Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

pdf 11 trang Hùng Dũng 04/01/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hien_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_ben_vu.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 106 - 116 NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA Trần Hạnh Nguyên13 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Những năm gần đây, nhờ ưu thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội, du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã có những tăng trưởng ấn tượng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho địa phương. Song, do lượng khách du lịch tăng đột biến trong thời gian ngắn gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở huyện Mộc Châu. Nghiên cứu của tác giả dựa trên kết quả phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, cũng như tác động tiêu cực của du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Mộc Châu để đưa ra ba nhóm giải pháp đối với chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và người dân huyện Mộc Châu nhằm phát triển du lịch huyện Mộc Châu theo hướng bền vững. Từ khóa: Phát triển, Du lịch bền vững, Mộc Châu. 1. Đặt vấn đề Huyện Mộc Châu nằm ở 2051’45” vĩ bắc và 10436’11” kinh đông, là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hƣớng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hƣớng Tây Bắc, phía Đông giáp huyện Vân Hồ, phía Nam giáp huyện Sốp Bâu tỉnh Hủa Phăn nƣớc CHDCND Lào, phía Tây giáp huyện Yên Châu, phía Bắc giáp huyện Phù Yên. Diện tích tự nhiên của Mộc Châu là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La, đứng thứ 8 trong số 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nền văn hóa địa phƣơng độc đáo, đa sắc màu nên những năm gần đây, đặc biệt từ khoảng năm 2012 đến nay, số lƣợng khách du lịch đến Mộc Châu không ngừng tăng trƣởng, góp phần tích cực phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống ngƣời dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi ổn định và lâu dài cho địa phƣơng, du lịch Mộc Châu vẫn còn nhiều khó khăn cần chính quyền, doanh nghiệp và ngƣời dân địa phƣơng cùng chung tay giải quyết. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm du lịch bền vững Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và cải tiến, nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây đƣợc sự chú ý trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization - WTO, 1998) phát triển du lịch bền vững là vừa thỏa mãn các nhu cầu trong hiện tại, vừa thỏa mãn nhu cầu trong tƣơng lai của cả điểm đến du lịch lẫn khách du lịch [6]. Liên hiệp quốc (United – UN, 2001) cho rằng, phát triển du lịch bền vững là mô hình và phƣơng thức phát 13Ngày nhận bài: 30/8/2017. Ngày nhận đăng: 19/11/2017 Liên lạc: Trần Hạnh Nguyên e - mail: hanhnguyen295@yahoo.com 106
  2. triển du lịch có thể duy trì trong thời gian dài mà không làm ảnh hƣởng đến các hoạt động khác hoặc khiến cho môi trƣờng tự nhiên và sinh thái bị thoái hóa hay biến đổi. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả trên thế giới, Tổ chức Du lịch quốc tế (United National World Tourist Organization - UNWTO) đã đƣa ra định nghĩa Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism) nhận đƣợc sự công nhận rộng rãi của dƣ luận nhƣ sau: “Du lịch bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phƣơng nhƣng không ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhƣng không phá hủy tài nguyên mà tƣơng lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phƣơng”[1]. Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam dựa trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, đƣa ra khái niệm về du lịch bền vững nhƣ sau: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng”[4] . Tóm lại, phát triển du lịch bền vững cần đòi hỏi có sự nỗ lực chung của toàn xã hội hƣớng tới 3 mục tiêu cơ bản bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trƣờng và bền vững về văn hóa xã hội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch huyện Mộc Châu, nghiên cứu đã tiến hành thu thập, phân tích những tài liệu thứ cấp nhƣ: Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội năm 2015, 2016, 2017, Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2016, Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mộc Châu đến năm 2020 của UBND huyện Mộc Châu, Chƣơng trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2015-2020 của Huyện ủy Mộc Châu, Niêm giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2016, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Ngoài ra, để bổ sung thêm tài liệu sơ cấp về du lịch Mộc Châu, từ tháng 2/2016 - tháng 7/2017 nghiên cứu đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu tại một số điểm phong cảnh nổi tiếng ở huyện Mộc Châu nhƣ thị trấn Mộc Châu, thác Dải Yếm, Rừng thông bản Áng, Đồi chè trái tim, Khu du lịch sinh thái Arena, Vƣờn hoa Happyland và một số cơ sở lƣu trú, ăn uống trên địa bàn huyện Mộc Châu nhƣ khách sạn Thảo Nguyên, khách sạn Sao Xanh, nhà nghỉ Hoa Ban tiểu khu 13, Khu du lịch sinh thái cộng đồng Sơn Sao, Bản du lịch cộng đồng Bản Áng, Quán Tuân Gù, Quán dê Thái Hà nhằm tìm hiểu về ảnh hƣởng của du lịch đến văn hóa, xã hội và kinh tế huyện Mộc Châu, cũng nhƣ ý kiến đánh giá của lãnh đạo địa phƣơng, khách du lịch, ngƣời dân địa phƣơng và doanh 107
  3. nghiệp trong ngành du lịch về du lịch Mộc Châu. Đặc biệt, ngày 12-13/8/2017 còn tiến hành phát 100 phiếu khảo sát tại ba điểm tham quan đƣợc khách du lịch yêu thích tại Mộc Châu gồm thác Dải Yếm, vƣờn hoa Happy Land và rừng thông bản Áng để tìm hiểu và bổ sung các thông tin về đặc điểm khách du lịch đến Mộc Châu, tỷ lệ khách du lịch quay trở lại, sự hài lòng và đánh giá của khách du lịch đối với du lịch Mộc Châu. 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch huyện Mộc Châu Theo Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND huyện Mộc Châu, năm 2016, du lịch Mộc Châu thu hút đƣợc trên 1 triệu lƣợt khách tăng 40% so với năm 2015, trong đó có khoảng 50.000 khách du lịch nƣớc ngoài, doanh thu xã hội đạt trên 950 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2015. Riêng 3 tháng đầu năm 2017, đã có 315.000 lƣợt khách đến Mộc Châu, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 280 tỷ đồng [2]. Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, tính đến cuối năm 2016, Mộc Châu có 134 cơ sở lƣu trú, trong đó, có 1 khu resort, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao và nhiều nhà nghỉ. Tổng cộng có trên 100 cơ sở lƣu trú du lịch với tổng số 1.242 phòng, 2.539 giƣờng và 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tăng 09 cơ sở với 208 phòng, 401 giƣờng so với năm 2015. Bảng 1. Tình hình phát triển du lịch huyện Mộc Châu giai đoạn 2014-2016 Tình hình phát triển du lịch Năm Đơn vị huyện Mộc Châu 2014 2015 2016 Lƣợt khách Nghìn ngƣời 700 750 1.050 Doanh thu Tỷ 480 500 950 Cơ sở lƣu trú Cơ sở 104 125 134 Phòng 884 1.034 1.242 Giƣờng 1.775 2.138 2.539 Nguồn: Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội năm 2015, 2016, 2017 (UBND huyện Mộc Châu) Nhƣ vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 Quy hoạch phát triển Mộc Châu thành Khu du lịch quốc gia theo đến nay, số lƣợt khách và doanh thu du lịch của huyện Mộc Châu luôn có xu hƣớng tăng trƣởng đều và đến năm 2016 Mộc Châu đã đạt tiêu chuẩn về tiêu chí khách du lịch của Khu du lịch Quốc gia theo Luật du lịch (1.000.000 lƣợt khách/ năm). Ngoài ra, kết quả điều tra xã hội học về du lịch Mộc Châu vào hai ngày 12 và 13/8/2017 cho thấy du lịch Mộc Châu về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu và nhận đƣợc sự hài lòng, yêu mến của đa số khách du lịch. Với tỷ lệ khách du lịch dự định quay trở lại lên đến 90% chắc chắn trong giai đoạn sắp tới, du lịch Mộc Châu sẽ tiếp tục giữ vững đƣợc mức tăng trƣởng ổn định. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, du lịch Mộc Châu vẫn cần phải giải quyết và khắc phục một số khó khăn sau. 108
  4. 3. Những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch Mộc Châu theo hƣớng bền vững 3.1. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế 3.1.1. Cơ cấu thị trường du lịch nghèo nàn, đơn điệu Thứ nhất, tuy du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu nhƣng kết cấu thị trƣờng du lịch Mộc Châu lại khá đơn điệu với dịch vụ ngắm cảnh truyền thống chiếm tỷ trọng lớn, trong khi du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng và du lịch văn hóa, vốn đƣợc xác định là hƣớng phát triển chính của du lịch Mộc Châu, lại chƣa thành công trong việc gia nhập và mang lại hiệu quả kinh tế xứng đáng với tiềm năng. Hiện nay, du lịch huyện Mộc Châu gần nhƣ chỉ có một số hoạt động nhƣ: Di chuyển - chụp ảnh check in - đăng lên mạng xã hội khoe bạn bè, rồi kết thúc bằng việc thƣởng thức ẩm thực Thái hoặc một số món ăn đặc sản địa phƣơng nhƣ bê chao, thịt dê hoặc cá hồi và đốt lửa trại. Sự thiếu sáng tạo và thiếu nội hàm văn hóa của hoạt động du lịch khiến du khách lƣu lại Mộc Châu trong thời gian dài hơn 1-2 ngày cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, thiếu sức hút và muốn dời đi. Thứ hai, các sản phẩm công nghệ và thủ công truyền thống đƣợc bày bán tại các điểm du lịch lại rất nghèo nàn, ít ỏi với hàm lƣợng kỹ thuật thấp, thậm chí đa số là hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt đƣợc nhập từ bên ngoài về núp bóng sản phẩm công nghệ thủ công truyền thống. Điều này không chỉ ảnh hƣởng tiêu cực đến ấn tƣợng, niềm tin của du khách và hình ảnh của du lịch Mộc Châu, mà còn lãng phí tiềm năng du lịch của các ngành nghề thủ công truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số địa phƣơng, làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Mộc Châu. 3.1.2. Chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch thấp Trong khoảng 5 năm trở lại đây, du lịch Mộc Châu phát triển vƣợt bậc, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế rõ rệt, song chất lƣợng của dịch vụ trong ngành du lịch còn thấp. Theo Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa xã hội năm 2016 của UBND huyện Mộc Châu, trong tổng số 134 cơ sở lƣu trú trong địa bàn huyện Mộc Châu chỉ có 1 khu resort, 1 khách sạn 4 sao, 2 khách sạn 3 sao, 2 khách sạn 2 sao, chiếm 4,48% tổng số cơ sở lƣu trú, còn lại là các nhà nghỉ bình dân hoặc nhà nghỉ cộng đồng đƣợc ngƣời dân xây dựng và kinh doanh tự phát. Có thể thấy số lƣợng cơ sở lƣu trú đạt tiêu chuẩn ở huyện Mộc Châu chiếm tỷ lệ thấp, trong khi cơ sở vật chất và chất lƣợng phục vụ ở các nhà nghỉ bình dân hoặc nhà nghỉ cộng đồng tự phát còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách du lịch. Thậm chí, một số khách du lịch cho biết: “Ngay cả một số khách sạn cao cấp ở Mộc Châu, thiết bị và cách bày trí còn thiếu chuyên nghiệp, kém sang, chưa xứng tầm với đẳng cấp ” (PVS 1, nữ, sn 1980, kế toán). Ngoài ra, số lƣợng các điểm vui chơi, giải trí, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe ở Mộc Châu còn rất hạn chế. Ngoài một số điểm phong cảnh, buổi tối khách du lịch thƣờng chỉ biết tham gia đốt lửa trại ở khu vực Rừng thông bản Áng hoặt hát Karaoke tại một vài quán có cơ sở vật chất nghèo nàn. Du lịch Mộc Châu gần nhƣ bỏ qua hoặc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe của khách du lịch. Một số điểm du lịch ở huyện Mộc Châu chƣa quản lý tốt an toàn thực phẩm và an toàn của du khách tại điểm tham quan. Nhƣ điểm du lịch thác Dải Yếm, thức ăn đƣợc bày bán lộ thiên cạnh đƣờng đi lại, đƣờng vào thác Dải Yếm có nhiều chỗ sụt lún, trơn trƣợt mà không có hệ thống bảo hiểm hay che chắn 109
  5. 3.1.3. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thiếu và yếu Về chất lƣợng cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch Mộc Châu, hiện nay, Phòng Văn hóa, thông tin huyện Mộc Châu là đơn vị quản lý chính các hoạt động du lịch trong địa bàn huyện. Song, do địa bàn rộng, phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc với số lƣợng ngƣời có hạn, thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nên mặc dù rất cố gắng nhƣng hiệu quả quản lý hoạt động chƣa cao. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trƣờng du lịch cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngoài yêu cầu kiến thức chuyên môn về quản lý du lịch, còn cần bổ sung thêm năng lực phát triển thị trƣờng, xây dựng sản phẩm du lịch mới, kết nối các thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc Những khó khăn, thách thức nêu trên không chỉ là vấn đề của riêng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mộc Châu, mà vẫn đang là khó khăn chung của các đơn vị tham gia quản lý nhà nƣớc về du lịch Mộc Châu nhƣ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La và Ban Quản lý Khu du lịch Mộc Châu. Về chất lƣợng đội ngũ lao động trong ngành du lịch, kết quả phỏng vấn sâu một số quản lý cao cấp của hệ thống khách sạn hạng sao trong huyện cho thấy “Nhu cầu sử dụng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Mộc Châu khá cao, nhưng số lao động được đào tạo bài bản về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ có thái độ làm việc chuyên nghiệp và mục tiêu công việc rõ ràng tại địa phương rất hiếm hoi” (PVS 2, nam, sn 1976, giám đốc khách sạn) , họ “đành phải tuyển dụng lao động có trình độ văn hóa thấp, đa số là lao động phổ thông không có chuyên môn, không biết ngoại ngữ, thiếu đam mê và mục tiêu công việc” (PVS 2, nam, sn 1976, giám đốc khách sạn). Kết quả quan sát tham dự và phỏng vấn sâu một số khách du lịch còn cho thấy đa số các nhà nghỉ bình dân và nhà nghỉ cộng đồng có trình độ quản lý kém và tố chất tổng hợp của nhân viên phục vụ thấp. Thậm chí ở một vài khách sạn hạng sao, “thao tác của nhân viên phục vụ còn chậm chạp và độ nhiệt tình giảm dần theo số lần quay lại của khách hàng” “(PVS 1, nữ, sn 1980, kế toán). Những khó khăn về cán bộ quản lý và lực lƣợng lao động đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững của du lịch Mộc Châu. 3.1.4. Liên kết và quản lý hoạt động du lịch còn lỏng lẻo Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, thậm chí nội bộ ngành du lịch cũng đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ, song du lịch Mộc Châu dƣờng nhƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Thứ nhất, sự phối kết hợp giữa các ban ngành có liên quan ở huyện Mộc Châu trong quản lý, xử lý sai phạm trong kinh doanh du lịch còn rất lúng túng. Thứ hai, mối liên kết giữa các điểm tham quan, các cơ sở lƣu trú, nhà hàng quán ăn, hệ thống bán hàng, doanh nghiệp vận chuyển trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng nhƣ mối liên kết giữa du lịch Mộc Châu với các doanh nghiệp lữ hành và các thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế còn rất lỏng lẻo. Hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở lƣu trú, giá cả không rõ ràng, lừa đảo, chặt chém du khách đã xuất hiện trên địa bàn Mộc Châu. Tuy không nghiêm trọng nhƣ đa số các khu du lịch khác, nhƣng nếu không thắt chặt quản lý từ đầu thì sẽ là những vấn nạn khó khắc phục, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Mộc Châu. 110
  6. 3.2. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài nguyên- môi trường Đƣợc coi là ngành kinh doanh “phong cảnh và cảm giác” nên du lịch phụ thuộc khá mạnh nhiều môi trƣờng sinh thái tự nhiên. Trƣớc đây, do chạy theo lợi ích trƣớc mắt và mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nóng, nên môi trƣờng sinh thái của huyện Mộc Châu không những không đƣợc đầu tƣ bảo vệ một cách thỏa đáng, mà còn bị khai thác gần nhƣ cạn kiệt. Diện tích rừng giảm mạnh do khai thác quá độ và chặt phá làm nƣơng rẫy, các loài động vật quý hiếm nhƣ voi, hổ, gấu gần nhƣ biến mất khỏi Mộc Châu. Nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm bởi rác thải và nƣớc thải, mực nƣớc ngầm bị sụt giảm. Đất canh tác bị bào mòn và xuống cấp nhanh chóng bởi xói mòn và rửa trôi. Chất lƣợng đất và nƣớc bị đe dọa bởi dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ sạt lở, lũ ống, lũ quét thƣờng xuyên xảy ra. Gần đây, với sự ra quân quyết liệt của các cấp chính quyền với các biện pháp tích cực nhƣ giao đất giao rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, cấm săn bắt và kinh doanh động vật hoang dã, thành lập Khu bảo tồn tự nhiên Xuân Nha diện tích rừng ở Mộc Châu tăng lên nhanh chóng cả về chất lƣợng và số lƣợng. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt và kinh doanh động vật hoang dã, phá rừng làm nƣơng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, để hồi phục lại đa dạng tự nhiên của Mộc Châu vẫn cần nhiều biện pháp tích cực của các cấp chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình ngƣời dân hơn nữa. Hiện nay, ngoài một số vƣờn hoa đƣợc các doanh nghiệp hoặc tƣ nhân đầu tƣ và hoạt động tƣơng đối hiệu quả nhƣ Vƣờn hoa Happy Land , đa số các điểm phong cảnh tự nhiên đều đƣợc giao cho chính quyền xã hoặc đƣợc đƣa ra đấu thầu quyền quản lý và thu vé tham quan, nhƣ thác Dải Yếm, đồi thông Bản Áng, hoặc để mặc khách ra vào tự do, không có ngƣời quản lý, bảo vệ, nhƣ Đồi chè trái tim. Do thiếu ngƣời, thiếu chuyên môn, thiếu vốn, đôi khi là tƣ tƣởng “không phải của mình nên chỉ quan tâm đến thu lợi mà không cần đầu tƣ, giữ gìn” nên các điểm phong cảnh rất ít đƣợc tôn tạo, chăm sóc và bảo vệ, rác rƣởi vất bừa bãi không có ngƣời thu gom, lại phải gánh theo một lƣợng lớn hàng quán và khách du lịch nên khó tránh khỏi xuống cấp nhanh chóng. Thậm chí, đôi khi chính quyền huyện Mộc Châu cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn bảo vệ tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững hay phát triển thủy điện, khai khoáng nhƣ trƣờng hợp xây dựng thủy điện trên thác Dải Yếm. Công tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch ở Mộc Châu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, cảnh quan hai bên đƣờng giao thông nối liền nhiều điểm phong cảnh với khu trung tâm thị trấn thƣờng bị lấn chiếm, chặt phá, đào bới nham nhở lấy mặt bằng. Kiến trúc của hai thị trấn, các bản du lịch cộng đồng và hai bên đƣờng dẫn tới điểm tham quan bị bê tông hóa, thiếu đồng bộ, thiếu bản sắc, thiếu điểm nhấn nổi bật. Hiện tƣợng “quản lý quy hoạch xây dựng không chặt chẽ” trong xây dựng và tổ chức kinh doanh du lịch tự phát góp phần phá vỡ cảnh quan đô thị, cảnh quan tự nhiên, kiến trúc truyền thống độc đáo tại các điểm tham quan nói riêng và của cả Mộc Châu nói chung. Đây không chỉ là điểm trừ cho du lịch Mộc Châu mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác quản lý quy hoạch và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên du lịch. 111
  7. 3.3. Khó khăn trong phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa – xã hội Trong một thời gian dài do sai lầm của nhận thức và ảnh hƣởng tiêu cực của kinh tế thị trƣờng, nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu bị coi là lạc hậu, mê tín nên bị đào thải ra khỏi các hoạt động cộng đồng hoặc thu hẹp vào trong phạm vi gia đình. Ngƣợc lại, sự giao lƣu văn hóa và sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nhƣ điện thoại, truyền hình, mạng internet len lỏi khắp các cộng đồng dân cƣ, các bản làng dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, một mặt làm phong phú thêm đời sống văn hóa cho cƣ dân địa phƣơng, mặt khác lại gây nguy cơ bị thƣơng mại hóa, suy yếu và biến mất của văn hóa truyền thống. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Mộc Châu bị mai một. Một số nghề thủ công truyền thống nhƣ nghề đan lát, nghề dệt, nghề rèn, nghề làm giấy bị mai một và biến mất dƣới ảnh hƣởng của các sản phẩm sản xuất hàng loạt bằng nhựa, bằng kim loại và quần áo may sẵn Một số sinh hoạt truyền thống nhƣ hát đối, hát giao duyên, hạn khuống, chơi xuân, xòe Thái trong các dịp vui truyền thống dần mai một và bị thay thế bởi hệ thống loa đài, dàn Karaoke, trò chơi điện tử Thanh niên dân tộc thiểu số ít hoặc không sử dụng đƣợc ngôn ngữ mẹ đẻ, không hiểu biết và cũng không muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống dân tộc. Bản làng của các dân tộc thiểu số, đặc biệt các bản đƣợc chọn phát triển du lịch cộng đồng, bị bê tông hóa, bố cục cảnh quan và kiến trúc truyền thống bị phá vỡ. Sự thật thà, thân thiện, hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng có nguy cơ mất dần dƣới ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng và lợi nhuận trƣớc mắt. Một số lễ hội truyền thống tuy đƣợc phục dựng nhƣng đã mất đi linh hồn là tính thiêng, bị thế tục hóa, thƣơng mại hóa chỉ còn lại cái vỏ hoạt động biểu diễn với mục đích thu hút khách du lịch, phục vụ mục đích kinh doanh 4. Kiến nghị giải pháp phát triển bền vững du lịch Mộc Châu Có thể thấy có 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch bền vững ở huyện Mộc Châu: Thứ nhất, thị trƣờng du lịch Mộc Châu còn non trẻ; thứ hai, chính quyền và các nhà đầu tƣ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn; thứ ba, chất lƣợng, trình độ đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn hạn chế; thứ tƣ, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và văn hóa bản địa của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng còn sơ khai; thứ năm, khách du lịch đến Mộc Châu đa phần là đi theo nhóm với số lƣợng đông, mức chi tiêu thấp, ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái và tài nguyên du lịch chƣa cao, dễ gây ra những ảnh hƣởng bất lợi với môi trƣờng sinh thái và nhân văn của Mộc Châu. Để phát triển du lịch Mộc Châu theo hƣớng bền vững, giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch, nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp sau: 4.1. Nhóm giải pháp với chính quyền huyện Mộc Châu 4.1.1. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về kinh tế - Nghiên cứu hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc địa phƣơng, trên cơ sở đó lập hồ sơ đề nghị các đơn vị quản lý có liên quan cấp chứng nhận di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, từng bƣớc đƣa văn hóa truyền thống địa phƣơng tham gia vào thị trƣờng du lịch. 112
  8. - Trên cơ sở phát huy các thế mạnh về khí hậu, địa hình, văn hóa độc đáo và nền nông nghiệp phát triển tại Mộc Châu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, chất lƣợng cao, giá cả hợp lý nhƣ: Xây dựng các điểm nghiên cứu hệ thống sinh vật bản địa, rừng mƣa nhiệt đới tại khu rừng đặc dụng Xuân Nha; Khai thác mô hình du lịch nông nghiệp, trải nghiệm cuộc sống nông dân tại các trang trại trong huyện; Khai thác các ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc bản địa phục vụ du lịch. - Xây dựng tiêu chuẩn thu phí hợp lý và khoa học, thống nhất mức vé tham quan, phí thuê xe, phí vận chuyển và giá cả hàng hóa, dịch vụ ăn uống, lƣu trú phục vụ hoạt động du lịch trong huyện, nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả hoạt động du lịch Mộc Châu, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả khách du lịch lẫn các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và cá nhân tham gia dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện. - Chủ động và tăng cƣờng liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, mời các giáo viên có kinh nghiệm và chất lƣợng, mở các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, nhƣ hƣớng dẫn viên, nấu ăn, phục vụ bàn, pha chế, dọn phòng tạo nguồn cung cấp lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo về chuyên môn ngay tại địa phƣơng; Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn du lịch và kiến thức về du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững cho lao động hiện đang làm trong ngành du lịch; Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý du lịch đƣợc học tập ở các trƣờng đại học lớn về chuyên ngành du lịch trong và ngoài nƣớc; Tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm của các khu du lịch có nhiều điểm tƣơng đồng và nổi tiếng ở trong và ngoài nƣớc, nhƣ Đà Lạt, Hà Giang, Đà Nẵng, Vân Nam(Trung Quốc), Thái Lan để nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn. - Nâng cấp hệ thống đƣờng giao thông nội bộ, tăng cƣờng liên kết, kết nối giữa các điểm du lịch nội vùng. - Kết hợp với các điểm du lịch, khu du lịch trong trong tỉnh, liên tỉnh xây dựng và kết nối các Mộc Châu với điểm du lịch khác, nhƣ: tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” kết nối các tỉnh Tây Bắc, tuyến du lịch “Vòng cung Đông Tây” kết nối du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến du lịch Hà Nội - Bắc Yên - Mộc Châu - Hòa Bình - Hà Nội, tuyến du lịch Hà Nội - Mộc Châu - Lào và các nƣớc ASEAN khác. - Chủ động tham gia và tổ chức các hoạt động liên kết thƣơng mại, triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc, nhằm học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu, quảng bá du lịch Mộc Châu đến các thị trƣờng du lịch khác. 4.1.2. Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về tài nguyên – môi trường - Tổ chức nghiên cứu một cách khoa học và chính xác hiện trạng tài nguyên, nhân khẩu, kinh tế, xã hội và môi trƣờng tại địa điểm dự kiến khai thác tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đánh giá những tác động của du lịch, tính toán sức tải của môi trƣờng sinh thái và tài nguyên du lịch, đồng thời đƣa ra và kiên quyết thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch tại đó. - Đối với những tài nguyên du lịch đang đƣợc khai thác, cần đứng trên quan điểm du lịch bền vững từng bƣớc điều chỉnh, chuyển hƣớng hoặc đình chỉ những hoạt động du lịch gây ảnh hƣởng đến sự bền vững của môi trƣờng sinh thái và tài nguyên du lịch tự nhiên, cũng 113
  9. nhƣ kiên quyết cải tạo hoặc di dời những công trình, điểm du lịch đe dọa sự bền vững của môi trƣờng sinh thái và tài nguyên du lịch tự nhiên. - Dựa trên hệ thống pháp luật và các quy định của nhà nƣớc về phát triển du lịch, bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tài nguyên du lịch nhƣ Luật Du lịch, Luật Môi trƣờng, để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và các quy định trong hoạt động du lịch, nhằm tăng cƣờng quản lý và đảm bảo bằng luật pháp du lịch Mộc Châu phát triển theo hƣớng bền vững. - Sử dụng các biện pháp tích cực để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, cũng nhƣ động viên ngƣời dân và doanh nghiệp tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giữ gìn tài nguyên du lịch, xây dựng du lịch Mộc Châu phát triển theo hƣớng bền vững, từ đó bảo vệ lợi ích lâu dài về môi trƣờng, kinh tế, xã hội của cộng đồng và của mỗi cá nhân. 4.1.3 . Giải pháp phát triển du lịch Mộc Châu bền vững về văn hóa - xã hội - Kết hợp giữa công tác tìm kiếm, sƣu tầm, phục dựng, phổ biến các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số địa phƣơng với việc động viên, đẩy mạnh hoạt động sáng tác, biểu diễn các tác phẩm ca múa nhạc dựa trên nền tảng văn hóa và ngôn ngữ dân tộc thiểu số. - Tích cực tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt tại các điểm du lịch cộng đồng, tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm truyền thừa và phát triển văn hóa truyền thống. - Đầu tƣ xây dựng một Bảo tàng các dân tộc Mộc Châu và thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động trƣng bày, trình diễn theo chủ đề nhằm lƣu giữ, tái hiện, giới thiệu và quảng bá nguồn gốc, tiến trình lịch sử và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất và con ngƣời Mộc Châu một cách sinh động và chính xác nhất. Thông qua đó kết hợp linh hoạt giữa bảo tồn, truyền thừa văn hóa cổ truyền với khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của địa phƣơng, phát triển du lịch bền vững. - Xác định rõ mối quan hệ, quyền lợi, trách nhiệm, công sức và mức báo đáp của du khách, chủ thể tham gia khai thác du lịch, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng, đảm bảo phân chia lợi ích công bằng, hợp lý. 4.2. Nhóm giải pháp với doanh nghiệp kinh doanh du lịch - Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm của những dịch vụ hiện có nhằm khai thác sáng tạo và hiệu quả các nhu cầu tổng hợp của khách du lịch gồm các nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lƣu trú, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tham quan giải trí, và một số nhu cầu đặc biệt khác nhƣ nhu cầu thông tin liên lạc, mua sắm hàng lƣu niệm, chăm sóc sức khỏe, y tế, làm đẹp và hoạt động thể dục thể thao. - Căn cứ vào đặc điểm khách hàng, khả năng thanh toán, tính chất tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch để xây dựng chiến lƣợc giá cả hợp lý, thiết kế các mức giá khác nhau cho những dịch vụ và sản phẩm du lịch khác nhau phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. 114
  10. - Tìm kiếm và điều chỉnh cơ cấu nguồn khách phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng các biện pháp sáng tạo, các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, tăng cƣờng quảng bá nhằm thu hút nguồn khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, có tố chất và ý thức bảo vệ môi trƣờng tốt, ít gây ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên và nhân văn tại Mộc Châu. - Xây dựng chế độ đãi ngộ tốt về tiền lƣơng và điều kiện sống, đồng thời thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để tạo hứng thú và lòng yêu nghề cho lao động trong ngành du lịch. - Chủ động và tăng cƣờng liên kết với các công ty lữ hành, kết hợp xây dựng chế độ đãi ngộ và phân chia lợi nhuận hợp lý để thu hút và giữ mối quan hệ chặt chẽ, đôi bên cùng có lợi, đồng thời thông qua các công ty lữ hành quảng bá du lịch Mộc Châu đến thị trƣờng nguồn khách mới trong và ngoài nƣớc. - Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, giữ gìn môi trƣờng văn hóa xã hội trong sạch, thân thiện ở địa phƣơng. 4.3. Nhóm giải pháp với người dân địa phương - Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng sinh thái ở địa phƣơng. - Tích cực, chủ động xây dựng hình ảnh du lịch Mộc Châu thành một điểm đến thân thiện, giàu bản sắc văn hóa. - Nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển du lịch bền vững. 5. Kết luận Trong khoảng 5 năm trở lại đây, du lịch Mộc Châu đã có những tăng trƣởng ấn tƣợng, góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho địa phƣơng, song để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi lâu dài cho du khách, chính quyền, doanh nghiệp, ngƣời dân tại địa phƣơng, du lịch Mộc Châu vẫn cần phải xây dựng và hoàn thiện thị trƣờng du lịch theo hƣớng phát triển bền vững, kết hợp với các biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng sinh thái và tài nguyên du lịch, cũng nhƣ giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực của du lịch lên kinh tế, môi trƣờng và văn hóa, xã hội địa phƣơng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Antonio Machado(2003). Du lịch và phát triển bền vững (Tourism and Sustainable Development) trong Dự án: “Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam”, VNAT và FUNDESO. [2] Thanh Huyền (2017). Mộc Châu: Doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 280 tỷ đồng, Truy cập tại: 280-ty-dong-7948. Truy cập ngày: 13/4/2017 [3] Hồ Lý Long (2011). Giáo trình tâm lý khách du lịch. Nhà xuất bản Lao động. [4] Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo (2015). Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững, trích trong “Hội thảo Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa” 115
  11. [5] UBND huyện Mộc Châu (2015, 2016, 2017). Báo cáo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội năm 2015, 2016, 2017. [6] World Tourism Organization (WTO) (1998). Guide for Local Authorities on Developing Sustainale Tourism, Madrid: World Tourism Organizatione. A CASE STUDY AND SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN MOC CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE Tran Hanh Nguyen Tay Bac University Abstract: With competitive advantages in terms of geographical location, climatic and terrain conditions, unique local cultures, rich local products, well-established tourism brands. Along with the active participation of the local authorities and relevant agencies and the local people's acumen and creativity, in recent years, Moc Chau tourism has been growing rapidly. This contributes positively to employment and income raising for the locality. However, in order to promote Moc Chau tourism with the goal of sustainable development, to overcome the difficulties from the incomplete tourist market and the degradation of ecological environment and tourism resources, there are a number of things need to be done including the development of Moc Chau tourism market, the rational exploitation of tourism resources, the attraction and training of high quality human resources in the tourism industry, strengtheing cooperation and expanding links between Moc Chau tourism and domestic and international tourism markets Keywords: Development, Sustainable Tourism, Moc Chau. 116