Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 10 trang Gia Huy 19/05/2022 1550
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_kha_nang_hop_tac_giua_do.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Trần Thị Minh Phương1 Tóm tắt: Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học là xu hướng phổ biến trên thế giới. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hợp tác với trường đại học giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải tiến công tác tổ chức định mức, đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học ngày càng có vai trò quan trọng. Bài viết nghiên cứu một số đặc điểm hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh Việt Nam, làm rõ hơn cơ sở lý luận mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khóa: Nhân tố tác động, doanh nghiệp, trường đại học, nguồn nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0 Abstract: In the context of global competition and the development of the industrial revolution 4.0, cooperation between businesses and universities is a popular trend in the world. For businesses, the effectiveness of cooperation with universities helps businesses improve the level of science and technology, improve the organization of norms, production innovation, improve labor productivity and quality of Human resources Therefore, the level of cooperation between businesses and universities is increasingly important. The paper examines some characteristics of cooperation between enterprises and universities in the context of Vietnam, clarifying the rationale for the relationship between enterprises and schools, proposing factors affecting the level cooperation between businesses and schools, thereby offering some solutions to enhance cooperation between businesses and universities in the context of industry 4.0. Keywords: Impact factors; enterprises; universities; human resources; industrial revolution 4.0. 1. ĐẶC ĐIỂM HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học là xu hướng phổ biến trên thế giới, có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển trong đại học và khai thác tối ưu nguồn lực của các bên. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả hợp tác với trường đại học giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học ngày càng có vai trò quan trọng. 1 Email: minhphuong_822004@yahoo.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 505 Trong quá trình phát triển và đổi mới, quan hệ của ba đối tượng: doanh nghiệp, nhà trường, và quản lý nhà nước luôn dựa trên nền tảng của quá trình đổi mới khoa học - công nghệ. Trong mối quan hệ này, nhà trường ngoài nhiệm vụ truyền thống là đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp những kiến thức cơ bản, còn đóng vai trò giống như viện nghiên cứu cung cấp công nghệ và những trợ giúp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển, đổi mới (Loet Leydesdorff và cộng sự, 2001). Theo thời gian, sự phát triển của hệ thống kiến thức và khoa học công nghệ sẽ giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn (Etzkowitz và cộng sự, 2001). Chìa khóa của sự thành công trong quá trình đổi mới chính là nhờ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác như trường đại học, viện nghiên cứu. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, viện nghiên cứu có thể theo nhiều hình thức, mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, lịch sử và đặc thù của từng quốc gia (Conceicão và Heitor, 2001; Senker, 2001; Crow và các cộng sự, 1998; Geisler và Rubenstein, 1989). Khi thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và trường, thường với mục tiêu đem lại lợi ích cho cả hai phía. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp chính là lợi nhuận và để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần các điều kiện về khả năng thiết kế sản phẩm và qui trình sản xuất, công nghệ, nguồn nhân lực, tri thức trong nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của trường qua hoạt động đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực và qua hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp tri thức mới và nhà trường cũng cần các điều kiện như có đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu, các chương trình đào tạo phù hợp. Như vậy, khi doanh nghiệp và trường hợp tác với nhau thì nhà trường có thể giúp doanh nghiệp có được các điều kiện để đạt được mục tiêu hoạt động. DN cũng có thể giúp nhà trường về lĩnh vực nghiên cứu thực tế. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế từ năm 1986 đã tạo ra những thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội, trong đó có giáo dục đại học. Đi cùng với sự nghiệp đổi mới kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các trường đại học khối kinh tế đã có những thay đổi cơ bản về cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển. Tiếp đó, khi nước ta đã chính thức gia nhập WTO, việc đào tạo trình độ đại học khối các trường kinh tế đang đứng trước những thách thức lớn. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới đào tạo trình độ đại học khối các trường kinh tế để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế thị trường khu vực và thế giới. Hơn nữa, yêu cầu của thị trường lao động cạnh tranh là rất lớn, bao gồm cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Việc hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định: các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020); coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học công nghệ (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng khóa XI) Tuy nhiên, thực tế ở nước ta cho thấy việc gắn kết giữa đào tạo nhân lực và nhu cầu của xã hội về nhân lực còn rất hạn chế, nguồn cung nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu lao động cũng đang là vấn đề rất được dư luận quan tâm. Đa số các trường đại học chủ yếu tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo sẵn có, chưa nắm bắt được nhu cầu về nhân lực theo trình độ, ngành nghề của thị trường lao động
  3. 506 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nên nhiều sinh viên sau khi ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, hoặc không làm đúng ngành nghề mình đã học. Đồng thời, so với thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu và Mỹ thì đổi mới về vấn đề này ở Việt Nam rất chậm, đặc biệt các chính sách, cơ chế và giải pháp thực thi trong thực tiễn từ Chính phủ và các Bộ, ngành còn thiếu đồng bộ. Kết quả nghiên cứu tại 8 cơ sở giáo dục bậc đại học tham gia Dự án “Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai (POHE) cho thấy: Hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp là chưa nhiều. Phần lớn các trường chủ yếu chỉ thiết lập mạng lưới khoảng 10 đối tác chiến lược. Duy nhất có Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập được hợp tác mang tính chiến lược với 120 doanh nghiệp. Các trường đại học khác có số lượng các doanh nghiệp hợp tác ngắn hạn, không thường xuyên và có ít doanh nghiệp đối tác như: Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có từ 20 đến 40 đối tác; đặc biệt ở nhóm ít như Đại học Vinh chỉ có 4 đối tác. Kết quả khảo sát gần 1.400 cựu sinh viên từng tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục trong Dự án cho thấy: có 72,8% cho rằng có thể đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng “công việc thực tập thật sự có ích cho công việc đang làm”. Chính điều này giúp sinh viên tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các nội dung hợp tác khác và ở các cấp độ sâu hơn theo xu hướng hội nhập và chia sẻ nguồn lực cùng phát triển trong hợp tác với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Nhà triết học Willhelm Humboldt (Cộng hòa Liên bang Đức) là người khởi xướng ý tưởng liên kết, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Hợp tác đại học – doanh nghiệp được hiểu như sự tương tác, giao dịch giữa cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho các bên. Hợp tác bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D), xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát triển doanh nghiệp và quản trị. Hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp xuát phát từ việc tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện nghiên cứu cơ bản, gia tăng quyền sở hữu công nghệ, các phương tiện nghiên cứu và áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp, đạt được lợi ích chung cho cả hai bên. Về phía doanh nghiệp, có nhiều lí do khi thực hiện hợp tác với nhà trường như nâng cao năng lực sản xuất, giảm lãng phí trong hoạt đông, tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận hoặc mở rộng các cơ hội kinh doanh trong tương lai nhờ nâng cao giá trị thị trường và sản lượng sản xuất (Emanuela Todeva, David Knoke, 2005). Về phía nhà trường, khi thực hiện hợp tác với doanh nghiệp làm gia tăng cơ hội cho nhà trường trong đào tạo và nghiên cứu, chẳng hạn như: tăng cường cơ hội gặp gỡ các chuyên gia của doanh nghiệp, nắm bắt được vấn đề thực tế của doanh nghiệp nhằm giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy của nhà trường phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp, gia tăng nguồn vốn phục vụ cho nghiên cứu, mở rộng uy tín của nhà trường, gia tăng quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp từ nhà trường. Để hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp đạt hiệu quả và đem lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới mối liên kết này, Eva M. Mora-Valentin và các cộng sự (2004) cho rằng, các nhân tố tạo nên sự thành công của liên kết này có thể chia thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố liên quan đến hoàn cảnh; (2) nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức trong quá trình hợp tác.
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 507 Wong, Poh-Kam, Yuen-Ping Ho (2006) đưa ra các mô hình mô tả mối quan hệ giữa kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực. Mô hình đã đưa ra 5 mức độ kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Nhu cầu của người sử dụng lao động được biểu hiện bằng mong muốn của họ có được những lao động được đào tạo với những kiến thức và phẩm chất con người đáp ứng được yêu cầu của những vị trí công việc mà những lao động này phải đảm nhiệm trong các cơ quan, tổ chức cũng như trong doanh nghiệp. Bằng cách đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có được nguồn lực quan trọng, thậm trí là quan trọng bậc nhất để làm tròn sứ mạng của mình, để tồn tại và phát triển; đặc biệt là trong điều kiện thời đại của kinh tế tri thức ngày càng chiếm vai trò chủ đạo. Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác nhà trường – doanh nghiệp (University Business Cooperation - UBC), các tác giả tổng kết: Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu như là những giao dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Mối quan hệ này đang chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có nhận thức về lợi ích của sự hợp tác, cũng như những rào cản và động lực của sự hợp tác đó. Hơn nữa, theo Carayon (2003); Gibb & Hannon (2006) những nhân tố thuộc về hoàn cảnh như tuổi tác, giới tính, số năm học đại học, số năm làm việc trong giới doanh nghiệp, đặc điểm của nhà trường và của quốc gia cũng ảnh hưởng tới phạm vi của việc hợp tác. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Châu (2008) đưa ra mô hình (I-P-O-C) kết hợp giữa các yếu tố chất lượng của các thành phần tạo nên một cơ sở giáo dục, mô hình bao gồm: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình, chất lượng đầu ra và hoàn cảnh cụ thể. Các tiêu chí và chỉ số cụ thể cần được xác định để chỉ rõ mức độ đạt được của các thành phần này. Trong đào tạo, chất lượng đào tạo trình độ đại học được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. Cụ thể hơn, chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành cụ thể. Một cách khái quát có thể hiểu chất lượng đào tạo trình độ đại học được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đề ra đối với chương trình đào tạo. Qua các quan điểm trên ta có thể thấy, chất lượng đào tạo trình độ đại học thể hiện cả hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trường đề ra, ở khía cạnh này chất lượng đào tạo được xem là chất lượng bên trong. Ở khía cạnh thứ hai, chất lượng được xem là sự thoả mãn nhu cầu của người sử dụng lao động, ở khía cạnh này chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài. Như vậy, mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được uỷ thác, nhiệm vụ này thường được do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường. 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Để hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp đạt hiệu quả và đem lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới mối liên kết này, Eva M. Mora-Valentin và các cộng sự (2004) cho rằng, các nhân tố tạo nên sự thành công của liên kết này có thể chia thành hai nhóm: (1) nhóm nhân tố liên quan đến hoàn cảnh; (2) nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức trong quá trình hợp tác. Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thu Hằng (2008) đã chỉ ra rằng có hai nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học như sau: (1) Nhóm nhân tố
  5. 508 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 liên quan đến hoàn cảnh bao gồm: Mối quan hệ thân thiết sẵn có giữa hai bên, uy tín/danh tiếng của đối tác, mục tiêu hợp tác, năng lực của các bên khi tham gia hợp tác; (2) Nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức bao gồm: cam kết giữa hai bên, khả năng đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin Từ các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường như sau (Sơ đồ 1): Sơ đồ 1: Mô hình các nhân tố tác động tới khả năng hợp tác doanh nghiệp và nhà trường Mối quan hệ Nhân tố từ phía giữa DN và NT DN Hợp tác DN và NT Trao đổi thông Nhân tố từ phía tin NT Nhóm nhân tố liên quan đến mối quan hệ thân thiết sẵn có giữa hai bên, mối quan hệ này đạt được từ trong quá khứ do các thỏa thuận trước đây trong các dự án, các hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp với các đơn vị khác. Qua tiến trình thực hiện công việc và kết quả đạt được khi thực hiện cùng đối tác và những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình hợp tác, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp tục lựa chọn đối tác này và việc hợp tác sẽ có nhiều triển vọng thành công (Menguzzato, 1992). Như vậy, yếu tố này đề cập đến các vấn đề, bao gồm: NT và DN có mối quan hệ thân thiết sẵn có; Cam kết hợp tác giữa nhà trường và DN mang tính công bằng và vì quyền lợi của cả hai bên; Mục tiêu của hai bên được chia sẻ thông qua hợp tác; Hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN có sự linh hoạt cao. Nhóm nhân tố trao đổi thông tin đề cập đến các vấn đề bao gồm các cam kết, thỏa thuận giữa hai bên và khả năng đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin, cụ thể gồm các yếu tố thành phần sau: Nhà trường và DN thường xuyên trao đổi thông tin; Chất lượng thông tin trao đổi đảm bảo tính chính xác, kịp thời; Nội dung trao đổi thông tin (chương trình, kế hoạch hợp tác ) đảm bảo chính xác, đầy đủ. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp đề cập đến các yếu tố thành phần như: Sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp về hợp tác đào tạo với nhà trường; Doanh nghiệp luôn có nguồn tài chính cho việc hợp tác với nhà trường; Lĩnh vực hoạt động của DN gần với chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Nhóm nhân tố từ phía nhà trường bao gồm Nhà trường có định hướng hợp tác với DN; Nhà trường chủ động trong việc tiếp cận và đề xuất các hình thức hợp tác với DN; Chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội; Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí nghề nghiệp của DN; Danh tiếng của nhà trường được thể hiện thông qua hợp tác với DN; Nhà trường được giao quyền tự chủ. Có thể thấy rằng, trên thực tế, các nhân tố trên thường có ảnh hưởng tích cực tới sự hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp tác có những vấn đề kìm hãm làm
  6. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 509 giảm mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, có thể chia thành các nhân tố chính là do đặc điểm hoạt động của từng tổ chức và nhận thức về hoạt động của đối tác trên những vấn đề không phù hợp với quan điểm của mình như nhận thức của doanh nghiệp về nhà trường, hay sự tín nhiệm vào đối tác bị phá vỡ, văn hóa tổ chức không tương thích với hệ thống Do điều kiện, trong nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập tới các nhân tố làm giảm mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường. Các biến quan sát dự kiến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 1 như sau: Bảng 1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường Nhân tố Biến quan sát Mối quan hệ giữa NT và DN có mối quan hệ thân thiết sẵn có DN và NT Cam kết hợp tác giữa nhà trường và DN mang tính công bằng và vì quyền lợi của (4 biến quan sát) cả hai bên Mục tiêu của hai bên được chia sẻ thông qua hợp tác Hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN có sự linh hoạt cao* Trao đổi thông tin Nhà trường và DN thường xuyên trao đổi thông tin* (3 biến quan sát) Chất lượng thông tin trao đổi đảm bảo tính chính xác, kịp thời* Nội dung trao đổi thông tin (chương trình, kế hoạch hợp tác ) đảm bảo chính xác, đầy đủ* Nhân tố từ phía DN Sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp về hợp tác đào tạo với nhà (3 biến quan sát) trường Doanh nghiệp luôn có nguồn tài chính cho việc hợp tác với nhà trường* Lĩnh vực hoạt động của DN gần với chuyên ngành đào tạo của nhà trường Nhân tố từ phía NT Nhà trường có định hướng hợp tác với DN (6 biến quan sát) Nhà trường chủ động trong việc tiếp cận và đề xuất các hình thức hợp tác với DN Chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí nghề nghiệp của DN* Danh tiếng của nhà trường được thể hiện thông qua hợp tác với DN Nhà trường được giao quyền tự chủ Nguồn: [7] và Phát triển mới của tác giả (các biến có dấu * là các biến bổ sung thêm) Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau; KNHTDNNT = b0 + b1*MQH + b2*TĐTT + b3*DN + b4*NT + Ui Trong đó: KNHTDNNT: Khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường MQH: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường TĐTT: Trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và nhà trường DN: Các yếu tố từ doanh nghiệp NT: Các yếu tố từ nhà trường Dấu của các biến trong mô hình được dự đoán trong bảng sau:
  7. 510 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 2: Dự đoán dấu của các biến trong mô hình nghiên cứu Dự đoán chiều Biến Giải thích ý nghĩa tác động Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp càng tốt thì khả MQH + năng hợp tác càng cao Khi doanh nghiệp và nhà trường thường xuyên trao đổi thông TĐTT + tin thì khả năng hợp tác sẽ tốt Các yếu tố từ phía doanh nghiệp được quan tâm thì khả năng DN + hợp tác sẽ tốt Các yếu tố từ phía nhà trường được trang bị tốt thì khả năng NT + hợp tác sẽ tốt. Nguồn: Tác giả tổng hợp Để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả sử dụng phương pháp Forward Stepwise Conditional trong phần mềm SPSS phiên bản 20. Theo phương pháp này, các biến độc lập được đưa vào và kiểm tra lần lượt. Biến nào thỏa mãn các điều kiện của phương pháp này sẽ được giữ lại để phân tích; biến nào không thỏa mãn các điều kiện của phương pháp này sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Dựa vào số liệu phỏng vấn 200 công ty, tác giả sử dụng mô hình logistic để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 dưới dạng mô hình sau: Q = b0 + b1* X1+ b2* X2+ b3*X3+ b4*X4 + b5*X5 + b6*X6 + b7*X7 + b8 * X8 + b9 * X9 + b10*X10 + b11*X11+ b11*X12+ b13*X13+ b14*X14+ b15*X15+ b16*X16 Cụ thể tên và ý nghĩa các biến giải thích chi tiết trong bảng sau: Bảng 3: Danh mục các biến sử dụng trong mô hình STT Kí hiệu Ý nghĩa 1 Q Có hay không khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường 2 X1 NT và DN có mối quan hệ thân thiết sẵn có 3 X2 Cam kết hợp tác giữa nhà trường và DN mang tính công bằng và vì quyền lợi của cả hai bên 4 X3 Mục tiêu của hai bên được chia sẻ thông qua hợp tác 5 X4 Hình thức hợp tác giữa nhà trường và DN có sự linh hoạt cao 6 X5 Nhà trường và DN thường xuyên trao đổi thông tin 7 X6 Chất lượng thông tin trao đổi đảm bảo tính chính xác, kịp thời 8 X7 Nội dung trao đổi thông tin (chương trình, kế hoạch hợp tác ) đảm bảo chính xác, đầy đủ 9 X8 Sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp về hợp tác đào tạo với nhà trường 11 X19 Doanh nghiệp luôn có nguồn tài chính cho việc hợp tác với nhà trường
  8. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 511 STT Kí hiệu Ý nghĩa 12 X10 Lĩnh vực hoạt động của DN gần với chuyên ngành đào tạo của nhà trường 13 X11 Nhà trường có định hướng hợp tác với DN 14 X12 Nhà trường chủ động trong việc tiếp cận và đề xuất các hình thức hợp tác với DN 15 X13 Chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội 16 X14 Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí nghề nghiệp của DN 17 X15 Danh tiếng của nhà trường được thể hiện thông qua hợp tác với DN 18 X16 Nhà trường được giao quyền tự chủ Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa vào kết quả phỏng vấn Bảng 4: Kết quả kiểm định mô hình khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường Nhân tố B S.E Wald df Sig. Exp(B) Step 10i,j X1 2.581 .230 125.911 1 .000 .076 X2 .898 .266 11.394 1 .001 .407 X3 1.773 .100 314.428 1 .000 .170 X4 2.029 .179 128.366 1 .000 .131 X5 .771 .073 110.451 1 .000 .463 X6 .004 .001 15.646 1 .000 1.004 X7 2.721 .257 112.031 1 .000 15.194 X8 .405 .194 4.342 1 .037 .667 X9 .723 .250 8.358 1 .004 2.061 X10 5.200 .492 111.634 1 .000 181.333 X11 1.002 .056 81.911 1 .000 19.293 X12 .987 .981 48.959 1 .000 291.901 X13 .341 .082 188.685 1 .000 319.000 X14 .256 .256 172.954 1 .000 176.029 X15 .781 .100 180.814 1 .000 390.019 X16 2.923 .104 20.620 1 .000 1289.071 Constant 14.412 .963 224.167 1 .000 1815137.750 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS Mô hình biểu hiện khả năng hợp tác được biểu hiện cụ thể như sau: KNTCGD = 14.412 + 2,581*X1 + 0,898*X2 + 1,773*X3 + 2,029*X4 + 0,771*X5 + 0,004*X6 + 2,721*X7 +0,405* X8 + 0,723* X9 + 5,200*X10+ 1,002*X11+ 0,987*X12+ 0,341*X13+ 0,256*X14+ 0,781*X15+ 2,923*X16 Theo mô hình trên, các hệ số mang dấu dương là các nhân tố có tác động tích cực và các hệ số mang dấu âm là tác động tiêu cực. Trong mô hình này, toàn bộ các nhân tố đều có hệ số dương
  9. 512 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 có nghĩa các nhân tố đều có tác động đến khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong thời đại công nghiệp 4.0. Biến X8 cho thấy sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp về hợp tác đào tạo với nhà trường có tác động rất tích cực cũng cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo sẽ làm tăng khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 4.1. Đối với Nhà nước - Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách định hướng và điều chỉnh hoạt động liên kết giữa trường đại học và DN. Để việc liên kết này hiệu quả, Nhà nước cần có chính sách và hướng dẫn cụ thể về quyền, trách nhiệm, phương thức hợp tác giữa trường đại học và DN. - Cần thống kê nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để điều tiết lĩnh vực giáo dục - đào tạo cho phù hợp, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. - Thiết lập nhiều kênh, mạng lưới kết nối trường đại học với DN. Tạo cơ chế chính sách, tang quyền tự chủ cho nhà trường, cần có cơ chế hỗ trợ nhà trường và DN thành lập các quỹ đầu tư phát triển chung để gia tăng sự ràng buộc, nâng cao tính năng động cũng như trách nhiệm của các chủ thể liên kết. Tổ chức các diễn đàn có quy mô để nhà trường và DN có cơ hội giao lưu, đối thoại nhằm nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai. 4.2. Đối với doanh nghiệp - Tạo điều kiện để giảng viên đến tham gia trao đổi kinh nghiệm tại doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, tham quan, khảo sát, thực hành tại doanh nghiệp. - Chủ động phối hợp với trường đại học trong việc biên soạn giáo trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp. Đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, góp ý phản biện nội dung để chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của DN và xã hội. - Doanh nghiệp cần có cơ chế khuyến khích đội ngũ, giảng viên có trình độ cao trong các trường đại học tham gia vào các dự án hoặc chia sẻ, cố vấn cho DN thông qua các chương trình đào tạo nội bộ hoặc đào tạo liên kết. - Tạo điều kiện để các chuyên gia, kỹ sư tham gia trực tiệp vào các buổi đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, nói chuyện chuyên đề tại các trường đại học để giảng viên cũng như sinh viên tăng cường thêm kiến thức và kỹ năng chuyên môn thực tế. 4.3. Đối với nhà trường - Nâng cao năng lực đào tạo thông qua bồi dưỡng trình độ của đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu; cập nhật, đổi mới chương trình nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục. - Có kế hoạch chủ động theo năm học, mời các nhà lãnh đạo, quản lý nhân lực, kỹ sư giỏi tại các DN tham gia vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu, xây dựng chương trình của nhà trường về những kỹ năng liên quan đến tổ chức định mức, lao động tiền lương, quản lý nhân sự, thực hành trên máy móc, thiết bị thực tế để quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên lớp có tính thực tiễn cao
  10. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 513 - Thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác. Xây dựng mối quan hệ vững chắc với các cựu sinh viên, đây chính là những nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai. - Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đi thực tế theo định kỳ tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 5. KẾT LUẬN Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, giá trị cốt lõi của việc hợp tác đó là đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Giúp doanh nghiệp có được nhân lực phù hợp phát triển mạnh và lợi nhuận cao, Nhà trường thì tăng thương hiệu cũng như chất lượng đào tạo Doanh nghiệp và nhà trường cần duy trì thường xuyên các kênh tiếp xúc và liên lạc, chia sẻ thông tin, ý tưởng thông qua bộ phận chuyên trách về hợp tác hoặc thông qua các dự án và các hoạt động chung, kể cả về kế hoạch phát triển để xây dựng hợp tác lâu dài có tính chiến lược. Doanh nghiệp và nhà trường cần kết hợp hài hòa các lợi ích và trách nhiệm trong triển khai hợp tác theo hướng: nhà trường ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và tư vấn về các vấn đề của doanh nghiệp; ngược lại, doanh nghiệp có định hướng, xây dựng kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận kết quả để thực hiện thương mại hóa. Doanh nghiệp giữ vai trò là nhà cung cấp thông tin để các trường đại học nắm được nhu cầu của thị trường công nghệ và thị trường lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phương Anh, “Quan điểm của các doanh nghiệp trong hợp tác với trường đại học”, consulting.com.vn/vi/thuvien/bai-viet-chuyen-gia/, truy cập ngày 15/12/2018. 2. Hà Văn Hoàng, “Hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, ngày 15/12/2018. 3. Đinh Văn Toàn, “Hợp tác đại học – doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 69-80. 4. “Liên kết trong đào tạo và tuyển dụng giữa doanh nghiệp và các trường đại học”, Tạp chí CNTT số tháng 12/2006. 5. Mô hình liên kết doanh nghiệp – cơ sở nghiên cứu – nhà nước để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. www.irv.moi.gov.vn, truy cập ngày 12/2/2018. 6. Nguyễn Thị Thu Hằng, (2008), “Nghiên cứu sơ bộ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường Đại học”, Viện nghiên cứu, quản lý nhà nước (theo cách nhìn doanh nghiệp). Tạp chí Khoa học Chính trị, số 5, 43-50. 7. Elmuti, D., Abebe, M., Nicolosi, M. (2005), An overview of strategic alliances 8. between universities and corporations, The Journal of Workplace Learning, 17(1), pp.115-28. 9. Emanuela Todeva, David Knoke (2005), Strategic alliances and models of collaboration, Journal Management Decision, 43, pp. 123-148. 10. Eva M. Mora-Valentin, Angeles Montoro-Sanchez, Luis A. Guerras-Matin, 2004, Determining factors in the success of R&D cooperative agreements between firms and research organizations,Research Policy, 33 pp 17-40.