Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 24/05/2022 1670
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_bao_hiem_vi_mo_nham_thuc_day_tai_chinh_toan_dien.pdf

Nội dung text: Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo hiểm là một trong các dịch vụ đó. Là loại dịch vụ tài chính, mục tiêu của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ hậu quả tài chính của rủi ro của khách hàng có khả năng tài chính mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn phải đối mặt với rủi ro nhưng thu nhập của họ cản trở họ tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm. Những sản phẩm bảo hiểm được thiết kế cho nhóm khách hàng thu nhập thấp được gọi là bảo hiểm vi mô. Với đặc thù về khả năng tiếp cận dịch vụ cuả nhóm khách hàng này mà việc triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp phù hợp để phát triển. Từ khóa: dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện, bảo hiểm vi mô, sản phẩm bảo hiểm 1. Dịch vụ bảo hiểm là một trong các dịch vụ tài chính cơ bản trong phát triển tài chính toàn diện Hiện nay, phát triển tài chính toàn diện đã trở thành mối quan tâm đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phát triển tài chính toàn diện là phát triển hệ thống tài chính đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho mọi thành viên, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp trong xã hội, bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo hiểm. Trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, các đối tượng có thu nhập thấp chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các đối tượng khác vì thế những cơ hội để cải thiện thu nhập đối với họ càng giảm. Do đó, phát triển tài chính toàn diện sẽ tạo cơ hội để những người có thu nhập thấp sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí có thể chấp nhận được, từ đó có điều kiện để cải thiện cuộc sống cũng như bảo vệ họ và gia đình khi gặp rủi ro. Phát triển tài chính toàn diện không chỉ tác động tới đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính mà còn tác động tới các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là cơ hội để họ đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng và tăng lợi nhuận. Phát triển tài chính toàn diện cũng sẽ giúp Chính phủ giảm chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội. Đối với dịch vụ bảo hiểm, khi nhóm khách hàng thu nhập thấp được bảo vệ bởi các sản phẩm bảo hiểm mà không phải trông chờ vào những chương trình an sinh của nhà nước thì khi đó việc triển khai bảo hiểm với độ phủ rộng nhất đã được thực hiện. 2. Đặc điểm của bảo hiểm vi mô Bảo hiểm là một công cụ được cá nhân, tổ chức lựa chọn nhằm mục đích khắc phục hậu quả tài chính do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Với nhóm khách hàng có thu nhập thấp thì những sản phẩm bảo hiểm truyền thống không phải là là sản phẩm mà họ có thể tiêu dùng được nhưng họ cũng có nhu cầu bảo đảm tài chính ứng phó với rủi ro tác động đến sức khỏe, tài sản của họ. Chính vì thế cần phải có sản phẩm bảo hiểm đặc thù thì khả năng tiếp cận nhóm khách hàng này mới trở nên dễ dàng hơn. Nhóm sản phẩm này được đặt tên là bảo hiểm vi mô. Bảo hiểm vi mô là thuật ngữ chỉ các sản phẩm bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp, quyền lợi cơ bản hướng tới cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Nhu cầu của nhóm khách hàng này thường tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ. 262
  2. Bảo hiểm vi mô có những đặc tính cơ bản như sau: - Nguyên tắc cơ bản: người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh trên cơ sở người tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm. Nguyên tắc phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít là nguyên tắc cơ bản áp dụng với bảo hiểm vi mô. - Đối tượng tiêu dùng: bảo hiểm vi mô hướng tới những người có thu nhập thấp, không ổn định mà với thu nhập đó họ không thể mua được các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Họ thường là những người sống ở khu vực nông thôn, khu vực miền núi, xa xôi không tiếp cận được dịch vụ bảo hiểm, thậm chí không có sự hiểu biết về dịch vụ bảo hiểm. Cũng chính vì thế mà sản phẩm bảo hiểm vi mô cần được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của khách hàng. Đồng thời cần có kênh phân phối phù hợp để các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm. - Mức phí bảo hiểm: phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô phải thấp để phù hợp với khả năng trả phí bảo hiểm của khách hàng, tăng cơ hội sử dụng dịch vụ của khách hàng. 3. Tình hình triển khai Bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay Bảo hiểm vi mô ở Việt Namhiện nay được cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm vi mô của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của 48 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung mở rộng thị trường với sự thay đổi về mạng lưới kinh doanh, số lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, PJICO chiểm phần lớn thị phần. Năm 2017, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm này là 55,9%. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm sau: Bảo Việt Nhân thọ, Prudential, Dai-ichi, Manulife với thị phần là 68,8%. Mặc dù thị trường bảo hiểm có tăng trưởng tích cực nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang tập trung cho nhóm khách hàng có khả năng tham gia bảo hiểm. Trong các sản phẩm thông thường của thị trường bảo hiểm Việt Nam, những khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể lựa chọn một số sản phẩm phù hợp với thu nhập của họ như bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, bảo hiểm cho khoản tiền vay tại ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ với mục đích tiết kiệm với mệnh giá nhỏ. Tuy nhiên đây chưa phải là những sản phẩm đặc thù theo đúng nghĩa của bảo hiểm vi mô. Đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô, sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm rất hạn chế, chủ yếu là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 03 doanh nghiệp nhân thọ triển khai bảo hiểm vi mô bao gồm Prudential, Manulife, Dai-ichi Life. Sản phẩm của Prudential là “Phú- An Tâm”, được phát hành tháng 9 năm 2011. Sản phẩm này được Prudential thiết kế với các bảo đảm cho khách hàng trong trường hợp bị tai nạn, thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Tuy nhiên tháng 6 năm 2015, Prudential dừng bán sản phẩm. Dai ichi Life đã cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm vi mô “An Nghiệp Chu Toàn” tuy nhiên việc triển khai sản phẩm này chưa chính thức được thực hiện. So với Prudential và DaichiLife, việc triển khai bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” của Manulife có tín hiệu tốt hơn. Sản phẩm bảo hiểm này của được Manulife triển khai từ tháng 9 năm 2009 - dành cho phụ nữ thu nhập thấp trong độ tuổi 20-50 với các đảm bảo về quyền lợi tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, trợ cấp thu nhập do nằm viện, quyền lợi hoàn phí khi đáo hạn hợp đồng. Manulife đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để phân phối sản phẩm. Với mức phí thấp là 300.000 đồng/năm, tương đương 100 đồng/ngày, chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife đã tạo cơ hội để phụ nữ có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn chủ động trong việc bảo vệ và thực hiện tiết kiệm nhằm đối phó với những rủi ro ốm đau, bệnh tật có thể phát sinh. Tính đến quý 3/2016, số lượng hợp đồng có hiệu lực của công ty là 69.371 hợp đồng với tổng số phí thu được là 16,5 tỷ đồng. 263
  3. Tình hình triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị xã hội Bảo hiểm vi mô ở Việt Nam còn được cung cấp bởi các tổ chức chính trị xã hội, là những tổ chức có mối quan hệ gần gũi, gắn kết với nhóm dân cư có thu nhập thấp. Chính phủ đã cho phép Trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng CFRC và Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam triển khai thí điểm từ năm 2013 và gia hạn triển khai thí điểm đến hết năm 2016. CFRC cung cấp 2 sản phẩm bảo hiểm: bảo hiểm sinh mạng vốn vay, bảo hiểm nhân thọ cơ bản giành cho nhóm khách hàng là phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số đang là thành viên của Mạng lưới tài chính vi mô M7. Quĩ bảo hiểm vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ có 4 sản phẩm gồm: bảo hiểm tương trợ y tế, bảo hiểm tương trợ nhân thọ, bảo hiểm tương trợ tuổi già, bảo hiểm tương trợ vốn vay. Tuy nhiên thưc tế Hội Liên hiệp Phụ nữ chỉ đang triển khai bảo hiểm tương trợ vốn vay và bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm từ tháng 6 năm2016. Với đối tượng khách hàng là phụ nữ thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập thấp đồng thời là thành viên của quĩ TYM - Tổ chức tài chính vi mô do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập năm 1992. Sản phẩm bảo hiểm tương trự vốn vay có mức phí thấp - 0,4% /vốn vay/năm - nếu thành viên vay vốn không may qua đời sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm là 100% số vốn vay 4. Kết quả triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị xã hội tính đến 31/12/2016 31/12/2015 31/12/2016 Hội Liên Hội Liên Chỉ tiêu hiệp Phụ hiệp Phụ CFRC Tổng CFRC Tổng nữ Việt nữ Việt Nam Nam NĐBH 8.936 - 8.936 7.986 69.827 77.813 Phí bảo hiểm (tỷ đồng) 1,00 - 1,00 2,28 4,71 6,99 Chi trả quyền lợi bảo hiểm 0.183 - 0.183 0,735 0,3 1,035 (tỷ đồng) Nguồn: Pilot approche in microinsurance regulation in Vietnam - munichre-foundation.org Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm vi mô bởi các tổ chức xã hội đã có những thay đổi tích cực. Tính đến 31/12/2016, số người được bảo hiểm tăng từ 8.396 người lên 77.813, doanh thu phí bảo hiểm tăng từ 1 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng. Sự bao phủ của bảo hiểm vi mô từ 02 tỉnh thành đã tăng lên 12 tỉnh thành. 5. Những thách thức trong triển khai bảo hiểm vi mô Hiện nay thu nhập của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể (dưới 10% dân số); đời sống của họ đã đần được cải thiện, có sự thay đổi tích cực trong tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch nhưng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính còn khoảng trống lớn. Đối với việc triển khai bảo hiểm vi mô, mặc dù bắt đầu triển khai chính thức ở Việt Nam từ 2009 nhưng hiện nay vẫn được xem là thử nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp, khó tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm thông thường. Hướng triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam là phù hợp về sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, nhóm khách hàng trọng tâm nhưng kết quả và qui mô triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam thông qua hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức nghề nghiệp phát sinh những khó khăn, bất cập nhất định. Thứ nhất, các doanh nghiệp bảo hiểm chưa “mặn mà” với bảo hiểm vi mô. Với qui mô thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay thì rõ ràng bảo hiểm vi mô chỉ đóng góp một phần nhỏ. 264
  4. 6. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015-2017 Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng số DNBH - DNBH phi nhân thọ 30 30 30 30 - DNBH nhân thọ 17 17 18 18 Tổng tài sản (tỷ đồng) 171.607 202.378 248.247 316.300 Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 127.061 160.258 198.150 247.815 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 55.877 70.162 87.364 107.821 - Phi nhân thọ 27.522 31.891 36.866 41.594 - Nhân thọ 28.355 38.271 50.497 66.226 Đóng góp vào GDP (%) 1,71 2,02 2,29 2,64 Phí bảo hiểm bình quân đầu người 744 922 942 1.151 (nghìn đồng) Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017 - Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm Việt Nam Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển tốt, năng lực tài chính của các doanh nghiệp ngày càng được củng cố, hoạt động đầu tư ngày càng hiệu quả. Mặc dù số lượng doanh nghiệp gần như không thay đổi trong giai đoạn 2015-2017 nhưng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân. Tuy nhiên đóng góp bảo hiểm trong doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường lại rất nhỏ. Với 48 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm thì ở thời điểm hiện nay mới chỉ có 01 doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô với 01 sản phẩm bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm lớn của thị trường gần như nằm ngoài “cuộc chơi”. Sự khó khăn trong tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, chi phí vận hành lớn so với phí bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm vi mô khiến kinh doanh bảo hiểm vi mô không hiệu quả là căn nguyên của tình trạng này. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách phù hợp để ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng phát triển bảo hiểm vi mô, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất thuận lợi trong kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thông thường nên sự thờ ơ của họ là dễ hiểu. Thứ hai, các tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô trong giai đoạn triển khai thí điểm hoạt động rất khó khăn do chưa có qui định pháp lý về bảo hiểm vi mô, chưa có những hướng dẫn cụ thể để các tổ chức này thử sức trong một dịch vụ mới. Thứ ba, các chủ thể cung cấp bảo hiểm vi mô còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu cơ sở dữ liệu để có thể xác định phí bảo hiểm chính xác nhất. Mặc dù đảm bảo của bảo hiểm vi mô nhỏ, phí bảo hiểm thấp nhưng nếu không có thống kê về mức độ rủi ro cũng như chi phí liên quan thì ngay cả việc triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận cũng khó có thể duy trì lâu dài. Thực tế ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về nhu cầu của nhóm khách hàng thu nhập thấp và tỷ lệ dân số có bảo hiểm, về mức độ rủi ro nên đã gây ra khó khăn cho các tổ chức thiết kế sản phẩm và xác định giá. Thứ tư, kênh phân phối chưa đa dạng dẫn tới chi phí khai thác cao đồng thời khó khăn cho khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm. 7. Giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô ở Việt Nam Để việc triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam đạt được mục tiêu phủ rộng dịch vụ bảo hiểm tới nhóm khách hàng đặc thù, các giải pháp sau đây cần được chú trọng: 265
  5. - Cần xem xét các phương án để khuyến khích hoặc buộc các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm vi mô. Để khuyến khích, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là phương án tốt. Để buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải triển khai bảo hiểm vi mô, cần qui định rõ sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm ở mức độ nào (về phạm vi địa lý, về sản phẩm). Có thể thí điểm tại một số doanh nghiệp bảo hiểm có kinh nghiệm và lợi thế về mạng lưới kinh doanh như Bảo hiểm BảoViệt, ABIC, PTI. Khi đó, với lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải xây dựng chiến lược cụ thể trong triển khai bảo hiểm vi mô để sao cho hiệu quả nhất. - Cần có những qui định pháp lý phù hợp để tạo cơ chế hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội trong triển khai bảo hiểm vi mô một cách chuyên nghiệp và bền vững dưới mô hình tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cho các thành viên của các tổ chức đó bằng những qui định cụ thể về khách hàng mục tiêu, nhóm sản phẩm, đảm bảo sự an toàn tài chính. Phát triển bảo hiểm vi mô thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội là hướng đi đúng khi ở Việt Nam số lượng các tổ chức chính trị xã hội lớn, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng, thuận lợi và đáng tin cậy. Khi các tổ chức chính trị xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cùng tham gia triển khai bảo hiểm vi mô cho các thành viên của họ thì mục tiêu bảo hiểm toàn diện sẽ có cơ sở đạt được. - Cơ quan quản lý bảo hiểm cần tăng cường hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội thiết kế các sản phẩm bảo hiểm với những đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình: bảo hiểm sinh mạng, chết hoặc thương tật do tai nạn, trợ cấp mai táng, hỗ trợ tài chính khi hỏa hoạn. Các sản phẩm bảo hiểm cũng cần thiết kế với thời hạn đóng phí linh hoạt như tuần, tháng, quí để phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng. - Cần tăng cường giáo dục kiến thức về bảo hiểm đối với những người dân thuộc nhóm dân số có thu nhập thấp, yếu thế. Theo khảo sát của Master Card năm 2015, chỉ số hiểu biết tài chính của Việt Nam đúng thứ 16 trên 17 quốc gia được khảo sát. Kết quả này cho thấy năng lực hiểu biết tài chính nói chung, về bảo hiểm nói riêng của người dân Việt Nam thấp so với nhiều nước và tập trung ở người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiểu biết tài chính thấp khiến họ không muốn hoặc ngại tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, không tin tưởng vào dịch vụ bảo hiểm. Do đó, Chính phủ cần xây dựng chương trình giáo dục về bảo hiểm phù hợp và hỗ trợ các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô trong công tác này. Nội dung giáo dục cần tập trung cả về quản lý rủi ro và bảo hiểm chứ không chỉ thiên về giới thiệu sản phẩm bảo hiểm. Cách thức giáo dục cần được thực hiện linh hoạt để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu như xây dựng các topic, các trò chơi liên quan đến nội dung cần thực hiện. - Các doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng kênh phân phối để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả triển khai bảo hiểm vi mô. Các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô cần chú trọng đến triển khai bảo hiểm bằng điện thoại di động hoặc thông qua hệ thống bưu cục, hoặc thông qua hệ thống bán lẻ như các cửa hàng bán quần áo, các cửa hàng tạp hóa, những người thu tiền dịch vụ điện thoại, internet. Ở Việt Nam kênh phân phối qua điện thoại là kênh phân phối cần được chú trọng, đặc biệt phù hợp với sản phẩm bảo hiểm có tính tích lũy, đóng phí định kỳ. Hiện nay điện thoại di động là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Ở Việt Nam, 85% dân số khu vực nông thôn sử dụng điện thoại động, tỷ lệ này ở các thành phố thứ cấp là 93%.Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể hợp tác với các nhà mạng để thu phí bảo hiểm bằng việc yêu cầu người dùng có đủ tiền trong tài khoản để thanh toán phí bảo hiểm. Với mức phí hàng tháng khoảng 100 đồng như sản phẩm bảo hiểm của Manulife thì việc thu phí bảo hiểm bằng cách trừ tài khoản điện thoại của những người thu nhập thấp là hoàn toàn khả thi mà không cần có tài khoản ngân hàng. Đây là bài học kinh nghiệm từ chương trình M_PESA - tiền di động rất thành công của Kenya được triển khai từ 2007. 266
  6. - Chính phủ cần xây dựng lộ trình để tăng tỷ lệ người dân thu nhập thấp, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà trước hết là có tài khoản ngân hàng. Hiện nay tỷ lệ người dân trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam khoảng 42% (2016), chủ yếu là người dân ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp. Nếu cải thiện được tỷ lệ này, ngân hàng sẽ là một đối tác quan trọng để các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô dễ dàng hơn khi triển khai bảo hiểm vi mô bằng việc ứng dụng công nghệ bảo hiểm Insurtech. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã áp dụng công nghệ trong việc bán và thanh toán các sản phẩm bảo hiểm thông thường, khai thác nhóm khách hàng đã có tài khoản ngân hàng như Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI, đã sử dụng Ví MoMo trở thành kênh bán trực tiếp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch. Mặc dù mới triển khai nên để đánh giá về khả năng khai thác thị trường bảo hiểm thông qua dịch vụ Fintech của các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có thêm thời gian nhưng chắc chắn sẽ làm thay đổi cách tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng, giúp họ chủ động nghiên cứu, chủ động lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp, thanh toán nhanh, đơn giản, tiết kiệm chi phí. Hướng kinh doanh này là phù hợp với triển khai bảo hiểm vi mô trong điều kiện tài khoản ngân hàng được phổ rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sơ lược về tài chính toàn diện, 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017 - Cục Quản lý giám sát bảo hiểm 3. Bảo hiểm vi mô - công cụ bảo hiểm người nghèo, tapchitaichinh.vn 4. Dịch vụ tiền di động của Kenya - vepf.vnexpress.net 5. Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 6. Protecting the Poor- A microinsurance compendium Volume II - Craig Churchill and Michal Matul 267