Nghiên cứu năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 4560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nang_luc_can_thiet_cua_sinh_vien_tot_nghiep_dai_h.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành kinh tế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 73 (01/2021) No. 73 (01/2021) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ A research on required competencies of economics university graduates TS. Lê Chi Lan(1), ThS. Cổ Tồn Minh Đăng(2) (1),(2)Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Bài viết trình bày lí thuyết liên quan đến năng lực và mô hình khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Từ đó, đề ra khung năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp liên quan đến kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và kinh nghiệm tích lũy từ cá nhân. Nghiên cứu này đã khảo sát mức độ đồng ý và đánh giá, phân tích các nhân tố khẳng định trong mô hình năng lực cần thiết của sinh viên, giúp các cơ sở đào tạo có được thông tin hữu ích để có những biện pháp giúp nâng cao năng lực của sinh viên tốt nghiệp tiếp cận nhu cầu người sử dụng lao động. Từ khóa: năng lực, ngành kinh tế, sinh viên tốt nghiệp ABSTRACT Education plays a very important role in providing high quality human resources for the labor market. High quality human resources are essential in the context of international economic integration. The article has presented the theory related to competency and working ability model of graduates, thereby setting out the necessary competency framework for graduates related to knowledge, skills, qualities and individual’s accumulated experience. The research has surveyed the level of consent and analyzed the positive factors in the student's necessary competency models. It is hoped that training institutions can obtain useful information to take measures to improve graduates’ competencies to access employers' needs. Keywords: competencies, economics, graduate 1. Đặt vấn đề đội ngũ lao động có trình độ học vấn và Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng tay nghề cao (Lê Đình Lục, 2014, tr.134). trong việc cung cấp nguồn nhân lực có Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 376 chất lượng cao cho thị trường lao động. trường đại học, cao đẳng và hàng trăm Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy tế, thị trường lao động phải đối mặt với nghề. Mỗi năm hàng chục nghìn lao động nhiều thách thức như việc đổi mới công được đào tạo để cung cấp cho thị trường nghệ, mở rộng thị trường sản xuất, kinh lao động, tuy nhiên nhiều sinh viên tốt doanh. Vì vậy, thị trường lao động rất cần nghiệp ra trường không tìm được việc làm Email: chilansgu.kt@gmail.com 34
  2. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN do chưa đủ kiến thức và kĩ năng chuyên Kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp là sự môn để tham gia thị trường lao động thành thạo, tinh thông về các thao tác, (Nguyễn Thị Hằng, 2012, tr.40). Do đó động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn các trường đại học cần quan tâm đến yếu thành một công việc cụ thể nào đó. Những tố: dạy và học cái gì, học để làm gì, dạy kĩ năng giúp cho người học hoàn thành tốt như thế nào sao cho phù hợp với yêu công việc của mình, mang lại hiệu quả của cầu của thị trường lao động thì khi sinh công việc (Lê Thị Tuyết Hạnh, 2012, viên tốt nghiệp ra trường sẽ dễ kiếm việc tr.10). làm và dễ dàng hội nhập vào các cơ quan, Thái độ của sinh viên tốt nghiệp cho các doanh nghiệp. Năng lực sinh viên tốt thấy cách nhìn nhận của họ về vai trò, nghiệp đang được các nhà giáo dục rất trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với quan tâm, vì vậy nhóm tác giả đã chọn công việc và điều này thể hiện qua các viết chủ đề: “Nghiên cứu năng lực cần hành vi của họ. Một người có kĩ năng tốt thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả ngành kinh tế”. đóng góp sẽ không cao. 2. Nội dung Như vậy, năng lực của sinh viên tốt Nhu cầu của thị trường lao động được nghiệp bao gồm cả 3 yếu tố: thái độ, kĩ hiểu là những đòi hỏi, những mong muốn năng và kiến thức. Thái độ là yếu tố hàng của thị trường lao động (mà đại diện là đầu quyết định sự thành công của người người sử dụng lao động) về những kiến lao động với công việc cũng như với tổ thức, kĩ năng làm việc, kinh nghiệm làm chức. Một người có thể có kiến thức sâu việc và phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp rộng, kĩ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ nhằm hướng đến mục tiêu sử dụng nguồn bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm nhân lực đáp ứng yêu cầu của công việc với xã hội thì khó có thể làm tốt công việc. (Phùng Hữu Phú, 2014, tr.133). 2.2. Mô hình khả năng làm việc 2.1. Lý thuyết năng lực sinh viên tốt Theo quan điểm của người sử dụng nghiệp lao động, bằng cấp chuyên môn chỉ là điều Theo tác giả Võ Xuân Tiến (2010), kiện ban đầu để xét tuyển dụng. Theo năng lực là sự tổng hòa của các yếu tố Harvey (2002), trong thực tế nhu cầu của kiến thức, kĩ năng, hành vi và thái độ góp thị trường lao động không phải chỉ là bằng phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc cấp chuyên môn mà còn cần phải có khả của mỗi người (Võ Xuân Tiến, 2010, năng làm việc. Một số tác giả đã đưa mô tr.264). hình lý thuyết về khả năng làm việc (theo Kiến thức là những hiểu biết có được Lee Harvey, 2000) như sau: do từng trải hoặc do học tập. Nó gồm ba Mô hình USEM của Yorke và Knight yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu (2004) về khả năng làm việc được xác biết chung về thế giới), kiến thức chuyên định bởi các yếu tố: Sự hiểu biết ngành (về một vài lĩnh vực đặc trưng như (Understanding) - Kĩ năng (Skills) - kế toán, tài chính ) và kiến thức đặc thù Niềm tin/ Phẩm chất (Efficacy beliefs) - (những kiến thức đặc trưng mà sinh viên Tư duy/ Nhận thức (Meta/Cognition) tốt nghiệp trực tiếp tham gia hoặc được (xem Hình1). đào tạo). 35
  3. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) Sự hiểu biết Sự am hiểu về các vấn đề thuộc khối kiến thức cơ bản và khối kiến thức chuyên ngành gồm: kiến thức khoa học cơ bản (HB1); kiến thức cơ sở trong lĩnh vực kinh tế (HB2); kiến thức nghiệp vụ chuyên môn (HB3); kiến thức về liên quan đến quản trị, tài chính (HB4), kiến thức về công nghệ thông tin (HB5); trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc (HB6). Hình 1: Mô hình kĩ năng làm việc của sinh Kĩ năng viên tốt nghiệp (Nguồn: Yorke, M. và Kĩ năng chung và kĩ năng chuyên Knight, P. (2004), Mô hình USEM) môn, kĩ năng mềm gồm kĩ năng phân tích vấn đề (KN1); kĩ năng khai thác và Mô hình CEDGE của Dacre Pool và sử dụng dữ liệu trong kinh tế (KN2); kĩ Sewell (2007) về khả năng làm việc được năng hiểu và áp dụng tìm ra các giải pháp xác định bởi các yếu tố: Nghề nghiệp (KN3); kĩ năng sử dụng ngoại ngữ (Career) – Kinh nghiệm (Experience) – (KN4); kĩ năng sử dụng các phần mềm Bằng cấp/Kiến thức chuyên môn (Degree kinh tế (KN5); kĩ năng thích ứng với subject) – Kĩ năng cốt lõi (Generic skills) – công nghệ mới (KN6); kĩ năng tự học tập Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence) và phát triển của bản thân (KN7); kĩ năng (xem Hình 2). quản lý (KN8); kĩ năng sắp xếp công việc (KN9); kĩ năng tổ chức và điều phối công việc (KN10); kĩ năng thương mại (KN11); kĩ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề (KN12); kĩ năng làm việc nhóm (KN13); kĩ năng thuyết trình (KN14); kĩ năng giao tiếp (KN15). Phẩm chất đạo đức Tính cách, hành vi và thái độ của mỗi cá nhân gồm tự tin vào khả năng của bản Hình 2: Mô hình kĩ năng làm việc của thân (PC1); tính kỷ luật (PC2); tính độc lập sinh viên tốt nghiệp (Nguồn: Dacre Pool (PC3); tính cầu tiến (PC4); tính sáng tạo và Sewell (2007), Mô hình CEDGE) (PC5); nhiệt tình và tâm huyết với nghề Tóm lại: những năng lực cần thiết của nghiệp (PC6); hòa đồng và cư xử chuẩn sinh viên tốt nghiệp gồm sự hiểu biết, kinh mực (PC7); hiểu biết và có trách nhiệm với nghiệm làm việc, tư duy và phẩm chất cá nhân. công việc (PC8); tính chủ động (PC9). 2.3. Đề xuất năng lực cần thiết của Kinh nghiệm sinh viên tốt nghiệp Sự hiểu biết do sự tiếp xúc hoặc từng Khung năng lực cần thiết cho sinh trải trong học tập, công việc hoặc cuộc viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế được sống cụ thể: kinh nghiệm do tiếp xúc đề xuất gồm các yếu tố (Hình 3): công việc (LV1); kinh nghiệm cá nhân do 36
  4. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN liên kết giữa lý thuyết và thực hành (LV2); tập (LV3) và kinh nghiệm học hỏi bằng kinh nghiệm tích lũy trong quá trình thực cách tiếp cận các chuyên gia (LV4). Hình 3: Mô hình năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp 2.4. Đánh giá của người sử dụng lao thuế, kĩ năng giao tiếp và xử lý công động về khung năng lực cần thiết của việc.v.v. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế như: trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, nhiệt 2.4.1. Đặc điểm tổng thể tình là yếu tố được người sử dụng lao Sau khi trao đổi và phỏng vấn sâu với động rất coi trọng. Mặt khác, kinh nghiệm các đối tượng như sinh viên tốt nghiệp đại làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành học ngành kinh tế, một số chuyên gia, cán kinh tế cũng được người sử dụng lao động bộ quản lý, giảng viên và một số người sử đòi hỏi khi tuyển dụng. Thông qua trao đổi dụng lao động là doanh nghiệp, công ty và phỏng vấn, chúng tôi đã xác định được kết quả cho thấy nhu cầu của thị trường lao các nhu cầu của thị trường lao động hiện động hiện nay đối với sinh viên tốt nghiệp nay đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh ngành kinh tế là sự hiểu biết về tình hình tế và những yêu cầu trên được thao tác hóa kinh tế, các chuyên môn nghiệp vụ liên thành các biến quan sát đã được trình bày ở quan đến kinh tế, các kĩ năng nghiệp vụ liên Mục 2.3. Chúng tôi tiến hành khảo sát định quan như kĩ năng thương mại, kĩ năng tính lượng thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ 37
  5. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) Chí Minh với 3 đối tượng (Hình 4): sinh các cơ quan, công ty, xí nghiệp thuộc nhà viên tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nước (20 cơ quan chiếm tỉ lệ 3.9%), không nghiệp, ngân hàng, công ty gồm Tài chính thuộc nhà nước (44 công ty tư nhân chiếm ngân hàng (85 sinh viên chiếm tỉ lệ 16.4%), tỉ lệ 8.5%) và cơ sở đào tạo là các trường Kế toán (96 sinh viên chiếm tỉ lệ 18.5%) và đại học (gồm cán bộ quản lý 71 người Quản trị kinh doanh (99 sinh viên chiếm tỉ chiếm tỉ lệ 13.7%, giảng viên 103 người lệ 19.1%); người sử dụng lao động bao gồm chiếm tỉ lệ 19.9%). Hình 4: Thống kê số lượng đối tượng tham gia khảo sát 2.4.2. Đánh giá của người sử dụng lao về khung năng lực cần thiết cho sinh viên tốt động về khung năng lực cần thiết nghiệp khối ngành kinh tế, cho thấy các tỷ lệ Dựa vào Bảng 2, thống kê liên quan đến thống kê theo phần trăm có số lượng người mô tả đánh giá của người sử dụng lao động đồng ý và hoàn toàn đồng ý khá cao. Cụ thể: Bảng 2. Đánh giá của người sử dụng lao động về năng lực cần thiết liên quan đến năng lực sinh viên tốt nghiệp Tiêu chí đối với sinh Hoàn toàn Cơ bản Phân Cơ bản Hoàn toàn STT viên tốt nghiệp không đồng ý không đồng ý vân đồng ý đồng ý 1 Sự hiểu biết của sinh 1.93% 4.44% 22.87% 47.46% 23.29% viên tốt nghiệp 2 Kĩ năng làm việc 1.03% 3.96% 16.63% 48.66% 29.72% Phẩm chất và đạo đức 3 1.67% 4.14% 18.88% 48.39% 26.92% cá nhân 4 Kinh nghiệm làm việc 1.54% 5.60% 22.11% 47.01% 23.75% 38
  6. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Nhu cầu của thị trường lao động về đào tạo được sự đồng thuận cao chiếm tỉ lệ hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp thể hiện từ 70% đến 80% (ở cả 2 mức độ cơ bản sự đồng ý cao trong 6 biến quan sát được đồng ý và hoàn toàn đồng ý) của các đối đưa ra trong việc khảo sát: cơ bản đồng ý tượng khảo sát. Mức độ phân vân ở 2 yêu 47.46%, hoàn toàn đồng ý 23.29%; tuy cầu gồm kinh nghiệm làm việc và chuẩn nhiên 22.87% còn phân vân với yêu cầu đầu ra chiếm tỉ lệ khoảng 22% và điều này sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp. chứng tỏ kinh nghiệm làm việc của sinh Nhu cầu của thị trường lao động về kĩ viên tốt nghiệp không phải là yếu tố then năng, phẩm chất, kinh nghiệm làm việc, chốt trong quá trình tuyển dụng sinh viên của sinh viên tốt nghiệp và uy tín của cơ sở tốt nghiệp. Hộp 1. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động (Trưởng phòng Nhân sự, Công ty may mặc, nữ, 40 tuổi) “ Khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế, chúng tôi thường quan tâm đến các trình độ hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra, thương hiệu của cơ sở đào tạo cũng là điều chúng tôi lưu ý khi phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp. Trong những năm qua sinh viên tốt nghiệp cũng dần dần đáp ứng được yêu cầu công việc, điểm mạnh của sinh viên tốt nghiệp là kiến thức lý thuyết của họ rất nhiều, khi nói đến nội dung thì họ đều biết. Tuy nhiên có điều còn hạn chế là khả năng ứng dụng chưa được tốt phải trải qua thời gian thử việc tại công ty”. (Trưởng phòng Nhân sự, Công ty Xuất nhập khẩu, nam, 43 tuổi) “ Điểm yếu của sinh viên tốt nghiệp là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công việc. Ngoài ra, kĩ năng làm việc, khả năng giao tiếp và nắm bắt thông tin của sinh viên tốt nghiệp còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty. Để cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo thì việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp (người sử dụng lao động) cần phải tăng cường hơn nữa”. 2.5. Kiểm định mô hình năng lực lường tạo ra. Theo lý thuyết kiểm định sinh viên tốt nghiệp bằng phân tích nhân thang đo, mô hình lý thuyết được xem là tố và hệ số tin cậy tổng hợp phù hợp với thực tiễn nếu mức ý nghĩa p 0.5) và có ý nghĩa thống kê (p < so với phương pháp tính hệ số tương quan, 0.05) (Trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của 2009, tr.21). các thang đo như mối quan hệ giữa một Qua phân tích nhân tố cho thấy có 4 khái niệm nghiên cứu và các khái niệm nhóm liên quan đến năng lực sinh viên tốt khác mà không bị chênh lệch do sai số đo nghiệp khối ngành kinh tế: 39
  7. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) Nhóm 1, hiểu biết của sinh viên tốt 2.5.2. Thang đo mức độ kĩ năng làm nghiệp (HB1, HB2, HB3, HB4); việc của sinh viên tốt nghiệp Nhóm 2, kĩ năng làm việc của sinh viên Thang đo mức độ kĩ năng và khả năng tốt nghiệp (HB5, HB6, KN1, KN2, KN3, làm việc của sinh viên tốt nghiệp được đo KN5, KN6, KN9, KN10, KN13, KN14); lường với 12 biến số quan sát: HB5, HB6, Nhóm 3, phẩm chất đạo đức của sinh KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, KN9, viên tốt nghiệp (KN15, PC1, PC2, PC3, KN10, KN13, KN14. Từ kết quả phân tích PC4, PC6); Hình 5 cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, Nhóm 4, kinh nghiệm cá nhân của sinh các thông số TLI, CFI, CMIN/df và viên tốt nghiệp (CL2, CL3, DR1, DR2, DR3). RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định 2.5.1. Thang đo mức độ sự hiểu biết thang đo. của sinh viên tốt nghiệp Mặt khác với 12 biến quan sát HB5, Thang đo mức độ hiểu biết của sinh HB6, KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, viên tốt nghiệp được đo lường với 4 biến KN9, KN10, KN13, KN14 được rút trích quan sát: HB1, HB2, HB3, HB4. Từ kết và thang đo có giá trị trung bình trọng số là quả phân tích Hình 4.1 cho thấy mức ý 0.63, do đó biến số dùng để đo kĩ năng và nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của kiểm định thang đo. thang đo kĩ năng làm việc của sinh viên tốt Mặt khác với 4 biến quan sát HB1, nghiệp là 0.887 và phương sai trích là HB2, HB3, HB4 được rút trích và thang đo 51.3%. Vì vậy, thang đo mức độ kĩ năng có giá trị trung bình trọng số là 0.75, do đó làm việc của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu biến số dùng để đo sự hiểu biết của sinh chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp là 0.835 và phương sai trích là 67%. Vì vậy, thang đo mức độ sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. Hình 6. Kết quả phân tích CFA: Kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp 2.5.3. Thang đo mức độ phẩm chất và đạo đức của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ kĩ năng và khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp được đo Hình 5. Kết quả phân tích CFA: Sự hiểu lường với 6 biến số quan sát: KN15, PC1, biết của sinh viên tốt nghiệp PC2, PC3, PC4, PC6. Từ kết quả phân tích 40
  8. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Hình 6 cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, đo kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt các thông số TLI, CFI, CMIN/df và nghiệp có giá trị trung bình trọng số là RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định 0.66, do đó biến đo kinh nghiệm làm việc thang đo. của sinh viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Mặt khác, với 6 biến quan sát KN15, Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo kinh PC1, PC2, PC3, PC4, PC6 được rút trích nghiệm làm việc và chuẩn đầu ra của sinh thang đo phẩm chất của sinh viên tốt viên tốt nghiệp là 0.796 và phương sai trích nghiệp có giá trị trung bình trọng số là là 55.38%. Vì vậy, thang đo mức độ kinh 0.685, do đó biến đo phẩm chất của sinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, chuẩn về giá trị hội tụ, độ tin cậy và độ tin cậy của thang đo sự hiểu biết của phương sai trích. sinh viên tốt nghiệp là 0.841 và phương sai Phỏng vấn tiếp xúc sinh viên tốt trích là 54.41%. Vì vậy, thang đo mức độ nghiệp các ngành kinh tế (có việc làm) cho phẩm chất và đạo đức của sinh viên tốt thấy, kinh nghiệm làm việc có vai trò quan nghiệp đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và trọng. Sinh viên tốt nghiệp đại diện các phương sai trích. ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng đều cho biết, các bạn khi nhận công việc rất bỡ ngỡ do chưa có kinh nghiệm làm việc và phải học thêm một số kiến thức. Bên cạnh đó, kết quả phân tích kinh nghiệm làm việc 2 tiêu chí: kinh nghiệm cá nhân do liên kết giữa lý thuyết và thực hành (CL2) và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình thực tập (CL3) có trọng số thấp xấp xỉ 0.5 (Hình 7), mức độ cơ bản đồng ý và hoàn toàn đồng ý xấp xỉ 70% (Bảng 2) cho thấy, kinh nghiệm làm việc là Hình 7. Kết quả phân tích CFA: một trong những yếu tố quan trọng trong Phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp nhu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp. 2.5.4. Thang đo mức độ kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp được đo lường với 5 biến số quan sát: CL2, CL3, DR1, DR2, DR3. Từ kết quả phân tích Hình 7, cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định thang đo. Hình 8. Kết quả phân tích CFA: Mặt khác, với 5 biến quan sát CL2, Kinh nghiệm làm việc và chuẩn đầu ra của CL3, DR1, DR2, DR3 được rút trích thang sinh viên tốt nghiệp 41
  9. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 2.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực sinh viên tốt nghiệp yêu cầu của thị trường lao động, các cơ sở Thông qua nghiên cứu và kết quả khảo giáo dục cần tăng cường hơn mối quan hệ sát cho thấy, số lượng sinh viên tốt nghiệp hợp tác giữa nhà trường và người sử dụng ngày càng nhiều, phần lớn không tìm được lao động. việc làm; sinh viên tốt nghiệp có việc làm 3. Kết luận theo đánh giá của người sử dụng lao động Xu hướng phát triển giáo dục nhằm đạt thì chưa đáp ứng những yêu cầu về kĩ năng đến mục tiêu là đáp ứng nhu cầu xã hội, vì công việc, khả năng tự tin khi giao tiếp vậy giáo dục đại học không những phải chưa cao. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ và tăng về số lượng mà còn phải đảm bảo về công nghệ thông tin thấp, chưa đáp ứng chất lượng. Hiện nay, mức độ đáp ứng của yêu cầu của nhà tuyển dụng (Lê Chi Lan, sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của Đỗ Đình Thái, 2015). Vì vậy, nghiên cứu người sử dụng lao động chưa cao, dẫn đến đề xuất một số giải pháp tăng cường năng tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường lực sinh viên tốt nghiệp như sau: khi nhận việc làm phải qua một khóa đào Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa công tạo lại ngắn hạn, dẫn đến sự lãng phí rất tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm thông lớn. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình năng qua các hoạt động thực tiễn tại các doanh lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp khối nghiệp để người học tiếp cận vào môi ngành kinh tế liên quan đến: kiến thức, kĩ trường làm việc ngay từ khi còn ngồi trên năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân. Mô ghế nhà trường. hình được đề xuất và lấy sự đánh giá của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng người sử dụng lao động cho thấy người sử nhân lực cần thực hiện điều tra, phân tích dụng lao động, cựu sinh viên, giảng viên và dự báo nhu cầu nhân lực, tránh tình đều đồng ý cao. Ngoài ra, qua kết quả phân trạng mất cân đối trong ngành nghề đào tích nhân tố, phân tích nhân tố khẳng định tạo. Phối hợp với các cơ quan chức năng có (CFA) của mô hình năng lực cần thiết cho liên quan tổ chức điều tra về việc làm, dự sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế cho báo nhu cầu nhân lực. thấy các nhân tố đề xuất đều đạt tiêu chuẩn Tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa về độ tin cậy và phương sai trích. Vì vậy các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng mô hình mang tính cần thiết và khả thi cao, lao động. Các kết quả có liên quan về chất mô hình này sẽ góp phần giúp các cơ sở lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm đào tạo có thể tích hợp các năng lực cần tại các trường đại học, đây là kênh thông thiết vào chuẩn đầu ra trong quá trình đào tin giúp các trường điều chỉnh quá trình tạo, hướng đến mục tiêu giúp sinh viên tốt đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. nghiệp hòa nhập nhanh chóng vào thị Các trường đại học, cao đẳng tập trung trường lao động đáp ứng nhu cầu của nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và người sử dụng lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lee Harvey. (2000). New realities: The relationship between higher education and employment, Printed in the Netherlands, Kluwer Academic Publishers. 42
  10. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Lê Đình Lục. (2014). Đổi mới Đại học Việt Nam theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 8 Khóa XI, tr.133-139. Lê Chi Lan, Đỗ Đình Thái (2015). Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp (Nghiên cứu khối ngành kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số đề tà CS2014-44. Lê Thị Tuyết Hạnh. (2012). Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – Đào tạo Việt Nam – Đề xuất một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Kì 1 - 03/2012 (số 281), tr.9 -11. Nguyễn Thị Hằng. (2012). Quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tháng 7/2012, (số 82), tr.39-41. Phùng Hữu Phú (2014), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết trung ương 8 khóa XI, Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 8 Khóa XI. (07/01/2013), tr.01-08. Võ Xuân Tiến. (2010). Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), tr.263-269. Ngày nhận bài: 26/8/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021 43