Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_co_che_van_hanh_cua_tai_chinh_toan_dien.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện
- NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Phạm Thị Vân Huyền Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu gần đây. Các quốc gia đã chú trọng thúc đẩy tài chính toàn diện nhằm tận dụng các cơ hội mà nó mang lại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này xem xét cơ chế vận hành của tài chính toàn diện, nhằm làm rõ các phương thức tài chính toàn diện được thực thi nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp trong một cộng đồng bất kỳ đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện với giá cả hợp lý. Từ khóa: Tài chính toàn diện; Mô hình tài chính toàn diện 1. Mô hình của tài chính toàn diện 1.1. Mô hình tài chính toàn diện 5P Mô hình tài chính toàn diện 5P đượcRajan, Lalit, & Memorial, (2014) đề xuất, theo đó Tài chính toàn diện bao gồm 5 yếu tố: Sản phẩm (Product); Địa điểm (Place); Giá cả (Price); Bảo vệ (Protection); Lợi nhuận (Profit). Hình 1: Mô hình tài chính toàn diện 5P Sản phẩm (Product) Địa điểm Tài chính Lợi nhuận (Place) toàn diện (Profit) Giá cả Bảo vệ (Price) (Protection) Để đạt được mục tiêu là giúp cho các đối tượng có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, tài chính toàn diện cần phải được thực hiện theo hướng ngay cả những người 40
- nghèo, những người không có điều kiện cũng có thể tiếp cận được các DVTC. Nếu muốn thu hút người nghèo tham gia vào việc sử dụng các DVTC, cần có những sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của họ, một nơi an toàn để tiết kiệm, một cách thức gửi tiền và nhận tiền đáng tin cậy, một cách nhanh chóng để vay được tiền trong những lúc cần thiết và một cách thiết thực để tiết kiệm cho tuổi già. Các yếu tố trong mô hình 5P cần được hiểu và triển khai đầy đủ: Sản phẩm (Product): Những sản phẩm dịch vụ tài chính mà tài chính toàn diện cung cấp cần phải phù hợp với nhu cầu các cá nhân, doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng DVTC là những người nghèo, sinh viên, người nhập cư, các hộ kinh doanh cá thể, những người dễ bị tổn thương (người di cư, người cao tuổi, người khuyết tật). Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trong tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Vì vậy, các sản phẩm dịch vụ tài chính cần giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh. Địa điểm (Place): Để đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính có thể tiếp cận các dịch vụ một cách thuận lợi nhất, thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải gần với khách hàng. Vì vậy, cần mở rộng chi nhánh ngân hàng tại các khu vực. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các tổ chức tài chính cung cấp DVTC một cách dễ dàng thông qua các kênh phân phối như ngân hàng di động, ngân hàng điện tử, ngân hàng đại lý, điện thoại di động. Sự hợp tác của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng có thể góp phần mở rộng phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công bằng xã hội và phát triển kinh tế bền vững Giá cả (Price): Đối tượng của tài chính toàn diện là người nghèo, người không có điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính phải hợp lý (thấp) để các đối tượng có khả năng sử dụng được các dịch vụ. Muốn vậy, các tổ chức tài chính cần tìm các giải pháp để giảm thiểu chi phí cho người sử dụng dịch vụ như tự động hóa giao dịch, ứng dụng công nghệ ngân hàng di động, sử dụng lao động tại địa phương, Áp dụng kỹ thuật mới trong báo cáo thông tin tín dụng và xác thực nhân thân người đi vay giúp giảm mạnh chi phí trung gian và cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ tới những người trước kia bị loại trừ do những rào cản thu nhập hoặc thủ tục giấy tờ phức tạp. Bảo vệ (Protection): Đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được bảo vệ khỏi những gian lận và tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ. Đặc biệt đối với những khách hàng mới, thiếu kinh nghiệm cần phải có biện pháp bảo vệ an toàn. Các tổ chức tài chính cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật, thông báo thủ đoạn trộm cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hướng dẫn khách hàng các biện pháp giao dịch an toàn. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính. Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức trung gian tài chính. Ngoài ra cũng cần có cơ chế giải quyết khiếu nại của khách hàng, đồng thời có sự giám sát, thông tin và chế tài xử lý đối với các trường hợp gian lận. 41
- Lợi nhuận (Profit): Các tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, các tổ chức cũng phải thu phí. Tuy nhiên,với đối tượng của tài chính toàn diện là những người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức có thể thực hiện thu phí ở mức hợp lý vừa đảm bảo những đối tượng này vẫn có khả năng chi trả cho các giao dịch, vừa đảm bảo cho các tổ chức tài chính có được một mức lợi nhuận nhất định. Như vậy, mô hình tài chính toàn diện 5P đã tính đến các yếu tố cơ bản và quan trọng của tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện muốn đạt được mục tiêu cần phải cân nhắc đến cả 5 yếu tố này. Mô hình này cũng được sử dụng phổ biến về tài chính toàn diện, chẳng hạn nghiên cứu của Sharma, & Shekhar, (2015). 1.2. Mô hình tài chính toàn diện 9P Mô hình tài chính toàn diện 9P do Dube & Gumbo, 2017 đề xuất, dựa trên những ý tưởng được phát triển từ mô hình 5P được công bố trước đó bởi Rajan (2014) với 5 yếu tố đã được đề cập đến là Sản phẩm (Product); Địa điểm (Place); Giá cả (Price); Bảo vệ (Protection); Lợi nhuận (Profit). Bốn yếu tố được thêm vào gồm: Sản xuất (Production); Thông tin (Promotion - Availability of information); Quan hệ đối tác - khả năng tương tác (Partnership - Interoperability); Chính sách (Policy). Hình 2: Mô hình tài chính toàn diện 9P Sản phẩm (Product) Lợi nhuận Địa điểm (Profit) (Place) Giá cả Chính sách (Price) Tài chính (Protection) toàn diện Hợp tác Bảo vệ (Policy) (Protection) Sản xuất Thông tin (Production) (Promotion) Sản xuất (Production): Sức sản xuất của nền kinh tế là một yếu tố quan trọng tạo ra việc làm, tăng đầu tư của dân cư. Khi sản xuất phát triển sẽ cải thiện khả năng thanh toán của người dân, tác động tích cực đến 42
- tài chính toàn diện. Ngược lại, tài chính toàn diện giúp cho những người thiệt thòi trong xã hội tham gia vào các quyết định kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Thông tin (Promotion - Availability of information): Sự sẵn có của thông tin và nhận thức về các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng là một yếu tố cơ bản của tài chính toàn diện. Đặc biệt các thông tin sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp đối tượng sử dụng dịch tài chính có hạn chế về kiến thức cơ bản tài chính. Thông tin về các sản phẩm dịch vụ tài chính cần phải được các tổ chức tài chính tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến mọi đối tượng sử dụng dịch vụ. Hợp tác (Partnership - Interoperability): Để tài chính toàn diện có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu giúp những người nghèo, cá nhân thiệt thòi trong xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận những sản phẩm dịch vụ tài chính, cần thiết phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Sự hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo ra hệ sinh thái chia sẻ, là nơi mà tất cả các thực thể có thể tham gia một cách công bằng và hưởng lợi từ đó. Sự hợp tác này cũng giúp giảm các chi phí cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cũng như đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng. Chính sách (Policy) Chính sách cũng là một trong những yếu tố của tài chính toàn diện. Các chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, giáo dục tài chính, sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. 2. Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện Cơ chế vận hành được hiểu là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện. Do vậy, có thể hiểu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện chính là cách thức mà theo đó tài chính toàn diện được thực hiện, triển khai. Để có thể triển khai, vận hành tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia, cần xuất phát từ mục tiêu của tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xác định đối tượng cần tập trung đến của tài chính toàn diện. Tiếp đó là các kênh, các chủ thể thực hiện tác động vào các đối tượng. Và để các chủ thể, các đối tượng có thể thực hiện được các nội dung công việc nhằm đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện, rất cần thiết có những định hướng, chương trình hành động, chiến lược về tài chính toàn diện quốc gia. Có thể khái quát cơ chế vận hành của tài chính toàn diện qua hình sau: 43
- Hình 3: Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện Mục Cá nhân, DN tiếp cận DVTC chính thức một tiêu cách thuận tiện, phù hợp, với chi phí hợp lý Cá nhân, DN chưa tiếp cận được các DVTC Đối tượng DN nhỏ, Hộ kinh Người Người siêu doanh nghèo, dân vùng nhỏ, DN cá thể SV, sâu,vùng khởi người xa nghiệp nhập cư Dịch vụ tài chính chính thức Kênh phân phối DVTC Kênh Ngân Ngân Ngân Điện hàng di hàng hàng đại thoại di động điện tử lý động Tổ chức tài chính Ngân TC tín TC NH NH Quỹ hàng dụng Tài chính Hợp tín thương phi chính sách tác xã dụng mại NH vi mô XH ND Chương trình, chiến lược Giáo Bảo vệ Phát triển Chính Khung dục tài quốc gia về tài người công nghệ sách khổ chính tiêu số hỗ trợ pháp chính toàn diện dùng luật 44
- Để thực hiện được mục tiêu cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý, tài chính toàn diện tập trung vào nhóm đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân chưa có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức. Đó là những người nông dân ở khắp các địa bàn, phụ nữ, sinh viên, người nhập cư, người nghèo, các hộ kinh doanh cá thể, những người dễ bị tổn thương (người di cư, người cao tuổi, người khuyết tật) các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những người nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Tài chính toàn diện đem lại cơ hội cho các cá nhân và tổ chức được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức phù hợp với chi phí hợp lý. Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp này rất năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng. Tuy nhiên, nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có. Các doanh nghiệp này luôn trong tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Tài chính toàn diện giúp cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính, giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh. Tài chính toàn diện được vận hành thông qua các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính bao gồm: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Các đối tượng cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện, là cầu nối cho các nhóm cá nhân và tổ chức tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Các dịch vụ tài chính chính thức được cung cấp bởi các tổ chức tài chính bao gồm dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho thuê vi mô và nhóm các dịch vụ hỗ trợ khác. Những dịch vụ này được các tổ chức tài chính cung cấp theo cách thức sau: - Dịch vụ cấp tín dụng Với việc cung cấp các khoản vay nhỏ đáp ứng nhu cầu của các hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ nghèo hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp nhỏ. Hai phương pháp cung cấp tín dụng được áp dụng là cho vay cá thể và cho vay theo nhóm. Mô hình cho vay theo nhóm hoạt động khá hiệu quả. Nhóm trưởng là người có uy tín tại các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nên các thành viên trong nhóm dù không có tài sản thế chấp, vẫn tiếp cận được tín dụng do được nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm bảo lãnh. Áp lực cộng đồng và cơ hội được tiếp tục vay trong tương lai chính là động lực trả nợ. Mô hình cho vay theo nhóm giúp tiết kiệm chi phí cho mỗi thành viên, tăng khả năng tiếp cận vốn vay, đồng thời tăng cường khả năng quản lý vốn vay, sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích. Thêm vào đó, cách thức trả dần các khoản vay định kỳ theo tuần, tháng rất phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lên kế hoạch trả nợ hợp lý. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gói tín dụng hỗ trợ là một nguồn quan trọng cho các doanh nghiệp. Thị trường tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với các gói tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến chế biến và xuất khẩu cho các nhóm doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. 45
- - Dịch vụ tiết kiệm Hai hình thức huy động tiết kiệm thường được áp dụng là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Chỉ có các tổ chức tài chính vi mô mới áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc. Đây là một dạng đảm bảo tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia. Chính sách tiết kiệm không hạn chế mức nhưng phải gửi thường kỳ tại các buổi họp nhóm, nhằm tạo ý thức, thói quen và nghị lực thực hiện. Ngoài ý nghĩa thông thường này, tiết kiệm còn là điều kiện để thành viên tiếp cận được vốn vay. Sau một thời gian gửi tiền, thành viên sẽ được vay vốn với mức cao gấp nhiều lần số dư tiết kiệm. Mức tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cách tính của mỗi tổ chức, thông thường theo giá trị khoản vay hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng. - Dịch vụ bảo hiểm Bảo hiểm vi mô là một loại hình bảo vệ xã hội đối với người nghèo - nhóm người dễ bị tổn thương nhất sau các cú sốc kinh tế gây ra do bệnh tật và mất mát tài sản. Các cơ chế đối phó thông thường của các hộ nghèo chống chọi với những thay đổi trong cuộc sống (dựa vào tiền tiết kiệm, vay hoặc bán tài sản) có thể đẩy họ vào tình cảnh nghèo hơn mà không có các biện pháp bảo vệ rủi ro với giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận như bảo hiểm vi mô. Các công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm thiết kế đặc biệt cho các nhóm khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng, kể cả người nghèo, có thể tự do lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu của chính mình. - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền Bao gồm các thể thức như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng hay thẻ thanh toán. Cùng với quyền rút tiền mặt và quyền viết séc, dịch vụ thanh toán còn bao gồm cả việc chuyển tiền. Các khách hàng ở khu vực nông thôn, họ thường cần tới dịch vụ chuyển tiền, nhất là khi xu hướng đô thị hóa khiến cho nhiều cư dân nông thôn di chuyển ra thành thị hoặc nước ngoài để sinh sống và thường xuyên gửi tiền về để chu cấp cho những người ở nhà. Để thực hiện thanh toán, khách hàng cần phải dùng tới các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Các doanh nghiệp cũng là những đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền. Trả lương qua ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Trả lương qua tài khoản giúp các doanh nghiệp giảm được thời gian, giảm chi phí giao dịch và đảm bảo an toàn. Người lao động cũng cảm thấy thoải mái hơn khi nhận lương qua tài khoản ngân hàng, họ có thể rút tiền ở mọi nơi ngay cả khi đi công tác và cũng không phải chịu rủi ro thiếu tiền hoặc gặp phải tiền kém chất lượng. - Cho thuê vi mô Là loại sản phẩm có thể cho phép khách hàng thuê và sử dụng các máy móc, thiết bị và họ chỉ phải thanh toán cho phần chi phí dịch vụ sử dụng. Ở nông thôn, cho thuê vi mô thường được yêu cầu cho hoạt động nông nghiệp theo nhóm khi mà các thành viên của một nhóm nông dân cùng nhau thuê máy móc thiết bị, ví dụ máy cày và thay nhau sử dụng chúng, đóng góp từng phần chi phí theo tỷ lệ. - Dịch vụ hỗ trợ Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn triển khai các dịch vụ hỗ trợ, mang tính chất phi tài chính. Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo thêm các cơ hội và nâng cao năng lực của khách hàng, qua đó, tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ phi tài chính tập trung chủ yếu vào các dịch vụ: hỗ trợ sinh kế, đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo về giới và môi trường, tổ chức các hoạt động xã hội, các dịch vụ phát triển cộng đồng. Các dịch vụ được thiết kế nhằm nâng cao sự tác động của các dịch vụ tài chính đến vấn đề an sinh của khách hàng: cung cấp kiến thức về giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, kiến thức tự quản về tài chính, lập cân đối ngân sách, Các hoạt động do các tổ chức tài chính vi 46
- mô triển khai với mục đích giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay như xây dựng và vận hành các tổ nhóm, tham gia các lớp học về tài chính, các buổi tập huấn về kiến thức nông nghiệp, kiến thức kinh doanh, Thông qua quá trình khách hàng tham gia vào các hoạt động này đã giúp cho họ có những thay đổi lớn về kiến thức cũng như vị thế xã hội. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung cấp đến người sử dụng thông qua các kênh phân phối kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý để cung ứng dịch vụ/sản phẩm ngân hàng thông qua Internet (mạng trực tuyến), điện thoại di động, thông qua việc cộng tác với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng, theo đó, đại lý bán lẻ phi ngân hàng sẽ đại diện ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh. Một trong những kênh phân phối quan trọng đó chính là ngân hàng đại lý. Nhờ sự hữu ích và tiện dụng của ngân hàng đại lý (quy trình mở tài khoản đơn giản, thực hiện một số dịch vụ đơn giản như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ tiện ích giúp khách hàng giao dịch kịp thời, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú) sẽ làm tăng số lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ lên nhanh chóng. Sử dụng kênh phân phối này sẽ gỡ bỏ những rào cản địa lý trong việc nhiều xã, huyện không có chi nhánh ngân hàng. Các cửa hàng bán lẻ, đại lý xổ số và bưu điện được liên kết với nhiều tổ chức tài chính hợp lệ để làm đại lý và sử dụng các thiết bị hoặc điện thoại di động hoạt động tức thời, để họ thực hiện giao dịch thay cho các tổ chức mà mình liên kết. Yếu tố quan trọng cuối cùng cho việc vận hành tài chính toàn diện đó chính là các chương trình, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Khi việc phát triển tài chính toàn diện được coi là chiến lược quốc gia, các nguồn lực và nỗ lực được tập trung để hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. Các chiến lược, chương trình hành động quốc gia bao gồm: Khung khổ pháp lý cho tài chính toàn diện; Giáo dục tài chính; Bảo vệ người tiêu dùng; Chính sách hỗ trợ, Hạ tầng công nghệ thông tin; Dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện, Đây là những điều kiện cần thiết để tài chính toàn diện có thể vận hành một cách hiệu quả. Việc hình thành một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế điều phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn diện hiệu quả, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân. Xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện để phục vụ cho việc hoạch định chính sách cũng như đánh giá việc triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng cũng hết sức cần thiết góp phần quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện. Tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình. Để tài chính toàn diện vận hành một cách hiệu quả nhất, tất cả các yếu tố của tài chính toàn diện cần phải được thúc đẩy (Tổ chức Hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện GPFI, 2016). Với đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính luôn phải tìm kiếm cách thức tốt nhất nhằm đáp ứng việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính có hiệu quả nhất. Với đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cần thiết phải nhận thức tốt về các nội dung này để có thể tiếp cận một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần phải đa dạng hóa, phù hợp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả, tiện tích. Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin cần đa dạng, đơn giản trong các thủ tục, phương thức sử dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy các đối tượng hiểu và gần với các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Môi trường liên quan: nhân tố đem lại những biện pháp cụ thể đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính này. 47
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkinson, A., & Messy, F.-A. (2010). Measuring financial literacy. The Journal of Consumer Affairs, 44(2), 296-316. 2. Dube, C., & Gumbo, V. (2017). A Model for Financial Inclusion : The case of the Retail Industry in Zimbabwe 3. G20 High-Level Principles for Digital Financial Inclusion. (2016). Working Paper. International, A., Reviewed, P., Sharma, N. L., & Shekhar, S. (2015). G- Journal of Education, Social Science and Humanities Indian Banking Industry : Challenges and Opportunities, 1(1), 17-21. 4. OECD. (2013). Financial Literacy and Inclusion. Financial Literacy & Education, (June), 1-175. 5. Rajan, R., Lalit, T., & Memorial, D. (2014). Address by Dr. Raghuram Rajan at the Twentieth Lalit Doshi Memorial Lecture on August 11, 2014 at Mumbai. 1, 1-7. 6. Stein, P., Randhawa, B., & Bilandzic, N. (2011). Toward Universal Access: Addressing the Global Challenge of Financial Inclusion. Post Crisis Growth and Development: A Development Agenda for the G, 20, 439-491. 48