Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 1170
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_va_cac_cong_ty_cong_nghe_tai_chinh_tai.pdf

Nội dung text: Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Thị Thúy - ThS. Nguyễn Thu Hương Học viện Tài chính Tóm tắt Ngân hàng thương mại là chủ thể có lợi thế về trình độ chuyên môn, vốn và mạng lưới hoạt động nhưng lại gặp giới hạn về chủ thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các công ty công nghệ tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ cao phục vụ cho những khách hàng chủ yếu là những khách hàng lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, các công ty công nghệ tài chính lại gặp khó khăn trong mạng lưới, trong vốn và về pháp lý. Sự bổ trợ của hai chủ thế ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính đã trở thành xu thế tất yếu để bù đắp những khó khăn cho nhau, hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng. Các tác giả tập trung đánh giá tình trạng kết hợp giữa các ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện theo các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Tài chính toàn diện (Financial inclusion), ngân hàng thương mại (Commercial banks), công ty công nghệ tài chính (Financial Technology) Tài chính toàn diện (hay còn được gọi là tài chính bao trùm - Financial inclusion) là tài chính khi đó mọi người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những dịch vụ, những sản phẩm tài chính một cách thuận tiện nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mình, gắn với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính (TCTC) cung cấp. Từ đó cho thấy rằng tài chính toàn diện hướng tới đối tượng chủ yếu được ưu tiên đó là người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tài chính toàn diện sẽ giúp những đối tượng này tiếp cận được với những sản phẩm và dịch vụ tài chính của các TCTC một cách thuận tiện nhất, chi phí hợp lý nhất, và gắn liền với nhu cầu của họ nhất. Bên cạnh đó, tài chính toàn diện được thể hiện bao trùm trên tất cả các khía cạnh, vấn đề tài chính khác nhau. Đó có thể là thông qua việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, là hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, Với tư cách là một TCTC có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất,vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện ngày một được quan tâm. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực cũng như đối tượng khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ. Khi đất nước đang hướng tới công nghiệp lần thứ 4với sự ra đời của các công ty Fintech (công nghệ tài chính), các dịch vụ tín dụng, thanh toán truyền thống của NHTM đã dần trở nên đơn giản hơn, dần không đáp ứng được với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Từ đây, bài toán làm thế nào để các NHTM có thể cung cấp các dịch vụ của mình đến người dân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng của tài chính toàn diện một cách dễ dàng nhất cũng dần được gợi mở. Sự bắt tay hợp tác giữa các NHTM truyền thống với các công ty Fintech đã dần trở thành một tất yếu trong quá trình hoạt động của NHTM không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên khu vực và thế giới. 1. Mạng lưới và kênh phân phối, dịch vụ tài chính của NHTM tại Việt Nam Nhắc tới mạng lưới và kênh phân phối dịch vụ tài chính, NHTM là chủ thể có mạng lưới rộng lớn và đa dạng nhất trong số các TCTC hoạt động trên thị trường. Mạng lưới này tại Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh mẽ theo các năm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng NHTM tại Việt Nam là 93 ngân hàng, bao gồm: 4 NHTM có vốn nhà nước chi phối; 28 NHTM cổ phần, 8 NH 100% vốn nước ngoài; 2 NH liên 149
  2. doanh; 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các NHTM này có mạng lưới hoạt động được phủ khắp 63 tỉnh thành, với: 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch (ước tính 14,2 điểm cho 100.000 người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên). Đi theo xu hướng của khu vực và thế giới về tài chính toàn diện của NHTM, Việt Nam đã ban hành Quyết định 1792/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo đó các NHTM Việt Nam được đề ra mục tiêu đến năm 2020 cho nhiều chỉ tiêu, và kết quả đạt được trong năm 2018 là tương đối khả quan. Bảng 1: Kết quả đạt được về khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng năm 2017 và mục tiêu đề ra cho năm 2020 Tên chỉ tiêu 2017 2020 Dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng 57,8% 70% Chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM cho 100.000 dân số trưởng thành 14,2 ≥ 20 Máy ATM 17.396 30.000 Số máy ATM cho 100.000 dân số trưởng thành 25,2 40 Sô thiết bị chấp nhận thẻ POS cho 100.000 dân số trưởng thành 377,6 400 Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM tại nông thôn 15% Nguồn: NHNN và Quyết định 1726/QĐ-TTg Ngoài những kết quả đạt được về mạng lưới hoạt động, các NHTM cũng đồng thời tập trung vào công tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng của mình thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ. Đến năm 2018, tất cả các NHTM Việt Nam đã có website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, có trung tâm tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Một số NHTM của Việt Nam thực hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tự động có thể được cung cấp 24/24 giờ. Số lượng thẻ được hệ thống NHTM cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam cũng rất đa dạng. Bên cạnh sự khổng lồ về mạng lưới và sự đa dạng về kênh phân phối dịch vụ của mình, NHTM còn có những lợi thế trong quá trình hoạt động. Những lợi thế đó có thể kể tên như: uy tín, vốn, kinh nghiệm và nghiệp vụ. Các NHTM đã hoạt động lâu đời trên thị trường về tài chính tiền tệ, tạo dựng cho mình một sự đảm bảo vững chắc về uy tín với khách hàng. Với tiềm lực lớn về tài chính và mạng lưới rộng lớn phủ khắp các nơi đã giúp NHTM gia tăng khả năng kiểm soát rủi ro cũng như đảm bảo được yếu tố an toàn trong các giao dịch của mình với khách hàng. Ngoài ra, NHTM sử dụng những nguồn vốn lớn mình đã huy động được để tiến hành đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới cũng như nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng của mình. Mặt khác, như đã nói các NHTM là những chủ thể hoạt động lâu đời trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này là rất đa dạng và phong phú. NHTM là nơi tập trung nhiều chuyên gia về các lĩnh vực tài chính và tiền tệ, cũng như quản lý tài chính. Đó là lý do vì sao các khách hàng tin tưởng vào NHTM. Lợi thế cuối cùng của NHTM đó là đội ngũ cán bộ của họ có nghiệp vụ chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực mà ngân hàng kinh doanh. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của NHTM cùng với những lợi thế vốn có của mình không giúp được các NHTM gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình tại Việt Nam, với một nước hơn 60% dân số sinh sống ở nông thôn, phần lớn người dân còn có thu nhập thấp hoặc người nghèo, doanh nghiệp chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc là những doanh nghiệp siêu nhỏ, thì thực trạng các dịch vụ của NHTM tiếp cận được đến những đối tượng này còn rất hạn chế. 150
  3. Các NHTM mặc dù có sự gia tăng về phạm vi hoạt động của mình, hệ thống chi nhánh, ATM được mở ra rất nhiều nhưng lại không đồng đều ở các khu vực trong nước. Các NHTM Việt Nam mới chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn (như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, ) nhưng vẫn còn rất e dè tại các khu vực nông thôn và miền núi. Ước tính trong năm 2018, 2/3 chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM được đặt tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Tại hai thành phố lớn này, trên một con phố có thể có 2 đến 3 chi nhánh của một NHTM. Nghịch lý này xảy ra do hoạt động tại vùng nông thôn, miền núi - nơi người dân còn nghèo, hoạt động thương mại diễn ra còn đơn giản, thói quen sử dụng tiền mặt còn rất lớn - của các NHTM còn khó khăn hơn rất nhiều so với thành phố - nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, mật độ dân số dày, công nghệ phát triển nhanh. Một vướng mắc nữa của NHTM trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, đặc biệt là dịch vụ thanh toán đó là số lượng dịch vụ NHTM cung cấp không đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của người dân. 2. Fintech Fintech hay còn được gọi là công nghệ tài chính (Financial Technology) dùng để chỉ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán, và cơ sở hạ tầng tài chính, Fintech hướng tới cung cấp cho khách hàng những giải pháp và dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả, thuận tiện với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Như vậy có thể thấy, Fintech hướng tới cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến vốn - giống với lĩnh vực mà các NHTM vẫn làm từ trước đến nay, có thể kể đến như: thanh toán, tiết kiệm đầu tư, blockchain, lĩnh vực tín dụng cho vay ngang hàng, và lĩnh vực phân tích dữ liệu và công nghệ khác. Thứ nhất là lĩnh vực thanh toán, các công ty Fintech hướng tới người dân hay thanh toán ở mức thấp. Fintech cung cấp các giải pháp thanh toán mới dựa trên nền tảng hệ thống điện thoại di động (mobile payment) hay mạng internet với tiền điện tử (e-money), thanh toán qua QR code hay chuyển tiền dựa vào mạng ngang hàng (Peer to peer payment) để thay thế cho các dịch vụ thanh toán truyền thống - những dịch vụ đòi hỏi phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Những giải pháp thanh toán mới ra đời giúp người dân thanh toán thuận tiện và nhanh chóng hơn, giảm thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân. Thứ hai là lĩnh vực tiết kiệm, đầu tư và kế hoạch tài chính, quản lý tài sản. Các công ty Fintech dựa trên các thuật toán qua mạng internet để đưa ra các giải pháp Robot tư vấn với mục đích cung cấp lời khuyên, tư vấn cho khách hàng, nhà đầu tư về phương án đầu tư tài chính với mức phí rẻ hơn so với các nhà tư vấn tài chính và quản lý đầu tư truyền thống trước kia. Bên cạnh đó, Fintech cũng đưa ra các giải pháp quản lý tài sản để giúp khách hàng của mình xây dựng được các kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thông qua các ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh. Qua đó, khách hàng của Fintech có thể quản lý được các khoản tiền gửi, khoản vay tại các ngân hàng, tổ chức khác nhau trên cùng một ứng dụng của Fintech. Đồng thời dựa trên các thuật toán phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng, Fintech cung cấp các công cụ tiết kiệm tự động, các giải pháp tiết kiệm phù hợp cho khách hàng của mình. Thứ ba là lĩnh vực Blockchain. Sự bùng nổ của đồng tiền ảo Bitcoin đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Blockchain của Fintech. Bitcoin blockchain như một cuốn sổ cái cho các giao dịch được quản lý tự động bởi người sở hữu. Bitcoin được xem như một loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề chi tiêu gian lận khi sử dụng một lượng tiền dùng hai lần. Công nghệ Blockchain được đánh giá cao về tính bảo mật do dữ liệu sẽ được ghi trên sổ cái kỹ thuật được mã hóa, thông tin giao dịch được bảo mật và không thể bị bên ngoài can thiệp 151
  4. được. Đồng thời, thời gian thực hiện giao dịch cũng được diễn ra nhanh hơn khi không cần trung gian, không xử lý thủ công như các giao dịch thông thường, từ đó góp phần giảm chi phí trong giao dịch. Với những ưu điểm của blockchain, NHTM hiện đang bắt đầu có sự ứng dụng công nghệ này vào các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại hay xác thực, nhận biết khách hàng (KYC), Thứ tư là lĩnh vực tín dụng, cho vay ngang hàng (hay còn gọi là P2P lending). Đây là công nghệ được các công ty Fintech cung cấp cho lĩnh vực tín dụng, hướng tới những khách hàng chưa được phục vụ hoặc không được phục vụ đầy đủ bởi NHTM như trong tín dụng tiêu dùng, khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Fintech kết nối giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc thiết kế một nền tảng trực tuyến, giảm chi phí cho người đi vay và gia tăng lợi nhuận cho người cho vay. Fintech có thể thành công trong lĩnh vực này do những hạn chế phân khúc khách hàng cũng như tiêu chuẩn vay chặt chẽ của các NHTM sau cuộc khủng hoảng năm 2008, các thủ tục về KYC hay AML/CFT, Cuối cùng là lĩnh vực phân tích dữ liệu và công nghệ khác. Các công ty Fintech đã thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ để hỗ trợ các NHTM trong vấn đề bảo mật và quản lý rủi ro, quản lý và phân tích hành vi khách hàng, hoặc các công cụ chấm điểm cũng như xếp hạng tín dụng, công cụ báo cáo phòng chống rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Để làm được điều đó, Fintech đã sử dụng giải pháp phân tích dữ liệu lớn (Big data) hoặc ứng dụng giao diện mở (Open API). Có thể thấy các lĩnh vực Fintech hướng tới không xa lạ với khách hàng, nhưng sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp có kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại đã đem lại những khác biệt rất lớn so với những sản phẩm, dịch vụ truyền thống trước kia của NHTM. Điểm lợi thế đầu tiên của Fintech là những sản phẩm của họ có khả năng ra mắt trong thời gian rất ngắn, tính ứng dụng của những sản phẩm đó rất cao, có tính gần gũi với khách hàng sử dụng. Thứ hai, các công ty Fintech có tính sáng tạo vượt trội so với các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ bởi họ không bị chi phối bởi những rào cản pháp lý như NHTM. Fintech có thể ứng dụng những công nghệ khoa học mới nhất, tiên tiến nhất (đặc biệt là công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu mạng xã hội, ) để mang đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm tốt hơn, xuất sắc hơn so với những sản phẩm vốn có tính truyền thống xưa nay của NHTM. Cuối cùng, các công ty Fintech chấp nhận rủi ro ở dải rộng với mức độ rủi ro cao. Họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong quá trình hoạt động. Đó là lý do giải thích cho việc họ dễ dàng tiếp cận được với các khách hàng - những người chưa từng là khách hàng của NHTM hoặc là những người dưới chuẩn của NHTM. Nói cách khác, Fintech chấp nhận một khẩu vị rủi ro rộng hơn so với các NHTM. Fintech đã phát triển tại các quốc gia trên thế giới, sớm nhất ở Anh, Mỹ và phát triển mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, Fintech mới ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Từ khi ra đời đến nay, Fintech là một trong những lĩnh vực được tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nhất. Việt Nam, nơi có đến 59% của 95 triệu người chưa có tài khoản ngân hàng, được nhận định sẽ là một môi trường tốt cho Fintech phát triển - đặc biệt cho các lĩnh vực tài chính cá nhân và bán lẻ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam lại rất nhiều, ngày càng có xu hướng phát triển, cũng tạo điều kiện cho Fintech đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, như: công nghệ bán hàng POS, nền tảng quà tặng và các công cụ marketing kỹ thuật số để hướng tới giúp các SMEs phát triển các kênh khách hàng mới của họ. Bên cạnh việc áp dụng máy POS, Fintech còn hỗ trợ SMEs huy động tài trợ tài chính bằng những hình thức mới thông qua áp dụng dịch vụ cho vay trực tuyến và gây quỹ cộng đồng (Crowd funding). Với sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại đã giải thích vì sao Fintech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến năm 2019, tại Việt 152
  5. Nam đã có gần 100 Fintech hoạt động và phát triển. Mặc dù con số này so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn rất nhỏ bé, nhưng quy mô phát triển Fintech của Việt Nam lại được đánh giá rất cao. Chỉ trong gần 10 năm ra đời và phát triển, Fintech Việt Nam đã đạt về quy mô 4,4 tỷ USD cuối năm 2017 và được dự đoán tiếp tục gia tăng lên con số 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Bên cạnh những lợi thế, trong quá trình tồn tại và phát triển của Fintech vẫn còn những vướng mắc mà Fintech không thể tự mình khắc phục. Đầu tiên là muốn tồn tại và phát triển được lâu dài, Fintech cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Thứ hai, Fintech cần phải tiếp cận được với quy mô mạng lưới và các nguồn thông tin của khách hàng. Thứ ba, Fintech còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ và tư vấn về mặt pháp lý. Những hạn chế của Fintech các NHTM hoàn toàn có thể bù đắp được. Qua cái nhìn tóm tắt về mạng lưới, kênh phân phối dịch vụ của NHTM cùng với sự ra đời và phát triển của Fintech, dễ dàng nhận thấy rằng về lĩnh vực hoạt động của NHTM và Fintech có sự tương đồng và bổ trợ cho nhau rất tốt. Nếu NHTM hiện nay mới chỉ tập trung vào những khách hàng ở thành phố là chủ yếu, những khách hàng có rủi ro chấp nhận được, thì Fintech tập trung vào những khách hàng cá nhân, những khách hàng chưa có tài khoản của NHTM hoặc những khách hàng có độ rủi ro quá cao, những SMEs hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ khó tiếp cận vốn của NHTM. Mặt khác, Fintech có thể hỗ trợ các NHTM trong việc áp dụng những dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao trong thanh toán, chuyển tiền, đầu tư, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo một môi trường thuận lợi cho sự kết hợp của Fintech và NHTM. Nhiều sản phẩm, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng trong bối cảnh này, điển hình như: xây dựng và triển khai chăm sóc khách hàng qua CHATBOT khi sử dụng AI; từ phân tích dữ liệu lớn giúp dự báo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó giúp chào bán các sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng, thấu chi và thanh toán nhanh phù hợp; thực hiện xếp hạng tín nhiệm thông qua phân tích dữ liệu và hành vi của khách hàng thông qua các mạng xã hội (Facebook, Viber, ); tự động hóa quy trình nhận diện khách hàng, chăm sóc khách hàng, cung cấp các nhu cầu giao dịch của khách hàng tại quầy và online; điện toán đám mây giúp các NHTM tiết kiệm được chi phí đầu tư hạ tầng từ lưu trữ đến xử lý, dự phòng, dự phòng thảm họa. 3. Sự hợp tác giữa NHTM và Fintech tại Việt Nam Xuất phát từ những bất lợi từ hai phía NHTM và Fintech, mô hình hợp tác giữa hai chủ thể này nhằm khắc phục những nhược điểm của mình trong quá trình hoạt động đã trở thành xu thế tất yếu trong thời gian tới trên toàn cầu. Sự kết hợp này đã giúp cho các NHTM gia tăng tính minh bạch và hiệu quả với những giải pháp công nghệ hiện đại thay thế cho những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mặt khác, dựa vào các thông tin từ corebanking của các NHTM, các Fintech có thể nghiên cứu và áp dụng giải pháp Open API để thiết lập một giao diện tương tác mà không cần phải kết nối trực tiếp. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mô hình hợp tác giữa NHTM và Fintech sẽ đảm bảo được quyền quản lý toàn vẹn thông tin của khách hàng, vừa giúp các Fintech có đầy đủ thông tin để xử lý giao dịch cho khách hàng của ngân hàng. Theo xu hướng chung của thị trường, các NHTM Việt Nam đã lên kế hoạch kết hợp với các công ty Fintech thay vì trở thành đối thủ của họ. Một số các NHTM Việt Nam tiến hành góp vốn vào các công ty Fintech, trở thành cổ đông để giúp họ phát triển hoạt động bán lẻ của mình. Những sản phẩm, dịch vụ của Fintech được các NHTM đang sử dụng nhiều như: ví điện tử Momo, Payoo, 123 Pay, Finsom, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, huy động và cho vay, và gần nhất là sử dụng QR code trong thanh toán. 153
  6. Nguồn: Payment Banking.com Sự kết hợp giữa Fintech và các NHTM Việt Nam là xu hướng tất yếu khi tỉ lệ người sử dụng Smartphone lên tới 72% ở đô thị lớn và 53% ở nông thôn năm 2016. Cũng trong năm 2016, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam lên tới mức 52%. Với một số lượng lớn người sử dụng smartphone và internet tại Việt Nam, nhưng chỉ có khoảng 59% người dân có tài khoản tại NHTM. Từ đây, sự tham gia của Fintech để hỗ trợ các NHTM cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho những người chưa có tài khoản tại ngân hàng hoặc những SMEs. Các NHTM lớn dẫn đầu ở Việt Nam đã có những quyết định sớm trong việc hợp tác với các công ty Fintech. Ví dụ, NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã ký thỏa thuận với công ty Opportunity Network (ON) trong việc cung cấp nền tảng số cho việc kết nối với hơn 15.000 doanh nghiệp trên 113 quốc gia là thành viên của ON và là khách hàng của Vietinbank. Sự kết hợp này đã mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước cũng như đối tác nước ngoài của Vietinbank. Một số ngân hàng khác của Việt Nam cũng đã tiến hành ký kết với các Fintech như: NHTM cổ phần Quân đội (MB) kết hợp với Viettel; NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bắt tay với công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền; NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) để hỗ trợ khách hàng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú hơn đã ký kết với các công ty Fintech phổ biến trên thị trường là Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC Pay, Payoo, Baokim, Vimo, Onepay, Wepay, Ngân lượng, VNpay, Samsungpay, Truemoney, Viettel, Vinatti, Trong số các NHTM Việt Nam ký kết với các Fintech, BIDV đã rất thành công trong xây dựng hệ sinh thái với Fintech. Nhờ những sản phẩm, dịch vụ sau khi bắt tay với Fintech, BIDV đã bổ sung cho hệ thống thanh toán truyền thống của mình là thẻ với những hình thức thanh toán mới, như: thanh toán trực tuyến trên website, thanh toán bằng mobile (QR code, Samsungpay, ví điện tử, ). Ngoài những sản phẩm và dịch vụ thanh toán, các NHTM còn cung cấp cho khách hàng của mình ứng dụng Smartbanking với những sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng. Qua Smartbanking, khách hàng của NHTM có thể đặt vé máy bay, mua vé phim trực tuyến, đặt phòng khách sạn, mua sắm online, hoặc theo dõi danh mục đầu tư chứng khoán của mình, chuyển tiền qua số điện thoại, tính năng trợ lý ảo, Tính đến cuối năm 2018 đã có 41 trên tổng số 93 NHTM tại Việt Nam sử dụng dịch vụ mobile banking cho khách hàng của mình, trong khi đó số lượng các NHTM thực hiện cung cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng của mình lên con số 78. 154
  7. Kết luận: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những sản phẩm và dịch vụ tài chính mới được cung cấp cùng với sự ra đời và phát triển của các Fintech. Hướng tới đối tượng là những người chưa có tài khoản tại ngân hàng, những người nghèo, những người dân thường thanh toán với giá trị giao dịch nhỏ, hoặc tới những SMEs, những doanh nghiệp siêu nhỏ, Fintech đã bổ sung cho NHTM trong việc mở rộng phạm vi cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Sự bổ trợ khuyết điểm của nhau đã giúp hai chủ thể có thể song song phát triển và hoạt động có hiệu quả, minh bạch hơn. Theo đó, mô hình hợp tác của NHTM và Fintech là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, các NHTM để tránh sự lệ thuộc quá lớn vào các Fintech trong tương lai, bản thân các ngân hàng cũng sẽ có những nghiên cứu để có thể chạy đua trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính với các Fintech trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016: Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. 2. Phạm Xuân Hòe (2018): Đề án 1726 - Sau một năm triển khai thực hiện, Tạp chí Ngân hàng số 3-4, 2018. 3. ThS. Nghiêm Thanh Sơn, Ngân hàng - Fintech: Sự bổ trợ hoàn hảo, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018. 4. Jeanne, Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2017, TrueMoney Việt Nam Blog.truemoney.com.vn 5. Quỳnh Vũ, Hợp tác hay để Fintech vượt qua, Thời báo Ngân hàng 2019. 6. PGS.TS. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2018), Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài chính vi mô hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam, Vietnam Microfinance Working Group. Payment Banking.com. 155