, mạng 5G do chính các nhà mạng của chúng ta thực hiện đang triển khai hỗ trợ cho phát triển kinh tế số ở Việt Nam Đây là cơ hội quan trọng giúp đất nước tăng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam. 3.3. Những thách thức trong thu hút vốn FDI có chất lượng ▪ Cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư FDI chạy khỏi Trung Quốc rất lớn: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia các nước này đều có chính sách và chiến lược đặc biệt thu hút cụ thể với từng dự án đầu tư chất lượng cao có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. 431
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tất cả các nước đều đang trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ▪ Vốn đầu tư FDI đến Việt Nam từ “thiên đường thuế” khá nhiều, ví dụ đến từ BritishVirginIslands 869 dự án với số vốn đăng ký lên đến 22,25 tỷ USD; ▪ Từ đảo Samoa thuộc Mỹ 386 dự án với số vốn trên 8,2 tỷ USD; Đảo Cayman Island: 120 dự án, số vốn đăng ký 7,25 tỷ USD4. Hiện tượng này tác động khó khăn đến tình hình kiểm soát chuyển giá trong khu vực FDI ở Việt Nam. ▪ Chất lượng nguồn nhân lực VN còn có nhiều hạn chế, khó đáp ứng yêu cầu của các dự án công nghệ cao có quy mô lớn. ▪ Công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các dự án công nghệ cao của Việt Nam còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp nội địa nhỏ về quy mô, trình độ công nghệ thấp nên chưa thể trở thành vệ tinh, là mắt xích trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Thực trạng này dẫn tới hạn chế tính lan tỏa của các dự án FDI đối với phát triển các ngành kinh tế Việt Nam. ▪ Cơ sở hạ tầng: Đường xá, cầu cảng, điện, internet của các vùng miền Việt Nam có nhiều cải thiện, nhưng so với nhiều nước vẫn còn nhiều hạn chế, tắc nghẽn giao thông, chi phí vận tải cao, điện nước chập chờn, đặc biệt ở Tây Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tình trạng này tác động bất lợi đến khả năng thu hút các dự án lớn có trình độ công nghệ cao. 3.4. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI 3.4.1. Những giải pháp đón bắt các tập đoàn lớn, chất lượng cao chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc vào các nước khác Kiến nghị với Trung ương ▪ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành khác xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (địa bàn địa phương, ngành công nghệ ưu tiên, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư mang tính cạnh tranh ). ▪ Thành lập tổ công tác đặc biệt được sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao được sự ủy quyền của Thủ tướng để đi đàm phán với các tập đoàn, các doanh nghiệp công nghệ cao có ý định dịch chuyển đầu tư khỏi Trung 4 Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư- Tính 432
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Quốc. Từng dự án có thể có chiến lược ưu đãi khác nhau phụ thuộc vào quy mô vốn, doanh thu XK, trình độ công nghệ ▪ Chủ động xây dựng chiến lược Marketing bài bản: giới thiệu tiềm năng về đất đai, lao động, tính hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cung cấp cho đối tác địa chỉ giúp giải quyết các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm liên quan đến thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, đất đai ▪ Xây dựng hệ thống dữ liệu lớn ( Big data) phục vụ cho thu hút và kiểm tra kiểm soát hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam. Các thông tin ưu tiên lưu trữ: - Lịch sử, tổ chức, mạng lưới kinh doanh tình hình biến động trong đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, ưu tiên thu thập thông tin về các nhà đầu tư lớn đang hoạt động tại Trung Quốc và châu Á. - Thu thập thông tin về chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở một số ngành hàng: Dệt may, sản xuất sắt thép, nhựa làm căn cứ thực tế để đấu tranh với hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI, hỗ trợ cho hoạt động thanh tra kiểm tra hoạt động tại các DN FDI. - Cập nhật tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Việt Nam (đất trống, giá cho thuê, thuế, các loại chi phí, khả năng thỏa mãn nhân công ) để sẵn sàng cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu chính sách. - Thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư của các nước trong khu vực bao gồm cả kinh nghiệm. Những thông tin này giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh cơ chế đầu tư. - Thông tin về các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam như quốc tịch vốn đăng ký, vốn thực hiện, công nghệ sử dụng, địa bàn và chi nhánh đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, quy mô, doanh thu, XNK, đóng góp ngân sách ▪ Đánh giá theo định kỳ việc thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. ▪ Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất kế hoạch giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6/08/2020 về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Thực hiện mục tiêu nêu trong nghị quyết đến năm 2030 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70 % nhu cầu sản xuất trong nước, chiếm 14% giá trị của toàn ngành công nghiệp. Hỗ trợ để hình thành 2.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam và XK sang các nước trong khu vực. Nhà nước hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp 433
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mạnh có đủ sức mạnh về vốn và công nghệ để dẫn dắt công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển. ▪ Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi mang tính cạnh tranh đối các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Hỗ trợ cho vấn đề rất cần thiết Việt Nam phải củng cố hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi phát triển hoạt động sáng tạo tại Việt Nam. ▪ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI; đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để đảm bảo các DN FDI sử dụng đúng, hiệu quả nguồn lực, cũng như đảm bảo cam kết đầu tư. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng tạo điều kiện cho DN hoạt động có hiệu quả; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra; tăng cường hậu kiểm với các dự án FDI sau khi được cấp phép. ▪ Ngoài việc hoàn thiện chính sách chống chuyển giá, việc nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý thuế ở các doanh nghiệp có yếu tố quốc tế giúp tránh thất thu thuế, tạo môi trường cạnh tranh công bằng nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. ▪ Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu mang tính lượng hóa dùng để đánh giá tính hiệu quả thu hút FDI (chỉ tiêu này giúp sớm xác định dự án có chất lượng; tăng cường giải pháp quản lý nhà nước ). Kiến nghị với các địa phương Để nâng cao năng lực và hiệu quả thu hút vốn FDI, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, thành phố cần chủ động áp dụng các biện pháp đồng bộ sau đây: ▪ Chủ động xây dựng chiến lược thu hút vốn đầu tư FDI: chiến lược phải nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ▪ Hỗ trợ xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh trong nước (kể cả các tập đoàn công nghệ tư nhân), họ là những đối tác quan trọng để hợp tác và cạnh tranh với khu vực kinh tế FDI. ▪ Không thu hút các dự án gây ô nhiễm, khó kiểm soát. ▪ Tăng cường mối liên kết kinh tế với các tỉnh bạn trong thu hút đầu tư (giới thiệu các dự án không phù hợp với quy hoạch đầu tư của mình về ngành và quy mô đầu tư ) ▪ Đánh giá tiềm năng thu hút đầu tư FDI: Quỹ đất, nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; giá cả triển khai đầu tư (tiền thuê đất, lương, chi phí điện nước, chi phí và thời gian liên quan đến vận tải ) nhận diện rõ những mặt mạnh và hạn chế, chủ động đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển điểm mạnh, khắc phục. 434
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Nâng cao hoạt động Marketing địa phương: xây dựng video hay(bằng các ngôn ngữ khác nhau), chuyên nghiệp giới thiệu về cơ hội tiềm năng đầu tư vào địa phương, thế mạnh của địa phương, ưu đãi của địa phương giành cho những dự án có chất lượng cao: hỗ trợ tiền thuê mặt bằng, chính sách miễn giảm thuế Tài liệu tham khảo Bộ hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 Chính trị (2019), Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định; Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6/08/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ . Chính phủ (2018), Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018- 2030; Nguyễn Mại (2020), Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019, dựá b o 2020 và dài hạn, d113916.html; Quốc Bình (2020), Thu hút FDI, 580255/. 435