Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 23/05/2022 1280
Bạn đang xem tài liệu "Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuan_loi_va_kho_khan_cua_viec_thanh_toan_bang_vi_dien_tu_do.pdf

Nội dung text: Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam

  1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG Ở VIỆT NAM Võ Minh Hiếu, Lê Mạnh Tường, Mai Vân Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang TÓM TẮT Trong những năm gần đây, thị trường tài chính tại Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc và dần khẳng định được vai trò quan trọng, chủ chốt đối với sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Vì thế, khi ví điện tử ra đời đã ngay lập tức được đón nhận và được hưởng ứng rộng rãi. Có thể thấy, ví điện tử ra đời như một giải pháp thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, thay thế những phương thức thanh toán truyền thống trước đó. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hoàn toàn từ thanh toán truyền thống sang thanh toán bằng ví điện tử vẫn còn nhiều khó khăn, một phần do sự tương tác hạn chế giữa các ví điện tử với các đối tượng khách hàng, phần khác, do hệ thống bảo mật chưa được hoàn thiện và nơi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử không nhiều. Do đó, chính phủ cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, tuyên truyền, ủng hộ để củng cố niềm tin cho người dùng, mặt khác đối với các tổ chức, công ty công nghệ tài chính cần cải thiện các tính năng thanh toán và tăng cường bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình sử dụng. Từ khoá: ví điện tử, thanh toán điện tử, thanh toán trên điện thoại, giao dịch thanh toán. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử mà thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc thanh toán bằng ví điện tử đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cụ thể, theo báo cáo từ TopDev năm 2020, phương thức thanh toán bằng ví điện tử đang được quan tâm và trở thành xu hướng được phát triển trên thiết bị di động với số lượng người sử dụng là 900 triệu người, chiếm 1/7 dân số thế giới. Cùng với đó, tại Việt Nam ghi nhận sự ra đời của 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment), Vậy trong quá trình sử dụng ví điện tử liệu có thật sự an toàn và ngoài những tính năng tiện tích, người sử dụng có thể gặp những rủi ro gì? Bài báo “Thuận lợi và khó khăn của việc thanh toán bằng ví điện tử đối với người dùng ở Việt Nam” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về ví điện tử, từ đó đi phân tích rõ hơn những thuận lợi và khó khăn, đồng thời đề ra những khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam. 2258
  2. 2 TỔNG QUAN VỀ VÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Theo báo cáo từ TopDev năm 2020, cách thức thanh toán mới này đang được quan tâm và trở thành xu hướng được phát triển trên thiết bị di động với số lượng người sử dụng là 900 triệu người, chiếm 1/7 dân số thế giới. Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Đào Minh Tú cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu món, giá trị đạt gần 84,3 triệu tỷ đồng (tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Thanh toán qua điện thoại di động và internet phát triển mạnh. Tính đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019), số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019) (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020). Thị trường ví điện tử tại Việt Nam được nhận định sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh giành thị phần khốc liệt giữa các thương hiệu. Trong bảng khảo sát "Mức độ sử dụng ứng dụng thanh toán trên điện thoại tại Việt Nam" do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện vào tháng 11/2019, cuộc khảo sát được thực hiện với 383 người dùng điện thoại ở hai thành phố chính là Hồ Chí Minh và Hà Nội từ 18 đến 39 tuổi. Momo là ứng dụng dẫn đầu trong cả nhãn hiệu nghĩ đến đầu tiên (top of mind – 77%) và mức độ nhận biết (97%). ViettelPay và Moca đứng vị trí thứ hai về nhãn hiệu nghĩ đến đầu tiên (top of mind) với tỷ lệ 5%. Tuy nhiên, khi các nhãn hiệu được đưa ra, ViettelPay và Moca chỉ đứng ở vị trí thứ 3 (62%) và thứ 4 (46%), nhường vị trí thứ 2 cho ZaloPay (68%). Hình 1. Mức độ nhận biết các ví điện tử của người dùng Nguồn: Công ty Nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, 2019 Hiện nay, có hơn 20 ví điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên, 94% thị trường thuộc về Momo, ViettelPay, Moca, AirPay và ZaloPay. Xứng đáng với vị trí dẫn đầu, Momo chiếm 68% trong thị trường thanh toán trên điện thoại. Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua, ViettelPay đang đứng ở vị trí thứ hai với 8% thị phần. Mặc dù Airpay không nằm trong top 4 những nhãn hiệu được nhận biết nhiều nhất, nhưng thị phần của Airpay (6%) lại lớn hơn của ZaloPay (5%) (Công ty Nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, 2019). 2259
  3. Hình 2. Thương hiệu được nhiều người sử dụng nhất Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, 2019 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.1 Thuận lợi Thanh toán tiện lợi, an toàn. Ví điện tử ra đời như một giải pháp thanh toán mới, giúp người dùng thanh toán một cách nhanh chóng, đơn giản các khâu thanh toán phức tạp trước đó, thực hiện việc thanh toán mua hàng, trả tiền dịch vụ ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào chỉ bằng một vài thao tác đơn giản kèm theo một bước xác nhận mật khẩu giao dịch. Nếu trước kia, khi giao dịch hay thanh toán, người dùng cần sử dụng một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch, việc đem nhiều tiền mặt bên mình cũng gây nhiều rủi ro cho người dùng như đánh rơi, mất cắp, hao hụt, thì việc thanh toán, giao dịch qua ví điện tử đã khắc phục những hạn chế đó. Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và quản lý chi tiêu. Thay vì phải đến tận nơi giao dịch thì người dùng chỉ cần ngồi tại chỗ, sử dụng ví điện tử để thực hiện giao dịch, điều đó giúp người dùng tiết kiệm chi phí đi lại và tiết kiệm một khoản phí dịch vụ để giao dịch. Mặc khác ví điện tử còn có chức năng lưu lại lịch sử giao dịch, người dùng có thể dựa vào đó để kiểm soát lượng tiền giao dịch và quản lý chi tiêu hợp lý. Tính đa năng. Một trong những lợi ích sử dụng ví điện tử không thể bỏ qua là có thể tích hợp nhiều tính năng. Nhiều loại ví điện tử có tổng hợp thêm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Mặt khác, nếu ví điện tử của người dùng tương thích với nhà cung cấp các dịch vụ thì hoàn toàn lưu trữ được những con số tích điểm. 2260
  4. Ưu điểm thú vị của ví điện tử là có thể tích hợp thêm mã giảm giá, thẻ khách hàng Vip. Nhờ đó người sử dụng sẽ không cần mang theo quá nhiều loại thẻ, giấy tờ mà vẫn tận hưởng được dịch vụ trọn vẹn. Bảo mật thông tin khách hàng. Bảo mật thông tin là lợi ích sử dụng ví điện tử được nhiều người đánh giá cao. Người sử dụng nếu không may bị mất tiền mặt thì rất khó có khả năng lấy lại được tiền. Trong trường hợp mất thẻ ngân hàng thì cũng cần liên hệ và làm lại thẻ rất rắc rối. Còn nếu dùng ví điện tử thì mọi thông tin sẽ được lưu lại với bên còn lại. Các thông tin thậm chí còn bị khóa kỹ càng bằng sinh trắc học hoặc vân tay của chủ tài khoản. Đó là lý do mà trường hợp người dùng bị mất đi thiết bị thì vẫn sẽ dễ dàng đăng nhập ví điện tử. Những lớp bảo vệ mật khẩu, sinh trắc học có khả năng giảm thiểu tối đa các hành vi giả mạo, trộm cắp. Chính vì thế người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Mang lại nhiều khuyến mãi hấp dẫn. Lợi ích sử dụng ví điện tử là thường xuyên mang đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Từ những ưu đãi đó mà người sử dụng hoàn toàn có thể áp dụng phiếu giảm giá đối với những giao dịch mua sắm. Các mã giảm giá rất đa dạng như du lịch, buffet, ăn uống, shopping Hạn chế tối đa các nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh virus. Trong tình hình dịch COVID-19 vẫn đang chuyển biến ngày càng phức tạp, nhà nước ta cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế dùng tiền mặt và tăng cường sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. 3.2 Khó khăn Hạn chế về đối tượng khách hàng và nơi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử. Hiện nay, tỷ lệ người sử dụng ví điện tử phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, việc sử dụng ví điện tử gặp khó khăn với đối tượng già yếu, cao tuổi, những nơi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử vẫn còn rất ít ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì thế mà một bộ phận người dùng Việt vẫn chưa bắt kịp những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu nên việc thanh toán bằng ví điện tử vẫn chưa được phổ biến đặc biệt ở những nơi này. Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện. Hệ thống pháp lý về ứng dụng chưa được thông qua hoàn toàn và chính thức. Hay nói cách khác là chưa có một cơ quan chức năng nào đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi có tranh chấp. Hiện tại chưa có chế tài hay bộ luật nào quy định về pháp lý của ví điện tử và những rủi ro. Mức độ bảo mật thông tin chưa cao. 2261
  5. Rủi ro lớn nhất của ví điện tử đó là tính bảo mật như việc người dùng có thể bị tất tài khoản ví khi truy cập hay lưu lại các thông tin trên các trang web không đáng tin cậy. Tất nhiên, các đơn vị cung cấp ứng dụng đều cố gắng thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất cho các khách hàng. Tuy nhiên những sự cố như mất điện thoại hoặc bị đánh cắp thông tin vẫn là điều khó tránh. 4 KHUYẾN NGHỊ Thực tế cho thấy, cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã thay đổi thói quen kinh doanh và thanh toán tiêu dùng của người Việt Nam. Thêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay khi ngành ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 5 5/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020 thì sự ra đời và phát triển của ví điện tử là điều tất yếu. Tuy nhiên, với tâm lý người dân còn e ngại về độ an toàn của các dịch vụ thanh toán trực tuyến, đồng thời thói quen sử dụng tiền mặt từ lâu thì bên cạnh việc gia tăng tiện ích, các ví phải đặc biệt chú trọng đến bảo đảm an toàn, bảo mật cho khách hàng mới có thể phát triển nhanh, bền vững được. Từ những khó khăn trong thanh toán bằng hình thức ví điện tử ở trên cũng như để phát triển hình thức thanh toán này tại Việt Nam trong thời gian tới, bài viết xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các hình thức thanh toán điện tử mới, ban hành quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động ổn định, hạn chế rủi ro phát sinh. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức không phải ngân hàng, tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Thứ hai, đa dạng tính năng các ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng: đa dạng tính năng là yêu cầu tất yếu giúp người sử dụng có thể nạp tiền vào ví với nhiều cách thức: nạp tiền từ thẻ điện thoại, nạp tiền thông qua tài khoản thanh toán, chuyển khoản thông qua ngân hàng, internet banking, mobile banking Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác truyền thông và phối hợp với cơ quan báo chí để thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó tập trung phát triển, mở rộng các mô hình ứng dụng các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thứ tư, tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin: cần có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên chủ động theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo cũng như chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro, lỗ hổng bảo mật công nghệ thông tin. 2262
  6. 5 KẾT LUẬN Trước nhu cầu cao về tính tiện ích trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, các công ty công nghệ tài chính cần xây dựng một hệ sinh thái thanh toán qua ví điện tử. Đây là loại hình hoạt động mới, dự báo thị trường đầy tiềm năng, vì vậy, việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước là thực sự cần thiết. Vì thế, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội và tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, cũng như dần khắc phục những hạn chế mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán và phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại”, %25&dDocName=SBV426291&leftWidth=0%25&rightWidth=0%25&showFooter=false &showHeader=false&_adf.ctrl- state=k57agnb8f_74&_afrLoop=20063807782588224#%40%3F_afrLoop%3D2006380 7782588224%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV426291%26leftW idth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeade r%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D19w7ay9vcg_56 [Ngày truy cập: 10/04/2021] [2] Nghiên cứu thị trường Q&Me (2019), “Mức độ sử dụng ứng dụng thanh toán trên điện thoại tại Việt Nam”, toan-tren-dien-thoai-tai-viet-nam.html?fbclid=IwAR3hGXuJxNhQiiteF- zuG5oIGin7OuPnnwRNL8Jc_BywSAzmz5QM61A7xmw, ngày truy cập 27/03/2021. [3] Thư viện Pháp luật (2016), “Quyết định số 5 5/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016- ”, %25&dDocName=SBV426291&leftWidth=0%25&rightWidth=0%25&showFooter=false &showHeader=false&_adf.ctrl- state=k57agnb8f_74&_afrLoop=20063807782588224#%40%3F_afrLoop%3D2006380 7782588224%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV426291%26leftW idth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeade r%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D19w7ay9vcg_56, ngày truy cập 10/04/2021. [4] TopDev (2020), “VIETNAM IT LANDSCAPE ”, ngày truy cập 27/03/2021. 2263