Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam

pdf 17 trang Gia Huy 4400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nganh_den.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM PGS.TS.Đào Hữu Hòa, PGS.TS.Nguyễn Mạnh Toàn, TS.Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực để tăng trưởng là một tất yếu của quá trình phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến việc cấu trúc lại các nguồn lực của xã hội mà trong đó quan trọng nhất chính là sự dịch chuyển của nguồn lực lao động, đất đai, nguồn vốn giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và giữa khu vực thành thị - nông thôn. Chính quá trình chuyển dịch đó sẽ dẫn đến những tác động nhất định về các mặt kinh tế, xã hội mà trong đó quan trọng nhất đó là việc phân phối thu nhập giữa các bộ phận dân cư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa tạo ra tác động tốt nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những hiệu ứng tốt nhất trong việc giảm nghèo. Nói cách khác, phải gắn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc giảm nghèo bền vững, trong đó có vấn đề kiểm soát hố ngăn cách giàu nghèo. Đối với những quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa như Việt Nam hiện nay thì đây là vấn đề quan trọng, cần phải quan tâm. Thực tế trong những năm qua, dưới tác động của cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ngày càng hiện đại Điều này đến lượt nó lại có tác động ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như của các địa phương ở Việt Nam. Báo cáo này trình bày cơ sở lý thuyết cũng như các kết quả phân tích về tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành đến vấn đề giảm nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng từ lâu đã trở thành chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, trong đó điển hình là lý thuyết về chữ U ngược của Simon Kuznets (1955); Lý thuyết kinh tế chính trị được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu Alesina và Rodrik (1994), Presson và Tabellini (1994); Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo của Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou (1998); Lý thuyết liên kết của Benabou (1996); Lý thuyết bất ổn định về chính trị - xã hội của Alesina và cộng sự (1996), Benhabib và Rustichini (1996), Grossman và Kim (1996); Lý thuyết những vấn đề về giáo dục và sinh sản của Perotti (1996); Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998) Nhìn chung, các lý thuyết đã đưa ra nhiều kênh mà qua đó tăng trưởng có thể tác động đến bất bình đẳng và sự tác động này có thể diễn ra theo nhiều chiều kích khác nhau. Tuy nhiên, để xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bất bình đẳng thu nhập thì chỉ có lý thuyết chữ U ngược đề cập đến. Trong bài phát biểu năm 1954 với tư cách Chủ tịch truớc Hiệp hội kinh tế Mỹ, Simon Kuznets đã cho rằng bất bình dẳng thu nhập đầu tiên gia tăng nhung sau đó giảm xuống khi đất nuớc công nghiệp hoá. Trong những năm sau đó, các nghiên cứu của Lacaillon và các cộng sự (1984); của Lindert và Williamson (1985) đã xác nhận hiệu ứng Kuznets tại các nuớc công nghiệp tiên tiến. Theo Kuznets (1955), bất bình đẳng sẽ tăng cùng với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều này là do có một lượng lớn lao động di chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp, với thu nhập thấp, sang lĩnh 150
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vực công nghiệp với thu nhập cao hơn, nhưng phân phối không công bằng. Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn sau của sự phát triển, cùng với quá trình công nghiệp hóa, một lượng lớn lao động và dân cư đã chuyển sang sống tại các khu vực đô thị, lúc này sẽ có một sự gia tăng tiền lương tương đối của những người lao động nghèo ở cả thành thị và nông thôn do tình trạng khan hiếm lao động ở cả 02 khu vực. Lúc này, sẽ có nhiều giải pháp chính sách được thực hiện để giảm bất bình đẳng trong nội bộ ngành và giữa các ngành. Dưới tác động của các chính sách và giải pháp đó, lao động sẽ dịch chuyển từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng máy móc để giảm áp lực về tiền lương, cùng với đó là việc gia tăng lao động trong các ngành dịch vụ có năng suất cao hơn với mức thu nhập cao tương ứng. Chính điều này đã làm cho bất bình đẳng thu nhập chung trong nền kinh tế sẽ giảm trong giai đoạn sau của sự phát triển. Hàm ý chính sách được rút ra từ lý thuyết của Kuznets là: nếu trong giai đoạn đầu tăng trưởng dẫn đến bất bình đẳng hơn, thì giảm nghèo sẽ mất nhiều thời gian hơn ở giai đoạn phát triển phát triển sau. Điều quan trọng là lý thuyết tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng của S.Kuznets đã cho thấy có mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với bất bình đẳng trong xã hội. Nhưng điều này sẽ diễn ra trong 02 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu bất bình đẳng có xu hướng tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa, nhưng giai đoạn sau, quá trình tăng trưởng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghệ cao, dịch vụ lại làm cho bất bình đẳng giảm xuống. Ranh giới để đánh giá ngưỡng chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn kia trong lý thuyết chữ U ngược đó là mức 1.200 USD/đầu ngườii. Với GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 đã đạt 2.587 USD, lớn hơn ngưỡng 1.200 USD nên thuộc vào giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng, tức là giai đoạn tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng sẽ ngược chiểu nhau. Dựa trên mô hình lý thuyết của Kuznets về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng cùng kết quả phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành với tình trạng nghèo đói, ta thấy rằng về mặt lý thuyết, khi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong nền kinh tế thể hiện qua việc thay đổi tỷ trọng giữa các ngành sẽ có ảnh hưởng tác động đến tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng theo hướng tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội cũng như tình trạng bất bình đẳng thể hiện qua chênh lệch thu nhập của nhóm hộ có thu nhập cao và nhóm hộ có thu nhập thấp sẽ thay đổi. TỷT ỷ trọng ngành công nghi ệp chế biến Tỷ trọng ngành khai khoáng Tỷ tr ọng ngành nông Tỷ lệ hộ nghèo, chênh nghiệp lệch giàu nghèo Tỷ trọng các ngành DV chất lượng cao Tỷ trọng các ngành dịch vụ khác Hình 1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với nghèo đói và bất bình đẳng 151
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trên cơ sở khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, chúng ta xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết 1: Tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn tăng lên (đó là các ngành chế biến chế tạo, các ngành sản xuất điện, khí đốt ) sẽ làm cho thu nhập của người nghèo tăng lên, làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, chênh lệch giàu nghèo giảm xuống (-); Giả thuyết 2: Tỷ trọng các ngành công nghiệp khai khoáng tăng sẽ dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tăng, chênh lệch giàu nghèo tăng lên (+); Giả thuyết 3: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm xuống sẽ làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, chênh lệch giàu nghèo gảm xuống (+); Giả thuyết 4: Tỷ lệ các ngành dịch vụ có mức độ tác động đến người nghèo cao (Hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Giáo dục- Đào tạo; Dịch vụ lưu trú và ãn uống .) tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, chênh lệch giàu nghèo giảm xuống (-); Giả thuyết 5: Tỷ lệ các ngành dịch vụ có mức độ tác động đến người nghèo thấp (Kinh doanh bất động sản; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động vui chơi giải trí ) tăng lên sẽ dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo tăng, chênh lệch giàu nghèo tăng lên (+). 3. Phương pháp nghiêm cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở nguồn cung cấp số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về tình hình biến động của quy mô, cơ cấu của 20 ngành kinh tế theo hệ thống phân loại ngành cấp 2 của Việt Nam thuộc 03 nhóm ngành chính đó là: Nhóm 1: Các ngành nông nghiệp X1 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhóm 2: Các ngành công nghiệp, xây dựng bao gồm: X2 Khai khoáng X3 Công nghiệp chế biến, chế tạo X4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí X5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải X6 Xây dựng Nhóm 3: Các ngành dịch vụ bao gồm X7 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác X8 Vận tải, kho bãi X9 Dịch vụ lưu trú và ãn uống X10 Thông tin và truyền thông X11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm X12 Hoạt động kinh doanh bất động sản X13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ X14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh X15 quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 152
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng X16 Giáo dục và đào tạo X17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội X18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí X19 Hoạt động dịch vụ khác Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất X20 và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình Việc xác định cơ cấu kinh tế các ngành dựa trên giá trị đóng góp của mỗi ngành vào GDP của quốc gia theo giá thực tế. Riêng cơ cấu các ngành từ năm 2010 đến nay, do thay đổi cách tính GDP đó là đưa mục chênh lệch thuế và hỗ trợ vào cơ cấu GDP do đó trong tính toán này để đảm bảo tính liên tục của bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả loại bỏ khoản mục này khỏi GDP trước khi tính toán tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế. Dữ liệu về tình trạng nghèo và bất bình đẳng được đo lường thông qua (i) tỷ lệ hộ nghèo; (ii) tỷ lệ chênh lệch thu nhập của nhóm hộ có thu nhập cao so với nhóm hộ có thu nhập thấp của cả nước và của 06 vùng kinh tế theo phân vùng của Tổng cục Thống kê đó là các Vùng: Y1 Đồng bằng sông Hồng Y2 Trung du và miền núi phía Bắc Y3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Y4 Tây Nguyên Y5 Đông Nam Bộ Y6 Đồng bằng sông Cửu Long Tình trạng bất bình đẳng được đo lường thông qua hệ số chênh lệch thu nhập của Nhóm hộ có thu nhập cao với Nhóm hộ có thu nhập thấp của cả nước cũng như của 06 Vùng kinh tế. Tất cả các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn 1990 – 2017 (28 năm). 3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành đến tình trạng nghèo đói cũng như bất bình đẳng. Tác giả sử dụng công cụ Bivariate Correlations trong SPSS 22 để phân tích mối quan hệ tương quan giữa sự thay đổi tỷ trọng đóng góp của các ngành với sự thay đổi của tỷ lệ hộ nghèo cũng như hệ số chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam cũng như của 06 Vùng kinh tế qua các năm. Do đặc điểm của cơ cấu kinh tế đó là Tổng tỷ trọng của các ngành bằng 1,0 (100%) nên khi tỷ trọng những ngành này tăng lên ắt sẽ có những ngành có tỷ trọng giảm xuống. Để khắc phục tình trạng sự thay đổi của các ngành có quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau, trong nghiên cứu này tác giả sẽ tiến tiến hành Kiểm định hệ số tương quan Pearson lần lượt của các ngành kinh tế với tỷ lệ hộ nghèo cũng như mức độ chênh lệch giàu nghèo của cả nước cũng như của 06 vùng kinh tế qua các năm. Một ngành nào đó sẽ được xem là có quan hệ chặt chẽ với với tỷ lệ hộ nghèo cũng như hệ số chênh lệch giàu nghèo khi Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation) giữa chúng >0,5; Sig.(2-tailer) 0.0 tức là khi tỷ trọng các ngành tăng sẽ kéo theo nghèo đói và bất bình đẳng tăng và ngược lại. Hệ số Pearson <0.0 cho biết khi tỷ lệ các ngành này tăng lên thì nghèo đói và bất bình đẳng giảm. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành với tỷ lệ hộ nghèo 153
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Việc phân tích mối quan hệ giữa việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành thông qua việc nghiên cứu thay đổi tỷ trọng của 20 ngành kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2017 với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước cũng như của 06 Vùng kinh tế trong cùng thời kỳ bằng Bivariate Correlations trong SPSS 22 cho kết quả sau khi tổng hợp như ở Bảng 1. Kết quả phân tích cho thấy: Tỷ lệ Hộ nghèo của Việt Nam (Y0) chịu sự tác động của việc thay đổi tỷ trọng của các ngành X1; X3; X4; X6; X8-X12; X14-X19. Các ngành X2, X5, X7, X13 và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed của các biến số này với Y0 đều nhận giá trị >0.05); Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Đồng bằng sông Hồng (Y1) chịu sự tác động của các ngành X1; X3; X4; X6; X8-X19. Các ngành X2, X5, X7, và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2- tailed) của các biến số này với Y1 nhận giá trị >0.05); Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Trung du miền núi phía Bắc (Y2) chịu sự tác động của các ngành X1; X2; X4; X6; X17. Các ngành còn lại là X3, X5, X7-X17, và X18-X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed) của các biến số này với Y2 nhận giá trị >0.05); Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Y3) chịu sự tác động của các ngành X1; X3; X4; X6; X8-X11; X13-X19. Các ngành còn lại là X2, X5, X7; X11; X13 và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed) của các biến số này với Y3 nhận giá trị >0.05); Bảng 1: kiểm định Pearson quan hệ của 20 ngành kinh tế với tỷ lệ hộ nghèo tại các vùng trong cả nước Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Pearson Correlation .815 .791 -.620* .833 .836 .730 .841 X1 Sig. (2-tailed) .001 .001 .024 .000 .000 .005 .000 Pearson Correlation .192 .118 -.566* .214 .239 .008 .276 X2 Sig. (2-tailed) .531 .701 .044 .483 .431 .980 .362 Pearson Correlation .619* .694 -.032 .601* .590* .766 .542 X3 Sig. (2-tailed) .024 .009 .916 .030 .034 .002 .056 Pearson Correlation -.795 -.737 .578* -.819 -.829 -.659* -.844 X4 Sig. (2-tailed) .001 .004 .039 .001 .000 .014 .000 Pearson Correlation -.080 -.056 .165 -.087 -.094 .030 -.119 X5 Sig. (2-tailed) .796 .855 .590 .777 .760 .922 .699 Pearson Correlation .613* .646* .016 .609* .587* .713 .558* X6 Sig. (2-tailed) .026 .017 .958 .027 .035 .006 .048 Pearson Correlation .367 .452 .001 .348 .340 .530 .291 X7 Sig. (2-tailed) .218 .121 .998 .243 .256 .063 .335 Pearson Correlation .874 .893 -.432 .878 .879 .912 .852 X8 Sig. (2-tailed) .000 .000 .141 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation -.813 -.847 .333 -.791 -.786 -.841 -.775 X9 Sig. (2-tailed) .001 .000 .267 .001 .001 .000 .002 X10 Pearson Correlation .847 .889 -.271 .839 .829 .937 .798 154
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sig. (2-tailed) .000 .000 .371 .000 .000 .000 .001 Pearson Correlation -.553 -.553 .256 -.547 -.555* -.526 -.550 X11 Sig. (2-tailed) .050 .050 .398 .053 .049 .065 .051 X12 Pearson Correlation .959 .975 -.429 .957 .949 .987 .932 Sig. (2-tailed) .000 .000 .144 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation .533 .604* -.335 .504 .498 .653* .472 X13 Sig. (2-tailed) .060 .029 .264 .079 .083 .016 .104 Pearson Correlation .616* .690 -.224 .592* .586* .756 .547 X14 Sig. (2-tailed) .025 .009 .463 .033 .035 .003 .053 Pearson Correlation -.915 -.887 .426 -.927 -.928 -.833 -.929 X15 Sig. (2-tailed) .000 .000 .146 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation -.703 -.643* .501 -.733 -.736 -.577* -.754 X16 Sig. (2-tailed) .007 .018 .081 .004 .004 .039 .003 Pearson Correlation -.781 -.728 .717 -.809 -.811 -.654* -.830 X17 Sig. (2-tailed) .002 .005 .006 .001 .001 .015 .000 Pearson Correlation .758 .773 -.198 .746 .736 .809 .727 X18 Sig. (2-tailed) .003 .002 .518 .003 .004 .001 .005 Pearson Correlation -.909 -.887 .454 -.920 -.926 -.840 -.923 X19 Sig. (2-tailed) .000 .000 .119 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation -.098 .002 .298 -.132 -.145 .095 -.185 X20 Sig. (2-tailed) .749 .995 .323 .667 .637 .757 .545 Nguồn: Do tác giả tự tính toán bằng phần mềm SPSS 22 Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Tây Nguyên (Y4) chịu sự tác động của các ngành X1; X3; X4; X6; X8-X12; X14-X19. Các ngành còn lại là X2, X5, X7; X13 và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed) của các biến số này với Y4 nhận giá trị >0.05); Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Đông Nam Bộ (Y5) chịu sự tác động của các ngành X1; X3; X4; X6; X8- X10; X12-X19. Các ngành còn lại là X2, X5, X7; X11 và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed) của các biến số này với Y5 nhận giá trị >0.05); Tỷ lệ Hộ nghèo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Y6) chịu sự tác động của các ngành X1; X4; X6; X8-X12; X15-X19. Các ngành còn lại là X2, X3; X5, X7; X13; X14; và X20 không ảnh hưởng đến việc thay đổi tỷ lệ Hộ nghèo (do Sig.(2-tailed) của các biến số này với Y6 nhận giá trị >0.05). Bảng 2: Ma trận quan hệ giữa sự biến động các ngành với tỷ lệ hộ nghèo Ngành Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Tác động X4 -1 -1 1 -1 -1 -1 -1 Giảm X9 -1 -1 0 -1 -1 -1 -1 Giảm X11 -1 -1 0 -1* -1 -1* -1 Giảm 155
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng X15 -1 -1 0 -1 -1 -1 -1 Giảm X16 -1 -1 0 -1 -1 -1 -1 Giảm X17 -1 -1 1 -1 -1 -1 -1 Giảm X19 -1 -1 0 -1 -1 -1 -1 Giảm X2 0 0 -1 0 0 0 0 Giảm X1 1 1 -1 1 1 1 1 Hốn hợp X3 1 1 0 1 1 1 1* Tăng X6 1 1 0 1 1 1 1 Tăng X8 1 1 0 1 1 1 1 Tăng X10 1 1 0 1 1 1 1 Tăng X12 1 1 0 1 1 1 1 Tăng X14 1 1 0 1 1 1 1* Tăng X18 1 1 0 1 1 1 1 Tăng X13 0 1 0 0 0 1 0 Tăng X5 0 0 0 0 0 0 0 Không X7 0 0 0 0 0 0 0 Không X20 0 0 0 0 0 0 0 Không = Có quan hệ; 0 = Không có quan hệ; Dấu (-) = Tương quan nghịch *Mức ý nghĩa 0.1 Cụ thể xu hướng tác động của chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đến tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như của từng vùng như sau: - Nhóm các ngành X4 (Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí); X9 (Dịch vụ lưu trú và ãn uống); X11 (Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm); X15 (Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc); X16 (Giáo dục và đào tạo) và X19 (Hoạt động dịch vụ khác) là những ngành mà việc tăng tỷ trọng các ngành này giúp làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như các vùng (trừ ngành X4 và X17 đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Y2) đó là tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng khi tỷ trọng các ngành này tăng lên). - Nhóm các ngành X1 (Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản); X3 (Công nghiệp chế biến, chế tạo); X6 (Xây dựng); X8 (Vận tải, kho bãi); X10 (Thông tin và truyền thông); X12 (Hoạt động kinh doanh bất động sản); X14 (Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ ) và X18 (Nghệ thuật, vui chơi và giải trí) là những ngành mà sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành này có xu hướng làm tăng tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước và các vùng (trừ trường hợp ngành X1 đối với Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Y2) đó là tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm khi tỷ trọng ngành này tăng lên). - Riêng ngành X2 (Khai khoáng) có đặc điểm việc gia tăng tỷ trọng của ngành này không có ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước cũng như hầu hết các vùng. Nó chỉ tác động đến riêng Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (Y2) theo hướng, khi tỷ trọng ngành này tăng lên sẽ có xu hướng làm cho tỷ lệ các hộ nghèo ở vùng này giảm xuống. Đây cũng chính là thực tế hiện nay tại khu vực trung du và miền núi phía 156
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bắc (đặc biệt là vùng Đông Bắc), các hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (chính ngạch và không chính ngạch) đã tạo ra việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. - Ngành X13 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ) không có tác động rõ rệt đối với việc tăng giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước cũng đa số các vùng trong cả nước. Sự gia tăng tỷ trọng của ngành X13 chỉ có ảnh hưởng đến vùng Đồng bằng sông Hồng (Y1) và Vùng Đông Nam bộ (Y5) theo hướng tỷ trọng các ngành này tăng lên thì tỷ lệ hộ nghèo cũng tăng lên. Điều này vừa là hợp lý nhưng đồng thời lại không hợp lý. Hợp lý là vì trong cả nước thì đây là 02 vùng tập trung tiềm lực khoa học công nghệ lớn nhất nên việc gia tăng hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống ở vùng này là lý giải được. Tuy nhiên, không hợp lý đó là khi tỷ trọng ngành này tăng lên lại có xu hướng làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên. Có thể lý giải cho việc không hợp lý này đó là các hoạt động này được đầu tư chi phí lớn nhưng chưa phát huy hiệu quả trong việc tạo ra năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn hoặc không trực tiếp tác động vào các hoạt động mà người nghèo có lợi ích. - Các ngành X5 (Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải); X7 (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); X20 (Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình) không có ảnh hưởng tác động đến tình trạng nghèo ở Việt Nam thời gian qua. Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này không có tác động rõ ràng đến việc tăng, giảm của tỷ lệ hộ nghèo. Điều này được lý giải, đó là do việc gia tăng hoạt động của các ngành này đã tạo ra thu nhập đồng đều cho tất cả mọi người dân, cả nhóm nghèo cũng như nhóm giàu, do đó không làm thay đổi cấu trúc giàu nghèo trong xã hội. 4.2. Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chênh lệch giàu nghèo Phân tích mối quan hệ giữa việc thay đổi cơ cấu của 20 ngành kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2017 với chênh lệch giàu nghèo của cả nước và của 06 Vùng kinh tế cho kết quả ở Bảng 3. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sự biến động của chênh lệch giàu nghèo của cả nước và của các vùng chịu sự tác động của các nhân tố sau đây: - Chệnh lệch giàu nghèo của cả nước (Y0) chịu sự tác động tích cực của X3, X10, X12; và tác động tiêu cực của X4, X5, X9, X11, X13, X15, X16, X17, X19, X20; - Chệnh lệch giàu nghèo của Vùng đồng bằng sông Hồng (Y1) chịu sự tác động theo hướng tích cực của X3, X7, X10, X12; và theo hướng tiêu cực của X4, X9, X11, X13, X15, X19; - Chệnh lệch giàu nghèo của Vùng trung du và miền núi phía Bắc (Y2) chịu sự tác động tích cực của X3, X10, X20; và theo hướng tiêu cực của X4, X5, X7, X11, X12, X13, X15, X16, X17, X19. - Chệnh lệch giàu nghèo của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Y3) chịu sự tác động tích cực của X3, X10, X20; X11, X12, X13, chịu sự tác động tiêu cực của X4, X5, X7; X11, X12, X13, X15, X16, X17, X19. - Chệnh lệch giàu nghèo của Vùng Tây Nguyên (Y4) chịu sự tác động tích cực của X3, X10, X20; chịu sự tác động tiêu cực của X4, X5, X7; X11, X12, X13, X15, X16, X17, X19. - Chệnh lệch giàu nghèo của Vùng Đông Nam bộ (Y5) chịu sự tác động tích cực của X4, X5, X7; X10, X11, X12, X13, X15, X16, X17, X19; chịu sự tác động tiêu cực của X3, X10, X20. - Chênh lệch giàu nghèo của Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Y6) chịu sự tác động tích cực của X3, X10, X20; chịu sự tác động tiêu cực của X5, X7; X11, X12, X13, X15, X16, X17, X19. Cụ thể xu hưởng tác động của chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đến tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như của từng vùng như sau: - Các ngành X1 (Nông, lâm, thủy sản); X2 (Khai khoáng); X6 (Xây dựng); X7 (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); X14 (Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ), X18 (Hoạt động vui chơi giải trí) là những ngành rất quan trọng của nền kinh tế, trong đó đặc biệt là nhóm ngành X1, X7. Tuy nhiên, kết quả phân tích lại chỉ ra rằng, sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành này hầu như 157
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự biến động của chênh lệch giàu nghèo (trừ ngành X7 có tác động tích cực ở vùng Y1). Bảng 3: Kiểm định Pearson quan hệ của 20 ngành kinh tế với bất bình đẳng tại các vùng trong cả nước Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Pearson Correlation -.134 .307 -.306 -.136 -.340 .132 .011 X1 Sig. (2-tailed) .662 .308 .309 .657 .256 .666 .972 Pearson Correlation .293 .463 .090 .312 .088 -.412 .377 X2 Sig. (2-tailed) .331 .111 .769 .300 .775 .162 .205 Pearson Correlation -.777 -.876 -.630 -.774 -.622 .781 -.789 X3 Sig. (2-tailed) .002 .000 .021 .002 .023 .002 .001 Pearson Correlation .832 .507 .901 .814 .919 -.786 .662 X4 Sig. (2-tailed) .000 .077 .000 .001 .000 .001 .014 Pearson Correlation .524 .371 .549 .505 .532 -.612 .404 X5 Sig. (2-tailed) .066 .212 .052 .079 .061 .026 .171 Pearson Correlation .009 .209 .079 -.027 .033 .138 .019 X6 Sig. (2-tailed) .978 .494 .798 .931 .915 .654 .950 Pearson Correlation -.403 -.642 -.283 -.382 -.236 .462 -.455 X7 Sig. (2-tailed) .172 .018 .348 .197 .437 .112 .118 Pearson Correlation -.307 .067 -.443 -.291 -.472 .261 -.139 X8 Sig. (2-tailed) .308 .829 .130 .334 .103 .388 .650 Pearson Correlation .928 .928 .878 .928 .863 -.872 .933 X9 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation -.921 -.774 -.866 -.920 -.862 .981 -.871 X10 Sig. (2-tailed) .000 .002 .000 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation .896 .917 .837 .883 .820 -.836 .880 X11 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001 .000 .000 X12 Pearson Correlation -.831 -.486 -.864 -.844 -.891 .841 -.734 Sig. (2-tailed) .000 .093 .000 .000 .000 .000 .004 Pearson Correlation .693 .627 .606 .674 .608 -.743 .599 X13 Sig. (2-tailed) .009 .022 .028 .011 .028 .004 .030 Pearson Correlation .219 .040 .200 .196 .216 -.317 .069 X14 Sig. (2-tailed) .473 .897 .513 .521 .479 .291 .824 Pearson Correlation .958 .836 .925 .946 .923 -.930 .882 X15 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 158
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Pearson Correlation .728 .335 .797 .713 .808 -.815 .550 X16 Sig. (2-tailed) .005 .263 .001 .006 .001 .001 .052 Pearson Correlation .708 .316 .830 .701 .835 -.728 .595 X17 Sig. (2-tailed) .007 .292 .000 .008 .000 .005 .032 Pearson Correlation -.084 .135 -.109 -.110 -.126 .212 -.040 X18 Sig. (2-tailed) .786 .661 .722 .721 .683 .486 .897 Pearson Correlation .958 .821 .940 .942 .940 -.908 .862 X19 Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation .770 .447 .836 .762 .860 -.707 .646 X20 Sig. (2-tailed) .002 .126 .000 .002 .000 .007 .017 Nguồn: Do tác giả tự tính toán bằng phần mềm SPSS 22 - Nhóm các X3 (Công nghiệp chế biến, chế tạo ); X10 (Thông tin và truyền thông); X12 (Hoạt động kinh doanh bất động sản) là những ngành mà sự chuyển dịch cơ cấu các ngành này có tác động tích cực đến việc giảm bất bình đẳng của cả nước và các vùng kinh tế (trừ vùng Đông Nam bộ: Y5 có tác động tiêu cực). Bảng 4: Ma trận quan hệ giữa sự biến động các ngành với chênh lệch giàu nghèo Ngành Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Tác động X10 -1 -1 -1 -1 -1 1 -1 Hỗn hợp X11 1 1 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X12 -1 -1 -1 -1 -1 1 -1 Hỗn hợp X13 1 1 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X15 1 1 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X19 1 1 1 1 .1 -1 1 Hỗn hợp X3 -1 -1 -1 -1 -1 1 -1 Hỗn hợp X4 1 1 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X9 1 1 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X16 1 0 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X17 1 0 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X20 .1 0 1 1 1 -1 1 Hỗn hợp X5 1 0 .1 1 1 -1 0 Hốn hợp X7 0 -1 0 0 0 0 0 Giảm X1 0 0 0 0 0 0 0 Không X2 0 0 0 0 0 0 0 Không X6 0 0 0 0 0 0 0 Không X8 0 0 0 0 0 0 0 Không 159
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng X14 0 0 0 0 0 0 0 Không X18 0 0 0 0 0 0 0 Không = Có quan hệ; 0 = Không có quan hệ; Dấu (-) = Tương quan nghịch *Mức ý nghĩa 0.1 - Nhóm các ngành X4 (Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí); X9 (Dịch vụ lưu trú và ãn uống); X11 (Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm); X15 (Hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc) và X19 (Hoạt động dịch vụ khác) là những ngành mà sự chuyển dịch các ngành này làm gia tăng bất bình đẳng trong phạm vi cả nước cũng như các vùng (trừ Y5 (Đông Nam bộ) đối với X4 và Y6 (Đồng bằng sông Cửu Long) đối với X9 và X11). - Các ngành X3 (Công nghiệp chế biến, chế tạo); X8 (Vận tải, kho bãi) có tác động tích cực đến việc giảm chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước và các vùng Y1, Y3, Y6 nhưng lại không tác động đến vùng Y2, Y4 và tác động tiêu cực đến vùng Y5. Điều này cũng hợp lý vì vùng Y2 (trung du và miền núi phía Bắc), Y4 (Tây Nguyên) là những vùng mà ở đó các ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như ngành vận tải kho vận kém phát triển nên hầu như không tạo ra nhiều thu nhập cho người dân, cả nhóm nghèo cũng như nhóm giàu. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu trong các ngành này thời gian qua chưa tác động đến các vùng này. - Các ngành X16, X17 và X20 có tác động tiêu cực đến chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước và các vùng Y2, Y3, Y4 nhưng lại không ảnh hưởng đến vùng Y1 và Y5 (trừ X16 có ảnh hưởng tích cực đến vùng Y5). - Các ngành X5 (Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải); X14 (Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ ) và X18 (Nghệ thuật, vui chơi và giải trí) không ảnh hưởng đến tình trạng chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước, nhưng có ảnh hưởng đến một số vùng. Cụ thể, X5 có tác động tích cực ở vùng Y5; X14 có tác động tích cực ở vùng Y5, nhưng lại có tác động tiêu cực ở vùng Y6; X18 có tác động tích cực ở các vùng Y2, Y3, Y4, Y5 và tác động tiêu cực ở vùng Y6. 4.3. Tổng hợp tác động của chuyển dịch cơ cấu 20 ngành kinh tế với tỷ lệ hộ nghèo và chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam Trên cơ sở kết quả kiểm định thống kê và phân tích riêng biệt sự ảnh hưởng tác động của chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đến tỷ lệ hộ nghèo và tác động của chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đến chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như từng khu vực, ta tiến hành dánh giá tác động tổng hợp như sau: Ngành X1 không tác động đến Chênh lệch giàu nghèo, tuy nhiên có tác động thuận chiều với Tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như ở các khu vực theo hướng tăng tỷ trọng ngành này thì chênh lệch giàu nghèo cũng sẽ tăng lên (trừ trường hợp vùng Y2: trung du và miền núi phía Bắc là ngược lại); Ngành X2 không tác động đến Chênh lệch giàu nghèo cũng như Tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như các vùng (trừ trường hợp vùng trung du và miền núi phía Bắc Y2, việc gia tăng tỷ trong ngành X2 có ảnh hưởng tích cực đến giảm Tỷ lệ hộ nghèo); Ngành X3 có tác động đến Chênh lệch giàu nghèo cũng như Tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể: (i) Việc gia tăng tỷ trọng ngành này sẽ có tác dụng tích cực đến giảm chênh lệch giàu nghèo trong phạm vi cả nước cũng như các vùng (trừ trường hợp vùng Y5 đó là tăng chênh lệch giàu nghèo). (ii) Trái lại, việc gia tăng tỷ trọng ngành này lại có tác động đến việc gia tăng Tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ vùng Y2 không chịu ảnh hưởng). Ngành X4 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ 160
  12. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trọng của ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y5 là giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở tất cả các vùng. Bảng 5: Ma trận tổng hợp ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu các ngành lên tỷ lệ hộ nghèo và chệnh lệch giàu nghèo ở Việt Nam Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Ngành NG CL NG CL NG CL NG CL NG CL NG CL NG CL X1 1 0 1 0 -1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 X2 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 X3 1 -1 1 -1 0 -1 1 -1 1 -1 1 1 1* -1 X4 -1 1 -1 1 1 1 -1 1 -1 1 -1 -1 -1 1 X5 0 1 0 0 0 .1 0 1 0 1 0 -1 0 0 X6 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 X7 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 X8 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 X9 -1 1 -1 1 0 1 -1 1 -1 1 -1 -1 -1 1 X10 1 -1 1 -1 0 -1 1 -1 1 -1 1 1 1 -1 X11 -1 1 -1 1 0 1 -1* 1 -1 1 -1* -1 -1 1 X12 1 -1 1 -1 0 -1 1 -1 1 -1 1 1 1 -1 X13 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 -1 0 1 X14 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1* 0 X15 -1 1 -1 1 0 1 -1 1 -1 1 -1 -1 -1 1 X16 -1 1 -1 0 0 1 -1 1 -1 1 -1 -1 -1 1 X17 -1 1 -1 0 1 1 -1 1 -1 1 -1 -1 -1 1 X18 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 1 0 X19 -1 1 -1 1 0 1 -1 1 -1 .1 -1 -1 -1 1 X20 0 .1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 -1 0 1 Ghi chú: NG = Tỷ lệ hộ nghèo; CL = Chênh lệch giàu/nghèo 1= Có quan hệ; 0 = Không có quan hệ; Dấu (-) = Tương quan nghịch *Mức ý nghĩa 0.1 Ngành X5 có tác động đến giảm chênh lệch giàu nghèo trong phạm vi cả nước và ở một số vùng như Y2, Y3, Y4 và Y5 theo xu hướng khi tỷ trọng ngành này tăng lên thì Chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên (trừ vùng Y5 là giảm xuống). Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ trọng của ngành này không làm thay đổi Tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước cũng như ở mỗi khu vực. Ngành X6 không ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo nhưng có ảnh hưởng đến Tỷ lệ hộ nghèo theo hướng khi tỷ trọng ngành này tăng lên thì Tyr lệ hộ nghèo trong cả nước và các vùng Y1, Y3, Y4, Y5 và Y6 cũng tăng lên (trừ vùng Y2 không bị tác động). 161
  13. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ngành X7 không có tác động đến sự thay đổi của chênh lệch giàu nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như ở hầu hết các khu vực (trừ trường hợp khu vực Y1 có tác dụng giảm tỷ lệ hộ nghèo). Ngành X8 không tác động đến chênh lệch giàu nghèo chỉ tác động đến tỷ lệ hộ nghèo theo hướng tăng tỷ trọng của ngành này sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ hộ nghèo ở các nước và các khu vực (trừ trường hợp khu vực Y2 không bị ảnh hưởng). Ngành X9 có tác động đến chênh lệch giàu nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y5 là giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp khu vực Y2 là tăng tỷ lệ hộ nghèo). Ngành X10 có tác động đến chênh lệch giàu nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực giảm xuống (trừ trường hợp vùng Y5 là tăng lên). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc tăng tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp khu vực Y2 là không ảnh hưởng). Ngành X11 có tác động đến chênh lệch giàu nghèo cũng như tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y5 là giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp khu vực Y2 là không ảnh hưởng). Ngành X12 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực giảm xuống (trừ trường hợp vùng Y5 là tăng lên). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc tăng tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp khu vực Y2 là không ảnh hưởng). Ngành X14 không ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như tại các khu vực theo hướng khi tỷ trọng ngành này tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng tăng lên (trừ trường hợp khu vực Y2 không ảnh hưởng). Ngành X15 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y5 là giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp khu vực Y2 là không ảnh hưởng). Ngành X16 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y1 không ảnh hưởng và vùng Y5 giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp vùng Y2 không ảnh hưởng). Ngành X17 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y1 không ảnh hưởng và vùng Y5 giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của các 162
  14. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp vùng Y2 tăng lên). Ngành X18 không ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như tại các khu vực theo hướng khi tỷ trọng ngành này tăng lên sẽ làm cho tỷ hộ nghèo có xu hướng tăng lên (trừ trường hợp khu vực Y2 không ảnh hưởng). Ngành X19 có tác động đến tỷ lệ nghèo cũng như chênh lệch giàu nghèo trên phạm vi cả nước cũng như đối với từng khu vực, tuy nhiên chiều hướng tác động không giống nhau. Cụ thể (i) Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như của các khu vực tăng lên (trừ trường hợp vùng Y5 giảm xuống). (ii) Việc gia tăng tỷ trọng của các ngành này lại có tác động đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong phạm vi cả nước cũng như ở các vùng (trừ trường hợp vùng Y2 không ảnh hưởng). Ngành X20 chỉ ảnh hưởng đến chênh lệch giàu nghèo nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước cũng như tại các khu vực theo hướng khi tỷ trọng ngành này tăng lên sẽ làm cho chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên (trừ trường hợp khu vực Y1 không ảnh hưởng, khu vực Y5 giảm xuống). 5. Bình luận các kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách 5.1. Bình luận về các kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành có ảnh hưởng đến việc thay đổi Tỷ lệ hộ nghèo và mức độ Chênh lệch giàu nghèo của các nhóm dân cư trong cả nước cũng như cho từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, việc tác động này không giống nhau cả về chiều hướng cũng như mức độ. Ở góc độ chung nhất, chúng ta có thể chia xu hướng tác động của việc chuyển dịch các ngành theo các nhóm như sau: 5.1.1. Nhóm các ngành chỉ ảnh hưởng đến giảm nghèo hoặc bất bình đẳng Đây là các ngành có đặc điểm khi tỷ trọng các ngành thay đổi này sẽ dẫn đến chỉ làm thay đổi một trong 02 chỉ tiêu đó là: Tỷ lệ hộ nghèo hoặc Mức độ chênh lệch giàu nghèo. Các ngành này bao gồm: Nhóm các ngành chỉ tác động đến Tỷ lệ hộ nghèo gồm các ngành X1, X6, X8, X14, X18. Khi tỷ trong các này thay đổi sẽ tác động đến chênh lệch giàu nghèo, không tác động đến sự biến động của Tỷ lệ hộ nghèo. Nhóm các ngành chỉ tác động đến chênh lệch giàu nghèo gồm các ngành X5, X13, X20. Khi thay đổi tỷ trọng các ngành này, chỉ tác động đến chênh lệch giàu nghèo, không tác động đến tỷ lệ hộ nghèo. 5.1.2. Nhóm các ngành tác động đến cả Tỷ lệ hộ nghèo lẫn Chênh lệch nghèo Nhóm ngành này có đặc điểm là khi tỷ trọng các ngành này thay đổi sẽ dẫn đến làm cho Tỷ lệ hộ nghèo và Chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như ở các khu vực nhất định thay đổi, cụ thể đó là các ngành: + Nhóm các ngành có tác động giảm bất bình đẳng nhưng làm tăng tỷ lệ hộ nghèo X3, X10, X12: đây là các ngành có đặc điểm khi tỷ lệ các ngành này tăng lên thì chênh lệch giàu nghèo giảm xuống, tuy nhiên đồng thời lại làm cho tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng tăng lên. + Nhóm các ngành có tác động tăng bất bình đẳng nhưng làm giảm giảm tỷ lệ hộ nghèo X4, X9, X11, X15, X16, X17, X19: đây là những ngành mà việc gia tăng tỷ trọng các ngành này sẽ kéo theo làm cho chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên nhưng đồng thời cũng làm cho tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm xuống. 5.1.3. Nhóm các ngành không ảnh hưởng Chênh lệch giàu nghèo vè Tỷ lệ hộ nghèo Đây là nhóm các ngành, mà việc thay đổi tỷ trọng của các ngành đó không có ảnh hưởng rõ rệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với việc biến động của Tỷ lệ hộ nghèo và Chênh lệch giàu nghèo trong cả nước cũng như ở các khu vực, cụ thể là các ngành: X2, X7. Đây là các ngành hầu không có ảnh hưởng tác động 163
  15. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tới Tỷ lệ hộ nghèo cũng như Chênh lệch giàu nghèo trong phạm vi cả nước và hầu hết các khu vực ngoại trừ ngành X2 đối với khu vực Y2 và X7 đối với khu vực Y1 5.2. Hàm ý chính sách Để quá trình tăng trưởng kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, chính phủ cấn quan tâm đến các vấn đề sau đây: Việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu GDP ngày càng tăng và đang chiếm giữa vị trí quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tác động của việc phát triển ngành này đến giảm nghèo chưa hiệu quả do người dân nghèo còn ít được lợi từ việc phát triển này. Các khu vực phát triển công nghiệp tập trung chủ yếu ở các khu vực phát triển như Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng Trong khi đó các hoạt động công nghiệp tại các vùng các của cả nước còn rất kém phát triển. Điều này đã dẫn đến việc tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong nền kinh tế không giúp làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội. Để khắc phục hạn chế này, trong tương lai Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để phát triển công nghiệp tại các khu vực chậm phát triển bằng các chính sách ưu đãi đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo tại các khu vực này để hấp dẫn các nhà đầu tư Các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt; dịch vụ lưu trú và ãn uống; giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội và các hoạt động dịch vụ khác là những ngành có tác động tích cực tới giảm nghèo của cả nước và các khu vực (trừ khu vực Y2). Vì vậy Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên đầu tư và khuyến khích đầu tư phát triển những ngành nghề và hoạt động này. Đặc biệt là các ngành kinh doanh liên quan đến du lịch, dịch vụ lưu trú cần được khuyến khích phát triển ở các khu vực nông thôn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số để tạo ra hiệu ứng xóa đói giảm nghèo rất tốt. Các ngành nghề kinh doanh liên quan đến xây dựng và bất động sản có xu hướng tác động tiêu cực đến giảm nghèo, do đó trong tương lai cần xem xét điều chỉnh sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh này theo hướng chia sẻ lợi ích của các nhà đầu tư với người dân bị thu hồi đất hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh này. Các dự án bất động sản phải chia sẻ lợi ích lâu dài với người dân bị thu hồi đất theo hướng người dân góp vốn bằng đất và được hưởng lợi tức từ việc góp vốn đó lâu dài như các cổ đông ngoài việc được bố trí lại chỗ ở phù hợp, được hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Bãi bỏ chính sách thu hồi đát, chuyển sang chính sách đấu thầu mua đất của dân nếu muốn triển khai các dự án đầu tư bất động sản Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ chưa mang lại nhiều lợi ích cho dân nghèo ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, hầu hết các hoạt động dịch vụ giá trị gia tăng cao chủ yếu nằm trong tay các công ty lớn và đang từng bước bị nước ngoài thâu tóm. Nông sản của nông dân, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước thường rất khó thâm nhập vào hệ thống kinh doanh này và phải chịu chiết khấu rất lớn. Chính việc cấu trúc chuỗi giá trị sản xuất – thương mại hiện nay chưa tốt nên làm cho tính trạng dịch vụ càng phát triển thì bất bình đẳng càng gia tăng do đại bộ phận người dân nghèo không được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thao túng thị trường bán lẻ của các công ty nước ngoài. Nghiên cứu có chế tài để các công ty nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ tại chỗ và phải tạo dựng quan hệ với các nhà cung ứng trong nước với một tỷ lệ tối thiểu Đối với hầu hết các khu vực trong cả nước, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ sẽ các tác động tích cực đến giảm nghèo. Tuy nhiên ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc điều này lại khác. Để đẩy mạnh giảm nghèo, các địa phương ở khu vực này cần tiếp tục đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp vì đặc điểm của khu vực này trình độ dân trí còn thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, việc phát triển công nghiệp dịch vụ khó khăn nên đàu tư cho nông nghiệp lại là hướng đi quan trọng để giảm nghèo. 6. Kết luận 164
  16. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia phải giải quyết trong quá trình phát triển. Việc tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia sao cho có khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Quá trình chuyển dịch này thường diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chính trị và kinh tế, đặc biệt là sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến lượt nó lại tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, và tác động này thường có tính chất đa chiều, có bộ phận dân cư được lợi nhiều, có bộ phận dân cư được lợi ít, có bộ phận dân cư không được lợi, thậm chí bị thiệt. Bên cạnh đó, việc tác động của chuyển dịch cấu kinh tế ngành đến Tỷ lệ hộ nghèo và Chênh lệch giàu nghèo thường không tương đồng với nhau. Rất nhiều ngành, khi tăng tỷ trọng sẽ kéo theo việc giảm Tỷ lệ hộ nghèo nhưng đồng thời lại làm gia tăng mức độ chênh lệch giàu nghèo. Ngược lại có một số ngành khi tăng tỷ trọng của ngành lại kéo theo làm tăng Tỷ lệ hộ nghèo nhưng nó lại cá tác dụng làm cho Chênh lệch giàu nghèo giảm xuống. Ngược lại cũng có những ngành, khi tỷ trọng thay đổi rất ít ảnh hưởng đến Tỷ lệ hộ nghèo cũng như Chênh lệch giàu nghèo. Vì vậy, để giải quyết mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu để khắc phục hạn chế của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế có tác động tiêu cực đến giảm nghèo cũng như làm gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo. Tuy nhiên, do sự tác động không cùng chiều nên tùy theo mục tiêu phát triển của quốc gia cũng như của từng vùng trong từng giai đoạn mà quyết định cơ cấu kinh tế ngành cho hợp lý. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo được xem là ưu tiên số một, do đó cần tập trung nguồn lực để phát triển các ngành đó, đưa tỷ trọng các ngành đo trong GDP tăng lên sẽ có tác dụng giảm nghèo nhanh, nhưng đồng thời phải chấp nhận tăng bất bình đẳng. Ngược lại ở những khu vực đã phát triển, khi tình trạng nghèo đói đã được kiểm soát, lúc đó chính phủ có thể xem xét để điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển các ngành có tác dụng giảm bất bình đẳng mạnh hơn Hạn chế của nghiên cứu này đó là chuỗi thời gian nghiên cứu chưa dài (mới 13 năm), chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Đây sẽ là hướng ưu tiên tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Đà Nẵng, ngày 25 tháng 2 năm 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kirk Bowman (1997), Should the Kuznets Effect be Relied on to Induce Equalizing Growth: Evidence from Post- 1950 Development. World Development, Vol. 25, No. 1, pp. 127-143, 1997 Copyright 0 1997 Elsevier Science Ltd Printed in Great Britain. [2] N. Prabha Unnithan, Lin Huff-Corzine, Jay Corzine, Hugh P. Whitt (1994), The Currents of Lethal Violence: An Integrated Model of Suicide and Homicide. SUNY Press. [3] Ina Ehnert (2009), Sustainable Human Resource Management: A conceptual and exploratory analysis from a paradox perspective. Springer Science & Business Media. [4] Alberto Alesina, Dani Rodrik (1994), Distributive Politics and Economic Growth. The Quarterly Journal of Economics, Volume 109, Issue 2, 1 May 1994, Pages 465– 490, [5] Peter Lindert and Jeffrey Williamson (1985), Growth, equality, and history. [6] Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017. 165
  17. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 6: Chênh lệch thu nhập nhóm giàu nhât – nghèo nhất Năm Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 2002 8,10 6,90 6,10 5,80 6,40 9,00 6,80 2003 8,20 6,95 6,40 6,03 7,00 8,85 6,75 2004 8,30 7,00 6,70 6,25 7,60 8,70 6,70 2005 8,35 7,05 6,80 6,35 7,70 8,75 6,75 2006 8,40 7,10 6,90 6,45 7,80 8,80 6,80 2007 8,65 7,35 7,10 6,73 8,00 8,75 7,05 2008 8,90 7,60 7,30 7,00 8,20 8,70 7,30 2009 9,05 7,80 7,45 7,10 8,25 8,20 7,35 2010 9,20 8,00 7,60 7,20 8,30 7,70 7,40 2011 9,30 7,85 7,70 7,40 8,45 7,35 7,55 2012 9,40 7,70 7,80 7,60 8,60 7,00 7,70 2013 9,55 7,75 7,95 7,70 8,80 7,05 7,55 2014 9,70 7,80 8,10 7,80 9,00 7,10 7,40 2015 9,75 7,80 8,45 7,85 9,20 6,95 7,60 2016 9,80 7,80 8,80 7,90 9,40 6,80 7,80 Xu hướng biến động của chênh lệch giàu nghèo trong cả nước và các vùng kinh tế ở Việt Nam 166