Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh

pdf 6 trang Gia Huy 23/05/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf61_1844_1_2472604.pdf

Nội dung text: Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh

  1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SẮP TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Thanh Trúc Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Nam Trung TÓM TẮT Việc làm dành cho những sinh viên (SV) sắp tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với bản thân mỗi SV mà còn là vấn đề đối với gia đ nh, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các SV tốt nghiệp mà ngay cả đối với các bạn còn ngồi trên ghế giảng đường. Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìm việc làm khá đ ng, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng còn hạn chế. Trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo và bản thân mỗi SV phải có cách nhìn nhận mới về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Việc làm SV khoa Tài chính - Thương mại trường Đại học Công nghệ TP.HCM sắp tốt nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng các nhân tố cốt lõi quyết định đến việc làm đó là cơ sở đào tạo, các nhà tuyển dụng, ý thức và năng lực của bản thân mỗi SV. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định đến việc làm của HS, SV sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở khái quát, làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp SV sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ khoá: Hutech, khoa Tài chính – Thương mại, nhân tố ảnh hưởng, tuyển dụng, việc làm của SV. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là địa điểm dừng chân của người lao động, tức là nơi đây dồi dào việc làm. Với thống kê việc làm hàng năm từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, mỗi năm có khoảng 10 - 15% SV ra trường thất nghiệp. Bởi thực tế, mỗi năm TP.HCM có khoảng 175.000 - 180.000 SV tốt nghiệp, nhưng chỉ có khoảng 160.000 - 165.000 việc làm mới phát sinh. Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, do đó mỗi SV phải cạnh tranh quyết liệt để được sự công nhận của nhà tuyển dụng. Nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, SV khó có thể bảo đảm yếu tố gắn bó với công việc ở các cơ quan tuyển dụng. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng tìm việc làm của SV Khoa Tài chính – Thương mại trường Đại học Công nghệ TP.HCM, qua đó làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho SV, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp 1517
  2. SV sau khi tốt nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp và đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp và mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: nhằm thu thập các thông tin thực tế về việc làm của HS, SV Khoa Tài chính – Thương mại sau khi tốt nghiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 217 SV đã và sắp tốt nghiệp giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 03/2021. Tỷ lệ HS, SV có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, không đúng ngành nghề đào tạo cũng như thất nghiệp, mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của họ sau khi tốt nghiệp. Số phiếu đạt yêu cầu được xử lý 100%. Dữ liệu được nhập và được làm sạch thông qua phần mềm Microsoft Excel loại bỏ các câu hỏi có nhiều đáp án trùng bằng lệnh AVERAGE trong Excel. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát được tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp của khoa Tài chính – Thương mại, trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Tìm hiểu thực trạng việc làm của SV sắp ra trường và sau khi tốt nghiệp cũng như tìm ra các nhân tố tác động đến lựa chọn việc làm của SV. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tìm được việc làm đúng chuyên ngành của SV. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của SV sắp tốt nghiệp Bảng 1. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ sở đào tạo và chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) đến khả năng tìm được việc làm của SV sắp tốt nghiệp Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng í nhiều ình hường Stt Các ếu ố SL % SL % SL % Đa dạng ngành nghề và chuyên ngành 1 113 52,1 77 35,5 27 12,4 để đáp ứng nhu cầu SV Đội ngũ giảng viên có tr nh độ chuyên 2 106 48,8 92 42,4 19 8,8 môn cao Nhà trường thường xuyên liên kết doanh 3 156 71,9 50 23 11 5,1 nghiệp hỗ trợ việc làm cho SV CTĐT được xây dựng dựa trên nhu cầu 4 144 66,4 61 28,1 12 5,5 việc làm thực tế của xã hội CTĐT trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ 5 156 71,9 42 19,4 19 8,8 năng thực tế cho SV Các phong trào khởi nghiệp dành cho SV 6 125 57,6 73 33,6 19 8,8 được chú trọng và phát triển mạnh mẽ Nguồn: tác giả khảo sát, t ng h p 2021 1518
  3. Kết quả khảo sát từ Bảng 2.1 cho thấy nhân tố cơ sở đào tạo và chất lượng CTĐT có tác động cao đến khả năng tìm được việc làm của SV sắp tốt nghiệp, tuy nhiên các yếu tố này có mức độ tác động không giống nhau. Nhà trường thường xuyên liên kết doanh nghiệp hỗ trợ việc làm cho SV và CTĐT trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế cho SV là hai nhân tố có tác động lớn nhất đến khả năng tìm được việc làm của SV với tỷ lệ cùng là 71,9%. Kết quả này cho thấy SV rất cần trường học hỗ trợ giới thiệu việc làm tại doanh nghiệp ngay từ sớm để giảm bớt áp lực tìm việc ngay từ khi từ ngồi trên ghế nhà trường. Nếu SV chỉ có học lý thuyết rồi về nhà sẽ rất khó có cơ hội được cọ xát thực tế, công việc thực tế luôn biến động, không những cần lý thuyết chuyên môn mà còn là kinh nghiệm, kỹ năng tích luỹ được khi SV hoà nhập với văn hoá doanh nghiệp. Qua đó cũng cho thấy được SV rất cần những bài học thực hành thực tế. CTĐT được xây dựng dựa trên nhu cầu việc làm thực tế của xã hội và các phong trào khởi nghiệp dành cho SV được chú trọng và phát triển mạnh mẽ là hai nhân tố với độ đánh giá có ảnh hưởng nhiều thứ 3 và thứ 4 với tỷ lệ lần lượt là 66,4% và 57,6%. Trên thực tế trường đã xây dựng hệ thống môn học phong phú phục vụ đào tạo đúng chuyên ngành đồng thời phân bổ môn học đúng với khả năng nhận thức, tiếp nhận của SV. Các phong trào khởi nghiệp cho SV được chú trọng phát triển nên phần lớn các bạn đã nhận thức được sự thay đổi của khởi nghiệp giai đoạn mới. Đa dạng ngành nghề và chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu SV và đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao là nhân tố được SV đánh giá có ảnh hưởng tới khả năng tìm được với tỷ lệ lần lượt 52,1% và 48,8%. Bảng 2. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố NTD đến khả năng tìm được việc làm của SV sắp tốt nghiệp Ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng í nhiều ình hường Stt Các ếu ố SL % SL % SL % C ng khai, minh bạch chính sách tuyển 1 119 54,8 66 30,4 32 14,7 dụng nhân sự và có th ng báo rộng rãi Hỗ trợ SV đi thực tập và học hỏi kinh 2 128 59 61 28,1 28 12,9 nghiệm thực tế tại doanh nghiệp Hỗ trợ học bổng gắn với tuyển dụng 3 nhằm tạo động lực cho SV phấn đấu 108 49,8 84 38,7 25 11,5 phát triển Nguồn: tác giả khảo sát, t ng h p 2021 Kết quả bảng khảo sát Bảng 2, nhân tố: hỗ trợ SV đi thực tập và học hỏi kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp chiếm sự ảnh hưởng 59% cho thấy điều các bạn SV quan tâm nhất chính là có một nơi để thực tập, học hỏi ngay từ khi còn là SV năm 2, năm 3. Công khai, minh bạch chính sách tuyển dụng nhân sự và có thông báo rộng rãi là nhân tố được đánh giá có sức ảnh hưởng cao thứ hai đến khả năng tìm việc làm của SV với tỷ lệ 54,8%. Mạng xã hội đang là kênh được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất của các bạn SV. Do đó, đây là khi các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự những chính sách, đãi ngộ nơi làm việc được công 1519
  4. bố công khai minh bạch sẽ là cơ hội tốt để các bạn SV có thể tiếp cận tham khảo và thử sức trong việc tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp với bản thân. Yếu tố cuối cùng là: Hỗ trợ học bổng gắn với tuyển dụng nhằm tạo động lực cho SV phấn đấu phát triển. Đây cũng là một yếu tố được các bạn đánh giá có mức ảnh hưởng khá cao với tỷ lệ 49,8%. Bảng 3. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ý thức bản thân đến khả năng tìm việc làm của SV sắp tốt nghiệp Ảnh hưởng Ảnh hưởng ình Ảnh nhiều hường hưởng í Stt Các ếu ố SL % SL % SL % 1 Có định hướng nghề nghiệp ổn định 107 49,3 85 39,2 25 11,5 iến thức chuyên m n cần thiết phục vụ 2 148 68,2 50 23 19 8,8 cho c ng việc 3 Các kỹ năng mềm đáp ứng c ng việc 156 71,9 44 20,3 17 7,8 Việc làm thêm liên uan đến ngành 4 127 58,5 65 30 25 11,5 đang theo học trong thời gian còn là SV Nắm bắt nhu cầu và xu thế phát triển 5 119 54,8 43 19.8 55 25,3 ngành nghề của xã hội Chủ động tham gia các chương tr nh hỗ 6 143 65,9 55 25,3 19 8,8 trợ t m việc làm cho SV Nguồn: tác giả khảo sát, t ng h p 2021 Kết quả khảo sát Bảng 3 cho thấy, khả năng tìm được việc làm bị tác động lớn bởi ý thức bản thân mỗi SV thông qua nhiều nhân tố với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các kỹ năng mềm đáp ứng công việc và kiến thức chuyên môn cần thiết phục vụ cho công việc là nhân tố được các bạn đánh giá có mức độ ảnh hưởng đến khả năng tìm việc cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 71,9% và 68,2%. Điều này cho thấy các bạn không những chú trọng đến lý thuyết học được trên trường mà còn rất quan tâm đến các kỹ năng khác như tin học, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình. Chủ động tham gia các chương trình hỗ trợ tìm việc làm cho SV là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao đến khả năng tìm việc làm của SV cao thứ ba với tỷ lệ là 65,9%. Việc làm thêm liên quan đến ngành đang theo học trong thời gian còn là SV và nắm bắt nhu cầu và xu thế phát triển ngành nghề của xã hội là hai nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của SV với tỷ lệ khá cao lầm lượt chiếm tỷ lệ 58,5% và 54,8%. Trong quá trình học tập, những bạn SV có thể kết hợp được cả việc học lẫn việc làm thêm là một ưu điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi điều đó bạn chứng tỏ các bạn quản lý thời gian của mình tốt, cũng như tích luỹ được một số kinh nghiệm sống thực tế. Ngoài ra các bạn SV hiện nay cũng chú trọng đến xu thế phát triển ngành nghề của mình từ sớm để bổ sung những yếu tố, những kỹ năng còn thiếu để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc trong tương lai. Có 1520
  5. định hướng nghề nghiệp ổn định là nhân tố cuối cùng có mức độ tác động thấp nhất đối với khả năng tìm được việc làm do các bạn SV đánh giá chiếm tỷ lệ 49,3%. 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Đối với nhân tố cơ sở đ tạo và chất ượng CTĐT CTĐT cần được rà soát, cập nhật bổ sung, điều chỉnh nội dung CTĐT cho phù hợp, xây dựng lại nội dung CTĐT cho sát với thực tiễn. Nhà trường cần tăng cường gắn kết giữa doanh ngiệp với các bạn trẻ đang có nhu cầu tìm việc làm, phát triển hơn nữa các hình thức cung cấp thông tin về lao động, việc làm, hướng nghiệp cho SV để nâng cao nhận thức và có định hướng trong học tập, rèn luyện. 3.2. Đối với nhân tố nhà tuyển dụng Nên khai thác tối đa các phương tiện thông tin, truyền thông tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động tìm đến nhau, từ các trang website tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc các phương tiện như: mạng xã hội, diễn đàn, hội nhóm. Học tập hết mình đạt được kết quả tốt để có thể tự tin tham gia ứng tuyển các chương trình hỗ trợ học bổng gắn với tuyển dụng. Thường xuyên quan tâm theo dõi các thông tin đăng bài tuyển dụng của các doanh nghiệp và tranh thủ bồi dưỡng thêm những kỹ năng mềm cần có để có thể ứng tuyển vị trí công việc được đăng tuyển ở hiện tại vì trong tương lai những vị trí chúng ta chuẩn bị ứng tuyển rất có thể cần những tiêu chí đó. 3.3 Đối với nhân tố ý thức bản thân mỗi SV SV cần tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những kiến thức được học tại trường, SV nên bổ sung cho mình những kỹ năng mềm để hòa đồng và thích nghi ngay với môi trường làm việc mới. Đồng thời nên có những công việc làm thêm để có sự trải nghiệm. Và như vậy, sau khi đi làm, vừa có bằng, vừa có kinh nghiệm làm việc, vừa có sự tự tin trong công việc. SV sau tốt nghiệp cần thâm nhập thực tế, tìm hiểu nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp, nắm bắt những dự báo nhu cầu xã hội của các cấp để xác định nhu cầu công việc trong tương lai. SV cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định rõ mục tiêu việc làm, hướng đi phù hợp với bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy những khả năng của mình về lĩnh vực nghề nghiệp, mở rộng các mối quan hệ với các cơ quan tuyển dụng, tạo thế mạnh khi tìm kiếm việc làm. Chỉ khi xác định được định hướng rõ ràng bạn mới có lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối mặt và đón nhận những thử thách, thể hiện rõ tham vọng tìm kiếm một công việc, điều này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng sự yên tâm nhất định và tạo bản thân người học có động lực, trách nhiệm theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn. 1521
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bích Phụng, 2009. Quyết định đúng đắn khi tìm việc, Nxb. Lao động Xã hội [2] Huỳnh Phú Thịnh, 2007. Tập bài giảng “Kỹ năng tìm kiếm việc làm”. Đại học An Giang. [3] Nguyễn Thùy Dung & ctg. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Lâm nghiệp, 134-141, số tháng 10, 2017. [4] Nguyễn Thanh Ngọc, 2012. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng cơ bản đối với SV tốt nghiệp đại học, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học. [5] Phan Thị Ngọc Khuyên, Nguyễn Huy Hoàng, 2016. Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của SV ngành kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43 : 109-119, tr 109-119. [6] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 2006. Cẩm nang tìm việc làm cho lao động trẻ. [7] Vietnamworks, 2012. Công thức săn việc 1=5+3. 1522