Nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhan_to_anh_huong_den_tang_truong_tin_dung_cua_cac_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Factors affecting the growth of credit of Vietnam commercial banks Phạm Thị Thu Hƣơng Khoa Kế toán-Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng, Email: phamthuhuongdhhp@gmail.com TÓM TẮT Cùng với sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn là một nhu cầu vô cùng cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong các kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngân hàng là một kênh truyền thống nhƣng có vai trò vô cùng quan trọng. Với hoạt động tín dụng và cung cấp các dịch vụ hiện đại, ngân hàng đã và đang đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu của khách hàng, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Chính vì thế, đối với các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) thì tăng trƣởng tín dụng luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trƣởng hợp lý và chất lƣợng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Do đó, đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng (TTTD) là việc làm cần thiết giúp các ngân hàng thƣơng mại xây dựng đƣợc mức tăng trƣởng hợp lý, có tác động hiệu quả đến nền kinh tế và bản thân các ngân hàng. Nghiên cứu 1034
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 sử dụng kỹ thuật phân tích định lƣợng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng GDP, tăng trƣởng thị trƣờng bất động sản có tác động cùng chiều đối với tăng trƣởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn nhỏ của các ngân hàng tác động cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng hơn là các ngân hàng có quy mô và tỷ lệ vốn lớn hơn. Qua kết quả này tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo TTTD an toàn và bền vững. Từ khóa: Ngân hàng thƣơng mại, tăng trƣởng tín dụng ABTRACT Along with the growth and development of the demand economy, the demand for capital is an extremely necessary need for the construction of infrastructure, equipment, as well as economic restructuring. In the channels of providing capital to the economy, banking is a traditional channel but it plays an extremely important rolt. With credit activities and providing modern services, the majority of customer needs, playing an important role in the country‘s development. Therefore, for commercial banks, credit growth is always a top concern, as reasonable and quality credit growth creates a stable and secure source of income for banks. Therefore, assessing the level of factors affecting credit growth is necessary to help commercial banks build reasonable growth rates, which have an effective impact on the economy and the banks themselves. This research uses quantitative techniques to test the research model. The research results show that GDP growth and real estate market growth have a positive impact on credit growth. The study results also show that the bank size and the small capital ratio of the banks have a positive impact on credit growth than banks with 1035
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 larger scale and capital ratio. Through this result, the author proposes a number of suitable solutions to support banks to ensure safe and sustainable exchange. 1. Đặt vấn đề Bài báo này nghiên cứu điều tra thực nghiệm về tác động của hai nhóm nhân tố: vĩ mô và đặc trƣng hoạt động của ngân hàng đối với tăng trƣởng tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đối với nhóm nhân tố vĩ mô, bài báo muốn kiểm định sự tác động của các nhân tố liên quan đến đặc trƣng kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát và yếu tố biến động thị trƣờng bất động sản. Đối với nhóm nhân tố đặc trƣng ngành ngân hàng, tác giả muốn kiểm định sự ảnh hƣởng của các nhân tố tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, quy mô ngân hàng và tỷ lệ lãi suất. Qua nghiên cứu thực nghiệm, bài báo này lần đầu kiểm định mối tƣơng quan giữa giá cả bất động sản với tăng trƣởng tín dụng trong trƣờng hợp tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích định lƣợng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy có 8 yếu tố ảnh hƣởng đến TTTD của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán,cụ thể: (1) tỷ lệ huy động; (2) tỷ lệ nợ xấu; (3) tỷ lệ vốn; (4) quy mô ngân hàng; (5) lãi suất cho vay; (6) tăng trƣởng GDP; (7) tỷ lệ lạm phát; (8) tăng trƣởng thị trƣờng bất động sản. 2. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở các quốc gia khác nhau, thời gian khác nhau. Có thể kể đến một trong các nghiên cứu đó là của Mwafag Rabab Ah (2015), nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu của 10 ngân hàng thƣơng mại của Jordan trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013 nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng này. 1036
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nghiên cứu này đã sử dụng 11 biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô tài sản, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi, lạm phát, tỷ lệ ngoại hối, tỷ giá hối đoái và tăng trƣởng kinh tế là những nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Rabab Ah đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ ngoại hối có ảnh hƣởng ngƣợc chiều và tác động quan trọng đến tăng trƣởng tín dụng. Trong khi đó, quy mô ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế là có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Jordan. Cũng nhƣ Rabab Ah, hai tác giả Ali Singjergji và Marsida Hyseni (2015) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô và các nhân tố thuộc về nội tại các ngân hàng đến tăng trƣởng tín dụng tại hệ thống ngân hàng của Albania. Nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng biến phụ thuộc là tăng trƣởng tín dụng và các biến độc lập là tăng trƣởng GDP, lạm phát, kinh tế vĩ mô và các nhân tố thuộc về nội tại bên trong ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của toàn bộ hệ thống ngân hàng Albania với 48 quan sát. Nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trƣởng GDP, lạm phát, tỷ lệ an toàn vốn có thể tác động cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng trong khi tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, quy mô vốn ngân hàng, quy mô các khoản cho vay không hiệu quả có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế vĩ mô đến tăng trƣởng tín dụng. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng khi tăng trƣởng kinh tế tăng thì tăng trƣởng tín dụng cũng tăng. Cụ thể tại Albania, tác giả Eliona Gremi (2013) đã tiến hành nghiên cứu với 36 quan sát thuộc hệ thống ngân hàng nhà nƣớc tại Albania trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Tác giả đã đƣa ra kết luận rằng môi trƣờng kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng quan trọng đến tăng trƣởng tín dụng cụ thể là khi GDP tăng thi tăng trƣởng 1037
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tín dụng cũng tăng và tỷ lệ lãi suất cho vay ảnh hƣởng ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng. Trong nghiên cứu này Gremi cũng khẳng định yếu tố môi trƣờng vĩ mô là nhân tố quan trọng đƣợc xác định có ảnh hƣởng đến số dƣ và tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Cùng với đó nghiên cứu của 2 tác giả Philip R. Lane và Peter Mac Quade (2013) tại ngân hàng trung ƣơng Châu Âu về tăng trƣởng tín dụng nội địa và dòng vốn quốc tế. Nghiên cứu của hai tác giả tập trung mối quan hệ bên trong giữa tăng trƣởng tín dụng nội địa và dòng vốn quốc tế của 27 quốc gia ở Châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1993 -2008, tập trung nhất là giai đoạn bùng nổ 2003-2008 do đây là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Qua nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trƣởng, sản lƣợng tiêu dùng nội địa, tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá cả tài sản đều có tác động nhƣ nhau đến tăng trƣởng tín dụng. Natalia Y.Tamirisa và Deniz O. Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu. Trong phần nghiên cứu của mình, Natalia T. Tamirisa và Deniz O.Igan đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hƣởng khá rõ ràng tới tăng trƣởng tín dụng nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sở hữu của ngân hàng (là ngân hàng quốc gia hay không), khả năng thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu một số nhân tố ảnh hƣởng tới tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại các nƣớc Trung Âu và Đông Âu, trong nghiên cứu này đã phân tích tới các nhân tố ảnh hƣởng chặt chẽ cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của các ngân hàng (sở hữu nhà nƣớc hay các ngân hàng nƣớc ngoài), tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại 38 nƣớc có nền kinh tế mới nổi 1038
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trong thập kỷ vừa qua. Các tác giả trên đã xác định các nhân tố bên cung và bên cầu đều tác động tới tăng trƣởng tín dụng. Tuy nhiên, bài viết này tập trung chủ yếu bên cung. Đặc biệt bài viết nhấn mạnh tốc độ tăng trƣởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của các ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hƣởng có ý nghĩa tới tăng trƣởng tín dụng. Ngoài ra, Gou, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hƣởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngƣợc chiều đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật nghiên cứu định lƣợng để tiếp cận mô hình. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứu số liệu thực tế tại các ngân hàng kết hợp với quy nạp, diễn giải để thực hiện thống kê, phân tích, so sánh, và tổng hợp kết quả. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin đƣợc thu thập từ các dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu tại các thƣ viện, các website, các tạp chí khoa học, các báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc niêm yết công khai thuộc phạm vi nghiên cứu. Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích tác động của các yếu tố đến tăng trƣởng tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Sử dụng công cụ phần mềm SPSS để tổng hợp và phân tích dữ liệu. 4. Kết quả nghiên cứu Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011), các nhóm yếu tố và các biến đã đƣợc trích xuất để phát triển một mô hình 1039
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 nhóm chính, đó là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau: LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4 SIZEit + β5INRt + β6GDPt + β7INFt + β8ESIt + εit Trong đó: Biến phụ thuộc: Tăng trƣởng tín dụng đƣợc đại diện bằng biến: LGR it. Biến độc lập: DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: Là các biến nội tại ngân hàng i năm t. INRt, GDPt, INFLt, ESIt: Là các biến kinh tế vĩ mô năm t. β0 là hệ số chặn. βj (j=1,8) là các hệ số hồi quy. εit là sai số. Bảng 1: Mô tả các biến sử dụng Tên biến Ký hiệu Cách tính Tăng trưởng tín LGR (Tổng dư nợ tín dụng kz này-Tổng dư dụng nợ tín dụng kz trước)/Tổng dư nợ tín dụng kz trước Tỷ lệ huy động DEPTA Tổng huy động/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ vốn CAP Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Quy mô ngân hàng SIZE Logarith tổng tài sản Lãi suất INR Lãi suất danh nghĩa hàng năm Tăng trưởng GDP GDP Tăng trưởng GDP hàng năm Tỷ lệ lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm Biến động thị trường ESI Chỉ số nhà đất thời điểm t - 100 bất động sản (Nguồn:Tác giả tổng hợp) 1040
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn vào hình 1 có thể thấy sự chênh lệch về lãi suất huy động và cho vay trong giai đoạn này. Có thể nói lãi suất cao nhất là vào các năm 2010 và 2011 lần lƣợt là 12,44% ; 15,6% lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 15,27%; 20%. Mức lãi suất cao này gây khó khăn cho nền kinh tế, lạm phát cao. Vì thế sang đến giai đoạn 2012- nay, mức lãi suất đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh giảm nhằm ổn định nền kinh tế, kìm chế lạm phát từ đó tác động tích cực tới nền kinh tế. Hình 2. Tình hình tăng trƣởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2007- 2017 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 1041
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nhìn vào số liệu có thể thấy giai đoạn 2007-2012 tình hình lạm phát ở Việt Nam lại bùng phát mạnh mẽ và đặc biệt các năm 2008 và 2011 lạm phát ở mức hai con số. Trong khi đó tốc độ tăng trƣởng GDP lại chỉ ở mức 7-8%/năm, thấp hơn nhiều so với tình hình lạm phát. 5. Thảo luận về kết quả mô hình nghiên cứu Bảng 2: Thống kê mô tả dữ liệu N Minimum Maximum Mean Std. Deviation DEPTA 100 7.30 23.20 13.4400 6.41194 NPL 100 1.20 2.80 1.8600 .70569 CAP 100 8.50 10.50 9.5000 .93005 SIZE 100 180381 313878 234409.80 52538.111 INR 100 8.00 12.00 9.1000 1.67332 GDP 100 5.42 6.81 6.2200 .56067 INF 100 .63 6.05 3.3100 2.13982 234453.230 LGR 100 180431.17 313920.24 52534.55116 0 ESI 100 5.60 6.35 8.2000 1.23192 Valid N 5 (listwise) Bảng 3: Kiểm tra bằng hệ số phóng đại phƣơng sai VIF Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics Coefficients B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) -17.622 .000 . . NPL 13.137 .000 .000 . . .258 3.883 1 SIZE 1.000 .000 1.000 . . .283 3.532 INR 1.189 .000 .000 . . .182 5.494 INF .612 .000 .000 . . .294 3.400 ESI .782 .000 .000 . . .389 3.658 (Nguồn:Tác giả tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 20) 1042
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 3 cho thấy VIF có giá trị thấp, giá trị trung bình của VIF chỉ là 3.4 đến 5.494 không có giá trị VIF nào lớn hơn 10, nên có thể kết luận rằng giữa các biến độc lập trong mô hình yêu cầu không tồn tại hiện tƣợng đa cộng tuyến. Bảng 4: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng Initial Extraction Component DEPT 1.000 .855 1 2 A DEPT NPL 1.000 .980 .773 -.508 A CAP 1.000 .775 NPL .909 -.393 SIZE 1.000 .600 CAP -.863 .173 INR 1.000 .901 SIZE -.764 .129 GDP 1.000 .915 INR .850 .423 INF 1.000 .927 GDP -.902 -.318 ESI INF .400 .876 ESI (Nguồn: Kết quả nghiên cứu tác giả tổng hợp từ SPSS 20) Kết quả nghiên cứu Thông qua bảng phân tích nhân tố trên chúng ta dễ dàng nhận thấy hệ số các nhân tố độc lập đều lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1, là chỉ số thích hợp đƣợc dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố. Trị số lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Khi các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao, vấn đề tăng trƣởng tín dụng cần phải xem xét, vì nếu không quản lý tốt, các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Các NHTM có đƣợc tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ quản lý tốt đƣợc các khoản tín dụng, từ đó giảm bớt việc tăng trƣởng tín dụng. Nhƣ vậy, việc tăng vốn có thể giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì ngân hàng có khoản đệm vốn tốt và khối lƣợng tín dụng giảm. Khi 1043
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tăng trƣởng tín dụng, các NHTM cần chú ý đến công tác quản trị nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Cùng với đó, bài viết còn tìm ra đƣợc mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng, tăng trƣởng GDP, biến động thị trƣờng bất động sản với tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi quy mô ngân hàng, GDP, thị trƣờng bất động sản tăng sẽ khiến tăng trƣởng tín dụng tại ngân hàng tăng lên. Nhƣ vậy, Chính phủ và NHNN cần kiểm soát tốt quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ đầu tƣ bất động sản nhằm hạn chế việc tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống NHTM. Hơn nữa, mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất và tăng trƣởng tín dụng gợi ý về việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế, tăng trƣởng tín dụng và an toàn của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó vấn đề giải quyết nợ xấu luôn là một bài toán khó đối với tất cả các NHTM khi mà ngân hàng nào cũng đều muốn đƣợc TTTD nhƣng đi cùng với TTTD thì quản lý để tránh gia tăng tỷ lệ nợ xấu cũng là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm. Nhƣ chúng ta đã biết khi TTTD càng nóng thì tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng khó có thể kiểm soát đƣợc. Vì thế các NHTM không nên đánh đổi sự tăng trƣởng để lấy rủi ro. 6. Kết luận và một số đề xuất, kiến nghị Về phía Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, cần kiểm soát tăng trƣởng và chất lƣợng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và thực hiện các biện pháp mang tính thị trƣờng định hƣớng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất. Thứ hai, cần sớm dỡ bỏ trần lãi suất huy động, hoặc chỉ áp dụng trần lãi suất với các kỳ hạn huy động rất ngắn (dƣới 1 tháng) để thị trƣờng có thể linh hoạt tự điều chỉnh, cân đối cung cầu về vốn. 1044
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Thứ ba, nên thận trọng hơn trong việc đƣa ra các chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trƣởng GDP danh nghĩa bởi tăng trƣởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vƣợt xa tốc độ tăng trƣởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau. Thứ tư, duy trì chính sách tài khóa ổn định, thâm hụt ngân sách và nợ công giảm bằng các biện pháp nhờ tăng trƣởng GDP ổn định. Về phía NHTM Thứ nhất, cần tích cực xử lý nợ xấu gắn liền với tăng trƣởng tín dụng hiệu quả. Đây là 2 hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp và hệ quả. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu mà các tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện (thông qua công ty quản lý khai thác tài sản; xử lý dự phòng; phân loại đánh giá nợ để cơ cấu lại nợ ), các NHTM cần tập trung các giải pháp để tăng trƣởng tín dụng hiệu quả, tăng thu nhập, bù đắp chi phí và tạo sự lan tỏa tích cực từ chính hoạt động tín dụng của mỗi tổ chức tín dụng. Thứ hai, cần tiếp tục phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng, phát triển và cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng, thu hút và mở rộng thị phần, tạo sự chuyển biến cơ bản từ thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tăng trƣởng bền vững nhằm hạn chế bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro; Thứ ba, NHTM cũng nên khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đúng bản chất kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thực; Đầu tƣ hợp lý trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN để đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động mỗi khi thị trƣờng biến động. Thứ tư, NHTM cần phải thẩm định các khoản vay đặc biệt là các khoản vay đầu tƣ bất động sản vì đây là những tài sản có giá trị lớn, 1045
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thanh khoản chậm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tƣ này sẽ gây rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM giai đoạn 2013- 2017; 2. Imran, K., & Nishatm, M. (2013). Determinants of Bank Credit in Pakistan: A Supply Side Approach. Economic Modeling, 35(C), 384-390; 3. Guo, K., & Stepanyan, V. (2011). Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. International Monetary Fund Working Paper, European Department, No. WP/11/51; 4. Hair, Anderson, Tatham, black, 1988. Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International, Inc; 5. Newman, K and Cowling A, (1996). Service quality in retail bankng: the experience of two British clearing banks. International Journal of Bank Marketing, 14(6), 3-11. 6. Phạm Thị Thu Hƣơng (2018), ―Nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán‖, Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tr 86-93. 7. Lê Tấn Phƣớc (2017), ―Một số yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng ngân hàng thƣơng mại Việt Nam‖, Cafef, yeu-to-tac-dong-den-tang-truong-tin-dung-ngan-hang-thuong-mai- viet-nam-20170114083823909.chn 8. Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thị Bích Phƣợng (2016), ―Mối quan hệ giữa tăng trƣởng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam‖, Tạp chí khoa học trƣờng Đại học Trà Vinh, số 24/2016. 1046