Ngân hàng thương mại Việt Nam: Một số vấn đề về thanh khoản

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1770
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng thương mại Việt Nam: Một số vấn đề về thanh khoản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_viet_nam_mot_so_van_de_ve_thanh_khoan.pdf

Nội dung text: Ngân hàng thương mại Việt Nam: Một số vấn đề về thanh khoản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH KHOẢN ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền, ThS. Tô Thị Thanh Trúc Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM Ngô Anh Tuấn Khoa TCNH, Trường ĐH Văn Lang, TP.HCM TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu thanh khoản của một số NHTM Việt Nam trên giác độ tác động của các yếu tố tài chính nội tại đến rủi ro thanh khoản, từ đó nhận diện được vấn đề quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam trong hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM Việt nam, giai đoạn 2008 – 2012. Phân tích hồi quy được sử dụng với biến phụ thuộc là rủi ro thanh khoản của ngân hàng được đo lường bằng “tổng tiền gửi/tổng tài sản” và các biến độc lập bao gồm nhóm các biến đo lường thanh khoản, biến tỷ suất sinh lời và biến quy mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam biến động cùng chiều với ROA, rủi ro thanh khoản của năm trước, tỷ lệ dư nợ / tổng tài sản và biến động ngược chiều với quy mô tài sản, tiền mặt, tiền gửi và cho vay các TCTD. Từ khóa: Ngân hàng thương mại (NHTM), Thanh khoản 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Thanh khoản của Ngân hàng thương mại (NHTM) là vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng luôn đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu vì nó không những ảnh hưởng đến hoạt động của bản thân ngân hàng mà hơn thế nữa, có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Các NHTM Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã chú trọng hơn trong vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá thanh khoản của ngân hàng: thanh khoản có thể được hiểu là khả năng duy trì trong dài hạn sự cân bằng giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào theo thời gian, thanh khoản cũng có thể là khả năng của ngân hàng trong việc chuyển các tài sản thành tiền một cách nhanh chóng; một cách tiếp cận khác, thanh khoản là khả năng huy động các nguồn quỹ từ thị trường tài chính, một cách tổng quát hơn thì đó là khả năng ngân hàng có đạt được các nguồn quỹ mỗi khi cần; hay đơn giản là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện hành của ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí và mô hình đánh giá rủi ro thanh khoản khác nhau và vì thế các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này rất đa dạng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thanh khoản của ngân hàng thường là các phân tích một cách tổng hợp các tỷ số đo lường thanh khoản để đánh giá thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam qua các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và phân tích định lượng tác động tổng hợp của các yếu tố đó đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Trong đó, thanh khoản được nhìn nhận là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, chịu ảnh hưởng lớn và dễ bị tác động đột ngột bởi lượng tiền gửi của khách hàng và khả năng khách hàng muốn rút tiền trước hạn một cách bất thường. Bài viết được cấu trúc gồm các phần chính: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Phương pháp nghiên cứu. Thảo luận kết quả và đánh giá Kết luận 142
  2. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan: Theo định nghĩa về thanh khoản trong Dictionary of Banking Terms thì “thanh khoản là khả năng của một tổ chức để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện hành của nó.Trong ngân hàng, thanh khoản đầy đủ nghĩa là có thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền muốn rút tiền và người đi vay muốn được đảm bảo rằng nhu cầu tín dụng hoặc tiền mặt của họ sẽ được đáp ứng. Thanh khoản cũng được đo về năng lực hoặc khả năng vay nợ để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn cho các quỹ”(www.allbusiness.com) Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của NHTM. Samuel O. Fadare (2011) đã tập trung vào các chỉ tiêu tài chính của NHTM Nigeria trong vòng 30 năm để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản và khủng hoảng tài chính. Rychtarik (2009) cũng cho rằng khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại thường được theo dõi và đo bằng các tỷ lệ thanh khoản. Vodava (2011) đã phân tích khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Séc và yếu tố quyết định đến thanh khoản, kết quả cho thấycó mối quan hệ giữa tính thanh khoản và an toàn vốn. Ủy ban Basel (2009) chỉ ra rằng mức độ thanh khoản của ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng đối với tính bền vững của các ngân hàng và họ tiếp tục chỉ ra rằng toàn bộ vai trò bên trong của ngân hàng là đảm bảo sự ổn định của dòng tiền. Đề cập đến rủi ro thanh khoản, Comptroller of the Currency (2001) cho rằng “rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ một ngân hàng không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ của mình khi đến hạn mà không bị thiệt hại” và có thể ảnh hưởng xấu đến ngân hàng ở cả hai phương diện về thu nhập và vốn. Do đó, nó trở thành ưu tiên hàng đầu của quản lý của ngân hàng để đảm bảo có đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của các khách hàng gửi tiền và khách hàng vay với chi phí hợp lý. Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đề cập đến thanh khoản của NHTM như Quách Mạnh Hào (2012), Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2012) Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra những điểm yếu về thanh khoản của hệ thống NHTM Việt nam, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản nhưng chưa xác định mức độ tác động của từng yếu tố lên thanh khoản của NHTM. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu tập hợp từ Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam trong 5 năm, từ năm 2008 đến 2012. Tuy nhiên do một số ngân hàng không tập hợp được đầy đủ các báo cáo thường niên liên tục trong 5 năm nên chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu của 15 ngân hàng có số liệu đầy đủ và liên tục bao gồm: 03 NHTM Nhà nước: NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), NHTMCP Công thương Việt Nam (CTG), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 06 NHTMCP có quy mô vừa bao gồm: NHTMCP Sài Gòn Thương tín (STB), NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Đông Á (DAB), NHTMCP Quân Đội (MBB), NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB). 06 NHTMCP quy mô nhỏ gồm: NHTMCP Phát triển TP.HCM (HDB), NHTMCP Phương Nam (PNB), NHTMCP Nam Việt (NVB), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Đại Dương (OCEAN), NHTMCP Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (MDB). Các NHTM mà chúng tôi khảo sát, trừ NH Nam Việt có vốn CSH là 2.980,5 tỷ, còn lại đều có vốn CSH đạt trên 3.000 tỷ đồng theo quy định của NHNN. Năm 2012, có 5 NHTM có ROA đạt trên 1%, còn lại 9 NHTM có ROA dưới 1%, trong đó NVB có ROA chỉ đạt 0,01%. 143
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM năm 2012 (Đvt: triệu đồng) STT Ngân hàng Vốn CSH Tổng TS LNST ROA (%) ROE (%) 1 VCB 41.553.063 414.475.073 4.427.206 1,07 10,65 2 CTG 33.624.531 503.530.259 6.169.679 1,23 18,35 3 BIDV 26.494.446 484.784.560 2.571.943 0,53 9,71 4 STB 13.698.739 152.118.525 1.002.370 0,66 7,32 5 DAB 6.104.191 69.278.223 577.214 0,83 9,46 6 EIB 15.801.463 170.201.188 2.117.290 1,24 13,40 7 ACB 12.624.452 176.307.607 784.040 0,44 6,21 8 TCB 13.289.576 179.933.598 765.686 0,43 5,76 9 MBB 12.863.906 175.609.964 2.320.036 1,32 18,04 10 HDB 5.393.746 52.782.830 326.430 0,62 6,05 11 PNB 6.523.331 75.269.552 120.451 0,16 2,78 12 SHB 4.000.000 116.537.614 1.686.841 1,45 18,81 13 NVB 2.980.571 21.585.214 2.174 0,01 0,07 14 OCEAN 4.002.916 64.462.099 243.214 0,38 6,08 15 MDB 3.750.000 8.596.959 115.143 1,34 3,07 Nguồn: Tập hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM 3.2. Lựa chọn các biến và mô hình Nghiên cứu ban đầu sử dụng các chỉ số đo lường thanh khoản của NHTM, cụ thể: LQ: dùng để đánh giá thanh khoản ngân hàng thương mại. LQ = LQit-1: tổng tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản năm trước năm đánh giá. - H3i: (tiền mặt + tiền gửi)/Tổng Tài sản - H4i: dư nợ / tổng Tài sản - H5i: dư nợ / tiền gửi - H6i: chứng khoán thanh khoản / Tổng Tài sản - H7i: tiền gửi và cho vay TCTD khác / tiền gửi và vay TCTD khác - H8i: tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác / Tiền gửi của kháchh hàng - ROA: Lợi nhuận / Tổng tài sản - Cap: vốn điều lệ của ngân hàng thương mại - Size: tổng tài sản của ngân hàng thương mại - LQ là biến phụ thuộc của hàm hồi quy LQit-1, H3i, H4i, H5i, H6i, H7i, H8i, , ROAi, Capi, Sizei là các biến độc lập, giải thích cho biến phụ thuộc LQ. Mô hình dự kiến đánh giá thanh khoản của các NHTM Việt Nam như sau: 144
  4. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" LQit = β1+ β2*LQit-1 + β3*H3i + β4*H4i + β5*H5i + β6*H6i + β7*H7i + β8*H8i + β9*ROAi+ β10*Capi+ β11*Sizei. + Ɛ Giải thích biến và kỳ vọng các hệ số β: Việc chọn LQ làm biến để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại là để đánh giá xem tổng lượng tiền gửi của khách hàng so với tổng tài sản “Có” của ngân hàng là bao nhiêu % trong mối quan hệ với các chỉ số quản lý thanh khoản của ngân hàng. Thanh khoản của ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn và dễ bị tác động đột ngột bởi lượng tiền gửi của khách hàng và khả năng khách hàng muốn rút tiền trước hạn một cách bất thường. Nếu tỷ lệ tiền gửi của khách hàng cao so với tổng tài sản thì khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng thương mại khi có rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHTM và cả hệ thống NHTM. Tuy nhiên, ở một cái nhìn khác, nếu tỷ lệ này quá thấp thì thanh khoản của NHTM có thể được đảm bảo nhưng lại chứng tỏ ngân hàng đang có hoạt động không tốt, huy động vốn không hiệu quả dẫn đến việc khả năng sinh lời thấp. Mức độ rủi ro thanh khoản của NHTM cũng phụ thuộc vào sự tăng trưởng nguồn vốn huy động, do đó có thể xem xét sự ảnh hưởng của lượng tiền gửi khách hàng năm liền kề trước đối với tình hình thanh khoản của một NHTM. LQit-1: mức độ rủi ro thanh khoản của năm nay cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro thanh khoản của năm liền trước. Khi mức độ rủi ro thanh khoản năm trước cao thì năm nay vẫn sẽ ở mức cao, cho dù có thể không cao bằng năm trước. Như vậy biến LQit-1 có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc LQ, do đó kỳ vọng hệ số β2 sẽ mang dấu dương (+). H3: hệ số trạng thái tiền mặt cao thì chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng được đảm bảo, mức độ rủi ro sẽ thấp. Do đó biến H3 có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc LQ, và hệ số β3 được kỳ vọng sẽ mang dấu âm (-). H4: chỉ số năng lực cho vay cao thì khả năng đáp ứng thanh khoản sẽ thấp đi do ngân hàng khó khả năng thu hồi các khoản vay chưa đến hạn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản đột xuất, rủi ro thanh khoản trong trường hợp này sẽ cao, vì vậy H4 có mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc LQ, kỳ vọng β4 mang dấu dương (+). H5: khi chỉ số H5 càng cao, điều này có nghĩa là dư nợ của ngân hàng cao hơn nhiều so với lượng tiền gửi của khách hàng, khi dư nợ cao thì đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoản ngân hàng cao, tuy nhiên khi tiền gửi khách hàng thấp thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng lại thấp, vì vậy H5 có thể đồng biến, cũng có thể nghịch biến với biến phụ thuộc LQ, hệ số β5 có thể bất kỳ dấu nào trong hai dấu dương và âm. H6: chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, so với tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì trạng thái thanh khoản ngân hàng càng tốt hay nói cách khác là rủi ro thanh khoản sẽ thấp. Tuy nhiên, trong thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay, các NHTM nắm giữ các loại chứng khoán kinh doanh chủ yếu là nhằm tìm kiếm chênh lệch giá nên có thể bán các chứng khoán kinh doanh này ngay vừa khi mới mua không lâu, hoặc có thể chờ đến khi đạt đến mức lợi nhuận như kỳ vọng mới bán ra chứ không phụ thuộc vào việc có chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hay không. Điều này cho thấy khi NhTM đầu tư nhiều vào tài sản là chứng khoán, rủi ro thanh khoản của NH càng cao. Vì vậy H6 có thể có quan hệ đồng biến hoặc nghịch biến với biến phụ thuộc LQ, β6 có thể vừa mang dấu dương (+) hoặc mang dấu âm (-). H7: đây là chỉ số trạng thái ròng, chỉ số này càng cao chứng tỏ lượng tiền gửi và cho vay các TCTD của NHTM cao, điều này giúp ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu thanh khoản trong trường hợp cần thiết, tức là rủi ro thanh khoản sẽ thấp. Do đó, H7 có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc LQ, kỳ vọng β7 sẽ mang dấu âm (-). 145
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG H8: chỉ số H8 càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao. Mặc dù tỷ lệ này cao sẽ chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thấp, có thể dẫn đến việc có thêm rủi ro về thanh khoản do việc quản lý hoạt động ngân hàng chưa tốt. Điều này cho thấy biến H8 vừa có quan hệ đồng biến, và cũng có thể có quan hệ nghịch biến với LQ, kỳ vọng β8 sẽ có thể mang dấu dương (+) hoặc âm (-). ROA: khi tỷ suất lợi nhuận so với tài sản cao, chứng tỏ các tài sản “Có” của ngân hàng tạo ra được một tỷ lệ thu nhập cao cho ngân hàng. Lợi nhuận càng cao gắn liền với việc ngân hàng đã đầu tư vào danh mục tài sản rủi ro cao, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng cao. Từ đó kỳ vọng ROA có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc LQ hay β9 sẽ mang dấu dương (+). Cap: vốn điều lệ là một thành phần không thể thiếu của mỗi NHTM, vốn điều lệ cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến lượng tiền gửi của khách hàng cũng như rủi ro về thanh khoản. Vốn điều lệ được ngân hàng sử dụng chủ yếu để đầu tư vào các tài sản cố định, trụ sở, máy móc thiết bị, đây là những tài sản có tính thanh khoản rất thấp, góp phần tạo nên nhiều rủi ro thanh khoản. Về mặt hoạt động, đây là dấu hiệu tốt khi ngân hàng có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, khi xét trên góc độ rủi ro thanh khoản thì vốn điều lệ cao đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoản cũng cao, hay biến Cap có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc LQ, kỳ vọng β10 mang dấu dương (+). Size: đây là biến thể hiện quy mô tổng tài sản của NHTM. Khi tổng tài sản cao, NHTM có thể yên tâm về thanh khoản khi sẽ có nhiều hơn các tài sản có thể được chuyển hóa thành tiền mặt trong trường hợp cần thiết. Mức độ rủi ro thanh khoản sẽ thấp hơn khi tổng tài sản của ngân hàng cao. Trong trường hợp này, biến Size có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc LQ, kỳ vọng β11 mang dấu âm (-). 3.3. Kết quả hồi quy với các biến ban đầu Dựa trên kết quả hồi quy, mô hình đánh giá thanh khoản của NHTM có dạng như sau: LQit = 0,422118 + 0,236957*LQit-1 – 0,519794*H3i + 0,951298*H4i - 0,441245*H5i + 0,438181*H6i - 0,004623*H7i + 0,068796*H8i+6,922106*ROAi + 0,000003*Capi. - 0,00000049*Sizei + Ɛ Bảng 2: Kết quả hồi quy lần thứ 1 Dependent Variable: LQ Method: Least Squares Date: 04/29/14 Time:18:38 Sample: 75 Included observations: 75 Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C 0.422117772 0.078912957 5.349156713 0.00000127 LQPRE 0.236957429 0.061800431 3.834235867 0.000290209 H3 -0.519794164 0.153411074 -3.388244082 0.001207947 H4 0.951297905 0.128435257 7.406828388 0.00000000 H5 -0.441244633 0.037175176 -11.8693354 0.00000000 H6 0.43818051 0.148970966 2.941381952 0.004544482 146
  6. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" H7 -0.004623392 0.004372301 -1.057427585 0.294291532 H8 0.068795773 0.042750198 1.609250378 0.112483709 ROA 6.922105887 1.978786875 3.498156357 0.000857754 CAP 0.00000330 0.00000561 0.58783197 0.558713608 SIZE - 0.00000049 0.00000025 -1.942855491 0.056435347 R-squared 0.861683384 Mean dependent var 0.669757333 Adjusted R-squared 0.840071413 S.D. dependent var 0.215618788 S.E. of regression 0.086228266 Akaike info criterion -1.928909121 Sum squared resid 0.475860085 Schwarz criterion -1.589010865 Log likelihood 83.33409205 Hannan-Quinn criter. -1.79319148 F-statistic 39.87065198 Durbin-Watson stat 1.463828419 Prob(F-statistic) 0.00000000 Kiểm định mức độ tƣơng quan giữa các biến giải thích Để xây dựng một mô hình hồi quy phù hợp, các biến giải thích cho biến phụ thuộc không được có sự tương quan lớn hay nói cách khác không có sự phụ thuộc với nhau. Chúng tôi tiến hành kiểm định mức độ tương quan giữa các biến giải thích và có được kết quả như sau: Bảng 3: Tương quan giữa các biến giải thích LQ LQit-1 H3 H4 H5 H6 H7 H8 ROA Cap LQ 1 LQit-1 0.6464 1 H3 -0.3231 -0.2031 1 H4 0.3844 0.3738 -0.5918 1 H5 -0.5896 -0.2882 -0.1786 0.3347 1 H6 -0.1119 -0.1056 -0.0024 -0.3371 0.0229 1 H7 0.0079 -0.0012 0.2447 -0.0676 -0.1156 -0.0011 1 H8 -0.5402 -0.3299 0.6634 -0.4659 0.3084 0.1383 0.0544 1 ROA -0.2093 -0.0371 0.2237 0.0842 0.4892 -0.0775 0.2078 0.4119 1 Cap 0.1556 0.3100 -0.2309 0.2371 -0.0897 0.1023 -0.0156 -0.1888 -0.0527 1 Size 0.1837 0.3495 -0.2909 0.2718 -0.1130 0.1038 -0.0297 -0.2460 -0.1157 0.9451 Nguồn: Tác giả tính toán Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến chúng tôi thấy có 03 cặp biến có mức độ tương quan khá lớn là: H3 và H8 (tương quan 66,34%), Cap và Size (94,51%). Sau khi chạy mô hình hồi quy giữa các cặp biến tương quan thì kết quả là cặp biến Cap và Size có sự tương quan với nhau và mức độ tương quan lớn có khả năng xảy ra đa cộng tuyến cho nên cần phải loại bỏ một trong hai biến của từng cặp để đảm bảo mô hình hồi quy chung phù hợp. Trong khi đó, cặp biến H3 và H8 có mức độ tương quan ở mức chấp nhận được và sự tương quan đó không ảnh hưởng đến sự ổn định và phù hợp của mô hình hồi quy chung nên chúng tôi giữ lại cả hai biến này trong mô hình. 147
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Để loại bớt các biến không phù hợp với mô hình, chúng tôi đã tiến hành chạy mô hình hồi quy giữa từng biến trong cặp biến có tương quan với biến phụ thuộc của mô hình hồi quy chung là LQ. Từ kết quả hồi quy của LQ với từng biến Cap và Size ta thấy rằng hệ số xác định R-squared (LQ-Cap) = 0,0242 < R-squared (LQ – size) = 0,0337. Do đó, chúng tôi giữ lại biến Size trong mô hình hồi quy chung, biến bị loại bỏ là biến Cap. 4. Thảo luận kết quả và đánh giá Với các biến còn lại bao gồm biến phụ thuộc LQ và các biến giải thích: H3,H4, H5, H6, H7, H8, ROA, Size, mô hình hồi quy có kết quả như sau: Bảng 4: Kết quả hồi quy lần thứ 2 Dependent Variable: LQ Method: Least Squares Sample: 1 75 Included observations: 75 Variable Coefficient Std. Error t -Statistic Prob. C 0,265266 0,06685 3,968057 0,0002 LQit-1 0,234076 0,06605 3,543912 0,0007 H4 1,042906 0,134363 7,76185 0 H5 -0,398671 0,03735 -10,67402 0 H6 0,540515 0,156151 3,461481 0,0009 H7 -0,007834 0,00457 -1,714369 0,0912 H8 -0,017262 0,036642 -0,471107 0,6391 ROA 6,153278 2,077584 2,961747 0,0042 size - 0,0000003 0,00000 -3,295559 0,0016 R-squared 0,836577 Mean dependent var 0,669757 Adjusted R-squared 0,816769 S.D. dependent var 0,215619 S.E. of regression 0,092297 Akaike info criterion -1,815448 Sum squared resid 0,562234 Schwarz criterion -1,53735 Log likelihood 77,07931 Hannan-Quinn criter. -1,704407 F-statistic 42,23261 Durbin-Watson stat 1,36468 Prob(F-statistic) 0 Mô hình mới được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính như sau: LQit = 0,265266+ 0,234076*LQit-1+1,042906*H4i – 0,398671*H5i + 0,540515*H6i - 0,007834*H7i - 0,017262*H8i + 6,153278* ROAi - 0,0000003*sizei. + Ɛ 148
  8. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Các hệ số phù hợp với kỳ vọng ban đầu cho thấy rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam gia tăng khi rủi ro thanh khoản của năm trước, tỷ lệ dư nợ / tổng tài sản, tỷ lệ chứng khoán thanh khoản và ROA gia tăng. Rủi ro thanh khoản của NHTM sẽ giảm khi lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác, tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng cao. Rủi ro thanh khoản cũng giảm khi NHTM có quy mô tài sản lớn. Bên cạnh đó, hệ số H5 = - 0,398671 cho thấy giữa vấn đề cho vay và huy động vốn tiền gửi thì NHTM chịu rủi ro đối với việc khách hàng rút tiền trước hạn nhiều hơn là do nguyên nhân rủi ro thanh khoản gây ra bởi các khoản cho vay. Từ kết quả về đo lường mức độ rủi ro thanh khoản bằng mô hình hồi quy và tình hình hoạt động của các ngân hàng, ta có thể thấy hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang đối mặt với những khó khăn như sau: - Huy động vốn tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định do các ngân hàng có chính sách lãi suất khác nhau và thường chạy đua lãi suất để thu hút khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, các kênh đầu tư khác vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như chứng khoán lao dốc, bất động sản đóng băng thì người dân tìm đến ngân hàng gửi tiền như một nơi an toàn cho đồng vốn của mình cho dù trần lãi suất huy động do Ngân hàng Nhà nước quy định liên tục giảm. Tuy nhiên, các ngân hàng liên tục thay đổi lãi suất và đưa ra nhiều kỳ hạn khác nhau để thu hút người gửi tiền. Thêm vào đó, các kỳ hạn tiền gửi ngắn như 1 tuần, 2 tuần, thậm chí là qua đêm được các ngân hàng đưa ra nhiều hơn cùng với mức lãi suất hấp dẫn cho kỳ hạn ngắn này làm cho người gửi tiền tập trung gửi tiền nhiều hơn ở các kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Việc huy động được nhiều tiền gửi ở kỳ hạn ngắn sẽ làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản vì chu kỳ rút tiền của hàng sẽ ngắn đi nhiều và thường xuyên hơn. - Tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu cao. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM là gần 9%, con số này có thể tiếp tục tăng do tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh không có lãi, thậm chí phá sản khá nhiều. Một khi không thu hồi được các khoản nợ đã cho vay thì ngân hàng sẽ khó có thể hoàn trả lại kịp thời các nguồn vốn đã huy động vì ngân hàng thường sử dụng chính các nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng để cho vay. - Tình hình kinh tế khó khăn cùng với việc người dân rất nhạy cảm với các thông tin bất lợi từ thị trường và có tâm lý không vững vàng trước những tin đồn thất thiệt là một trong những khó khăn đối với thanh khoản của NHTM. Thực tế đã chứng minh không ít lần các tin đồn thất thiệt hay những thông tin bất lợi về các NHTM được đưa ra, phản ứng đầu tiên của người gửi tiền là ồ ạt kéo đến ngân hàng để rút tiền vì lo sợ mất đi khoản tiền gửi của mình, khi đó các NHTM sẽ bị đặt trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng do cầu về thanh khoản tăng đột ngột. - Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết người dân vẫn còn sử dụng tiền mặt để giao dịch, việc sử dụng thanh toán điện tử vẫn chưa được phổ biến. Thói quen sử dụng tiền mặt sẽ dẫn đến việc người dân sẽ đến ngân hàng rút tiền mặt thường xuyên để sử dụng cho mục đích chi tiêu của mình thay vì sử dụng các loại thẻ thanh toán. Điều này cũng gây áp lực đáng kể lên thanh khoản của các NHTM. - Nền kinh tế chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng, lạm phát vẫn ở mức cao cũng có ảnh hưởng nhất định đến thanh khoản của NHTM. Đồng tiền mất giá, người dân phải chi nhiều tiền hơn cho các các hoạt động thường ngày của mình, làm cho nhu cầu về tiền mặt tăng cao, gây áp lực lên thanh khoản của các ngân hàng. 5. Kết luận Để có thể giải quyết được những khó khăn về tình hình thanh khoản mà các NHTM Việt nam đang phải đối mặt, cần phải có sự kết hợp đồng bộ về giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, đưa kinh tế ra khỏi khủng hoảng của Chính phủ song song với việc các ngân 149
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG hàng thương mại phải tự hoàn thiện các chính sách về quản lý thanh khoản của mình. Đó là việc cần phải quản lý tốt các chỉ số liên quan đến thanh khoản, cơ cấu danh mục tài sản, có các chính sách huy động vốn và cho vay một cách hợp lý. Làm được như vậy, hệ thống NHTM Việt nam mới có thể đảm bảo an toàn về thanh khoản, góp phần chung trong việc lành mạnh hóa hệ thống NHTM để có thể cạnh tranh với các NHTM khác trong quá trình hội nhập ngày nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2008 – 2012 [2] Bessis, J. (2008). Risk Management in Banking. West Susex: John Willey & Sons. [3] Comptroller of the Currency (2001). Liquidity: Comptroller’s Handbook. Comptroller of the Currency: Administrator of the National Banks, Washington, DC [4] Nguyễn Đăng Dờn và các tác giả (2012).Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Phương Đông [5] Fadare, S. O. (2011). Banking Sector Liquidity and Financial Crisis in Nigeria. International Journal of Economics and Finance , Vol. 3, No. 5; October 2011. [6] Quách Mạnh Hào (2012). Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23‐28 [7] Rychtarik, S. (2009). Liquidity scenario analysis in Luxembourg banking sector. BCDL working paper, Luxembourg: Banque central du Luxembourg . [8] Vodova, P. (2011). Liquidity of Czech commercial banks and its determinant. International Journal Mathematical Models and Methods in Applied Science . [9] Xuezhi Qin và Dickson Pastory (2012). Comparative Analysis of Commercial Banks Liquidity Position: The Case of Tanzania, International Journal of Business and Management, Vol. 7, No. 10; May 2012, p134-141 [10] [11] [12] [13] [14] c%E1%BB%A7a-cac-ngan-hang-luon-trong-tinh-tr%E1%BA%A1ng-b%E1%BA%A5p- benh-va-cang-th%E1%BA%B3ng 150