Ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong: Nhân tố đặc biệt trên đường đua số hóa
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong: Nhân tố đặc biệt trên đường đua số hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_co_phan_tien_phong_nhan_to_dac_biet_tre.pdf
Nội dung text: Ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong: Nhân tố đặc biệt trên đường đua số hóa
- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG: NHÂN TỐ ĐẶC BIỆT TRÊN ĐƯỜNG ĐUA SỐ HÓA Hà Ngọc Anh Thư* Phạm Lê Ngọc Mai* Nguyễn Hà Kim Ngân* Thái Mỹ Trân* TÓM TẮT Có thể nói hiện nay, chuyển đổi kỹ thuật số đã nằm trong chương trình nghị sự của tất cả chiến lược ngân hàng lớn. Hơn 90% khách hàng hoạt động trong thế giới kỹ thuật số và họ có xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu của mình ở đó. Đây cũng là một trong số lý do ngày càng nhiều tổ chức tài chính tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt hơn thông qua công nghệ. Và tất nhiên, để giành ưu thế trên đường đua khốc liệt, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong đã cho ra đời những sản phẩm khẳng định vị trí một “ngân hàng số đúng nghĩa”. Nếu như mỗi năm, một ngân hàng truyền thống trung bình chỉ mở được khoảng 5 – 6 phòng giao dịch thì mô hình LiveBank hoạt động gần như một phòng giao dịch tự động với chi phí giao dịch và vận hành ở mức thấp, lại không bị giới hạn về tốc độ mở và thời gian phục vụ. Và chính trong bối cảnh chưa bao giờ nóng hơn khi chịu tác động của dịch COVID 19, những chiến lược được định vị khác biệt này đã phát huy thế mạnh và mang về cho Ngân hàng Tiên Phong vô số “quả ngọt”. Thông qua số liệu thu thập được thể hiện cụ thể trong bài báo cáo, chúng em sẽ khẳng định hiệu quả mô hình và chiến lược khác biệt của ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – nơi người dùng được trải nghiệm mọi dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Từ khóa: Chuyển đổi số, ngân hàng số, LiveBank. 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Chuyển đổi công nghệ số là gì ? Chuyển đổi công nghệ số (Digital Transformation): là việc tận dụng khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp, * Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. 146 -
- Theo Garner, chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng. Hiện nay, đối với các ngân hàng, chuyển đổi số chủ yếu đòi hỏi sự thay đổi trong cung cấp dịch vụ thành các giao dịch kỹ thuật số trực tuyến. Việc sử dụng dữ liệu từ việc số hóa cho phép họ hiểu khách hàng theo những phương thức mới và sử dụng thông tin đó để quản lý mô hình hoạt động, chiến lược kinh doanh cũng như định vị cơ hội, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ đồng thời tự động hóa các giải pháp. Qua đó, chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ thay đổi cách quản lý ngân hàng thông minh và tinh gọn hơn, thay thế sự hiện diện của ngân hàng thực tế bằng sự hiện diện trực tuyến vĩnh viễn, loại bỏ nhu cầu đến chi nhánh của khách hàng nhất là trong thời kỳ đại dịch (EVERFI, 2021). 1.2. Ngân hàng số được áp dụng thế nào ở Ngân hàng Tiên Phong? Năm vừa qua, TPBank đã được VDCA vinh danh là Ngân hàng xuất sắc trong chuyển đổi số. LiveBank cũng được ghi nhận là “Ngân hàng tự động tốt nhất Việt Nam” (Best ATM and Kiosk Project in Vietnam), giải thưởng do The Asian Banker – một tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu của châu Á trao tặng. Vậy điều gì đã tạo ra nhiều giá trị mới cho ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam đến vậy? Ngoài app TPBank, cho phép bạn sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, nhanh chóng bất kỳ lúc nào, tất nhiên, không thể không nhắc đến LiveBank. Ra đời năm 2017, LiveBank là mô hình giao dịch trực tuyến thông minh hoạt động 24/7, khách hàng có thể thực hiện gần như toàn bộ các nhu cầu giao dịch với ngân hàng (như một chi nhánh truyền thống) mà không bị giới hạn bởi thời gian nhờ ứng dụng các công nghệ mới nhất trên thế giới. Đến nay trên 2/3 giao dịch của ngân hàng này đã được thực hiện tại LiveBank. Qua đó tiết giảm một lượng lớn chi phí nhân sự, chi phí quản lý và tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc cho khách hàng. Không dừng lại ở những tiện ích thông thường, nhà băng tím gần đây đã triển khai thành công Ekyc trên LiveBank – bước xác thực định danh cao nhất nhờ công nghệ gọi điện trực tuyến (Video Call) cho phép khách hàng đăng ký tài khoản thành công và thực hiện toàn bộ giao dịch hiệu quả như gặp mặt trực tiếp. Sở dĩ TPBank có thể ứng dụng ngay tính năng này nhờ ngân hàng đã dám đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua giải pháp mới từ một đối tác châu Âu thay cho giải pháp Mobile Banking cũ. Đây là một sản phẩm mới của ngân hàng TPBank và tại Việt Nam chỉ có duy nhất ngân hàng này phát triển với mục đích không chỉ là công cụ để trao đổi thông tin mà còn là nơi mang đến cho khách hàng cơ hội quản lý hoạt động tài chính của chính mình mà trước đây chỉ có ở các kênh truyền thống. Ngoài ra trên thế giới, mô hình này đã được các - 147
- ngân hàng có quy mô lớn nhất toàn cầu sử dụng như: China Construction Bank, Bank of America. Hẳn rằng LiveBank đã là câu trả lời cho sự phát triển không ngừng về mức độ phổ biến của các kênh ngân hàng di động và do đại dịch COVID 19, các kênh này chính là điểm tiếp xúc chính với khách hàng. 2. CÁCH THỨC TIẾP CẬN VỚI CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG 2.1. Cách thức tiếp cận với công nghệ chuyển đổi số tại Việt Nam Dựa vào tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, năm 2021 được cho sẽ là năm bùng nổ về chuyển đổi số, đây sẽ là những thách thức và cơ hội mới cho các ngân hàng tại Việt Nam. Phần lớn các ngân hàng đều có chiến lược số hóa và định hướng phát triển ngân hàng số, theo thống kê đã có đến 94% ngân hàng triển khai và xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Có thể nói, các ngân hàng đã và đang nổ lực không ngừng trong cuộc đua này với hy vọng có thể vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững cũng như chiếm được nhiều thị phần hơn. Hình 1. Thống kê Ngân hàng thực hiện chuyển đổi số Nguồn: eMagazine Theo đó, các ngân hàng sẽ có các phương thức tiếp cận chuyển đổi số như sau: Đầu tiên sẽ là việc xây dựng các hệ thống hiện có theo hướng số hóa đích thực: Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thực hiện công tác chuyển đổi các dịch vụ trước đây hoàn toàn theo hướng số hóa. Khách hàng sẽ không cần trực tiếp có mặt tại ngân hàng để thực hiện các thủ tục cũng như giao dịch, các thao tác này sẽ được thực hiện trên chính thiết bị di động mà họ sở hữu. 148 -
- Một lợi thế lớn cho phương pháp này chính là sự đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0, và bên cạnh đó là cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam khi mà trong 96,5 triệu dân đã có khoảng 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh và 67% dân số sử dụng Internet (Thiều Quang Hiệp, 2020). Ví dụ điển hình cho phương thức này là sự phát triển của giải pháp định danh điện tử (eKYC), ngân hàng điện tử (mobile banking) hay thanh toán bằng mã QR chuẩn hóa, và giải quyết các vấn đề cũng như thắc mắc của khách hàng bằng trợ lý ảo/ chatbots và trung tâm cuộc gọi 24/7. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro từ các quy trình nội bộ, như là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, quy trình robot tự động hóa và dữ liệu của bên thứ ba, Việc số hóa dữ liệu của khách hàng sẽ gia tăng nguy cơ về bảo mật, thông tin dễ bị đánh cắp. Thứ hai là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số: Mỗi ngân hàng khi muốn chuyển đổi số, thì việc tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật số là điều kiện cần thiết cho hoạt động này. Theo khảo sát của Viện Chiến lược NHNN, thì có tới 96% ngân hàng tham gia khảo sát đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0, với 92% ngân hàng xây dựng và phát triển các dịch vụ trên Internet và Mobile, 48% xây dựng các chiến lược về tự động hóa, 16% quan tâm đến các vấn đề về kết nối vạn vật (IoT). Ví dụ cho thành công của phương thức này là bộ phân tích dư liệu tiên tiến (Advanced Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Học máy (Machine learning), công nghệ chuỗi khối đã được áp dụng vào các hoạt động vận hành của ngân hàng. Thứ ba là việc mở rộng hợp tác với các công ty tài chính (Fintech): Hoạt động này sẽ góp phần hỗ trợ cung ứng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến các lĩnh vực như thanh toán (92%), dịch vụ ngân hàng số (76%), dữ liệu lớn – Big data (68%), công nghệ Blockchain (16%) (Trần Linh, 2020). 2.2. Cách tiếp cận công nghệ số của ngân hàng Tiên Phong (TPBank) Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, TPBank đã được biết tới là một ngân hàng công nghệ, họ đã xây dựng chiến lược rất rõ ràng khi hoạt động trong thị trường số. Tương tự cách tiếp cận bằng công nghệ giống với các ngân hàng khác, thành công lớn nhất của TPBank phải kể đến là mô hình LiveBank với 330 máy hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ nhân viên nào. Tiếp tục sự phát triển là quá trình sử dụng công nghệ số bằng robot có thể làm thay các hoạt động giản đơn của nhân viên, đồng thời những nhân viên được thay thế sẽ được đào tạo lại nhằm phục vụ cho các công việc mà AI không thực hiện được. - 149
- Hướng tiếp cận công nghệ số của ngân hàng Tiên Phong là “inside – out” (Hồng Dung, 2018), ngân hàng chú trọng về các hoạt động bên trong trước khi giải quyết các vấn đề bên ngoài. Gần đây nhất là việc TPBank đã không ngần ngại chi hàng chục triệu đô chỉ để nâng cấp hệ thống eBank X (TPBank, 2019). 3. CÁC TÍNH NĂNG NỔI BẬT TRONG KÍNH DOANH CỦA TPBANK KHI ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Tập trung vào công nghệ để làm sợi dây gắn kết người tiêu dùng là hướng đi của TPBank khi nuôi tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. Sự khác biệt bên trong ngân hàng số hàng đầu như TPBank là việc làm chủ những công nghệ lõi, hướng đến một ngân hàng của tương lai thay vì hình ảnh một ngân hàng truyền thống (TPBank, 2020). Bên cạnh các tiện ích công nghệ ngân hàng cơ bản như call center, ATM, máy chấp nhận thẻ (POS), mobile banking, internet banking hay công nghệ phần mềm lõi (core banking). TPBank tiên phong cho ra ra đời hàng loạt những tính năng mới áp dụng công nghệ số hóa. Các ứng dụng công nghệ số: Nói đến TPBank, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh điểm giao dịch chỉ có một bảo vệ với cái tên LiveBank với 330 máy giao dịch tự động không cần nhân viên (Lê Phương, 2021), đó cũng là điểm đặc trưng ưu việt của TPBank trong công cuộc chạy đua chuyển đổi số hóa với các ngân hàng thương mại khác khi là ngân hàng tiên phong và duy nhất tới nay đưa LiveBank về thị trường Việt (TPBank, 2020). Uớc tính 3 máy LiveBank có thể thay thế một chi nhánh ngân hàng và đảm đương khoảng 80% giao dịch truyền thống như nộp chuyển tiền liên ngân hàng, mở tài khoản và phát hành thẻ ATM ngay lập tức, trừ hoạt động cho vay (do vướng các quy định về pháp lý) mà không bị giới hạn thời gian (Lê Phương, 2021). Điểm đặc biệt của LiveBank ở chỗ có thể đếm 100 triệu nộp vào trong 25 giây, tự động nhận biết loại tiền, mà khách hàng không phải phân loại hay kê tiền, giao dịch nộp tiền hoàn thành trong một phút (TPBank, 2021). Thậm chí, khách hàng không cần phải mang theo thẻ, chứng minh thư, không cần nhớ mã PIN hay thông tin thẻ, hay ký giấy tờ vẫn có thể thực hiện nhờ hệ thống xác thực vân tay và xác thực khuôn mặt với Depth Camera có chức năng Liveness check tiên tiến nhất thế giới (TPBank, 2020). Đảm bảo 100% tự động, hoạt động 24/7 và khoảng 60% giao dịch của LiveBank diễn ra ngoài giờ hành chính và luôn nhận được tư vấn từ nhân viên từ xa (Thành Dương, 2019). Sau 3 năm thực hiện, TPBank đã có 150 điểm LiveBank trên toàn quốc, với khoảng 2 triệu lượt giao dịch thành công, tổng số tiền giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng (Thành Dương, 2019). Từ đó giải bài toán mở rộng mạng lưới hoạt động nhưng vẫn đảm bảo tiết giảm chi phí và tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo Bùi Thị Thanh Hương (n.d), đến nay 2/3 giao dịch của ngân hàng Tiên Phong được thực hiện tại Live Bank, với trung bình: 150 -
- Hình 2. Thống kê giao dịch của ngân hàng Tiên Phong Nguồn: TPBank Ở mảng chăm sóc khách hàng: TP là ngân hàng đầu tiên được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép thí điểm xác thực khách hàng bằng định danh điện tử (eKYC) (Nguyễn Minh Sáng, 2020), cho phép khách hàng tự đăng ký và xác minh thông tin trên thiết bị di động mà không cần trực tiếp đến quầy giao dịch, rút ngắn được các bước thu thập thông tin so với các bước truyền thống, thời gian xử lý giao dịch nhanh hơn, thực hiện thành công 24/7 qua kênh online mà không cần xếp hàng chờ đợi, tăng năng suất lao động cho giao dịch viên (Lê Phương, 2021). Về thanh toán qua di động: TPBank cũng là một trong số ít ngân hàng đang ứng dụng giải pháp deep learning (máy học sâu – PV) từ khá sớm, kết hợp cùng việc tự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích Big data, biến smartphone của khách hàng thành một ngân hàng di động. Ngoài ra TP là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp tính năng mở rộng giúp khách hàng rút tiền thông qua sinh trắc học vân tay (Thành Dương, 2019). Về quản trị rủi ro: Để tránh các tình huống gian lận thẻ khi giao dịch trực tuyến, từ năm 2017, TPBank đã triển khai tính năng 3D Secure cho toàn bộ thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế phát hành bởi TPBank với 3 tầng bảo mật gồm thông tin thẻ, số CVV và mã xác thực do TPBank phát hành, dựa theo tiêu chuẩn của các tổ chức thẻ quốc tế được gửi qua OTP SMS, Hard Token hoặc eToken của TPBank. Sử dụng công nghệ thẻ chip EMV toàn cầu kết hợp contactless (không tiếp xúc), TPBank cho phép khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thẻ lên máy POS/mPOS chấp nhận thanh toán không dây có biểu tượng Visa payWave là đã thanh toán thay vì quẹt thẻ qua dải từ nhưphương pháp cũ. Nhờ đó giúp bảo vệ quyền lợi cho chủ thẻ, tránh các rủi ro phát sinh như giao dịch giả mạo, lấy cắp thông tin thẻ. 100% thẻ ATM của TPBank hiện nay cũng được phát hành theo chuẩn công nghệ thẻ chipEMV vốn chỉ áp dụng cho thẻ tín dụng (Ngọc Anh, 2019). - 151
- Chủ thẻ TPBank cũng có thể tích hợp thẻ tín dụng của mình trên app thanh toán điện tử TPBank QuickPay (ứng dụng thanh toán bằng mã QR code) ở khắp nơi trên toàn cầu thông qua việc quét mã QR ở các điểm thanh toán của VNPay, Visa, Mastercard để đảm bảo an toàn cá nhân (Ngọc Anh, 2019). Theo Bùi Thị Thanh Hương (n.d), QuickPay của TPBank tạo ra những sự tăng trưởng tích cực sau: Dự kiến tăng trưởng Năm 2018 Đối tác kinh doanh Người dùng 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Biểu đồ 1. Dự kiến tăng trưởng Nguồn: TPBank Trong 2 tháng đầu ra mắt Năm 2017 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tăng trưởng người dùng Tăng trưởng điểm thanh toán Biểu đồ 2: Tăng trưởng trong 2 tháng đầu ra mắt Nguồn: TPBank Theo Phạm Bích Liên và cộng sự (2020), tháng 7/2019, TPBank hợp tác với UnionPay tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, khi sang Việt Nam du lịch có thể dễ dàng thanh toán thông qua mã QR code, mPos. Số hóa quy trình với mục tiêu paperless: TPBank đã thử nghiệm thành công mô hình chuyển tiền trên chuỗi khối (blockchain) thông qua RippleNet, một nền tảng được 152 -
- phát triển bởi SBI Ripple Asia, cũng như mô hình điện toán đám mây (Cloud). Khách hàng của TPBank sẽ không phải chờ đến vài giờ để thực hiện một giao dịch chuyển tiền từnước ngoài vào tài khoản tại TPBank nữa vì nhờ ứng dụng công nghệ blockchain vào chuyển tiền quốc tế, khách hàng chỉ cần vài phút để hoàn thành những giao dịch này, đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch, không gặp lỗi và chi phí thấp (TPBank, 2019). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: TPBank vơi trơ ly ao T’Aio trên Facebook và Messenger (Lại Thị Thanh Loan, 2019). Tuy chỉ mới dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụvà thực hiện một số dịch vụ ngân hàng đơn giản nhưng với tốc độ giải đáp thông tin thắc mắc của khách hàng chỉ trong 5 giây, hoạt động liên tục 24/7 và có khả năng tự hoàn thiện sau mỗi lần phục vụ khách hàng tạo kỳ vọng sẽ trở thành một kênh tối ưu giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng đồng thời đưa dịch vụ ngân hàng phổ biến rộng rãi đến thành phần trong nền kinh tế (Nguyễn Minh Sáng, 2020). Sản phẩm và dịch vụ số: Hiện tại TPBank là đi đầu trong việc ứng dụng robot, có khả năng tạo ra trung bình 4 robot/tuần, dự kiến sang năm 2021, sẽ triển khai thêm 140 robot. Những robot này đã được đó áp dụng ở nhiều đơn vị, tự động nhập, phân tích dữ liệu, không chỉ tiết kiệm thời gian mà giảm thiểu tối đa sai sót của con người. Nhóm nhân sự sẽ được ngân hàng chuyển sang đào tạo để thực hiện những công việc mà công nghệ và AI không thể làm được (Lê Phương, 2021). 4. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA TPBANK KHI ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Đứng trước diễn biến ngày càng phức tạp và không biết còn kéo dài bao lâu của đại dịch Covid-19 ngân hàng TP bank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung đều sẽ phải áp dụng công nghệ sốđể chuẩn bị cho chặn đường dài nếu không muốn gián đoạn các hoạt động cũng như giảm nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, mỗi ngày người tiêu dùng dành rất nhiều thời gian vào điện thoại đây có thể xem là điểm cốt lõi trong việc áp dụng và phát triển công nghệ số, lấy khách hàng làm trung tâm để hình thành, phát triển và hoàn thiện chiến lược này. “Ngày nay, xu hướng số hoá đang ngày càng gia tăng. Nhiều đến mức ngân hàng kỹ thuật số dự kiến sẽ tạo ra khảong 8,646 tỷ đô là vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) khoảng 3,8% trong giai đoạn 2019 – 2015.” (VectorITC, 2019). Tuy nhiên, mọi công nghệ đều có ưu điểm và nhược điểm dẫn đến các lợi ích và hạn chế khi ngân hàng áp dụng công nghệ số vào chiến lược của mình. Lợi ích: Thứ nhất, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 việc áp dụng công nghệ số giúp ngân hàng bắt kịp được xu thế công nghệ, là cơ hội để tiếp cận - 153
- và phát triển thị trường, thu hút đầu tư vốn, công nghệ được nâng cao là điều kiện để nâng cao lợi thế cạnh tranh. “Sau 8 năm ứng dụng chuyển đổi số, TPBank từ vị trí đứng thứ 42 trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã vươn lên với tổng tài sản hơn 200.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân từ 30 – 40% mỗi năm trong khi lượng nhân sự chỉ tăng từ 3 – 4%” (MKGroup, 2021). Thứ hai, thấu hiểu được nhu cầu khách hàng đồng thời tăng thêm nhiều trải nghiệm cho khách hàng nhờ vào việc áp dụng công nghệ số là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tạo ra sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng, chỉ cần kết nối Internet khách hàng có thể liên tục theo dõi số dư tài khoản, quản lý được thông tin trên hồ sơ cá nhân của mình. Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng e-bank (hoạt động như một ví điện tử) để thanh toán hoá đơn, thanh mua hàng trực tuyến, đặt lịch hẹn với ngân hàng, Dịch vụ 24/7 đáp ứng được nhu cầu mọi lúc của khách hàng. Chuyển khoản tự động, khách hàng có thể chuyển khoản mọi lúc mà không mất phí dịch vụ ngay cả khi giao dịch khác hệ thống (chỉ một số ít ngân hàng áp dụng, trong đó có TPBank). Thứ ba, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Đối với ngân hàng, áp dụng công nghệ vào việc điều hành và công tác quản lý giúp cắt giảm được một phần chi phí quản lý. “Số liệu từ TPBank cho thấy nhờ triển khai tự động hóa và số hóa giảm được 30 – 40% nhân sự, tiết kiệm 60% thời gian giải ngân khoản vay, 30-60% thời gian giao dịch tại quầy. Lượng người dùng dịch vụ ngân hàng số của TPBank đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, trung bình hơn 30%/năm” (MKGroup, 2021). Đối với khách hàng, họ không phải mất thời gian đợi giao dịch trực tiếp tại ngân hàng mà có thể truy cập vào tài khoản và giao dịch trực tuyến. Họ không cần mất một hoặc thậm chí là nhiều giờ tại ngân hàng mà có thể chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại (chẳng hạn như TPBank khách hàng chỉ cần 5 giây là có thể đăng nhập vào tài khoản của mình, ngoài ra có thể sử dụng LiveBank giúp nhận diện bằng dấu vân tay hoặc khuôn mặt) đã có thể giao dịch chỉ cần họ có Internet. Thứ tư, nâng cao hiệu quả ngân hàng sẽ giảm thiểu được sai sót so với làm việc thủ công nhờ vào việc thiết lập công nghệ số vào quá trình làm việc. Qua đó ngân hàng cũng giảm bớt được một phần chi phí để khắc phục lỗi sai đó, “Người ta ước tính rằng việc sửa chữa loại lỗi này thường đắt hơn từ ba đến bốn lần so với việc tạo ra một quy trình kỹ thuật số” (VectorITC, 2019). 154 -
- Hạn chế Mặc dù áp dụng công nghệ số có nhiều lợi ích ấn tượng, là điều kiện thuận lợi để phát triển không chỉ riêng TPBank mà cả toàn ngành ngân hàng, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế trong quá trình áp dụng công nghệ này. Cụ thể: Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý là yếu tố đáng quan tâm hàng đầu. Hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định chuẩn về vấn đề này. Hệ thống cơ sở dữ liệu định danh quốc gia cho công dân chưa hoàn thiện và chưa có cơ chế để các ngân hàng có thể thực hiện đối chiếu, xác minh khách hàng trực tuyến (e-KYC) (Trần Linh, 2020). Thứ hai, Việt Nam năng lực về công nghệ còn nhiều hạn chế dẫn đến vấn đề bảo mật và mất an toàn thông tin khách hàng rủi ro cao. An ninh mạng là vấn đề rất quan trọng cần ngân hàng phải xem xét, hệ thống cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cần được cập nhật liên tục và mức độ bảo mật hiệu quả. Thứ ba, hiện nay nhiều trường hợp gian lận liên quan đến hoạt động thanh toán số ngày càng nhiều và phức tạp. Tội phạm lợi dụng các lợi ích từ các chương trình khuyến mãi, tri ân để gửi các link giả mạo, báo lỗi để yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP, mật khẩu, để lấy cắp thông tin. Gần đây nhất, nhiều hệ thông ngân hàng còn bị hack và gửi cho khách hàng nhiều link giả mạo. Đây là điều mà các ngân hàng nên quan tâm để tạo sự yên tâm và tin tưởng sử dụng dịch vụ. Thứ tư, thách thức lớn nhất là đến khi khách hàng khiđa số người Việt Nam vẫn còn giữ thói quen sử dụng tiền mặt thay vì ứng dụng công nghệ để thanh toán. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ chỉ mới phổ biến ở các tỉnh lớn và thành phố còn ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đôi khi họ còn chưa sử dụng đến ngân hàng. Thứ năm, ngân hàng có thể giảm chi phí do cắt giảm được một phần nhân viên nhưng bù lại ngân hàng phải bỏ ra chi phí đào tạo cũng như tìm nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng như cầu và chiến lược của ngân hàng. Thứ sáu, chi phí đầu tư hoạt động và duy trì hoạt động cao. Với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, việc cập nhật và phát triển dịch vụ trong ngân hàng đòi hỏi chi phí bỏ ra rất cao để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như phát triển công nghệ mới nhất trong cuộc chạy đua công nghệ đầy thách thức này. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TPBANK Theo khảo sát của EY Việt Nam về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam cho thấy, 42% ngân hàng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 28% ngân hàng - 155
- đã và đang thực hiện triển khai Chiến lược Chuyển đổi Số tích hợp với Chiến lược Kinh doanh; 11% ngân hàng đã phê duyệt và đang triển khai Chiến lược Chuyển đổi số riêng (Hoàng, 2021). Có thể thấy, công nghệ số đng dần được áp dụng và phát triển tại Việt Nam ở toàn ngành ngân hàng. Để có thể đứng vững và phát triển TPBank cần có những chiến lược và cũng cần quan tâm đến những vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, để có thế phát triển không chỉ cần phải xem xét chiến lược của mình mà còn phải giám sát và kết hợp chiến lược phát triển chung của toàn ngành ngân hàng. Qua đó, có thể đánh giá và xây dựng chiến lược trọng tâm của mình; có thể tập trung công nghệ số vào nhiều mặt hoạt động của tổ chức hoặc tập trung vào một mảng hoạt động mũi nhọn. Thứ hai, ứng dụng công nghệ số là một quá trình lâu dài nên việc cân đối ngân sách là vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngân hàng cần chiến lược phù hợp và cân đối với ngân sách để duy trì và phát triển mục tiêu chung. Thứ ba, hình thành văn hoá sử dụng công nghệ và khắc phục những vấn đề về bảo mật, thông tin khách hàng, để hướng đến hai mục tiêu chính: Định hướng người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nâng cao hiểu biết tài chính (financial literacy) của người dân, tránh các mô hình tín dụng đen, mô hình lừa đảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anh, N. (2019). TPBank ứng dụng nhiều công nghệ số cho sản phẩm thẻ. Truy cập từ 16/6/2021, từ san-pham-the-1126804.html Dung, H. (2018). Lựa chọn hướng tiếp cận công nghệ: Bắt đầu từ nội tại. Truy cập ngày 15/6/2021, từ post199459.html Dương, T. (2019). Cuộc cách mạng ngân hàng số với live bank của TPBank. Truy cập từ 16/6/2021, từ html EVERFI (2021). What does digital transformation in banking mean?. Truy cập ngày 12/6/2021, từ banking-mean Hiệp, T. Q. (2020). Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và đề xuất. Tạp chí Tài chính, 2, 20-22. 156 -
- Hoàng, M. (2021). Công nghệ khiến ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống. Truy cập ngày 20/6/2021, từ doi-mo-hinh-kinh-doanh-truyen-thong-33847.html Hương, B. T. T. (n.d). Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển dịch vụ ngân hàng, trong quản lý hoạt động kinh doanh trường hợp cụ thể tại ngân hàng TMCP Tiên Phong. Truy cập ngày 16/6/2021, từ khoa%20hoc/H%C3%B4i%20thao%20CMCN%204.0%2012-6 18/B%C3%A0i%20 tr%C3%ACnh%20b%C3%A0y.%20B%C3%B9i%20Th%E1%BB%8B%20Thanh%20 H%C6%B0%C6%A1ng%20TPB.pdf Liên, P. B., Duẩn, N. N., & Loan, T. T. D. (2020). Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, 4, 14-20. Linh, T. (2020). Phát triển công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Truy cập ngày 10/6/2021, từ hang-tai-chinh.htm Loan, L. T. T. (2019). Phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị. Tạp chí ngân hàng, 24, 28-32. Mateusz, G. (2021). Customer support in a digital world of banking. Truy cập ngày 10/6/2021, từ MK Group. (2021).“Cuộc đua” chuyển đổi số cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Truy cập ngày 17/6/2021, từ ngan-hang.html Phương, L. (2021). Chuyển đổi số, “cánh cửa” mới cho ngành ngân hàng. Truy cập ngày 15/6/2021, từ Sáng, N. M. (2020). Ứng dụng công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục ngân hàng tại Việt Nam. Truy cập ngày 17/6/2021, từ hoa-thu-tuc-ngan-hang-tai-viet-nam.htm TPBank (2019). TPBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công chuyển tiền quốc tế qua blockchain. Truy cập từ 13/6/2021 từ hang-viet-nam-dau-tien-ung-dung-thanh-cong-chuyen-tien-quoc-te-qua-blockchain TPBank (2019). TPBank tiên phong trong ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm thẻ. Truy cập từ 13/6/2021, từ nghe-so-cho-san-pham-the TPBank (2020). Có gì bên trong ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. Truy cập từ 13/6/2021, từ Vector ITC (2019). 5 advantages of digitalisation in the banking sector. Truy cập từ 17/6/2021, từ banking-sector/ - 157