Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An

pdf 12 trang Gia Huy 1620
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_tin_dung_hoc_sinh_sinh_vien_tai_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LONG AN Nguyễn Trung Việt Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TÓM TẮT Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Hiện nay trên thế giới, tín dụng học sinh sinh viên phát triển mạnh và đang hoạt động tại hơn sáu mươi quốc gia trên khắp các châu lục, làm cho các khoản vay của sinh viên trở thành một cơ chế tài chính ngày càng quan trọng đối với giáo dục đại học. Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An với đối tượng nghiên cứu là hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên. Thông qua việc đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Long An, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách Xã hội, tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên, sự ưu đãi của tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. SUMMARY Education and training play an important role as the key motivating force for economic development. Not only in Vietnam but also in most other countries in the world, the Government considers education as a top national policy. Education and training is a prerequisite to contribute to economic development, socio-political stability and contribute to improving the human development index. Currently, in the world student credit has been thriving and operating in more than sixty countries across continents, making student loans an increasingly important financial mechanism. for higher education. In this article, the author focuses on studying the status of the effectiveness of preferential credit capital for students at the Vietnamese Bank for Social Policies in Long An province with the subjects of studying student credit performance. By assessing the reality of student credit effectiveness in VBSP in Long An province, the author proposes a number of solutions and recommendations to improve student credit effectiveness in Long An province in the coming time. Key words: Student Credit, Social Policy Bank, Student Credit at social banks, student credit performance, student credit preference at Vietnamese Bank for Social Policies. 1. Đặt vấn đề Chương trình tín dụng cho vay học sinh sinh viên (HSSV) thực sự tạo được sức ảnh hưởng to lớn, mạnh mẽ nhất sau khi có Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, tạo điều kiện để tiếp bước cho hàng triệu thanh niên thuộc hộ nghèo, khó khăn, có điều kiện hoàn thành ước mơ của mình trên con đường chinh phục tri thức. Vì vậy làm thế nào để người vay nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng HSSV được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn này, đồng thời tạo điều kiện để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay chương trình HSSV một cách tốt nhất và đảm bảo khả năng trả nợ khi đến hạn là một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Bài viết "Nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An" nhằm đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng HSSV trên địa bàn tỉnh Long An. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng học sinh sinh viên tại các Ngân hàng Chính sách Xã hội Hoạt động của các Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) hướng đến ba mục tiêu chính là lợi nhuận, môi trường và con người. Xét trên khía cạnh cho vay HSSV, nhất là tại các nước 71
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 đang phát triển thì hiệu quả cho vay đối với HSSV được hiểu chủ yếu tập trung vào khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV đầy đủ, kịp thời và được HSSV sử dụng vào mục đích đóng học phí, mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập và khả năng trả nợ khi đến hạn, khả năng tìm việc làm. Để giám sát hiệu quả hoạt động quản lý và phát triển của mình và có thể có biện pháp thích hợp khi có vấn đề, mọi tổ chức cho vay sinh viên kể cả các NHCSXH cần phát triển và áp dụng một bộ chỉ tiêu toàn diện. 2.1 Các chỉ tiêu định lượng - Tỷ trọng dư nợ tín dụng HSSV: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng chương trình HSSV với các chương trình cho vay khác của ngân hàng. Dư nợ tín dụng HSSV Tỷ trọng dư nợ tín dụng HSSV = x 100% Tổng dư nợ - Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng HSSV: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với HSSV qua các năm, phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới HSSV và có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng. ư 푛ợ 푆푆 푛ă h𝑖ệ푛 푡ạ𝑖 Tốc độ tăng trưởng dư nợ HSSV = x 100% Dư nợ HSSV năm trước - Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của người vay, đánh giá chất lượng công tác của cán bộ tín dụng. Doanh số thu nợ HSSV Tỷ lệ thu nợ HSSV = x 100% Doanh số cho vay HSSV - Dư nợ cho vay HSSV bình quân trên một cán bộ tín dụng (CBTD): là số dư nợ bình quân mà một CBTD phải phụ trách hoặc quản lý. Dư nợ cho vay HSSV Dư nợ cho vay HSSV bình quân trên CBTD = Tổng số cán bộ tín dụng Do đó, khi dư nợ chương trình cho vay HSSV bình quân trên CBTD, số HSSV vay vốn trên CBTD năm sau cao hơn năm trước có nghĩa là năng suất lao động của CBTD đã tăng lên và ngược lại. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được một số chi phí như: tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, mua sắm công cụ lao động, do không phải tăng thêm biên chế. Tuy nhiên, khi khối lượng công việc tăng lên nhiều, vượt quá khả năng đảm nhận của các CBTD thì ngân hàng vẫn phải tăng thêm nhân sự để đảm bảo chất lượng công việc. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản nợ không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Dư nợ quá hạn cho vay HSSV Tỷ lệ nợ quá hạn HSSV = x 100 % Tổng dư nợ cho vay HSSV Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Nợ quá hạn tăng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. - Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của HSSV: Chỉ tiêu này cao hay thấp phản ánh khả năng đáp ứng về nguồn vốn của chương trình so với nhu cầu vay của HSSV, phản ánh hiệu quả công tác truyền thông về chương trình cho vay HSSV đối với 72
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 các đối tượng thuộc diện được vay vốn cao hay thấp, phản ánh mức độ quan tâm của HSSV tới những lợi ích của chương trình. 푆ố 푆푆 ó 퐾퐾 đượ 푣 푣ố푛 Tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn = x 100 % ổ푛𝑔 푠ố 푆푆 푡ℎ ộ đố𝑖 푡ượ푛𝑔 푣 Trong quá trình đánh giá hiệu quả xã hội chương trình cho vay HSSV, chỉ tiêu này càng tiệm cận 1 (100%) thì càng tốt vì một trong những mục tiêu của chương trình là đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến được HSSV nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Trong trung và dài hạn, chỉ tiêu này còn phản ánh những tác động tích cực của chương trình cho vay HSSV tới việc cung cấp nguồn nhân lực có qua đào tạo cho xã hội, nâng cao trình độ dân trí, tạo công ăn, việc làm. 2.2 Các chỉ tiêu định tính - Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững: chỉ tiêu này gắn liền với đặc điểm hoạt động vì cộng đồng, vì các đối tượng yếu thế trong xã hội. Các NHCSXH cung cấp tín dụng chính sách cho HSSV, giúp họ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, có thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. - Nâng cao nhận thức của người vay kể cả HSSV về chương trình cho vay HSSV: bao gồm sự hiểu biết về các điều khoản vay vốn (điều kiện vay vốn, thời gian ân hạn, nghĩa vụ hoàn trả, lãi suất, ) về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. - Góp phần nâng cao ý thức học tập của HSSV: quá trình tập trung các nguồn vốn và chuyển qua hình thức cho vay trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi đã góp phần nâng cao chủ động hơn trong học tập, khơi dậy tính vượt khó, vươn lên thoát nghèo của HSSV vay vốn. Những HSSV được vay vốn đi học đều nhận thức được trách nhiệm hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi cho ngân hàng sau khi tốt nghiệp. 3. Kết quả cho vay HSSV giai đoạn 2014 - 2016 của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chi nhánh tỉnh Long An 3.1 Kết quả thực hiện dư nợ 3.1.1 Tỷ trọng dư nợ giai đoạn 2014 – 2016: Chương trình HSSV là một trong những chương trình tín dụng có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao của NHCSXH nói chung và NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An nói riêng kể từ khi quyết định 157/QĐ-TTg được ban hành. Qua gần 10 năm triển khai, tuy vẫn còn là chương trình chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhưng tỷ lệ đã giảm dần trong cơ cấu dư nợ từ năm 2014 đến nay. Bảng 1: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % 2014 2015 2016 Chương trình Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Dư nợ Dư nợ Dư nợ (%) (%) (%) HSSV 618.130 28,79 583.476 24,62 537.501 20,93 Hộ nghèo 388.092 18,08 321.749 13,57 223.919 8,72 Hộ cận nghèo 221.825 10,33 417.229 17,60 408.229 15,90 Hộ thoát nghèo 25.932 1,09 307.757 11,99 NS&VSMT 380.619 17,73 489.369 20,65 574.383 22,37 Hộ SXKD VKK 248.027 11,55 248.026 10,46 248.026 9,66 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An 73
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV giai đoạn 2014 - 2016 574.383 1000 618.13 583.476 489.369 248.026 537.501 417.229 408.229 380.619 321.749 248.027 248.026 388.092 221.825 25.932 223.919 307.757 0 HSSV Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ Thoát NS&VSMT Hộ SXKD nghèo VKK 2014 2015 2016 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Năm 2014, dư nợ chương trình HSSV là lớn nhất trong các chương trình cho vay của chi nhánh, chiếm tỷ trọng 28,79% với dư nợ đạt 618.130 triệu đồng và giảm dần qua các năm 2015 đạt 24,62% với dư nợ đạt 583.476 triệu đồng, năm 2016 đạt 20,93% với dư nợ đạt 537.501 triệu đồng. 3.1.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2014 – 2016: Tốc độ tăng trưởng dư nợ HSSV phản ánh nỗ lực chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến các HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. NHCSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An luôn phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát tất cả các hộ gia đình có HSSV đang theo học hoặc mới trúng tuyển trong đợt tuyển sinh mới nhất để kịp thời tuyên truyền, hỗ trợ, đôn đốc lập hồ sơ cho vay để các em sinh viên có thể nhận tiền vay trong thời gian sớm nhất và không bỏ sót bất kỳ trường hợp nào thuộc đối tượng mà không được vay vốn. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % Tỷ lệ tăng trưởng dư Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ nợ (%) 2012 134.978 83.508 628.478 2013 126.289 120.411 634.356 0,94 2014 100.019 116.245 618.130 -2,56 2015 90.880 125.534 583.476 -5,61 2016 93.509 139.427 537.501 -7,88 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Từ khi có Quyết định số 157/QĐ-TTg thì dư nợ cho vay HSSV tăng dần qua các năm, năm 2013 dư nợ đạt cao nhất đạt 634.356 triệu đồng và có xu hướng giảm dần. Dư nợ chương trình HSSV năm 2014 giảm 16.226 triệu đồng so với năm 2013 kéo theo tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm 2,56%. Từ năm 2014 đến 2016, tốc độ tăng trưởng âm do dư nợ giảm dần. Nguyên nhân do số lượng HSSV đủ điều kiện vay vốn gần như đã đạt trạng thái bão hòa và số HSSV vay vốn các năm trước đã đến hạn trả nợ phân kỳ và kỳ cuối nên trả nợ khá nhiều dẫn đến dư nợ HSSV ngày càng giảm, tuy nhiên đây vẫn là chương trình chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của chi nhánh. 3.1.3 Dư nợ học sinh sinh viên theo đối tượng thụ hưởng năm 2016: Về đối tượng thì hộ nghèo, hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính và hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao, trong đó hộ khó khăn đột xuất về tài chính chiếm tỷ trọng 73,84%, điều này cho thấy NHCSXH Việt Nam, chi nhánh tỉnh Long An có quan tâm tạo điều kiện cho tất cả HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận vốn vay không phải bỏ học. HSSV mồ côi, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn đi học nghề cũng được tạo điều kiện vay vốn đi học. 74
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Bảng 3. Tình hình cho vay, thu nợ phân theo đối tượng thụ hưởng năm 2016 ĐVT: Triệu đồng, số hộ, % DS xóa Số hộ dư Đối tượng DSCV DSTN Dư nợ Tỷ lệ % nợ nợ Hộ nghèo 2.444,70 10.134,21 0 31.652,25 5,89 1.291 Hộ khó khăn đột 79.391,95 85.741,30 32 396.876,83 73,84 17.664 xuất về tài chính Học sinh, sinh viên 25 14,10 0 70,80 0,0132 5 mồ côi Lao động nông thôn 0 0 0 13,50 0,0025 2 đi học nghề Bộ đội xuất ngũ 15,15 52,70 0 123,85 0,0230 11 Hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% 11.632,20 43.485,25 24,60 108.763,68 20,24 4.570 HN Tổng cộng 93.509 139.427,56 56,60 537.500,92 100 23.543 Nguồn: NHCSXH Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An Trong tổng nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An, số tiền cho vay đối với hộ khó khăn đột xuất về tài chính là 396.876 triệu đồng tương đương 73,84%, kế đến là hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo với dư nợ 108.763 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 20,24%. Nguyên nhân là do những gia đình thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo đều có sổ hộ nghèo và số hộ thuộc diện này tương đối ổn định, ít khi thay đổi số lượng hộ, còn hộ khó khăn đột xuất về tài chính thường biến động theo thời gian. Đôi khi chỉ cần mất mùa hoặc làm ăn thua lỗ cũng dẫn đến cảnh nợ nần và như vậy các hộ gia đình buộc phải đi vay tại NHCSXH theo đúng đối tượng được vay. Vì vậy, nguồn vốn cho vay đối với hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính và hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo thường chiếm tỷ lệ cao. 3.1.4 Dư nợ cho vay phân theo trình độ đào tạo năm 2016: Hiện NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An đang cho vay HSSV theo học tại các bậc học từ sơ cấp nghề đến đại học tại các trường trong và ngoài tỉnh với 26.277 HSSV vay vốn và dư nợ đạt 537.001 triệu đồng. Bảng 4: Tình hình cho vay HSSV phân theo trình độ đào tạo năm 2016 ĐVT: Triệu đồng, số HSSV Ngành nghề đào tạo/ Dư nợ Số HSSV còn dư nợ Số tiền giải ngân Trình độ đào tạo Đại học 257.213 10.856 6.026 Cao đẳng 190.670 9.814 3.693 Cao đẳng nghề 14.852 813 403 Trung cấp chuyên nghiệp 65.102 4.151 1.217 Trung cấp nghề 9.270 616 245 Sơ cấp nghề 394 27 63 Tổng 537.501 26.277 11.647 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Nguồn vốn tín dụng dành cho HSSV đang theo học đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng số tiền 257.213 triệu đồng có 10.856 HSSV còn dư nợ chiếm 47,85% dư nợ HSSV vay vốn vì học ở bậc học càng cao càng tốn nhiều chi phí như chi phí sinh hoạt, học phí cũng cao hơn nhiều so với các bậc học khác. 75
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Kế đến là HSSV đang theo học cao đẳng với tổng số tiền 205.522 triệu đồng có 9.814 HSSV còn dư nợ chiếm 38,24% tổng số tiền HSSV dư nợ của chương trình. HSSV vay vốn theo học ở các loại trình độ đào tạo còn lại với dư nợ 89.618 triệu đồng chiếm tỷ lệ 13,91% tổng số tiền HSSV dư nợ của chương trình. Biểu đồ 2: Tình hình cho vay HSSV phân theo trình độ đào tạo năm 2016 9,270 394 65,102 14,852 257,213 190,670 Đại học Cao đẳng Cao đẳng nghề Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Nhìn chung, việc cho vay hiện nay tập trung phần lớn hệ đại học và cao đẳng, chiếm tỷ lệ trên 86% HSSV còn vay vốn. Hệ trung cấp và dạy nghề còn hạn chế chiếm tỷ lệ khoảng 14% HSSV còn vay vốn, đặc biệt hệ đào tạo nghề dưới 01 năm số cho vay còn rất ít chỉ có 27 HSSV còn vay vốn. 3.1.5 Giải ngân qua thẻ ATM: Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng bước hướng đến giao dịch không dùng tiền mặt và tạo sự thuận lợi hơn cho khách hàng trong vấn đề nhận tiền giải ngân, giảm thiểu thời gian chờ đợi để nhận tiền mặt trong các phiên giao dịch, công tác bảo quản tiền mặt của khách hàng cũng được đảm bảo an toàn hơn, NHCSXH đã triển khai dịch vụ giải ngân HSSV qua thẻ ATM. Tuy nhiên, số lượng giải ngân HSSV qua thẻ ATM giai đoạn 2014 - 2016 còn hạn chế và giảm dần theo thời gian. Bảng 5: Tình hình giải ngân HSSV qua thẻ ATM giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, số sinh viên 2014 2015 2016 Đơn vị Số Giải Dư Số Giải Dư Số Giải Dư SV ngân nợ SV ngân nợ SV ngân nợ Hội Sở tỉnh 12 285 205 12 285 144 5 106 0 Thủ Thừa 4 142 101 4 142 84 1 34 0 Bến Lức 12 307 292 12 307 250 2 13 0 Cần Giuộc 1 27 27 1 38 38 0 0 0 Cần Đước 331 9.057 6.716 332 9.068 4.225 131 2.827 0 Mộc Hóa 1 27 27 2 36 36 2 47 47 Tổng cộng 361 9.845 7.368 363 9.876 4.777 141 3.027 47 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Nguyên nhân do phụ huynh HSSV đến nhận vốn vay chưa thay đổi được tâm lý chung là "thích cầm tiền mặt", nhiều người còn lo ngại khi đã làm thủ tục vay vốn xong nhưng không biết tiền có vào tài khoản hay không, ngoài ra nhiều phụ huynh còn sợ con em họ khi có tiền trong thẻ sẽ rút và sử dụng không phù hợp. 76
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 3.2 Kết quả cho vay, thu nợ 3.2.1 Kết quả cho vay, thu nợ giai đoạn 2014 – 2016: Tổng dư nợ đến 31/12/2016 đạt 537.501 triệu đồng, tăng 532.664 triệu đồng so với cơ chế cho vay cũ trước thời điểm ban hành Quyết định số 157 của Thủ tướng. Đến nay đã giúp 51.124 lượt HSSV được vay vốn với 23.543 hộ còn dư nợ và 37.316 HSSV đang vay vốn đi học. Bảng 6: Tình hình cho vay, thu nợ HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng Năm Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 2014 100.019 116.245 618.130 2015 90.880 125.534 583.476 2016 93.509 139,427 537.501 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Tổng doanh số cho vay giai đoạn 2014 - 2016 đạt 284.408 triệu đồng, tăng trên 54 lần so với trước khi có có Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Vốn vay giải ngân bình quân hàng năm 94.803 triệu đồng. Tổng doanh số thu nợ 381.206 triệu đồng, số thu nợ tăng dần qua những năm sau, do những học sinh vay trước đây đã ra trường và đến hạn trả nợ. Giai đoạn 2014 - 2016, doanh số thu nợ đáp ứng nhu cầu vốn vay trong năm. Biểu đồ 3: Tình hình cho vay, thu nợ HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng 700,000 618,130 583,476 600,000 537,501 500,000 400,000 2014 300,000 2015 125,534 139,427 200,000 100,019 116,245 2016 90,880 93,509 100,000 0 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An 3.2.2 Tỷ lệ thu nợ giai đoạn 2014 – 2016: Nếu như doanh số cho vay phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu thể hiện khả năng đánh giá kiểm tra khách hàng trong công tác tín dụng của cán bộ tín dụng, nó góp phần phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các chương trình chính sách khác, nhưng ngân hàng vẫn cần rất nhiều vốn để hỗ trợ hoạt động cho vay. Vì vậy, công tác thu nợ là một việc rất quan trọng góp phần tạo nguồn vốn cho ngân hàng. Bảng 7: Tỷ lệ thu nợ HSSV và một số chương trình cho vay giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % Chương 2014 2015 2016 trình DSCV DSTN Tỷ lệ DSCV DSTN Tỷ lệ DSCV DSTN Tỷ lệ HSSV 100.019 116.245 116,22 90.880 125.534 138,13 93.509 139.427 149,11 Hộ nghèo 48.259 83.893 173,84 56.986 122.830 215,54 67.413 164.689 244,30 Hộ cận nghèo 131.675 15.333 11,64 243.344 47.927 19,70 86.961 95.827 110,20 Hộ Thoát 26.068 136 0,52 290.862 9.037 3,11 nghèo NS&VSMT 102.728 67.727 65,93 204.807 95.972 46,86 208.211 123.070 59,11 Hộ SXKD 62.950 62.950 100 79.007 78.953 99,93 98.470 98.362 99,89 VKK Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An 77
  8. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Tỷ lệ thu nợ HSSV tăng dần qua các năm trong khi doanh số cho vay giảm, cho thấy khả năng thu hồi nợ HSSV khi đến hạn là khá tốt. Hộ vay đã từng bước nâng cao nhận thức về chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV, tích lũy dần để trả nợ khi đến hạn phân kỳ và một phần không nhỏ HSSV ra trường có việc làm phù hợp, có thu nhập phụ giúp gia đình trong việc trả nợ ngân hàng, chứng tỏ chương trình cho vay đối với sinh viên không chỉ là một chương trình có hiệu quả cao về mặt xã hội giúp đào tạo nguồn nhân lực, mà còn rất hiệu quả về mặt kinh tế giúp cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả cao hơn. Chương trình tín dụng HSSV là chương trình cho vay trung và dài hạn, thời gian cho vay, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ khá dài, có trường hợp lên đến trên 10 năm. Với mức vay là 15.000.000 đồng/HSSV/năm thì khi kết thúc khóa học, mỗi món vay đã có dư nợ trung bình là 60.000.000 đồng đối với HSSV hệ đại học, cộng với việc một số gia đình có nhiều HSSV vay vốn đi học thì riêng dư nợ của chương trình này đã lên đến cả trăm triệu đồng. Do đó nếu hộ vay không thực hiện tốt việc trả nợ phân kỳ thì khi đến hạn trả nợ cuối cùng, áp lực trả nợ là rất lớn, có nguy cơ dẫn đến nợ bị quá hạn. Bảng 8: Tỷ lệ thu nợ phân kỳ HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % Tỷ lệ thu nợ Số món vay Dư nợ đến hạn Gốc đến hạn Năm đến hạn phân kỳ đến hạn phân kỳ phân kỳ phân kỳ đã trả (%) 2014 13.214 83.494 13.371 16 2015 16.077 91.908 16.421 16,79 2016 13.687 80.545 14.306 17,76 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Chương trình cho vay HSSV từ khi có Quyết định số 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã được hơn 10 năm, tỷ lệ nợ quá hạn khá thấp (2014: 0,08%; 2015: 0,05%; 2016: 0,05%) cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ khá tốt. Tuy nhiên tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn phân kỳ không cao so với tổng số nợ đến hạn phân kỳ trong năm. - Năm 2014: 13.214 món vay, với dư nợ đến hạn phân kỳ là 83.494 triệu đồng, thu nợ đến hạn phân kỳ số tiền 13.371 triệu đồng, đạt 16%; - Năm 2015: 16.077 món vay, với dư nợ đến hạn phân kỳ là 91.908 triệu đồng, thu nợ đến hạn phân kỳ số tiền 16.421 triệu đồng, đạt 16,79%; - Năm 2016: 13.687 món vay, với dư nợ đến hạn phân kỳ là 80.545 triệu đồng, thu nợ đến hạn phân kỳ số tiền 14.306 triệu đồng, đạt 17,76%. Tuy chi nhánh rất tích cực phối hợp với các Hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ trưởng thực hiện tuyên truyền, đôn đốc trả nợ phân kỳ nhưng hiệu quả đạt được chưa như mong đợi, tỷ lệ thu nợ đến hạn phân kỳ có tăng nhưng vẫn ở một tỷ lệ thấp. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nợ đến hạn kỳ cuối không trả được phải chuyển nợ quá hạn hoặc phải gia hạn nợ để trả dần. 3.3 Nợ quá hạn, nợ xấu 3.3.1 Nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2014 – 2016: Dư nợ quá hạn năm 2007 là 157 triệu đồng, tỷ lệ 0,08% tổng dư nợ HSSV; đến 31/12/2014 nợ quá hạn là 1.614 triệu đồng, chiếm 0,26% tổng dư nợ HSSV; đến 31/12/2016 nợ quá hạn là 1.387 triệu đồng, chiếm 0,26% tổng dư nợ HSSV, nợ quá hạn tăng qua từng năm (từ 0,08% lên 0,26%) là do HSSV ra trường đến hạn nhưng không trả nợ kịp thời, nên nợ quá hạn có xu hướng tăng. 78
  9. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Bảng 9: Tình hình dư nợ quá hạn, nợ xấu HSSV giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % Cho vay HSSV Năm Tổng dư nợ Nợ quá hạn Nợ khoanh Dư nợ Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % 2003 74.349 1.441 17 0,02 0 0 2007 709.301 70.375 105 0,01 0 0 2014 2.147.074 618.130 1.614 0,08 16 0 2015 2.370.357 583.476 1.222 0,05 16 0 2016 2.567.586 537.501 1.387 0,05 7,5 0 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Dư nợ quá hạn có xu hướng tăng qua từng năm là do từ năm 2007 đến năm 2016 đã hết hai vòng quay của các hệ đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp, số HSSV vay vốn những ngày đầu ra trường khá nhiều và trong đó có một bộ phận hộ vay không trả được nợ khi đến hạn, bắt buộc phải chuyển sang nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn đến 31/12/2016 bằng với năm 2014 là 0,05% trên tổng dư nợ. Nợ khoanh chỉ còn 7,5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ không đáng kể. 3.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2016: Tỷ lệ dư nợ quá hạn năm 2016 tăng so với năm 2015 và bằng năm 2014 cả về tỷ lệ lẫn số dư nợ quá hạn. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở tỷ lệ thấp cho thấy NHCSXH chi nhánh tỉnh Long An luôn chú trọng công tác thu hồi nợ đến hạn phân kỳ và nợ đến hạn kỳ cuối nhằm nỗ lực duy trì và ổn định chất lượng tín dụng HSSV. Bảng 10: Tỷ lệ Nợ quá hạn HSSV và một số chương trình khác giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Triệu đồng, % 2014 2015 2016 Chương trình Dư nợ NQH Tỷ lệ Dư nợ NQH Tỷ lệ Dư nợ NQH Tỷ lệ HSSV 618.130 1.614 0,26 583.476 1.222 0,21 537.501 1.387 0,26 Hộ nghèo 388.092 2.935 0,76 321.749 2.390 0,74 223.919 2.367 1,06 Hộ cận nghèo 221.825 29 0,01 417.229 146 0,03 408.229 216 0,05 NS&VSMT 380.619 1.554 0,41 489.369 1.132 0,23 574.383 927 0,16 Hộ SXKD VKK 248.027 655 0,26 248.027 655 0,26 248.027 547 0,22 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Trong 5 chương trình tín dụng có tỷ trọng dư nợ lớn của chi nhánh thì tỷ lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV giai đoạn 2014 - 2016 luôn duy trì ở tỷ lệ thấp so với các chương trình còn lại, cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng là khá tốt, bên cạnh đó công tác giám sát sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn phân kỳ cũng được NHCSXH tỉnh quan tâm thực hiện nên giữ được tỷ lệ nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV nói riêng và các chương trình tín dụng khác của chi nhánh nói chung được duy trì ở một tỷ lệ thấp. 3.3.3 Giảm lãi học sinh sinh viên trả nợ trước hạn: Chương trình cho vay HSSV là một chính sách thể hiện tính nhân văn của Chính phủ dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn để trang trải chi phí học tập trong thời gian theo học. Chính sách giảm lãi đã góp phần động viên, khuyến khích người vay tích cực tiết kiệm một phần thu nhập để trả nợ cho NHCSXH để giảm bớt gánh nặng trả nợ khi đến hạn trả nợ cuối cùng và được hưởng giảm lãi. 79
  10. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 Bảng 11: Giảm lãi HSSV trả nợ trước hạn ĐVT: Số món, Triệu đồng Số món giảm lãi đã Số tiền gốc trả nợ Số tiền lãi đã Năm Tỷ lệ (%) hạch toán trước hạn giảm 2014 6.405 67.611 5.239 7,75 2015 5.793 66.543 5.495 8,26 2016 5.861 74.331 5.755 7,74 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An Số tiền lãi được giảm năm 2014 là 5.239 triệu đồng, đạt tỷ lệ 7,75% so với số tiền gốc trả nợ trước hạn là 67.611 triệu đồng. Số tiền lãi được giảm năm 2015 là 5.495 triệu đồng, đạt tỷ lệ 8,26% so với số tiền gốc trả nợ trước hạn là 66.543 triệu đồng. Số tiền lãi được giảm năm 2016 là 5.755 triệu đồng, đạt tỷ lệ 7,74% so với số tiền gốc trả nợ trước hạn là 74.331 triệu đồng. Nhìn chung khả năng trả nợ của khách hàng là khá tốt, số tiền trả gốc trước hạn và số tiền lãi giảm ổn định và có xu hướng tăng cho thấy khách hàng nhận thức khá tốt về nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và khách hàng được hưởng chính sách giảm lãi suất tiền vay từ NHCSXH Việt Nam. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Long An 4.1 Đối với ngân hàng cho vay vốn Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho hộ vay HSSV. Do phần lớn việc cho vay HSSV hiện nay là thông qua hộ gia đình. Mà đa số hộ gia đình có vay HSSV đều thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính nên hoàn cảnh gia đình khá khó khăn. Do đó, để tạo điều kiện cho các hộ gia đình có vay HSSV mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và có tích lũy để trả nợ thì cần tạo điều kiện để các hộ này (đủ điều kiện vay vốn) được vay thêm các chương trình tín dụng khác như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm. 4.2 Đối với học sinh sinh viên Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, tạo việc làm. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp nhằm giúp người học định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực sau khi tốt nghiệp; có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp. Xây dựng đề án dạy nghề phù hợp và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh nhà, nhất là tại khu vực nông thôn. Ðầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động. Cần tạo môi trường thuận lợi để bên sử dụng lao động (công ty, doanh nghiệp) gặp gỡ bên đào tạo lao động (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp) để hai bên nắm bắt được nhu cầu lẫn nhau nhằm khắc phục tình trạng thừa – thiếu trong công tác đào tạo và thị trường lao động (thừa thầy, thiếu thợ; thừa bằng cấp nhưng thiếu kỹ năng, tay nghề). 4.3 Đối với tổ trưởng tổ Tiết kiệm và Vay vốn Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và Vay vốn. Thực tế cho thấy hoạt động của Tổ tiết kiệm và Vay vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi khâu của quá trình cấp tín dụng và rộng hơn là quản lý tín dụng của NHCSXH. Vì vậy cần đặc biệt ưu tiên 80
  11. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 lựa chọn những tổ trưởng có đủ phẩm chất, năng lực và được người dân tín nhiệm. NHCSXH và các hội đoàn thể có trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ tổ trưởng một cách bài bản, chuyên nghiệp để có thể làm việc lâu dài và có hiệu quả. Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, thường xuyên đánh giá xếp loại tổ, kịp thời thay thế những tổ trưởng không đủ năng lực, không thể đảm đương được nhiệm vụ. Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và Vay vốn là người gần gũi với hộ gia đình vay vốn, do đó phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn nắm bắt được quy trình nghiệp vụ ngân hàng cũng như tâm tư nguyện vọng, diễn biến về đời sống kinh tế, xã hội của từng hộ gia đình; có trách nhiệm hướng dẫn giúp đỡ tổ viên trong việc vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, thông báo, đôn đốc hộ vay để trả nợ theo kế hoạch đã thỏa thuận. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng các cuộc họp tổ định kỳ hàng tháng nhằm tạo thói quen tham dự sinh hoạt tổ của người vay để nắm bắt các chủ trương, chính sách mới, tham gia việc bình xét cho vay, gửi tiết kiệm tổ, nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng cũng như nắm bắt tình hình nợ đến hạn để có thể trả nợ đầy đủ khi đến hạn. 4.4 Đối với các đơn vị nhận ủy thác Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, chính quyền cơ sở trong việc quản lý vốn. Nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là công tác đối chiếu nợ hằng năm, công tác quản lý và giám sát hoạt động của tổ Tiết kiệm và Vay vốn trong việc bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay. Thường xuyên tuyên truyền để người vay nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn vay, tích lũy tiền dần dần cũng như nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, chính quyền địa phương để xử lý đối với những hộ vay đến hạn, đến hạn phân kỳ, lãi tồn, nợ quá hạn có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả nợ. Tăng cường công tác tuyên truyền đến người vay lợi ích của việc giải ngân qua thẻ ATM để nâng dần số lượng HSSV sử dụng thẻ ATM nhằm thực hiện tốt chủ trương giao dịch không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm soát được tình hình sử dụng vốn sau cho vay. 4.5 Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Long An Tăng cường công tác tuyên truyền gửi tiết kiệm tổ. Tăng cường công tác tuyên truyền đến tổ Tiết kiệm và Vay vốn, người vay về mục đích huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm từng bước tạo cho người vay có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính. Phối hợp với Ủy ban Nhân dân, các hội đoàn thể các cấp tuyên truyền, phổ biến và thực hiện tốt việc huy động tiền gửi của cá nhân, tổ chức tại điểm giao dịch xã. Tăng cường tham dự sinh hoạt tổ nhằm duy trì và từng bước nâng cao chất lượng các cuộc họp tổ định kỳ, nắm bắt tình hình hoạt động của tổ Tiết kiệm và Vay vốn để có giải pháp hỗ trợ các tổ trưởng, phối hợp các hội, đoàn thể giám sát bình xét cho vay cũng như củng cố tổ khi cần thiết. 4.6 Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 4.6.1 Nâng mức cho vay và quản lý việc sử dụng vốn vay: NHCSXH hiện nay đang thực hiện cho vay HSSV với mức cho vay tối đa 1,5 triệu đồng/HSSV/tháng, tương đương 15 triệu đồng/HSSV/năm. Qua khảo sát học phí tại một số trường đại học công lập cả nước thì học phí trung bình hàng năm dao động từ 10 đến 20 triệu đồng, tại các trường ngoài công lập thì mức học phí còn cao hơn nhiều. Với mức cho vay tối đa 81
  12. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 15 triệu đồng/HSSV/năm như hiện nay thì cơ bản chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đóng học phí chứ không thể nào đáp ứng các nhu cầu khác của HSSV như chi phí ăn ở, đi lại, mua sắm sách vở, tài liệu, học thêm, Do đó NHCSXH cần nâng mức cho vay phù hợp với từng trường và nhu cầu thực tế của HSSV đang theo học tại các vùng, miền mà trường đóng trụ sở để HSSV an tâm và chú trọng hơn nữa vào việc học nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn, nâng cao khả năng tìm việc làm và thu nhập trong tương lai. Để tăng cường quản lý việc sử dụng vốn vay, NHCSXH nên thực hiện giải ngân trực tiếp vào tài khoản nhà trường khoản tiền đóng học phí của HSSV, nếu như còn dư thì thực hiện giải ngân vào tài khoản thẻ ATM của HSSV. Đây có thể được xem là giải pháp quản lý việc sử dụng vốn vay HSSV nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách và sử dụng vốn không đúng mục đích. 4.6.2 Kéo dài thời gian ân hạn, thời gian trả nợ và phân kỳ trả nợ hợp lý: Trước thực trạng nhiều trường hợp HSSV khi ra trường không có việc làm, trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn, kinh tế gia đình còn hạn chế, không có tích lũy gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, NHCSXH nên tăng thời gian ân hạn từ 12 tháng lên tối đa 24 tháng để HSSV có thêm thời gian tìm việc làm, đóng góp vào việc trả nợ của gia đình. HSSV mới ra trường thường chưa có việc làm, gặp khó khăn trong tìm việc làm, hoặc nếu như tìm được việc làm thì thường thu nhập không cao và rất ít trường hợp tìm ngay được việc làm có thu nhập cao trong khi thời gian trả nợ chỉ được ưu đãi bằng thời gian học cũng gây khó khăn trong việc đóng góp vào việc trả nợ phụ gia đình. Ngoài ra, với cách phân kỳ trả nợ như hiện nay thì sau khi hết thời gian ân hạn tìm việc làm, cứ mỗi 06 tháng phải trả nợ phân kỳ cho các kỳ đầu và kỳ cuối bằng nhau thì gây khó khăn cho người vay. Do đó cần có giải pháp tăng thời gian trả nợ hợp lý và phân kỳ hạn trả nợ các kỳ đầu số tiền thấp hơn các kỳ sau để tạo điều kiện cho người vay có khả năng trả đúng kỳ hạn, không để dồn vào các kỳ cuối. 5. Kết luận Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy, chương trình tín dụng đối với HSSV là chương trình thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, do vậy tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Là chương trình tín dụng chính sách có ý nghĩa xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Tài liệu tham khảo [Tiếng Việt] [1]. Nguyễn Đăng Dờn, Đoàn Thị Hồng & ctg (2016), Quản trị kinh doanh Ngân hàng II, NXB Kinh tế TP.HCM. [2]. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg quy định về tín dụng đối với học sinh sinh viên. [Tiếng Anh] [3]. Adrian Ziderman (2004), Policy options for student loan schemes: Lessons from five Asian case studies, Bangkok: UNESCO, pp11-25. [4]. Gross, J., O. Cekic, D. Hossler, and N. Hillman (2009), What matters in student loan default: A review of the research literature, Journal of Student Financial Aid 39 (1), 19 - 29. [5]. Kelly D. Edmiston, Lara Brooks, and Steven Shepelwich (2013), Student loans: Overview and Issues (Update). The Federal Reserve Bank of Kansas City, Research working paper, 02- 07. Ngày nhận: 02/01/2018 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020 82