Nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

pdf 10 trang Gia Huy 4610
Bạn đang xem tài liệu "Nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguon_lao_dong_trong_khu_vuc_fdi_cua_viet_nam_hien_nay_thuc.pdf

Nội dung text: Nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

  1. NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC FDI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Hồ Thị Mai Sương Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực FDI thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trường thế giới. Đây là khu vực đang có xu hướng tạo việc làm ngày càng nhiều cho người lao động; đồng thời cũng góp phần cải thiện nguồn nhân lực trong nước thông qua việc chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho người lao động, Tuy nhiên, nguồn lao động Việt Nam hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ, kỹ năng lao động của khu vực FDI. Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay; đánh giá những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm tạo điều kiện cho khu vực FDI phát triển hiệu quả hơn. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lao động, Chất lượng lao động, Đào tạo I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nguồn vốn FDI được coi là một thành phần trong nền kinh tế mở và được coi là chất xúc tác chính cho sự phát triển của các nền kinh tế. (Boghean & State, 2015). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa nguồn lao động và dòng vốn FDI cũng là một trong những chủ đề được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Parcon (2008) cho rằng việc quy định các tiêu chuẩn của thị trường lao động sẽ dẫn tới tăng được dòng vốn FDI thông qua việc tăng năng suất làm giảm chi phí cận biên của các doanh nghiệp FDI. Noorbakhsh, Paloni, and Youssef (2001) cho rằng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển thì cần phải đảm bảo các yếu tố tăng trưởng kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách mở cửa, môi trường kinh doanh và đặc biệt là nguồn vốn con người. Cũng nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn con người trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Kottaridi, Louloudi, and Karkalakos (2018) đã cho thấy sự cần thiết của việc cải cách giáo dục đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp sẽ thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Theo Tổng cục thống kê, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước. Đây là một trong những khu vực quan trọng mà Việt Nam đã và đang thúc đẩy phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. 137
  2. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2017 thu hút 2.591 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD, tăng 3,5% về số dự án và tăng 42,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 1.188 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 8,4 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2017 lên 29,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2017 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Trong năm 2017 còn có 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,2 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016. (Tổng cục Thống kê, 2017b). Xét về số lượng doanh nghiệp, thì tính đến thời điểm 31/12/2016 là 505,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,1% so với năm 2015, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 17,3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 14,2%; riêng doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,1% do thực hiện cổ phần hóa. Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp tăng 9% cùng thời điểm trên, trong đó lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,1%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 10,1%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,3%. (Tổng cục thống kê, 2017a). Tuy nhiên, trong khu vực FDI, nguồn lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vẫn còn thiếu; các doanh nghiệp FDI còn phải bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo lại lao động; những điều này là rào cản cho việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam. Do đó, cần có các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian tới. II. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hiện nay, nguồn vốn FDI đang được thu hút dưới nhiều hình thức đã không chỉ tạo nguồn vốn cho nền kinh tế mà còn là động lực phát triển cho kinh tế - xã hội nói chung. Việc mở rộng các doanh nghiệp FDI sẽ tạo thêm việc làm, thu hút lao động. Trong giai đoạn 2013 - 2017, số lượng lao động phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo xu hướng tăng trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm ở khu vực kinh tế Nhà nước. Tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước là lớn nhất. Bảng 1. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc hàng năm theo thành phần kinh tế Khu vực có Kinh tế Nhà Kinh tế ngoài Tổng số vốn đầu tƣ nƣớc Nhà nƣớc nƣớc ngoài Tổng số (Nghìn người) 2013 52.207,8 5.330,4 45.091,7 1.785,7 2014 52.744,5 5.473,5 45.214,4 2.056,6 138
  3. 2015 52.840,0 4.786,3 44.902,9 3.150,8 2016 53.302,8 4.698,6 45.016,1 3.588,1 Sơ bộ 2017 53.703,4 4.595,0 44.901,0 4.207,4 Cơ cấu (%) 2013 100,0 10,2 86,4 3,4 2014 100,0 10,4 85,7 3,9 2015 100,0 9,0 85,0 6,0 2016 100,0 8,8 84,5 6,7 Sơ bộ 2017 100,0 8,6 83,6 7,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Xét về số lượng lao động giai đoạn 2013 - 2017, khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm từ 5.333,4 nghìn người năm 2013 xuống còn 4595 nghìn người năm 2017, giảm gần 13,8%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, số lượng lao động có xu hướng giảm đi với số lượng không đáng kể. Tuy nhiên, đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động tăng lên mạnh hơn, giai đoạn 2013 - 2017, lượng lao động tăng lên từ 1.785,7 nghìn người đến 4207,4 nghìn người tăng 135,6%. Nguyên nhân chính là do Việt Nam đã và đang thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cùng với chính sách thu hút nguồn vốn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành kéo theo nhu cầu về sử dụng lao động ở trong các loại hình doanh nghiệp này tăng lên. Xét về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, năm 2013, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 86,4%, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 10,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 3,4%. Đến năm 2017, mặc dù tỷ trọng này vẫn thể hiện khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 83,6%, tiếp theo là khu vực kinh tế Nhà nước với 8,6% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7,8%; tuy nhiên, giai đoạn 2013 – 2017 tỷ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên từ 3,4% đến 7,8%. Về năng suất lao động trong khu vực FDI, Boghean and State (2015) cho rằng, có sự tác động lớn theo hướng tích cực giữa nguồn vốn FDI tới năng suất lao động ở các nước EU. 139
  4. Bảng 2. Năng suất lao động theo giá so sánh 2010 theo thành phần kinh tế, 2007 - 2015 ĐVT: triệu đồng/lao động Tổng số NSLĐ giá hiện hành Tốc độ tăng NSLĐ (%) (triệu đồng/lao động) Nhà nước Ngoài FDI Nhà Ngoài nhà FDI nhà nước nước nước 2007 88,3 15,4 135,4 4,4 3,5 -4,3 2008 112,0 19,3 166,2 2,9 3,0 -0,6 2009 124,6 21,1 205,5 4,4 2,8 16,5 2010 141,4 25,0 221,1 3,3 4,5 -4,6 2011 173,0 31,6 295,1 1,6 4,5 8,0 2012 197,4 36,1 344,6 3,6 2,6 5,2 2013 216,5 38,4 392,4 5,3 3,7 1,8 2014 229,3 41,8 384,7 2,1 6,0 -6,9 2015 258,9 44,5 368,0 10,5 5,7 2,0 2007 - 2011 3,3 3,7 12,3 2012 - 2015 5,4 4,5 3,0 2007 - 2015 4,2 4,0 6,7 Nguồn: Viện Khoa học lao động và xã hội, 2017 Trong năm 2015, khu vực FDI có NSLĐ đạt 368 triệu đồng/lao động (theo giá hiện hành) cao gấp 1,4 lần so với khu vực Nhà nước (258,9 triệu đồng/lao động) và 8,3 lần khu vực ngoài nhà nước (44,5 triệu đồng/lao động). Trong giai đoạn 2007 - 2015, tốc độ tăng NSLĐ của khu vực FDI tăng cao nhất với 6,7%; trong khi đó, khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước tăng lần lượt với tốc độ 4,2% và 4%. Điều này có thể giải thích được là do các doanh nghiệp FDI có công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và quy mô doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp ở khu vực khác. Lao động trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi phải có trình độ quản lý, kỹ năng tay nghề cao để có thể tiếp cận được với khoa học, công nghệ cao. Hơn nữa, trong môi trường này, người lao động sẽ phải có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Các doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lao động khi được tuyển dụng nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, 140
  5. lao động làm việc ở các doanh nghiệp này sẽ được đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động. Như vậy, mặc dù lao động trong khu vực FDI chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động của các nước nhưng năng suất lao động tuyệt đối của người lao động cao hơn rất nhiều so với khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Hơn nữa, trong gia đoạn 2007 - 2015, tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực FDI cũng tăng lên nhanh chóng. III. MỘT SỐ HẠN CHẾ VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Khu vực FDI đã giải quyết việc làm và thu hút lượng lao động không nhỏ trong nền kinh tế. Đồng thời, năng suất lao động trong khu vực này cao hơn các khu vực khác và có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nguồn lao động trong khu vực FDI hiện nay ở Việt Nam, chất lượng nguồn lao động vẫn chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp Theo Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2013 - 2017, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) có xu hướng tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động (LLLĐ). Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: % 2013 2014 2015 2016 Sơ bộ 2017 TỔNG SỐ 17,9 18,2 19,9 20,6 21,4 Dạy nghề 5,3 4,9 5,0 5,0 5,3 Trung cấp chuyên nghiệp 3,7 3,7 3,9 3,9 3,7 Cao đẳng 2,0 2,1 2,5 2,7 2,7 Đại học trở lên 6,9 7,6 8,5 9,0 9,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng lên từ năm 2013 với 17,9% đến 21,4% năm 2017. Trong đó, có sự tăng lên về tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên. Xu thế lao động trình độ Đại học trở lên tăng với tốc độ nhanh hơn; năm 2013, tỷ lệ này là 6,9% tăng lên 9,3% vào năm 2017. Trong khi đó, các trình độ dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp có sự biến động nhẹ và đạt tỷ lệ bằng nhau trong hai năm 2013 và 2017. Như vậy, tỷ lệ 141
  6. lao động qua đào tạo theo trình độ CMKT so với tổng số lao động đang làm việc trong nên kinh tế là quá thấp. Theo Viện Khoa học lao động và xã hội (2017), xét theo khu vực kinh tế, năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của khu vực tập thể là 23,57%; khu vực tư nhân là 43,03%; khu vực DNNN là 32,08%. Trong khu vực tư nhân, doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động có trình độ CMKT chiếm 21,01%, khu vực hộ cá nhân (4,01%) và cơ sở kinh doanh cá thể (14,57%). Như vậy, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT của khu vực FDI có tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn ở mức thấp. (Viện khoa học Lao động và Xã hội, 2017) Trình độ, kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp FDI Theo điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI-FD năm 2017, các doanhg nghiệp FDI cho rằng nhân sự kỹ sư giỏi vẫn rất khan hiếm, với 55% doanh nghiệp cho biết “tương đối khó” và 19% đánh giá là “khó” để tuyển được lao động loại này. (VCCI & USAID, 2017) Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. 5% 0% Đáp ứng hoàn toàn 31% Đáp ứng một phần 64% Nhìn chung không đáp ứng được Biểu đồ 1. Mức độ đáp ứng của lao động đối với các doanh nghiệp FDI Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017) Biểu đồ trên cho thấy, mức độ đáp ứng của lao động Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI. Chỉ có 31% doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng lao động tại tỉnh trung vị đáp ứng được nhu cầu của họ. Phần lớn (64%) doanh nghiệp FDI cho biết chất lượng lao động mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp FDI phải thực hiện việc đào tạo lại sau tuyển dụng nhằm phù hợp với vị trí công việc là điều tất yếu. 142
  7. Biểu đồ 2. Chi phí đào tạo trung bình trong tổng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Đơn vị: % 5.9 5.7 6 5.2 4.8 5 4 3.6 3.6 3 2 1 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017) Biểu đồ trên cho thấy, các doanh nghiệp FDI đã phải thực hiện việc đào tạo cho người lao động với những mức chi phí nhất định và có sự biến động. Năm 2012, chi phí trung bình cho hoạt động đào tạo lại nguồn lao động chỉ chiếm 3,6% chi phí kinh doanh thì đến năm 2014, chi phí này đã tăng lên 5,9%. Đến năm 2017, mức chi phí đạt 5,7% chi phí kinh doanh. Nguyên nhân của sự thay đổi này một phần có thể do sự chuyển đổi của doanh nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn chuyên sâu hơn nên doanh nghiệp phải bỏ chi phí đào tạo. Tuy nhiên, qua sự đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI về lao động cũng phản ánh được nguyên nhân tăng chi phí đào tạo lại là do trình độ, tay nghề của người lao động còn thấp. Điều này còn được thể hiện qua sự đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng dịch vụ đào tạo lao động của các tỉnh. Biểu đồ 3. Đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề 4.2 4.1 4 3.9 3.8 3.7 3.6 3.5 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017) 143
  8. Biểu đồ trên cho thấy sự giảm mạnh trong đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề tại địa phương trong năm 2014. Nếu như năm 2013, điểm số chất lượng đào tạo nghề do doanh nghiệp FDI đánh giá là 4,1 thì năm 2014 chỉ còn 3,7. Trong ba năm tiếp theo, điểm số này vẫn không thay đổi, và đến 2017, điểm số tăng nhẹ với 3,8 điểm. Như vậy, chất lượng lao động hiện này của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Theo điều tra của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, có khoảng 39,86% doanh nghiệp FDI vẫn đang thiếu hụt lao động. Để đảm bảo cho lượng thiết hụt đó, các doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng lao động mới. Tuy nhiên, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải chính là không có lao động đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ năng. Nguyên nhân của thực trạng trên do cơ chế, chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả; thể hiện ở việc cải cách hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; đặc beiẹt với lao động trình độ CMKT cao. Hơn nữa, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa có sự kết nối thông tin trên phạm vi vùng và cả nước. Do đó, để nâng cao được chất lượng lao động, thúc đẩy khu vực FDI phát triển, cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Tiếp cận từ hai khía cạnh là cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục đào tạo, các giải pháp gợi mở được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 4.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao + Hoàn thiện các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ đổi mới toàn diện giáo dục đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp như cơ chế tài chính, cơ chế chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. + Rà soát, đánh giá và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, giáo dục nghề nghiệp trên cả nước theo hướng từng bước đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và thế giới. + Thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm ứng dụng như trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử. + Phát triển đào tạo giáo dục đại học và đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội bằng cách đổi mới chương trình đào tạo; cơ sở vật chất; nâng cao trình độ của giảng viên và giáo viên; thúc đẩy liên kết đào tạo với doanh nghiệp; + Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế trong đào tạo lao động, đảm bảo các yêu cầu của hội nhập quốc tế như khung chứng chỉ nghề khu vực, thế giới; khung chương trình đào tạo quốc tế, 144
  9. + Có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phát triển khoa học - công nghệ. + Cần có chiến lược thu hút FDI nhằm tranh thủ sự chuyển giao công nghệ hiện đại với các doanh nghiệp trong nước, sàng lọc các dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam hoặc dự án có liên doanh với doanh nghiệp trong nước hoặc kết nối doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ tiếp cận công nghệ hiện đại, thu hẹp khoảng cách năng suất lao động giữa các khu vực kinh tế ở Việt Nam. + Tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động để giới thiệu và chắp nối việc làm ở thị trường trong nước với thị trường lao động ngoài nước. 4.2. Các cơ sở giáo dục - đào tạo cần nâng cao chất lượng đào tạo Các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng đến các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp theo các hướng sau đây: - Phát triển chương trình đào tạo: thường xuyên rà soát và đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với các trình độ theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới; liên kết với doanh nghiệp nhằm phát triển chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. - Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên: sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề; thúc đẩy nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng cao; thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu theo hướng hội nhập; thúc đẩy quá trình tự học nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên. - Đầu tư, phát triển cơ sở vật chất trong đào tạo nhân lực, đặc biệt đối với các ngành nghề yêu cầu cần có cơ sở thực hành, thí nghiệm. - Liên kết đào tạo với các doanh nghiệp về giảng dạy thực tế, thực hành nhằm tăng trình độ kỹ năng cho giảng viên, giáo viên và các sinh viên. Đặc biệt, chủ động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp FDI theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể nhằm tận dụng được nguồn vốn cũng như kiến thức thực tế cho học sinh, sinh viên. - Chủ động đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: chú trọng đổi mới chương trình đào tạo đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới; tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức ngoài nước; Thúc đẩy liên kết đào tạo, giảng dạy với các trường đại học, các tổ chức và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên thế giới. V. KẾT LUẬN Khu vực FDI ngày càng có vị trí quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, khu vực FDI sẽ tạo việc làm tốt, thúc đẩy tăng năng suất lao động cho một quốc gia. Tuy nhiên, với tình hình chung của Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao sẽ là một rào cản cho sự phát triển của khu vực FDI. Do đó, Việt Nam cần phải có các chính sách hỗ trợ 145
  10. hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển theo chiều hướng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể từ Chính phủ đến các cơ sở đào tạo và chính người họ và thậm chí là những người sử dụng lao động như các doanh nghiệp FDI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boghean, C., & State, M. (2015). The Relation between Foreign Direct Investments (FDI) and Labour Productivity in the European Union Countries. Procedia Economics and Finance, 32, 278-285. doi: 2. Kottaridi, C., Louloudi, K., & Karkalakos, S. (2018). Human capital, skills and competencies: Varying effects on inward FDI in the EU context. International Business Review. doi: 3. Noorbakhsh, F., Paloni, A., & Youssef, A. (2001). Human capital and FDI inflows to developing countries: New empirical evidence. World Development, 29(9), 1593-1610. 4. Parcon, H. (2008). Labor market flexibility as a determinant of FDI Inflows. University of Hawaii at Manoa, Department of Economics, Working Papers, 08-07. 5. Tổng cục thống kê. (2017a). Niên giám thống kê 2017. Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê. (2017b). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017. from 7. VCCI, & USAID. (2017). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017. 8. Viện khoa học Lao động và Xã hội. (2017). Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2016 (Vol. 7). Hà Nội. 146