Nghiên cứu các yếu tố nhận diện gian lận trong Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 2050
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố nhận diện gian lận trong Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_nhan_dien_gian_lan_trong_bao_cao_tai_c.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các yếu tố nhận diện gian lận trong Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 FINTECH VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Nguyễn Thị Hội Khoa HTTT Kinh tế và TMĐT, Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã thúc đẩy các doanh nghiệp Fintech phát triển mạnh mẽ, không những mang đến nhiều lợi ích không nhỏ cho khách hàng mà còn tác động trực tiếp đến thị trường các dịch vụ tài chính. Bài viết nhằm giới thiệu sơ lược các dịch vụ tài chính mà các Fintech cung cấp cho thị trường, đồng thời trình bày sự tác động của các Fintech đến thị trường các dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Ngoài ra, bài viết cùng đưa ra những cơ hội và thách thức mà các Fintech Việt Nam đang gặp phải. Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, thị trường dịch vụ tài chính, Bigtech, dịch vụ tài chính. ABSTRACT In recent years, the development of information technology has encouraged Fintech businesses making great innovated, it brings not only great benefits to customers but also direct impact on the market of financial service. The paper will present a briefly of financial services which are provided by Fintechs, and it also will present the impact of Fintech on the market of financial services in Vietnam. Final, the paper introduces some of the opportunities and challenges of Fintechs in Vietnam. Keywords: Fintech, market of finance service, Bigtech, finance service. 1. Giới thiệu chung Thị trường tài chính trên toàn thế giới bị tác động sâu sắc bởi cuộc cách mạng Internet vào đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, công nghệ đã làm giảm chi phí giao dịch tài chính và dẫn đến sự phát triển của tài chính điện tử (e-finance). Các hình thức dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm thông qua mạng Internet và các dịch vụ World Wide Web, cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập tài khoản, thực hiện chuyển khoản và thu thập thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà không phải liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính. Bên cạnh đó, sự lan tỏa sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động trực tiếp đến thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính. Đồng thời, những nhân tố mới tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính, bao gồm các công ty FinTech và các công ty công nghệ lớn (BigTech), đã thay đổi đáng kể cấu trúc thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung và khả năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm cả lợi ích và những rủi ro cho sự ổn định tài chính, và chúng thực sự tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền. Sự cạnh tranh và đa dạng hơn trong việc cho vay, thanh toán, bảo hiểm, giao dịch và các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác có thể tạo ra một hệ thống tài chính hiệu quả và linh hoạt hơn khi áp dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ cung cấp tài chính. Bài viết nhằm giới thiệu sơ lược về các công ty và dịch vụ công nghệ tài chính, đồng thời phân tích một số ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó, đưa ra một số hàm ý để có thể thúc đẩy sự phát triển và mang lại sự cân bằng hơn cho các công ty cung cấp dịch vụ tài chính khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. 2. Các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi fintech Theo (Tổng luận, 2018), (World Fintech Report, 2018) và (Igor Pesin, 2019) thì hiện tại, chưa có một định nghĩa thống nhất trên toàn cầu cho khái niệm “FinTech”, hầu hết đều sử dụng thuật ngữ "FinTech", viết tắt của cụm từ “financial technology” (công nghệ tài chính), để biểu thị các công ty hoặc đại diện các công ty 91
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 kết hợp các dịch vụ tài chính với các công nghệ thông tin hiện đại, sáng tạo. Như một quy ước, những công ty mới gia nhập vào thị trường sẽ cung cấp các sản phẩm dựa trên Internet theo hướng ứng dụng, các công ty FinTech thường hướng tới thu hút khách hàng bằng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với người dùng, hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tự động hơn so với những sản phẩm và dịch vụ đã có. Ngoài cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, FinTech còn phân phối bảo hiểm và các công cụ tài chính khác hoặc cung cấp các dịch vụ bên thứ ba. Theo nghĩa rộng của thuật ngữ "FinTech", thì có thể bao gồm các công ty cung cấp công nghệ cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công nghệ trong cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng, v.v. Theo (US Treasury, 2018), (Tổng luận, 2018), và (KPMG, 2019) thì các công ty trong ngành công nghiệp FinTech có thể được chia thành bốn phân khúc chính dựa theo các mô hình kinh doanh đặc thù bao gồm: huy động vốn; quản lý tài sản; thanh toán; và các loại hình FinTech khác. Huy động vốn bao gồm huy động vốn cộng đồng (crowdfunding), loại hình có số lượng lớn các nhà góp vốn tham gia và các dịch vụ tín dụng và bao thanh toán (credit & factoring), loại hình tín dụng và các dịch vụ bao thanh toán mà không có sự tham gia của đám đông. Huy động vốn cộng đồng còn có thể được chia thành 4 phân đoạn nhỏ hơn nữa trên cơ sở loại hình đối ứng (consideration) được trả cho nhà đầu tư cho các khoản đầu tư của họ, ví dụ, trong khi các nhà đầu tư tham gia vào huy động vốn cộng đồng trên cơ sở quyên tặng (donation-based crowdfunding) không nhận được khoản lợi nhuận nào cho những khoản đóng góp của họ (mặc dù họ có thể thu được lợi ích cá nhân gián tiếp thông qua hành động quyên góp), thì ở huy động vốn cộng đồng trên cơ sở hưởng lợi nhuận (reward-based crowdfunding) họ nhận được một số hình thức thưởng đối ứng dưới dạng phi tiền tệ. Còn đầu tư vốn cộng đồng (crowdinvesting), các nhà đầu tư nhận được một phần vốn chủ sở hữu, nợ hoặc quyền sở hữu lai ghép, các hợp đồng được sử dụng trong đầu tư vốn cộng đồng thường mô phỏng các khía cạnh nhất định của việc tham gia góp vốn bằng cách sử dụng một công cụ trung gian và cho vay cộng đồng (crowdlending), chứa những nền tảng cho phép các cá thể tư nhân và doanh nghiệp có thể vay từ đám đông, đổi lại việc cho vay, các nhà đầu tư đám đông sẽ nhận được lãi suất được định trước. Tín dụng và bao thanh toán (credit & factoring), doanh nghiệp FinTech ở phân đoạn này, thường hợp tác với ngân hàng đối tác (hoặc một số ngân hàng đối tác), mở rộng tín dụng tới các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân mà không cần phải nhờ tới đám đông. Quản lý tài sản bao gồm các công ty FinTech cung cấp tư vấn, xử lý và quản lý tài sản, các chỉ số tổng hợp về mức độ tài khoản cá nhân, phân khúc này cũng được chia thành các phân đoạn nhỏ hơn khác bao gồm: giao dịch xã hội (social trading) là một dạng đầu tư mà nhà đầu tư có thể quan sát, thảo luận và sao chép chiến lược đầu tư hoặc danh mục đầu tư của các thành viên khác trong mạng xã hội. Tùy vào mô hình kinh doanh của nền tảng giao dịch xã hội, người dùng có thể trả các biên lãi, chi phí đặt hàng hoặc tỷ lệ phần trăm số tiền đã đầu tư. Ngoài ra, các giải pháp phần mềm sáng tạo và các hệ thống máy tính giữ vai trò quan trọng trong các mô hình kinh doanh của nhiều công ty FinTech trong phân khúc quản lý tài sản; Tư vấn tự động (robo- advice) đề cập đến các hệ thống quản lý danh mục đầu tư, có chức năng cung cấp tư vấn đầu tư tự động dựa trên thuật toán, đôi khi còn đưa ra các quyết định đầu tư. Quản lý tài chính cá nhân (PFM) bao gồm: các công ty FinTech cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa tài chính cá nhân, đặc biệt là quản lý và trình bày dữ liệu tài chính bằng phần mềm hoặc các dịch vụ dựa trên ứng dụng công nghệ. Các công ty PFM cho phép khách hàng theo dõi các tài sản mà họ đã gửi vào các tổ chức tài chính khác nhau cũng như các khoản vay được vay từ các bên cho vay khác nhau chỉ trên một ứng dụng; Đầu tư và ngân hàng, các công ty FinTech cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống, chẳng hạn như tài khoản tiền mặt với một số chức năng công nghệ thông tin nhất định. Bằng cách sử dụng hiệu quả các công nghệ và loại bỏ các mạng lưới nhánh rườm rà, các công ty Fitech này có thể cung cấp các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiệu quả về chi phí và nhanh hơn, cũng như có nhiều chức năng thân thiện với người dùng hơn. Thanh toán là một thuật ngữ rộng áp dụng cho các công ty FinTech có các ứng dụng và dịch vụ liên quan tới giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, trong phân khúc này là bao gồm các phân đoạn chuỗi khối (blockchain) và tiền điện tử (cryptocurrency), gồm các công ty FinTech cung cấp các loại tiền ảo như một phương án thay thế cho tiền truyền thống. Thông tin thanh toán có thể được sử dụng trong quá trình thanh toán 92
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 mà không phải nhập lại lần nữa bằng điện thoại di động hoặc mạng Internet, cho phép tạo ra những giao dịch rất nhanh và thân thiện với người dùng. Các giải pháp sáng tạo khác đối với chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán khác cũng được bao gộp vào phân đoạn các phương thức thanh toán thay thế. Các FinTech khác là các doanh nghiệp FinTech không thể xếp loại theo ba loại hình bên trên. Bao gồm: các công ty FinTech cung cấp bảo hiểm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua được bao gộp trong phân đoạn bảo hiểm. Những công ty FinTech này thường được gọi là InsurTech - công nghệ bảo hiểm, cung cấp bảo hiểm ngang hàng (peer-to-peer), trong đó một nhóm các chủ hợp đồng bảo hiểm tập hợp lại và nhận trách nhiệm tập thể trong trường hợp có thiệt hại, nếu không có tổn thất xảy ra trong nhóm, sẽ hoàn trả một phần phí bảo hiểm. Các FinTech của phân đoạn công cụ tìm kiếm và các trang so sánh, cho phép tìm kiếm và so sánh các sản phẩm và dịch vụ tài chính dựa trên mạng Internet, các công ty FinTech cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính được bao gộp vào phân đoạn Công nghệ, công nghệ thông tin và Cơ sở hạ tầng. Như vậy, có thể thấy rằng, các dịch vụ tài chính mà các Fintech mang lại cho khách hàng rất đa đạng và phong phú, đây thực sự là một thách thức cho các dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính truyền thống. 3. Fintech và cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính Theo một báo cáo của (Accenture, 2016), FinTech là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của các nền kinh tế, đầu tư vào ngành công nghiệp này tăng nhanh và đạt 12,2 tỷ USD năm 2014, trong khi năm 2008, ngành công nghiệp này mới chỉ đạt được con số khiêm tốn là 930 triệu USD. Với hơn 90 triệu dân và đến hơn 64 triệu người dùng các dịch vụ Internet (TMĐT, 2019) Việt Nam đang được xem là thị trường giàu tiềm năng cho các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ tài chính. Thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Quy mô thị trường vốn tính đến 30 tháng 6 năm 2019 tăng khoảng 6,3% so với cuối năm 2018. Trong đó, thị trường cổ phiếu tăng trưởng vượt bậc về quy mô, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu so với GDP tăng từ 32% năm 2015 lên 75% năm 2018. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp so với GDP tăng gần gấp hai lần, từ 3,4% năm 2015 lên 6,7% năm 2018. Quy mô thị trường trái phiếu chính phủ so với GDP cũng tăng từ 16,1% lên 27,4%. Theo dự báo của PWC, đến năm 2020, sẽ có khoảng 28% hoạt động kinh doanh truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng, thanh toán và 22% hoạt động kinh doanh truyền thống trong lĩnh vực bảo hiểm, quản lý tài sản bị ảnh hưởng mạnh mẽ có thể được thay thế bởi các ứng dụng công nghệ tài chính. Do vậy, việc phát triển nhanh và lan rộng các Fintech liệu có ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường cung cấp dịch vụ tài chính hay không? Các FinTech có thể ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính bằng cách thay đổi cấu trúc thị trường trong các dịch vụ tài chính, cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi các yếu tố như số lượng và quy mô của người tham gia thị trường, những rào cản và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin đối với tất cả những thành phần tham gia. Đổi mới các công nghệ cung cấp dịch vụ tài chính có thể ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường thông qua các kênh khác nhau, bao gồm: Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ giống ngân hàng như các FinTech credit hoặc các hệ thống thanh toán. Do các Fintech sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hiệu quả như cho vay, thanh toán dịch vụ, huy động vốn ngắn hạn, v.v. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xã hội, v.v. Thứ hai là sự gia nhập của các công ty công nghệ lớn, có uy tín vào các dịch vụ tài chính (còn gọi là các công ty BigTech ví dụ như zalo, facebook, v.v.), các tổ chức phi truyền thống với mạng lưới được thiết lập và dữ liệu khách hàng lớn được tích lũy trong nhiều năm hoặc uy tín của họ trong cộng đồng. Những công ty BigTech mới có thể cung cấp các dịch vụ chi phí thấp hơn (hoặc thậm chí miễn phí) vì họ có thể sử dụng dữ liệu thu được thông qua các dịch vụ này cho nhiều doanh nghiệp, vì vậy, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường dịch vụ tài chính. Cuối cùng là việc cung cấp các dịch vụ của bên thứ ba, đây là các tổ chức tài chính dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để cung cấp dữ liệu, kết nối vật lý và sử dụng các dịch vụ trên các đám mây. Sự phụ thuộc của các tổ chức tài chính truyền thống và các công ty FinTech vào các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba có thể tăng theo thời gian. Rủi ro vận hành hệ thống và an ninh mạng có thể phát sinh nếu các tổ chức hoặc thị trường 93
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 quan trọng có hệ thống không được quản lý rủi ro liên quan đến gia công bên thứ ba, những nhà cung cấp dịch vụ này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính. Theo (US Treasury, 2018), (Joy Ogden, 2016), (HKMA, 2018) thì các công nghệ sử dụng chủ yếu của các Fintech được chia thành ba nhóm chính: Nhóm dịch vụ sử dụng các API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng). Việc sử dụng API cho phép các ứng dụng phần mềm khác nhau giao tiếp với nhau và trao đổi dữ liệu trực tiếp mà không cần tác động con người. Các phần mềm quản lý tài chính, các giao diện hỗ trợ thanh toán, các giao dịch dựa trên ứng dụng web hay mạng Internet đều sử dụng các API; Nhóm sử dụng công nghệ di động và điện thoại thông minh, trên thực tế các thiết bị di động và điện thoại thông minh đều kết hợp với API đặc thù để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng; Và nhóm cuối cùng là các dịch vụ tài chính dựa trên điện toán đám mây (Cloud Computing), các dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây giúp cho các Fintech cắt giảm chi phí đầu tư hạ tầng đắt đỏ và tận dụng được tài nguyên chung. 4. Những tác động đến cấu trúc thị trường dịch vụ tài chính 4.1. Những tác động tích cực Việt Nam với gần 67% dân số hiện đang sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hay mạng lưới ATM của các ngân hàng có độ bao phủ thấp do hiệu quả kỳ vọng mang lại so với chi phí đầu tư là thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của các ngân hàng. Do không thể tiếp cận dịch vụ của các ngân hàng nên trên thực tế hiện nay, người dân sinh sống ở các khu vực này đang phải sử dụng các kênh thanh toán, chuyển tiền không chính thức có độ an toàn thấp và rủi ro cao. Trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận điện thoại di động và Internet của người dân Việt Nam ở mức cao, có đến 64 triệu người sử dụng Internet, đứng vị trí thứ 6 khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương và vị trí 13 trên thế giới (theo Internet World Stats) và tổng cộng 25,1 triệu người sử dụng điện thoại thông minh với tỷ lệ tiếp cận điện thoại thông minh 26,4 %, đứng vị trí 21 trên thế giới, (theo báo cáo Newzoo’s Global Mobile Market tháng 4/2017). Thêm vào đó, sự am hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin của người trẻ tuổi; sự bùng nổ của thương mại điện tử; tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng thấp, v.v. là những yếu tố thuận lợi để phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng dựa trên nền tảng Fintech tại Việt Nam trong tương lai. Do vậy, có thể nói rằng Fintech đã có sự tác động mạnh đến cấu trúc thị trường tài chính, bao gồm: Thứ nhất, mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng không còn là ưu tiên trong cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng mà có cả sự tham gia của các Fintech và BigTech, nếu như các hệ thống ngân hàng lõi được thiết kế vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước không linh hoạt và không tập trung vào khách hàng thì các mô hình ngân hàng kỹ thuật số được xây dựng trên các giải pháp Fintech lại là các mô hình được xây dựng trên cơ sở tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, thuận tiện, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, tác động mạnh mẽ đến sự dịch chuyển của khách hàng sử dụng dịch vụ từ các kênh truyền thống sang kênh điện tử, trực tuyến. Các công ty Fintech đã tác động trực tiếp làm chuyển dịch nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng sang các kênh giao dịch trực tuyến và điện thoại di động thông minh thay vì phải tới các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà. Đây cũng chính là cơ hội cho các tổ chức tài chính và ngân hàng quy mô nhỏ thu hút thêm các đối tượng khách hàng sinh sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á hay Châu Phi vốn không có tài khoản ngân hàng và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống. Theo Báo cáo Chỉ số Toàn cầu (Global Index Report năm 2017), hiện nay vẫn có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới không có cơ hội tiếp cận và sở hữu một tài khoản thanh toán, hơn 200 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ (MSMEs) cũng không được tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thức. Thứ ba, sự chuyển hướng sang các giải pháp ngân hàng hợp kênh (Omni - channel banking). Trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghệ số, các tổ chức tài chính đã không còn tập trung vào việc phát triển ngân hàng đa kênh nữa mà gần đây, đã chuyển hướng sang phát triển giải pháp ngân hàng hợp kênh, vốn được thiết 94
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 kế để nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng. Thông qua giải pháp ngân hàng hợp kênh, khách hàng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thiết bị có kết nối Internet theo thời gian thực, đồng thời có thể trải nghiệm sự đồng bộ và liền mạch dịch vụ trên mọi kênh giao dịch Internet Banking, Mobile Banking, ATM Thứ tư, sự bùng nổ của các giải pháp Fintech do các tổ chức phi ngân hàng phát triển trong thời gian qua đã có một tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt trong việc thúc đẩy mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính. Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông, không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng lớn, các công ty Fintech đã và đang thu hút được một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo vốn không có tài khoản ngân hàng, là những đối tượng khách hàng mà các ngân hàng, tổ chức tài chính truyền thống còn chưa phục vụ đầy đủ. 4.2. Những tác động tiêu cực Tuy nhiên, sự đổi mới, sáng tạo của Fintech không chỉ đem lại những lợi ích to lớn đối với các tổ chức ngân hàng - tài chính mà nó cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia trong cách ứng xử và quản lý hoạt động này. Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh của Fintech - một lĩnh vực hoàn toàn mới đã khiến hệ thống tài chính của các quốc gia đối mặt với nhiều thách thức: Thứ nhất là vấn đề pháp lý và quy định về hoạt động tài chính, đây là rào cản lớn bởi theo trường phái bảo thủ, coi các sản phẩm và dịch vụ do công ty Fintech cung cấp giống như dịch vụ ngân hàng, do đó phải tuân thủ các quy định pháp lý về hoạt động giống ngân hàng cũng như các quy định bảo vệ người tiêu dùng và các quy định pháp lý khác (same business, same risks, same rules). Quan điểm này sẽ giúp các quốc gia và các chính phủ bảo vệ được lợi ích của khách hàng cũng như sớm đưa các công ty Fintech vào khuôn khổ quản lý, nhưng họ sẽ kìm hãm khả năng sáng tạo của các công ty Fintech khi gò bó các công ty này vào các quy tắc quản lý vốn đã cũ, không còn phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay. Thứ hai là quá phụ thuộc vào công nghệ: các công ty Fintech có thể tự do vận dụng các sáng tạo, đổi mới của mình để làm mới các dịch vụ tài chính truyền thống đã cũ, giúp giảm bớt các chi phí cho khách hàng sử dụng, đồng thời mở rộng hơn nữa phạm vi cung ứng của các dịch vụ này. Tuy nhiên, sự rộng mở này có thể gây ra tổn thất cho khách hàng và ở quy mô lớn có thể dẫn tới đổ vỡ hàng loạt của các công ty Fintech, sự thất bại và đổ vỡ hàng loạt của các công ty P2P tại Trung Quốc là một minh chứng khá rõ nét cho việc bùng nổ phát triển Fintech thiếu sự kiểm soát, quản lý từ cơ quan quản lý nhà nước. Thứ ba là vấn đề quản lý dòng tiền: cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam đang gặp một số thách thức mới trong quản lý nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực như cho vay ngang hàng, các mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, tiền ảo, các loại tài sản ảo, phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICOs), kinh doanh đa cấp lợi dụng danh nghĩa tiền ảo/tài sản ảo, v.v. 5. Một số hàm ý và kết luận 5.1. Một số hàm ý cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Hiện nay ở Việt nam, lĩnh vực cung cấp nền tảng và giải pháp thanh toán hiện đang chiếm lĩnh vị trí thống trị về số lượng các công ty, chiếm khoảng 58% trong tổng số các công ty hoạt động trong lĩnh vực FinTech. Tổng giá trị giao dịch sử dụng các giải pháp thanh toán số ước tính tăng từ 7.259 triệu USD năm 2017 lên 8.523 triệu USD trong năm 2019. Tỷ lệ tăng trưởng của lĩnh vực này trung bình trong giai đoạn 2019 - 2023 ước tính khoảng 12,7%, tương ứng với tổng giá trị giao dịch sử dụng các giải pháp thanh toán số đạt 13.742 triệu USD vào năm 2023. Đối với lĩnh vực tài chính cá nhân, tổng giá trị giao dịch ước tính tăng từ 16 triệu USD năm 2017 lên 58 triệu USD trong năm 2019. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2019 - 2023 ước khoảng 43,6%, tương ứng với tổng giá trị giao dịch sử dụng các giải pháp thanh toán số đạt 246 triệu USD vào năm 2023. Trong lĩnh vực tài chính huy động vốn cộng đồng, tổng giá trị giao dịch ước tính tăng từ 0,4 triệu USD năm 2017 lên 0,8 triệu USD trong năm 2019. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2019 95
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 - 2023 ước tính khoảng 16,9%, tương ứng với tổng giá trị giao dịch sử dụng các giải pháp thanh toán số đạt 1,3 triệu USD vào năm 2023. Ban Chỉ đạo Fintech của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang hoàn thiện dự thảo Đề án về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) cho các doanh nghiệp Fintech cung ứng giải pháp, dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Dự thảo Đề án này đã được gửi lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan và một số tổ chức tài chính quốc tế. Dự kiến bản Đề án sẽ được NHNN trình Chính phủ đầu năm 2019 đề xuất Chính phủ cho phép NHNN và các cơ quan liên quan thực hiện cơ chế thử nghiệm cho các giải pháp Fintech. Tại thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng 78 công ty Fintech đang hoạt động, so với Singapore có khoảng 490 fintech, Indonesia là 262 fintech, Malaysia 196 Fintech. Đa số các công ty fintech của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, chiếm tới 47% và đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện đã có sự dịch chuyển dần từ Fintech trong lĩnh vực thanh toán sang các lĩnh vực khác, khó hơn và mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng lớn. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng chưa được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún, tự phát. Vì vậy, với sự những lợi thế về công nghệ, các ứng dụng dựa trên mạng Internet và các dịch vụ trên thiết bị di động, rất phù hợp cho việc phát triển các dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ. Với lợi ích mang lại cho các khách hàng chưa có tài khoản từ các ngân hàng truyền thống, các giao dịch ngân hàng không giấy, các sản phẩm của Fintech giúp cho người dùng giao dịch dễ dàng và nhanh chóng. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn với nhiều nhà cung cấp dịch vụ tiện lợi, không phụ thuộc vào vị trí địa lý, chỉ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng và thiết bị đầu cuối, bên cạnh đó, công nghệ cho phép các công ty Fintech thu thập và lưu trữ nhiều thông tin hơn về khách hàng để họ có thể cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa hơn. Những lợi ích mà các công ty Fintech mang lại rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, cũng như tình hình kinh tế, xã hội của khu vực kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. 5.2. Kết luận Với bối cảnh cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang rộng khắp, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang đứng trước những cơ hội lớn, những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Các công ty Fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, các trang mạng xã hội, các ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, tablet banking, các kênh bán hàng qua Internet. Các tổ chức tài chính, ngân hàng “không giấy” ngày càng trở nên phổ biến, chúng tác động mạnh mẽ đến thị trường dịch vụ tài chính, các công nghệ xử lý dữ liệu lớn (BigData) giúp phân tích hành vi khách hàng, giúp các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên ngoài và bên trong. Điều này nhằm tiết giảm các chi phí, hỗ trợ quá trình ra quyết định, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời làm cho thị phần các ngân hàng có xu hướng giảm bớt, “nhường sân” cho các công ty fintech. Và thị trường lao động lĩnh vực tài chính-ngân hàng có sự thay đổi chuyển dần thành yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi cả về công nghệ thông tin lẫn chuyên môn nghiệp vụ tài chính. 96
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo ngành Công nghệ thông tin 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông. [2] Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (2018), Tổng luận “FINTECH – Làn sóng công nghệ làm thay đổi tài chính thế giới” [3] Thùy Dung (2018), Fintech làm thay đổi bức tranh thị trường tài chính, Tapchitaichinh.vn [4] Nguyễn Đại Trí, Nguyễn Cương, Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Cục CNTT và Bộ Tài chính. [5] World fintech report (2018) [6] 2019 KPMG International Cooperative (2019), The Pulse of Fintech 2018 [7] Igor Pesin, (2019), Partner, Investment Director, Life.SREDA VC, Introduction to Fintech [8] FSB (2019), FinTech and market structure in financial services, 2019 Financial Stability Board [9] CGFS and FSB (2017), “FinTech Credit: Market developments, business models and financial stability implications,” May. [10] Kai Riemer, Ella Hafermalz, Armin Roosen, Nicolas Boussand, Hind El Aoufi, David Mo, Sudhir Pai, and Alex Kosheliev (2017), “The FinTech Advantage: Harnessing digital technology, keeping the customer in focus,” [11] Dirk Zetzsche, Ross Buckley, Douglas Arner and Janos Barberis (2018), “From FinTech to TechFin: The Regulatory Challenges of Data-Driven Finance,” New York University Journal of Law and Business, Forthcoming; Agustín Carstens (2018) [12] US Treasury (2018), “A Financial System That Creates Economic Opportunities Nonbank Financials, Fintech, and Innovation,” July, pp. 44-52. [13] FSB (2017), “Artificial intelligence and machine learning in financial services,” November. [14] Laura Brodsky and Liz Oakes (2017),“Data Sharing and Open Banking,” McKinsey & Company. [15] HMT (2017), “Programmable Web API Directory Eclipses 17,000 as API Economy Continues Surge,” March. [16] HKMA (2018), “Consultation Paper on Open API Framework, for the Hong Kong Banking Sector,” January. [17] Joy Ogden (2016), “APIs Blurring the Competitive Advantage between Banking and Fintech,” The Financial Brand. See also Mohit Mehrotra (2016) 97