Ngân hàng số ở Việt Nam: Xu hướng, cơ hội và thách thức
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng số ở Việt Nam: Xu hướng, cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ngan_hang_so_o_viet_nam_xu_huong_co_hoi_va_thach_thuc.pdf
Nội dung text: Ngân hàng số ở Việt Nam: Xu hướng, cơ hội và thách thức
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 NGÂN HÀNG SỐ Ở VIỆT NAM: XU HƯỚNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC DIGITAL BANKING IN VIETNAM: TRENDS, OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Lê Ngọc Phương Trầm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Ngành ngân hàng là cốt lõi của mọi nền kinh tế. Bất kỳ thay đổi nào trong lĩnh vực này thông qua việc áp dụng công nghệ sẽ có tác động sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, số hoá trong lĩnh vực ngân hàng là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Hướng tới điều này, bài viết nhằm kiểm tra các xu hướng ngân hàng số gần đây ở Việt Nam. Nghiên cứu được phân tích dựa trên dữ liệu thứ cấp. Khái niệm ngân hàng số vẫn đang phát triển trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam và có khả năng mang lại nhiều cơ hội cũng như rủi ro chưa từng có đối với bản chất của ngân hàng ở Việt Nam. Do đó, bài viết này cũng nhằm mục đích trình bày các cơ hội và thách thức của số hoá trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Bài viết kết luận rằng trong tương lai, ngân hàng số ở Việt Nam sẽ không chỉ phát triển mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ khóa: Số hóa, ngân hàng số, FinTech, Việt Nam. ABSTRACT The banking sector is at the core of every economy. Any change in this area through the adoption of technology will have a profound impact on the growth of an economic. In the context of fourth industrial revolution, digital banking is a requisite to improve competitiveness and to meet changes in customer needs. Towards this, the article examines recent trends of digital banking in Vietnam. The study was analyzed based on secondary data. The concept of digital banking is still developing in the banking sector and has the potential to bring unprecedented opportunities and challenges to the banking in Vietnam. Therefore, this paper also aims to present the opportunities and challenges of digitalization in the Vietnamese banking sector. The paper concludes that in the future, the digital banking in Vietnam will not only more develop but also contribute to improve national competitiveness. Keywords: Digitalization, digital banking, FinTech, Vietnam. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, tất cả các ngân hàng phải đối mặt với áp lực nhanh chóng thay đổi để phù hợp với điều kiện mới. Đó là: (i) Sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng: Trong thời đại của sự tiện lợi và tốc độ chưa từng có, người tiêu dùng không muốn phải đi đến một chi nhánh ngân hàng thực tế để xử lý các giao dịch của họ. Điều này đặc biệt đúng với thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn 1980-2000) và thế hệ Z (những người sinh ra từ năm 1996 trở đi). Đây là những thế hệ đã bắt đầu trở thành những người chơi thống trị trong lực lượng lao động và là những người có thu nhập lớn nhất. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với các dịch vụ ngân hàng số đã tạo ra nhiều tiến bộ công nghệ trong ngân hàng. (ii) Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng: Chuyển đổi số cũng đã dẫn đến sự cạnh tranh gia tăng giữa các ngân hàng cũng như từ các công ty công nghệ tài chính (FinTech) và các công ty công nghệ lớn (BigTech), đây là những đối thủ cạnh tranh phi truyền thống tham gia vào thị trường ngân hàng nhằm đáp 282
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ứng các nhu cầu mới của người tiêu dùng. Các công ty FinTech tập trung vào các dịch vụ tiên tiến không được ngân hàng đáp ứng, hoặc cung cấp các dịch vụ hiện có theo cách tốt hơn. Theo CB Insights, năm 2018, tổng đầu tư FinTech đạt 39,57 tỷ đô la, tăng 119,8% so với tổng số 18 tỷ đô la của năm 2017. Để duy trì tính cạnh tranh và cung cấp các dịch vụ tuyệt vời nhất cho khách hàng, các ngân hàng cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Gần đây, lĩnh vực ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi cách mạng nhất thuộc về những ngân hàng đã có một bước nhảy vọt trong việc hợp tác với các công ty FinTech và BigTech. Quan hệ đối tác giữa Citi và Google để cung cấp tài khoản vãng lai, liên minh giữa Goldman Sachs với Apple để ra mắt thẻ Apple là những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2019. Trong khi đó các BigTech đã nhanh chóng tiến vào ngành ngân hàng. Facebook đã đi trước với tiền kỹ thuật số Libra gây tranh cãi. Google, Amazon, Alibaba cũng đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tài chính bằng cách đầu tư lớn vào không gian thanh toán số. Google Pay trở thành một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất ở Ấn Độ, Amazon đã ra mắt một tính năng tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và Alipay đã ra mắt ví điện tử quốc tế. Sự tăng trưởng của các ngân hàng số cũng là một thay đổi tích cực đã tiếp thêm năng lượng cho ngành ngân hàng ngay cả khi khoảng cách giữa những ngân hàng số dẫn đầu và ngân hàng số đi sau ngày càng xa về hiệu suất và trải nghiệm khách hàng. Các ngân hàng số đã xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường toàn cầu. Không chịu thua kém, các ngân hàng truyền thống cũng tham gia với các phiên bản ngân hàng số của mình. Ở Việt Nam, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong những năm gần đây. Để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, các dịch vụ tiện ích mới như ngân hàng số đang được triển khai. Điều này đã làm cho ứng dụng ngân hàng số trở nên cần thiết cho các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh này, mục tiêu nghiên cứu của bài viết này là tổng hợp nghiên cứu trước đây về ngân hàng số nhằm đưa ra khái niệm về ngân hàng số và dịch vụ ngân hàng số; chỉ ra các xu hướng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam; đánh giá cơ hội và thách thức mà hệ thống ngân hàng số Việt Nam phải đối mặt. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bản tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà nước, các sách tham khảo khác nhau liên quan đến ngân hàng điện tử, ngân hàng số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, marketing, ngân hàng, tài chính, thương mại, quản lý, Đối với nghiên cứu được nhắc đến trong bài này, dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng từ các tạp chí nghiên cứu quốc gia và quốc tế khác nhau có liên quan đến thương mại, quản lý, marketing và tài chính và cũng được thu thập từ các trang web khác nhau. 2. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều tài liệu viết về các công nghệ, kênh phân phối và đổi mới trong thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng số trong những năm qua. Lịch sử cho thấy các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tự động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã được thành lập vào giữa những năm 1960 để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch điện tử sử dụng thẻ (tín dụng) (Benaroch & Kauffman, 2000). Vào cuối những năm 1960 và đặc biệt vào đầu những năm 1970, các ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu đã triển khai máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên (Hoehle và cộng sự, 2012). Tiếp theo đó là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng qua điện thoại vào những năm 1980 (Hoehle và cộng sự, 2012; Ahmad & Butussy, 2002) và máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) vào khoảng năm 1985 (Benaroch & Kauffman, 2000). Với sự xuất hiện của Internet vào những năm 1990, các ngân hàng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động ngân hàng điện tử hiện tại của họ bằng cách cung cấp các ứng dụng ngân hàng dựa trên web hoặc Internet (Hoehle và cộng sự, 2012). Gần đây, việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị cầm tay, như điện thoại di động, điện thoại thông minh và máy tính bảng, cho mục đích ngân hàng đã thay đổi cục diện lĩnh vực tài chính và khuyến khích các ngân hàng cung cấp các ứng dụng ngân hàng di động (mobile banking) và không chi nhánh. Mobile banking lần đầu tiên được giới thiệu bởi công ty Paybox của Đức phối hợp với Deutsche Bank vào cuối năm 1990. Ban đầu, dịch vụ mobile banking được giới thiệu và thử nghiệm chủ yếu ở các nước phát triển, ví dụ như Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và 283
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Vương quốc Anh. Năm 2007, Kenya là quốc gia đang phát triển đầu tiên giới thiệu dịch vụ mobile banking có tên M-Pesa, (Shaikh & Karjaluoto, 2015a). Các kênh phân phối sáng tạo này cho phép người tiêu dùng đưa ra quyết định tài chính theo thời gian thực một cách thuận tiện, không phân biệt thời gian và địa điểm (Hoehle và cộng sự, 2012). Để phù hợp với thực tế và sự tiên tiến của các dịch vụ ngân hàng số, nghiên cứu chính thống đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để xác định ngân hàng số, bao gồm cả “ngân hàng điện tử” (Karjaluoto và cộng sự, 2002), “ngân hàng ảo” (Ahmadalinejad và cộng sự, 2015), “ngân hàng tự phục vụ” (Eriksson & Nilsson, 2007), “Ngân hàng 2.0” (Ahmadalinejad và cộng sự, 2015) và “chuyển tiền điện tử” (Ủy ban thương mại liên bang, 2012). Cũng giống như những thuật ngữ mới khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngân hàng số được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, ngân hàng số đã được định nghĩa là bất kỳ hệ thống nào sử dụng điện tử để thay thế con người hoặc giấy tờ (Mitchell, 1988); việc cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện khác ngoài các chi nhánh vật lý truyền thống (Liao và cộng sự, 1999); một phương thức ngân hàng không có các chi nhánh vật lý và sử dụng Internet làm cơ sở của các giao dịch (Ahmadalinejad và cộng sự, 2015). Ngược lại, một quan điểm tương đối rộng hơn cho rằng ngân hàng số bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, từ dịch vụ ATM thông thường và gửi tiền trực tiếp đến thanh toán hóa đơn tự động, chuyển tiền điện tử và ngân hàng máy tính hoặc máy tính cá nhân (Kolodinsky và cộng sự, 2004 ). Tuy nhiên, các định nghĩa này không phản ánh đúng mục đích, phạm vi và bản chất của ngân hàng số. Do đó, sự hiểu biết rõ ràng về các ứng dụng, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số sẽ giúp ngành tài chính nhận ra giá trị chiến lược của ngân hàng số. Đối với người tiêu dùng, sự hiểu biết này sẽ tạo ra sự chấp nhận, ứng dụng và sử dụng các sản phẩm ngân hàng số trên các phân khúc khách hàng khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều có sự thống nhất trong định nghĩa ngân hàng số là một mô hình hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ để cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho khách hàng thông qua các thiết bị số kết nối trên môi trường mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc chi nhánh tự phục vụ (Skinner, 2014; Scardovi, 2017; Sharma, 2017; Wewege, 2017). Ngân hàng số có thể bao gồm tất cả các khía cạnh của một ngân hàng phổ biến như cơ cấu tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động và dịch vụ (Kelman, 2016). Tuy nhiên, khác với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số đòi hỏi rất cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và đối với khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thanh toán, các kênh phân phối và công nghệ điều tiết (RegTech), dữ liệu, chuỗi khối, giao diện lập trình ứng dụng (API) (Sharma, 2017). Các dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ Internet banking, SMS banking, mobile banking) chỉ là kênh cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên nền tảng quy trình nghiệp vụ xử lý hiện có của ngân hàng. Ngành ngân hàng đã trải qua ba giai đoạn chuyển đổi số khác nhau trong vài thập kỷ qua. Đó là sự dịch chuyển từ chi nhánh ngân hàng như là kênh duy nhất để tiếp cận các dịch vụ ngân hàng sang đa kênh (multi- channel), hợp kênh (omni-channel) và cuối cùng là hợp kênh số (digial omni-channel) (King, 2018). Cụ thể, khởi đầu của ngành ngân hàng là ngân hàng 1.0 (1472-1980). Đây là hình thức ngân hàng truyền thống, lấy chi nhánh làm trung tâm, thực hiện kinh doanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không có hoặc mức độ số hoá thấp. Tiếp theo, ngân hàng 2.0 (1980-2007), ngân hàng tự phục vụ, đánh dấu những nỗ lực đầu tiên của ngân hàng để cung cấp quyền truy cập ngoài giờ làm việc thông qua ATM và sau đó là Internet. Thời đại của ngân hàng 3.0 (2007-2017) được xác định với sự xuất hiện của điện thoại thông minh vào năm 2007 và được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi sang thanh toán di động, P2P. Ngân hàng 4.0 (2017-nay) cung cấp dịch vụ theo thời gian thực, không có chi nhánh vật lý, được tích hợp chặt chẽ với công nghệ và đưa ra tư vấn thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo. Trong tương lai của ngành ngân hàng trên thế giới, ngân hàng số sẽ là mô hình kinh doanh thống trị (Westerman và cộng sự, 2014). Việc chuyển sang ngân hàng số ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ với sự tiến bộ của công nghệ cũng như những thay đổi từ hành vi của người tiêu dùng và sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới. Tuy nhiên, đa số các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đang ở mức ngân hàng 1.0, 2.0 và 3.0, nghĩa là vẫn lấy chi nhánh làm trung tâm. Chính vì vậy, sự phát triển ngân hàng số và các dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng nói riêng và của quốc gia nói chung. 284
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3. Xu hướng gần đây trong lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, các dịch vụ ngân hàng và tài chính ở Việt Nam cần phải theo kịp các thay đổi và phát triển các giải pháp số mới cho các khách hàng am hiểu công nghệ. Để duy trì tính cạnh tranh, ngành ngân hàng cần có bước nhảy vọt trên băng thông số. Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể liên quan đến số hoá có thể chia thành hai nhóm xu hướng như sau: a) Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào sản phẩm, dịch vụ và số hoá các hoạt động ngân hàng Đón đầu xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ số. Các công nghệ số nền tảng và tiến bộ nhất đã được các ngân hàng Việt Nam tích cực đưa vào triển khai thực tế như Điện toán đám mây (Could computing), Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Tự động hoá bằng robot (RPA), Chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Các công nghệ này đã được ứng dụng vào trong các sản phẩm, dịch vụ thực tế ở Việt Nam như rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của Techcombank, ứng dụng MyVIB của VIB, ứng dụng ngân hàng điện tử của Sacombank, trợ lý ảo T’Aio của TPBank, Mô hình kinh doanh ngân hàng số tại Việt Nam có hai xu hướng chính. Đó là, các ngân hàng quy mô lớn (chủ yếu là các NHTM nhà nước) đang hướng vào mô hình chuyển đổi số trên nền tảng hoạt động kinh doanh hiện tại nhiều hơn như BIDV thành lập Trung tâm ngân hàng số, Vietcombank là không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab, Vietinbank có Corebanking Trong khi đó, các NHTM cổ phần nhỏ có xu hướng phát triển ngân hàng số như một mảng kinh doanh riêng, độc lập với hoạt động kinh doanh cũ và hướng đến việc tìm kiếm đối tượng khách hàng mới hơn là gắn chặt với khách hàng hiện có như VPBank có ngân hàng số Timo và Yolo, TPBank với dịch vụ ngân hàng tự động Live Bank, OCB với ngân hàng số OCB Omni b) Xu hướng xuất hiện các chủ thể mới tham gia vào lĩnh vực ngân hàng số Các công ty công nghệ tài chính (FinTech) là những công ty đưa công nghệ đến với ngân hàng. Các công ty FinTech đã trở thành một phần quan trọng của ngành dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Trong vài thập kỷ qua, đã có nhiều khoản đầu tư lớn vào các công ty này và Fintech đã nổi lên thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la trên toàn cầu. Các công ty FinTech và các ứng dụng FinTech đã thay đổi cách cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Một số công ty quan trọng đã tạo ra ảnh hưởng lớn ở Việt Nam bao gồm Momo, VNPay, 123Pay, Bảo Kim, Ngân lượng, OnePay, Payoo Các công ty FinTech đã dẫn đến một sự cải thiện lớn về dịch vụ tài chính, trải nghiệm khách hàng và giảm chi phí phải trả. Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các công ty FinTech tại Việt Nam cũng như những áp lực cạnh tranh của các công ty này đối với các ngân hàng truyền thống buộc các ngân hàng phải đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với bối cảnh mới. Thay vì xem các công ty FinTech như đối thủ cạnh tranh, một số ngân hàng đã hợp tác với các công ty FinTech trong việc nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong cung ứng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 4. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam 4.1. Đặc điểm nhân khẩu Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng số: Đầu tiên, quy mô dân số lớn với hơn 96 triệu dân, trong đó có 87% dân số dưới 54 tuổi. Đây là lượng khách hàng mục tiêu lớn và đầy tiềm năng cho quá trình số hoá. Với 60% người dân Việt Nam dưới 35 tuổi, và 58% dân số là những cư dân số (là những người trẻ trưởng thành trong kỷ nguyên Internet), những người tiêu dùng này yêu cầu các dịch vụ tài chính phải thuận tiện và dễ tiếp cận hơn. Việc nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số vào các sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của các cư dân số, những khách hàng đang phát triển nhanh về số lượng và thu nhập trong tương lai. Theo WeareSocial và Hootsuite, năm 2019, ở Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet chiếm 66% dân số Việt Nam (xấp xỉ 97 triệu người). Dự kiến, đến năm 2023 sẽ có khoảng 75,7 triệu người sử dụng Internet 285
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 ở Việt Nam (Statista, 2020). Số lượng người dùng internet ngày càng tăng ở Việt Nam mở ra một cơ hội cho ngành ngân hàng số. Các ngân hàng có thể tận dụng cơ hội này bằng cách cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại và sáng tạo với chi phí hợp lý để thu hút nhiều người dùng Internet hơn chấp nhận dịch vụ ngân hàng số. Năm 2019, Việt Nam có tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao lên đến 72%. Theo Statista, số người dùng điện thoại thông minh ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 33,1 triệu người vào năm 2017 lên 48,6 triệu người vào năm 2022. Với sự giúp đỡ của các ứng dụng di động của ngân hàng, khách hàng có thể xử lý tài khoản ngân hàng của mình chỉ với các đầu ngón tay. Cả khối lượng và giá trị của mobile banking đều tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh các trang web, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển các ứng dụng di động tiên tiến của riêng mình để tạo điều kiện cho các giao dịch dễ dàng và nhanh chóng. Ngân hàng đang ở đỉnh cao của số hoá và có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam. Phân khúc ngân hàng bán lẻ có thể mở rộng hơn nữa khi chỉ có 31% trong số hơn 96 triệu dân Việt Nam đang sở hữu tài khoản ngân hàng. Đây là nền tảng hoàn hảo cho các ngân hàng tăng cường các hoạt động bán lẻ để tăng các khoản cho vay và tiền gửi trong nước và mang lại cho họ động lực để tiếp cận với người tiêu dùng hôm nay và trong tương lai. Ngoài ra, với chỉ 4,1% dân số sở hữu thẻ tín dụng, các ngân hàng có thêm động lực khai thác cơ hội này để tăng giá trị giao dịch bằng thẻ thông qua số hoá. Sử dụng công nghệ số, các ngân hàng có thể thu hút khách hàng mới, đồng thời khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt và dễ dàng thay đổi lựa chọn của người dân Việt Nam là những thách thức trong quá trình số hoá mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt. Phần lớn người dân Việt Nam phụ thuộc vào giao dịch dựa trên tiền mặt. Điều này thể hiện khá rõ qua con số 90% giao dịch thẻ là rút tiền mặt tại máy ATM và 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS. Nguyên nhân của thói quen này là vì họ cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn trong việc xử lý giao dịch tiền mặt. Mặt khác, số lượng máy ATM quá ít (khoảng trên 2.200 máy) lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Trong khi đó, chỉ có 36% dân số Việt Nam ở khu vực thành thị. 64% còn lại ở khu vực nông thôn, vốn là những nơi có rất ít cơ hội tiếp cận với máy ATM, máy POS cũng như các dịch vụ ngân hàng. Điều này dẫn đến việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến tại Việt Nam, và là bài toán khó cho các ngân hàng trong nỗ lực tăng thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, người tiêu dùng Việt Nam có quá nhiều lựa chọn thanh toán điện tử nên không mấy trung thành. Họ sẽ chuyển đổi và chọn cái nào có nhiều lợi ích và tức thì nhất. 4.2. Hạ tầng số Những thành phần cơ bản của hạ tầng số bao gồm: Thiết bị, Kết nối, Dữ liệu, Ứng dụng, Pháp lý, Nhân lực (Hồ Tú Bảo, 2018) Hạ tầng thiết bị: Việt Nam có tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thiết bị điện tử tương đối cao. 97% người sử dụng điện thoại di động (trong đó có 72% là điện thoại thông minh), 43% người trưởng thành dùng máy tính để bàn và xách tay, 97% người dùng tivi. Số lượng người dùng Internet và điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại thông minh, ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây là tiền đề để các ngân hàng có thể tiến hành số hoá thuận lợi. Hạ tầng kết nối: Cước dịch vụ Internet băng thông rộng cố định tại Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (quy đổi theo sức mua tương đương). Với giá cưới dịch vụ Internet vừa phải, việc kết nối Internet để thực hiện các dịch vụ số sẽ ngày càng mở rộng hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam tập trung toàn lực cho việc phủ sóng kết nối trên toàn quốc với mục tiêu cung cấp dịch vụ băng thông rộng cho ít nhất 60% thôn thuộc các xã miền núi hải đảo và 90% thôn tại các xã phường đồng bằng. Đây sẽ là cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận và phục vụ các khách hàng tại các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, tốc độ kết nối Internet và kết nối di động của Việt Nam vẫn còn thấp so với mức trung bình trên thế giới cũng là trở ngại lớn khi triển khai các dịch vụ ngân hàng số. Hạ tầng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu được xem là nền tảng quan trọng đối với các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng số. Hoạt động ngân hàng yêu cầu và phát sinh ra lượng dữ liệu khổng lồ từ những dữ liệu có cấu trúc như 286
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 lịch sử giao dịch, hồ sơ giao dịch đến những dữ liệu phi cấu trúc khác như hoạt động của khách hàng trên website, mobile banking, mạng xã hội Lượng dữ liệu lớn này sẽ giúp ngân hàng hiểu khách hàng hơn, hướng tới việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp các ngân hàng thu thập, xử lý và khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu ngày càng khổng lồ và phức tạp (cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc). Một trong những thách thức liên quan đến dữ liệu đối với các ngân hàng hiện nay đó là Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc hay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, đến nay vẫn chưa thể tiến hàng xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (e-KYC). Sở hữu lượng dữ liệu lớn đem đến cơ hội lớn cho các ngân hàng nhưng để làm chủ nguồn dữ liệu này cũng là thách thức không hề nhỏ, nhất là vấn đề quyền riêng tư về dữ liệu và an ninh mạng. Nguy cơ tiết lộ thông tin cá nhân và sợ bị đánh cắp thông tin nhận dạng là một trong những yếu tố chính gây hạn chế cho người tiêu dùng trong khi lựa chọn dịch vụ ngân hàng số. Hầu hết người tiêu dùng tin rằng việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến khiến họ dễ bị đánh cắp danh tính. Theo nghiên cứu, người tiêu dùng lo lắng về quyền riêng tư của họ và cảm thấy rằng ngân hàng có thể xâm phạm quyền riêng tư của họ bằng cách sử dụng thông tin của họ để tiếp thị và các mục đích phụ khác mà không có sự đồng ý của người tiêu dùng. An ninh mạng là vấn đề chính trong lĩnh vực ngân hàng số. Hầu hết các ứng dụng ngân hàng và tài chính đều có thể bị lừa đảo hoặc tấn công bởi các tội phạm công nghệ cao. Rõ ràng, mục tiêu của loại tội phạm này là tiền. Các tội phạm công nghệ cao luôn nỗ lực để đánh cắp tiền, dù là số tiền lớn hoặc số tiền rất nhỏ từ hàng ngàn tài khoản, trong một thời gian dài. Hầu hết người dùng Internet không sử dụng dịch vụ Internet banking ở Việt Nam vì những lo ngại về bảo mật. Vì vậy, đó là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc khiến cho người tiêu dùng hài lòng về tính bảo mật, nếu thực hiện tốt điều này có thể làm gia tăng việc sử dụng ngân hàng số. Các quy định pháp lý: Chính phủ Việt Nam đang thể hiện sự ủng hộ lớn với các chính sách hỗ trợ nền kinh tế số như Quyết định số 392/QĐ-TTg (2015), đề ra mục tiêu phát triển công nghệ thông tin tới năm 2020, tầm nhìn đến 2025; Quyết định số 149/QĐ-TTg (2016), đề ra mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng băng tần và viễn thông tới năm 2020; và Chỉ thị số 16/CT-TTg (2017) do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành, về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Riêng trong ngành ngân hàng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã nỗ lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) qua việc ký Quyết định số 627/QĐ-NHNN (2012) ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của NHNN Việt Nam giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 2752/QĐ-NHNN (2013) ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2013- 2015; và Quyết định số 488/QĐ-NHNN (2017) ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2017-2020. Trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình hành động của ngành Ngân hàng theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN (2019) xác định phát triển ngân hàng số là tương lai của ngành Ngân hàng. Nghị quyết 02/NQ-CP (2019) của Chính phủ về Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 cũng có nhiều nội dung thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ đã yêu cầu tất cả các Bộ, ngành tăng cường các tuỳ chọn thanh toán điện tử như một phần của kế hoạch thúc đẩy giao dịch số. Hiện nay, hầu như tất cả các khoản thanh toán cho Chính phủ như thuế, phí thậm chí các khoản phạt cũng được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử. 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử, 95% số thu Hải quan và 90% doanh thu tiền điện của EVN thanh toán qua ngân hàng, 30 bệnh viện đã kết nối triển khai thanh toán viện phí điện tử, Mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc tạo hành lang pháp lý cởi mở đối với quá trình số hoá trong lĩnh vực ngân hàng, khung pháp lý hiện nay của Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và thường đi sau sự phát triển quá nhanh của công nghệ. Điều này cũng hạn chế một phần sự phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam Nhân lực: Quá trình số hoá lĩnh vực ngân hàng mang đến cả cơ hội và thách thức đối với chiến lược nhân sự. Một lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ bị thay thế bởi công nghệ tự động hoá. Đồng thời, chất lượng nhân sự sẽ ngày càng yêu cầu cao hơn. Lúc này, nhân viên ngân hàng không chỉ giỏi kiến thức về tài chính mà còn thành thạo về công nghệ. 287
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Phát triển hoặc tiếp thu công nghệ phù hợp, triển khai nó một cách tối ưu và sau đó tận dụng nó đến mức tối đa là điều cần thiết để đạt được và duy trì các tiêu chuẩn dịch vụ và hiệu quả cao trong khi vẫn duy trì hiệu quả chi phí và mang lại lợi nhuận bền vững cho các cổ đông. Do đó, những người tiếp nhận sớm công nghệ có được những tiến bộ cạnh tranh đáng kể. Quản lý công nghệ là một thách thức chính đối với ngành ngân hàng Việt Nam. 5. Kết luận Trong vài năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Các ngân hàng đang đối mặt với nhiều thách thức và nhiều cơ hội trong kịch bản ngân hàng số hiện tại. Các mục tiêu chính đằng sau việc tích hợp các dịch vụ ngân hàng với công nghệ là, hiệu quả, tiện lợi và minh bạch. Công nghệ giờ đây đã trở nên quen thuộc với hầu hết các cá nhân, đến một mức độ mà nó ảnh hưởng đến lối sống của họ. Nhiều đổi mới trong lĩnh vực tài chính như Internet banking, Mobile banking, Ví di động, Mã QR, đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành ngân hàng Việt Nam. Các cơ hội có thể tận dụng hiệu quả và các thách thức có thể dễ dàng được cân bằng bằng cách áp dụng các giải pháp sáng tạo hơn và các biện pháp công nghệ, bảo mật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad, R., & Buttle, F. (2002). Retaining telephone banking customers at Frontier Bank. International Journal of Banking Maketing, 20(1), 5-16. [2] Ahmadalinejad, M., Hashemi, S. M., & Branch, Q. (2015). A National Model to Supervise on Virtual Banking Systems through the Bank 2.0 Approach. Advances in Computer Science: an International Journal, 4(1), 83-93. [3] Benaroch, M., & Kauffman, R. J. (2000). Justifying electronic banking network expansion using real options analysis. Management Information Systems Quarterly, 24(2), 197-225. [4] Eriksson, K., & Nilsson, D. (2007). Determinants of the continued use of self-service technology: The case of Internet banking. Technovation, 27(4), 159-167. [5] Federal Trade Commission. (2012). Electronic Banking. [6] Hoehle, H., Scornavacca, E., & Huff, S. (2012). Three decades of research on consumer adoption and utilization of electronic banking channels: A literature analysis. Decision Support Systems, 54(1), 122- 132. [7] Hồ Tú Bảo (2018). Thời chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu [8] Karjaluoto, H., Mattila, M., & Pento, T. (2002). Electronic banking in Finland: Consumer beliefs and reactions to a new delivery channel. Journal of Financial Services Marketing, 6(4), 346-361. [9] Kelman, J. (2016). The History of Banking: A Comprehensive Reference Source & Guide. Create Space Independent Publishing Platform. [10] King, B. (2018). Bank 4.0: Banking everywhere, never at a bank. John Wiley & Sons. [11] Kolodinsky, J. M., Hogarth, J. M., & Hilgert, M. A. (2004). The adoption of electronic banking technologies by US consumers. International Journal of Bank Marketing, 22(4), 238-259. [12] Liao, S., Shao, Y. P., Wang, H., & Chen, A. (1999). The adoption of virtual banking: An empirical study. International Journal of Information Management, 19(1), 63-74. [13] Mitchell, J. (1988). Electronic banking and the consumer: the European dimension (No. 679). Policy Studies Institute [14] Scardovi, C. (2017). Digital Transformation in Financial Services. Springer. [15] Shaikh, A. A., & Karjaluoto, H. (2015a). Mobile banking adoption: A literature review. Telamatics and Informatics, 32(1), 129-142. 288
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [16] Sharma, A., & Piplani, N. (2017). Digital Banking in India: A Review of Trends, Opportunities and Challenges. International Research Journal of Management Science & Technology, 8(1), 168-180. [17] Skinner, C. (2014). Digital Bank: Strategies to launch or become a digital bank. Marshall Cavendish International Asia Pte Ltd. [18] Westerman, G., Didier, B., & Mcafee, A. (2014). Leading Digital: Turning Technology into Business Information. Harvard Business Review Press. [19] Wewege, L. (2017), The Digital Banking Revolution. [20] [21] 289