Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn KIDO

docx 27 trang Gia Huy 23/05/2022 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn KIDO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_tap_doan_kido.docx

Nội dung text: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn KIDO

  1. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KIDO ( KDC ) NHÓM: 3 THÀNH VIÊN NHÓM: 4 THÀNH VIÊN TỶ LỆ % TT HỌ VÀ TÊN MÃ SV KÝ TÊN THỰC HIỆN Đã xác 1 Võ Ngọc Kiều Diễm ( NT ) 24203203695 30% nhận Đã xác 2 Nguyễn Thị Phương Mai 24202111328 25% nhận Đã xác 3 Nguyễn Thị Minh Thy 24202116443 22.5% nhận Đã xác 4 Tạ Thị Nhật Linh 24202111063 22.5% nhận ĐÀ NẴNG, THÁNG 11 NĂM 2021 1 NHÓM 3
  2. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3 1. Giới thiệu tổng quan 3 2. Lịch sử hình thành và phát triển 3 3. Lĩnh vực kinh doanh 3 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5 1. Tình hình tài sản của KDC 5 2. Tình hình nguồn vốn của KDC 6 3. Kết quả hoạt động kinh doanh 7 4. Thông số khả năng thanh toán 8 5. Thông số hoạt động 10 6. Thông số đòn bẩy tài chính 12 7. Thông số khả năng sinh lợi 13 8. Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu 14 CHƯƠNG 3: CÁC SỰ KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 16 1. Kido mua thành công 51% công ty dầu ăn Marvela ( Năm 2018 ) 16 2. Thương vụ KDF hoán đổi sang KDC chính thức hoạt động ( năm 2020 ) 16 3. Vinamilk và Kido liên doanh hợp tác ( Năm 2020 ) 17 CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY. TRÌNH BÀY VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU QUA CÁC PHIÊN 18 1. Điều kiện kinh tế ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô 18 a. Tình hình chứng khoán sở giao dịch HOSE 18 b. Tình hình trong ngành thực phẩm 18 c. Môi trường vĩ mô 19 2. Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên 21 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU 23 1. Định giá cổ phiếu 23 2. Cơ hội lớn nhất của cổ phiếu này có được 23 a. Doanh thu công ty vẫn tăng theo thời gian 23 b. LNR trong quý 3/2021 tăng nhẹ do biên lợi nhuận gộp thấp hơn 24 c. Chính thức trở lại lĩnh vực bánh kẹo và triển khai chuỗi cửa hàng F&B 24 3. Rủi ro lớn nhất của cổ phiếu này phải đối mặt 24 a. Rủi ro kết quả kinh doanh và giá mục tiêu thấp hơn kỳ vọng 24 b. Rủi ro thủ tục pháp lý liên quan đến M&A 24 4. Khuyến nghị đề ra 25 2 NHÓM 3
  3. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 26 3 NHÓM 3
  4. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1. Giới thiệu tổng quan - Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO ( KIDO Group Corporation). - Thông tin niêm yết: Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh theo giấy phép niêm yết số 39/UBCK-GPNY với mã chứng khoán là KDC. - Trụ sở chính: 138 – 142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 01, TP Hồ Chí Minh. - Nhóm ngành: Thực phẩm. - Vốn điều lệ: 2,797,413,560,000 đồng ( năm 2020 ). - Tổng cổ phần của Kido tại ngày 31/12/2020 là 279,741,356 cổ phần. Trong đó: • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 228,749,100 ( chiếm 81.8% ). • Số lượng cổ phiếu quỹ: 50,992,256 ( chiếm 18.2% ). - Trong năm 2020, Kido tăng vốn điều lệ từ 2,566,533,970,000 đồng lên 2,797,413,560,000 đồng sau đợt phát hành để hoán đổi cổ phiếu KDF qua KDC. 2. Lịch sử hình thành và phát triển - 1993: Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập. - 1994: Tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng. - 1999: Tăng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, thành lập Trung tâm Thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô. - 2000: Tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000m2. - 2002: Chuyển thành Công ty Cổ phần Kinh Đô với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. - 2005: Cổ phiếu được niêm yết tại HNX. - 2013: Tăng vốn điều lệ lên 2.566 tỷ đồng. - Ngày 02/10/2015: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO; - Ngày 18/11/2015: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phồ Hồ Chí Minh (HOSE). 3. Lĩnh vực kinh doanh - Chế biến nông sản và thực phẩm; 4 NHÓM 3
  5. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Sản xuất kinh doanh thực phẩm, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây; - Sản xuất các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu; - Mua bán nông sản thực phẩm; - Các hoạt động khác theo giấy phép kinh doanh. 5 NHÓM 3
  6. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1. Tình hình tài sản của KDC - Năm 2018, KDC có 100 đồng tài sản thì tài sả ngắn hạn chiếm 42.6 đồng, tài sản dài hạn chiếm 57.59 đồng. Năm 2019, KDC có 100 đồng đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 41.17 đồng, tài sản dài hạn chiếm 58.83 đồng. Năm 2020, KDC có 100 đồng đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 44.36 đồng, tài sản dài hạn chiếm 55.64 đồng. Có thể thấy, tỉ trọng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tỉ trọng của tài sản dài hạn KDC chú trọng đầu tư vào tài sản và hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của mình để nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đây là những con số tích cực đối với KDC. - Cuối năm 2019, tổng tài sản của KDC giảm 579,385 triệu đồng ( 4.63% ) so với với năm 2018 và tăng 417,000 triệu đồng ( 3.49% ) so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu của năm 2019 giảm so với năm 2018 khi các khoản của tài sản ngắn hạn và tài sản đều giảm. Đáng chú ý khi các khoản đầu tư ngắn hạn giảm mạnh, giảm 1,783,171 triệu đồng ( 71.23% ), tài sản ngắn hạn khác giảm 312,581 triệu đồng ( 66.52% ). - Sang đến năm 2020, KDC đã khắc phục và tổng tài sản đã tăng trở lại nhưng vẫn không vượt hơn 2018 khi tăng 417,000 triệu đồng ( 3.48% ) so với năm 2019. KDC đã cải thiện và khoản tiền và các khoản tương đương tiền tăng rất mạnh ( 110.09% ), Tài sản dở dang khác cũng tăng được xem là đột phá ( 228.05% ). Nhưng cũng đáng chú ý khi các khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 so với năm 2018 tăng cao ( 189.39% ) và sang năm 2020 lại giảm xuống 14.56%. Tổng hàng tồn kho cũng được cải thiện khi giảm 24.07% của năm 2019 so với 2018 và tăng 33.45% của năm 2020 so với năm 2019. Tiền mặt tăng có thể do KDC phát hành cổ phiếu bổ sung thêm vốn lưu động hoặc đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp. Khoản phải thu ngắn hạn tăng giúp 6 NHÓM 3
  7. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ doanh nghiệp dễ bán hàng để mở rộng quy mô để tăng sự cạnh tranh của KDC đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hàng tồn kho tăng do KDC chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh bị ứ động hàng. 2. Tình hình nguồn vốn của KDC - Nhìn vào bảng Nguồn vốn, năm 2019 tổng nguồn vốn giảm 579,385 triệu đồng ( 4.63% ) sau đấy lại tăng ở năm 2020 417,000 triệu đồng ( 3.49% ). Năm 2018, cứ 100 đồng nguồn vốn thì có 66.8 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2019, cứ 100 đồng nguồn vốn thì có 68.35 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2020, cứ 100 đồng nguồn vốn thì có 62.35 đồng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu qua các năm đều chiếm phần lớn hơn cho thấy KDC ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ ngoại sinh ( tức nguồn tài trợ bên ngoài), KDC rất chủ động trong việc sử dụng vốn và theo thời gian càng giảm việc nợ, tăng nguồn vốn. - Lí do khi nguồn vốn của năm 2019 giảm so với năm 2018 bởi các khoản đáng chú ý như phải trả người bán ngắn hạn giảm 37.16%, doanh thu chưa được thực hiện ngắn hạn giảm 100%, phải trả người bán dài hạn giảm 100%, vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 56.35%. Đây là những tín hiệu rất tốt của năm 2019 nhưng rất đáng lo ngại khi người mua trả tiền trước ngắn hạn răng 106.61% và thuế và các khoản phải nộp của nhà nước tăng đến 452.43%. Điều này KDC cần phải chú ý nhiều hơn và cần nên kiến nghị để làm cách nào giảm phần thuế nộp này qua các năm. 7 NHÓM 3
  8. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Năm 2020 KDC đã cải thiện khi thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 74.43%, Dự phòng phải trả ngắn hạn giảm 100%. Nhưng các khoản của nợ ngắn hạn lại tăng mạnh và một trong số lí do có thể là một phần nợ dài hạn chuyển sang. Gồm phải trả người bán ngắn hạn tăng 51.23%; Người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 122.97%, Phải trả ngắn hạn khác tăng 85.70% và Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 50.45%. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của KDC chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bởi KDC là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ bán hàng nên điều này hợp lý. 8 NHÓM 3
  9. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Năm 2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 97.68%, giảm 5.06% so với năm 2018. Giá vốn hàng bán giảm 11.63% và tỷ trọng trong tổng chi phí giảm từ 79.28% xuống 76%. Mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 tăng 25.91%. Chi phí tài chính giảm 10.47% trong khi đó 3 chi phí còn lại lại tăng lần lượt 6.49%, 13.74%, 73.15%. Đây cũng chính là lí do làm cho doanh thu của năm 2019 giảm. Chi phí tài chính giảm có khả năng KDC đã có đủ lượng tiền thừa để trả nợ và để giảm chi phí lãi vay. Các chi phí còn lại, KDC cầ có giải pháp làm sao để tối thiểu hóa được nó và cũng có khả năng với tình hình dịch bệnh tại thời điểm đó, KDC chưa kịp đưa ra giải pháp tốt nhất và chịu tổn thất lớn. - Đến năm 2020 doanh thu đã tiến triển tăng khởi sắc trở lại khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98.9% trên tổng doanh thu, tăng 15,49% so với năm 2019. Doanh thu tăng nhưng KDC vẫn không thể cắt giảm với các khoản trừ doanh thu cũng như các chi phí. Cụ thể các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng gấp đôi so với năm 2019. Các khoản giảm trừ tăng, KDC cần xem lại chất lượng sản phẩm hoặc xem lại các máy móc thiết bị để giảm xuống khoản này thay vì tăng lên như vậy bởi các khoản giảm trừ bao gồm hàng bán bị trả lại do chất lượng, giảm giá và chiết khấu. Nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rất nhiều. - Tổng doanh thu của 3 năm tăng giảm không đều nhưng lợi nhuận công ty mang về cả về trước thuế và sau thuế đều tăng đều. KDC cần duy và cần nên xem xét quá trình hoạt động để có thể duy trì tốt hơn. Năm 2019, Lợi nhuận trước thuế tăng 60.8% và lợi nhuận sau thuế tăng 40.39% so với năm 2018. Năm 2020, Lợi nhuận trước thuế tăng 46.86%% và lợi nhuận sau thuế tăng 59.34%. Đây là những con số tích cực của KDC giúp KDC có thể chi trả cổ tức sau đấy phần còn lại sẽ được đầu tư mang về lại nguồn vốn mới. 4. Thông số khả năng thanh toán 9 NHÓM 3
  10. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của KIDO giảm liên tục qua 2 năm. Cụ thể năm 2019 giảm 9.54% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 21.34% so với năm 2019. Thông số của khả năng thanh toán của 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy mức độ an toàn của KDC trong thanh toán nợ ngắn hạn khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn. Năm 2019 tài sản ngắn hạn giảm 418,805 triệu đồng và tăng nợ ngắn hạn 49,122 triệu đồng so với năm 2018 do đó khả năng thanh toán hiện thời giảm là lẽ đương nhiên. Năm 2020, khả năng thanh toán hiện thời của công ty so với năm 2018 khá chênh lệch, giảm 21.34% do nợ ngắn hạn tăng 98.71%. Năm 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.44 đồng tài sản. Tuy đã giảm nhiều so với năm 2019 nhưng vẫn giữ trên mức 1 vì thế công ty vẫn hoạt động và sản xuất kinh doanh tốt cũng như quản lý tốt tài sản nhưng so với trung bình ngành năm 2020, khả năng thanh toán vẫn còn thấp ( 1.44 1.07 ) chứng tỏ KDC đang làm tốt và nổi trội về khoản thanh toán nhanh hơn các công ty khác cùng ngành. - Thông số khả năng thanh toán tức thời năm 2019 giảm 20.10% so với năm 2018 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2020 48.32% so với năm 2019. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0.229 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Con số của KDC ở khả năng thanh toán tức thời lại thấp hơn với các công ty cùng ngành khi KDC là 0.29 và trung bình ngành là 0.55. Đối với thông số này, ở năm 2020 lại tăng 10 NHÓM 3
  11. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ gần gấp đôi so với năm trước là dưới 1, công ty cần nên xem xét lại và cơ cấu khoản tiền làm sao hợp lý nhất để có thể thanh toán được nợ ngắn hạn. - Tỉ lệ nợ thấp hơn trung bình ngành thì không tốt cho doanh nghiệp bởi làm giới hạn cơ hội, giảm sút lợi nhuận, mất quyền kiểm soát trên thị trường, tổn thất vốn đầu tư cũng như mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản nếu kiểm soát không tốt. 5. Thông số hoạt động - Kì thu tiền bình quân năm 2019 tăng gấp 3 lần so với năm 2018 từ 48.91 ngày lên 139.06 ngày, tăng 184.34% do khoản phải thu tăng 169.45% nhưng doanh thu thuần lại giảm 5.24%. Điều này dẫn đến việc vòng quay khoản phải thu cũng giảm xuống, tốc độ thu tiền nợ chậm hơn từ 7.36 vòng xuống còn 2.59 vòng, tương đương giảm 41.71%. Năm 2019 tốn nhiều thời gian để thu nợ khách hàng và có thể chuyển thành tiền hơn 2018 với tốc độ thu nợ giảm 41.71%. Kì trả tiền bình quân là thời hạn đến hạn thanh toán các khoản nợ của công ty, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt tuy nhiên KDC lại cho thấy nhưng con số của khoản này lại giảm xuống. Số ngày trả tiền mua chịu, tốc độ thanh toán tiền nhanh hơn. Việc kì thu tiền bình quân tăng và kì trả tiền bình quân giảm đây là điều đáng lo ngại cho KDC về mặt tài chính bởi tiền thu về thig chậm mà trả tiền mua chịu lại nhanh hơn Dòng tiền của công ty không ổn định và có thể đánh giá là một trạng thái tài chính chưa tích cực. Tuy nhiên hệ số vòng quay khoản phải trả cao lại có ảnh hưởng tốt cho xếp hạng uy tín của công tym phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của công ty đối với các nhà cung cấp vẫn còn thấp. Thời gian giải tỏa tồn kho từ năm 2018 qua năm 2019 đã giảm xuống từ 68.19 ngày còn 58.59 ngày. Tức từ lúc mua nguyên liệu về, sản xuất và xuất bán hết thì thời gia bình 11 NHÓM 3
  12. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ quân năm 2019 là gần 59 ngày và trong kì lặp lại hơn 6 lần Đây là thời hạn của sản phẩm được lưu kho của công ty, thời gian giải tỏa tồn kho giảm nhờ hàng tồn kho giảm 4.63% và giá vốn hàng bán giảm 11.63%. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt cho công ty và KDC đã làm được mức độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2018 đạt 5.28 vòng và tăng lên 6.14 vòng năm 2019. Vòng quay tài sản trong 2 năm 2018 và 2019 gần như không thay đổi. Chỉ giảm 0.64%, thông qua hệ số này biết được cứ 100 đồng tài sản thì có 0.6 đồng doanh thu thuần được tạo ra. Vòng quay tài sản cố định năm 2019 tăng 14.66% so vưới năm 2019 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là cứ 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được 3.24 đồng doanh thu. - Nếu kì thu tiền bình quân của năm 2019 tăng so với năm 2018 thì với năm 2020 lại giảm 34.79% so với năm 2019. Điều này cho thấy năm 2020 mất 103.17 ngày để thu tiền khách hàng và mất 42.26 ngày để thanh toán tiền mua chịu của nhà cung cấp. Việc thu nợ từ khách hàng của KDC cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó khả năng chiếm dụng vốn của công ty cũng tăng lên so với 2019 là 10.07%. Vòng quay khoản phải thu tăng từ 2.59 vòng lên 3.49 vòng ( tăng 25.81%), giảm vòng quay khoản phải trả từ 9.47 vòng xuống còn 8.52 vòng năm 2020. Năm 2020 tài chính của công ty đã khả quan hơn năm 2019 khi đã có thể thu tiền khách hàng nhanh hơn và giữ được uy tín thanh toán tiền mua chịu cho nhà cung cấp. thời gian giải tỏa hàng tồn kho tăng 11.89% so với năm 2019 làm cho sản phẩm của coogn ty bị ứ đọng. Mức độ luân chuyển hàng tồn kho chưa thực sự có hiệu quả khi giảm từ 6.14 vòng xuống còn 5.41 vòng năm 2020 ( giảm 13.49% ). Hệ số vòng quay tài sản năm 2020 chênh lệch hơn năm 2019 khi tăng 10.35% và đạt 0.67 vòng. Thể hiện cứ 100 đồng tài sản thì có 0.67 đồng doanh thu thuần được tạo ra. Vòng quay tài sản cố định cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ có 4.98 đồng doanh thu thuần được tạo ra và hệ số này cao hơn năm 2019 khi chỉ tại ra được 3.25 đồng ( tức năm 2020 tăng 34.99% so với năm 2019). - So với các con số của năm 2020 với chỉ tiêu của trung bình ngành, KDC vẫn chưa bằng được với các công ty cùng ngành, KDC cần phải biết sử dụng đúng lúc các tài sản cũng như thời gian thu tiền nợ từ khách hàng và trả nợ cho nhà cung cấp. 12 NHÓM 3
  13. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ 6. Thông số đòn bẩy tài chính - Thông số khả năng trả lãi vay là tỷ số giữa thu nhập trước thuế và lãi của một thời kỳ với tiền lãi phải trả của kỳ đó. Qua kết quả trên ta có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của KDC tương đối lớn và tăng theo từng năm, còn tăng rất mạnh. Năm 2019 tăng 518.55% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 180.05% so với năm 2019. Lí do khi tỉ lệ EBIT tăng rất mạnh mặc dù lãi vay tăng không đáng kể. Điều này cho thấy KDC đang kiểm soát tốt về phần thanh toán lãi vay của coogn ty và càng dần ổn định hơn qua từng năm mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid – 19 đang hoành hành. - Qua các năm, tính tử chủ của KDC cao vởi nợ ngắn hạn chiếm phần ít hơn tài sản Từ đây mà thông số nợ của công ty cũng không cao hơn so với mức ngành. Bởi năm 2020 thông số nợ của công ty là 0.38 trong khi trung bình ngành lại 1.03. KDC đã kiểm soát rất tốt. Năm 2019 giảm 4.66% so với năm 2018. Đến năm 2020 tăng 18.97% so với năm 2019. Năm 2018 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.33 đồng nợ, năm 2019 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.32 đồng nợ và năm 2020 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.38 đồng nợ. - Thông số nợ dài hạn qua các năm: Năm 2018 là 0.15, Năm 2019 là 0.12 và năm 2020 là 2010. Năm 2019 giảm 23.18% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 16.27% so với năm 2019. Các thông số đều giảm bởi nợ ngắn hạn qua các năm cũng giảm dần nhưng cũng vẫn đáng lo ngại khi mặc nợ ngắn hạn giảm và vốn chủ sở hữu của công ty cũng giảm. KDC mặc dù đã giảm được thông số nợ ngắn hạn nhưng sẽ tốt hơn nếu tăng cường vốn chủ sở hữu để có thể đầu tư nhiều hơn. 13 NHÓM 3
  14. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Thông số Ngân quỹ/ Nợ của KDC tăng giảm qua các năm. Năm 2019 giảm 33.56% so với năm 2018 và sang đến năm 2020 lại tăng 22.52% so với năm 2019. KDC đã tự chủ được các ngân quỹ ròng của mình để có thể hỗ trợ tốt cho các con số nợ. 7. Thông số khả năng sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của năm 2018 đạt 1.94 trong khi năm 2019 đạt tốc độ hơn gấp 1.5 lần so với 2018 khi đạt 2.87 tăng 48.15% và càng tăng vào năm 2020 3.97 tăng 38.02% so với năm 2019. Do lợi nhuận sau thuế của KDC năm 2020 tăng 59.34% so với năm 2019. Thông qua số liệu này ta biết được cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu về 1.94 đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2018, 2.87 đồng của năm 2019 và 3.97 đồng của năm 2020. Tỷ suất ROS cho thấy khả năng tiết kiệm chi phí của công ty tốt lên từ năm 2018 đến năm 2020. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2020 đạt 4.29. Năm 2019 tăng 43.88% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 68.78% so với năm 2019. Chỉ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về 1.77 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2018, 2.54 đồng năm 2019 và 4.29 đồng năm 2020. Công ty đã thể hiện được khả năng cạnh tranh cổ phiếu của mình năm 2020 cao hơn năm 2018 và 2019, khi vốn chủ sở hữu của nă 2020 thấp hơn 2 năm trước nhưng vẫn tạo ra được lợi nhuận sau thuế, ROE tăng đều phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và sự quản lý hiệu quả của công ty. - Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA năm 2018 đạt 1.18 tăng 0.56 vào băm 2019 đạt 1.74 với tỷ lệ 47.21% và ROA tăng lên 0.94 với tỷ lệ tăng 53.96% so với năm 2019 và đạt 2.67. Cho thấy cứ 100 đồng tài sản của công ty thì thu về 1.18 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2019, 1.74 đồng năm 2019 và 2.68 đồng năm 2020. Xẻ 3 năm từ 2018 đến 2020 thì giá trị tỷ suất có sự tăng đều, cho thấy sức hấp dẫn của KDC tốt lên qua 3 năm và năm 2020 vẫn là năm có sức hấp dẫn tốt nhất khi có tỷ suất ROA cao nhất. Khả năng sử dụng tài sản của công ty đang tốt dần lên và có hiệu quả hơn. 14 NHÓM 3
  15. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ Tuy khả năng sử dụng tài sản tăng năm năm 2020 tỷ suất của công ty vẫn không vượt qua mức trung bình ngành ( 2.67 < 6.55 ) phản ánh tính hiệu quả KDC chưa cao so với các công ty cùng ngành. - Thông số lợi nhuận gộp biên của năm 2019 tăng 32.87% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 6.26% so với năm 2019. Năm 2018-2019 do giảm 5.24% doanh thu và giảm 11.63% giá vốn hàng bán nên lợi nhuận mới có thể tăng. Giai đoạn 2019-2020 giảm do doanh thu thuần tăng 15.45% nhưng giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn là 17.56%. Nhìn chung năm 2020 là năm có khả năng sinh lời tốt nhất, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ROE thấp hơn trung bình ngành ( 4.29 < 11.3 ) Công ty tận dụng vốn chưa tốt so với các công ty cùng ngành khác. 8. Các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu - Năm 2018, công ty đã phát hành 205,661,141 cổ phiếu với giá trị số sách là 40.64 nghìn đồng/ cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu ( Giá đóng cửa ) là 24.2 nghìn đồng/ cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu giữ nguyên qua năm 2019 nhưng giá trị sổ sách lại giảm xuống 0.99 nghìn đồng/ cổ phiếu với tỷ lệ giảm 19.63%. Tuy nhiên sang đến năm 2020 thì số lượng cổ phiếu của công ty tăng lên 11.23% đạt số lượng 228,749,100 cổ phiếu, với giá trị số sách là 33.66 nghìn đồng/ cổ phiếu, giảm 15.12% so với năm 2019 và thị giá tăng 90.23% đạt 37 nghìn đồng/ cổ phiếu. Chỉ số thu nhập mỗi cổ phiếu – EPS tăng đều qua 3 năm, năm 2019 tăng 40.39% so với năm 2018 và tăng 43.25% so với năm 2019. Chỉ số EPS tăng cao cho thấy khả năng sinh lời từ cổ phiếu của công ty lớn. Cổ tức trên mỗi cổ phần – DPS có sự tăng giảm theo từng năm. DPS của năm 2018 – 2019 tăng 36.93% từ 0.53 nghìn đồng/ cổ phiếu lên thành 0.72 ngìn đồng/ cổ phiếu và giảm xuống 23.55% năm 2020 với giá trị cổ phần là 0.55 nghìn đồng/ cổ phiếu. Chỉ số thu nhập giữ lại là phần lợi nhuận còn lại sau khi công ty đã sử dụng lợi nhuận để chi 15 NHÓM 3
  16. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ trả cổ tức và sử dụng phần thu nhập giữu lại này để tái đầu tư. Chỉ số thu nhập giữ lại tăng mạnh vào năm 2020 khi tăng 118.66% so với năm 2019. - Năm 2018 các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho mỗi cổ phần cao hơn mức thu nhập hiện tại là 33.71 lần giảm 42.75% năm 2019 khi đạt 19.3 lần và tăng lên 32.79% đạt 25.63 lần. Giá cổ phiếu năm 2018 cao nhất cho thấy KDC được đánh giá cao hơn so với 2 năm sau này. So với mức trung bình ngành thì chỉ số P/E của KDC vẫn rất thấp ( 25.63 1 ) tăng 124.13% so với năm 2019 và vẫn thấp hơn so với trung bình ngành ( 1.1 < 3.15 ) cho thấy năm 2020 công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả so với các công ty cùng ngành. Tốc độ tăng trưởng của công ty không ổn định từ 14.95% năm 2018 giảm còn 11.1% năm 2019. Nhưng sau đó lại tăng lêm 3.28% vào năm 2020 tương đương tăng 29.5% so với năm 2019. 16 NHÓM 3
  17. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CHƯƠNG 3: CÁC SỰ KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 1. Kido mua thành công 51% cổ phần công ty dầu ăn Marvela ( Năm 2018 ) - Sau khi hợp nhất thành công hai công ty Tường An và Vocarimex, Tập đoàn KIDO tiếp tục mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng tại thị trường dầu ăn trong nước khi vừa hoàn tất các thủ tục mua lại 51% Công ty Golden (GHNB). - Hiện Vocarimex là công ty thành viên của KIDO và nắm giữ 49% cổ phần tại GHNB. Thông qua việc mua lại 51% cổ phần GHNB, KIDO đã gián tiếp sở hữu 100% cổ phần tại doanh nghiệp này. - Theo lãnh đạo tập đoàn, việc sở hữu GHNB nằm trong chiến lược đẩy mạnh gia tăng tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường dầu ăn trong nước, hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam. - Hope Nhà Bè là đơn vị nằm trong top các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường dầu ăn Việt Nam có doanh số hằng năm vào khoảng 1.300 tỷ đồng với các nhãn hàng như: Marvela, Ông Táo Công ty Golden Hope Nhà Bè là doanh nghiệp liên doanh giữa Vocarimex và Sime Darby.Thro. 2. Thương vụ KDF hoán đổi sang KDC chính thức hoạt động ( năm 2020 ) - Tại thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện hoán đổi, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu KDF sẽ nhận được cổ tức đặc biệt là 3.000 đồng/cp đồng thời đổi lấy 1.3 cổ phiếu KDC. - Theo phương án sáp nhập, KDC sẽ phát hành thêm hơn 23 triệu cổ phần để hoán đổi 17.76 triệu cổ phiếu KDF, tương ứng 32.79% tổng số cổ phần đang lưu hành của KDF cho tất cả các cổ đông đang nắm giữ cổ phần (ngoài KDC). - Tỉ lệ hoán đổi đề xuất từ tổ chức thẩm định là 1:1.2, nhưng KDC mong muốn trả thêm cho cổ đông KDF một khoản thặng dư là 8.3% cho việc nắm giữ cổ phiếu KDC sau khi hoàn tất sáp nhập. - Ngoài ra, với qui mô vốn điều lệ của KDC là 2,556 tỉ đồng, gấp 4,5 lần so với vốn điều lệ của KDF. Do đó, tỷ lệ pha loãng cổ phiếu KDC sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo tỷ lệ 1:1,3 là 8.3%, không chênh lệch đáng kể so với khi thực hiện phát hành theo tỉ lệ do tổ chức thẩm định giá đề xuất. - Sau sáp nhập, KDF sẽ được chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH do KDC sở hữu 100% vốn điều lệ. 17 NHÓM 3
  18. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020, nhằm nâng cao vị thế trên thị trường cũng như năng lực tài chính, quản lí, Kido muốn sáp nhập KDF vào tập đoàn bằng cách phát hành thêm cổ phần để hoán đổi 100% cổ phiếu đang lưu hành của KDF. 3. Vinamilk và Kido liên doanh hợp tác ( Năm 2020 ) - Ngành nước giải khát ở Việt Nam đang vô cùng tiềm năng với quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Tổng quy mô năm 2014 là 80,320 tỷ đồng, đến năm 2019 là 123,558 tỷ đồng. Con số này được dự kiến sẽ là 134,302 tỷ đồng vào năm 2020. - Vào năm 2017, Thaibev đã thu mua thành công 53.59% cổ phần của Sabeco, công ty bia chiếm 41% thị phần bia của Việt Nam với tham vọng mở rộng thị trường khu vực và tiếp cận với mạng lưới phân phối rộng rãi ở nước ta mà Sabeco đang có. - Trong ngành nước giải khát, 4 công ty lớn nhất thuộc ngành bia có tổng doanh thu tại thị trường Việt Nam lên tới 75.1 nghìn tỷ VND, trong khi 9 công ty lớn nhất ngành đồ uống không cồn có tổng doanh thu là 52.3 nghìn tỷ VND. Thương vụ thu mua đình đám của Thaibev đã khiến tập đoàn đến từ Thái Lan có chỗ đứng nhất định trong toàn ngành nước giải khát ở Việt Nam. - Việc Vinamilk và Kido bắt tay hợp tác tạo ra liên kết Vietbev được kỳ vọng sẽ giảm bớt sự bành trướng của Thaibev ở Việt Nam. Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT Kido nói: “Ở Thái Lan có Thaibev, rồi vào Việt Nam thâu tóm bia Sài Gòn. Tại sao 2 chúng tôi (Vinamilk và Kido-PV) không thành lập Vietbev để thương hiệu Việt không bị nước ngoài thâu tóm. Từ 2021, Kido sẽ rất mạnh, không chỉ với mảng đang có”. 18 NHÓM 3
  19. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY. TRÌNH BÀY VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU QUA CÁC PHIÊN 1. Điều kiện kinh tế ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô a. Tình hình chứng khoán sở giao dịch HOSE - Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh ( HOSE ), hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bước đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại do các tỉnh đã dần nới lỏng giãn cách xã hội, cộng thêm thông tin tích tực về các gói kích cầu đã tạo sự hung phấn cho nhà đầu tư, giúp VN-Index tiếp tục chinh phục mốc đỉnh mới trong tháng 10/2021.t - Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng 11/2021. Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 10/ 2021 quay lại đà tăng với giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượ đạt 22,139 tỷ đồng và 729.2 cổ phiếu, tăng 5.94% về giá trị và tăng 2.68% về khối lượng so với tháng 10/2021. - Sau một thời gian tạm dừng do tình trạng nghẽn lệnh, hoạt động niêm yết mới đang dần khôi phục trở lại. Trong tháng 10/2021, trên HOSE có 1 mã cổ phiếu SHB-Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội thực hiện chuyển giao từ HNX sang HOSE và 44 mã chứng khoán niêm yết mới( gồm 1 mã chứng chỉ quỹ đóng FUCTVGF3, 1 mã chứng chỉ quỹ ETF FUEIP100 và 42 mã CW). Dự kiến hoạt động này sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới. b. Tình hình trong ngành thực phẩm - Theo BIM, Việt nam là một trong những thị trường thực phẩm và đồ uống hập dẫn nhất trên toàn cầu( xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019. Tổng doanh thu bán hàng 19 NHÓM 3
  20. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ thực phẩm và đồ uống đạt 975,867 tỷ đồng(+3.5% YoY) vào năm 2020. Và đóng góp của ngành thực phẩm và đồ uống vào GDP khoảng 15.8%. Chỉ tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng hàng tháng. - Hầu hết các công ty sản xuất trong ngành Thực phẩm đều có năng lực tài chính yếu kém. Do đó, họ phải đối mặt với các cú sốc kinh tế chung do đại dịch Covid – 19 gây ra. Hơn 85% doanh nghiệp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, phân phối và quản lý suy thoái. Tuy nhiên, 94.7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu của mình và tái cơ cấu sản xuất cũng như mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng. Ngoài ra, 68.4% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phân phối để tạo lợi thế cạnh tranh. c. Môi trường vĩ mô ➢ Dân số - Nhân tố đầu tiên cần phân tích là dân số, bởi vì con người tạo nên nên thị trường. Dân số Việt Nam hiện nay hơn 98 triệu người, là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, sự di cư từ khu vực nông thôn vào các trung tâm đô thị lớn sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã vượt qua được con số 4.2 triệu đồng/ người/ tháng. Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm. ➢ Yếu tố kinh tế - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%. Về sử dụng GDP quý II/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,05%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%. - GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta 20 NHÓM 3
  21. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. - Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%. - Tiến độ thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 đạt khá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ước tính đạt 57,7% dự toán năm. Chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, ưu tiên chi cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. - Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 633,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9%; thu từ dầu thô 18,5 nghìn tỷ đồng, bằng 79,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 122,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8%. - Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 501 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3%; chi đầu tư phát triển 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 28,1%; chi trả nợ lãi 56,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,6%. ➢ Lạm phát - Xét về yếu tố lạm phát do tiền tệ, lạm phát cơ bản tháng 4/2021 tăng nhẹ 0,07% so với tháng trước và chỉ tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả 4 tháng, lạm phát cơ bản bình quân chỉ tăng 0,74% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, ta thấy rõ là lạm phát do yếu tố giá cả là chủ yếu, còn do yếu tố tiền tệ là khá khiêm tốn, ít nhất là tính đến thời điểm hiện nay. - Với thị trường chứng khoán, 4 nguyên nhân chính khiến giá chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tăng mạnh năm qua và từ đầu năm 2021 đến nay. Đó là: • Dòng vốn rẻ từ các gói hỗ trợ của chính phủ, từ lãi suất cho vay thấp; • Vai trò hàn thử biểu nền kinh tế của thị trường chứng khoán đang bị lung lay khi mà mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán với nền kinh tế thực trở nên lỏng lẻo (năm 2020 kinh tế thế giới suy thoái song giá chứng khoán vẫn tăng khá mạnh); 21 NHÓM 3
  22. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ • Hiện tượng phân tán giá chứng khoán rất rõ nét (một số nhóm trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, sắt thép tăng mạnh, trong khi giá chứng khoán nhiều lĩnh vực khác như vận tải, du lịch, giáo dục – đào tạo giảm mạnh); • Tâm lý bầy đàn và đòn bẩy tài chính luôn hiện hữu, nhất là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. - Theo số liệu từ Uỷ ban chứng khoán, tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán là 80,9 nghìn tỷ đồng, tăng 26 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 48% so cuối năm 2019. - Đến cuối quý 1/2021, dư nợ giao dịch ký quỹ đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 53,6 nghìn tỷ đồng, tương đương với tăng 53% so cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng những yếu tố này thiếu tính bền vững. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những động thái cảnh báo và kiểm soát dòng tiền mạnh hơn trong thời gian gần đây. 2. Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên Biểu đồ khớp lệnh trong phiên ngày 22/11/2021 - Giá tham chiếu: 59.00 - Giá cao nhất: 61.80 22 NHÓM 3
  23. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Giá thấp nhất: 59.10 - Giá mở cửa: 59.10 - Giá đóng cửa: 59.60 - Tổng khối lượng: 255,460 cp 23 NHÓM 3
  24. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU 1. Định giá cổ phiếu - Giá mục tiêu của KDC là 69,800 đồng. - Nâng định giá P/E thêm 7.5% lên 70,510 đồng sau khi chuyển sang EPS trung bình năm 20222 – 2023. Tuy nhiên hạ P/E mục tiêu xuống mức 25 so với mức 25.63 bởi cho rằng mức định giá nên được điều chỉnh về mức bình thường sau quá trình M&A và tái cơ cấu của tập đoàn KDC trong giai đoạn 2020 – 2021. - Lợi nhuận ròng năm 2022 – 2023 thuốc về cổ đông phổ thông: 645.16 tỷ đồng - Số cổ phiếu lưu hành dụ kiến 2022 – 2023: 229 triệu cổ phiếu - EPS 2020 – 2023F: 2,820 - P/E mục tiêu: 25 - Giá cổ phiếu: 2,820*25 = 70,510 - P/E dự phóng 2021 là 28.9 lần, cao hơn so với P/E dự phóng 2020 của các công ty cùng ngành là 18.3 lần, mức định giá cao hơn này là nhờ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của công ty. Chỉ số tài chính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu ( tỷ đồng ) 7,721 7,330 8,466 LNST ( Tỷ đồng ) 148 207 330 EPS ( VNĐ/ Cổ phần ) 0.72 1.01 1.44 BV ( VND ) 32.57 31.78 33,659 P/E 33.71 19.30 25.63 P/B 0.6 0.49 1.1 Giá trị sổ sách 40.64 39.66 33,659 2. Cơ hội lớn nhất của cổ phiếu này có được a. Doanh thu công ty vẫn tăng theo thời gian 24 NHÓM 3
  25. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Các nhà đầu tư sẽ nắm giữ được cổ phiếu đầu ngành. Bởi KDC là công ty thực phẩm đa mảng và hiện đang sở hữu 30% thị phần dầu ăn và 43.5% thị phần ngành kem tính đến cuối năm 2020. KDC đang tiếp tục hướng đến việc gia tăng sở hữu tại CTCP Dầu thực vật Tường An ( TAC ) và Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam ( VOC ) trong tương lai để tăng thị phần mảng dầu ăn lên mức 36% theo ước tính. Doanh thu từ mảng dầu ăn dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 8.9% trong giai đoạn 2021 – 2024, đóng góp khoảng 80% vào tổng doanh thu của KDC. b. LNR trong quý 3/2021 tăng nhẹ do biên lợi nhuận gộp thấp hơn - Doanh thu quý 3/2021 của KDC tăng 10.4% trên 2,556 tỷ đồng nhờ tăng trưởng doanh thu từ mảng dầu ăn; tỷ lệ thuế suất hiệu dụng của KDC giảm xuống 12.7% từ 21.6% trong quý 3/2020.Tỷ lệ lợi ích cổ đông thiếu số/ lợi nhuận sau thuế giảm 5% xuống 8.6% nhờ việc hợp nhất với KDF vào cuối năm 2020. Như vậy lợi nhuận ròng quý 3/2021 vẫn tăng 9.8% lên 114 tỷ đồng. Trong tháng 9 năm 2021, doanh thu và lợi nhuận ròng của KDC tăng 24.4% đạt 7,444 tỷ đồng. c. Chính thức trở lại lĩnh vực bánh kẹo và triển khai chuỗi cửa hàng F&B - Ngày 19/10/2021, KDC chính thức ra mắt thương hiệu “KIDO’s Bakery” chuyên cung cấp các sản phẩm bánh tới mạng lưới 450,000 điểm bán của mình. Ngoài ra, KDC thành lập chuỗi cửa hàng cà phê và trà sữa ChukChuk với mục tiêu mở 200/100 cửa hàng đến năm 2023/2025. 3. Rủi ro lớn nhất của cổ phiếu này phải đối mặt a. Rủi ro kết quả kinh doanh và giá mục tiêu thấp hơn kỳ vọng - Có khả năng thua lỗ từ khoản đầu tư vào CTCP Lavnue. Khoản đầu tư 1,087 tỷ đồng và CTCP Lavenue có thể khiến KDC thua lỗ đáng kể, giá trị tổn thất và thời điểm ghi nhận vẫn chưa chắc chắc. KDC đã đầu tư 1,087 tỷ đồng cho 50% cổ phần của CTCP Đầu tư Lavennue, thông qua việc mua cổ phiếu thứ cấp. Lavenue là nhà phát triển khu phức hợp và đã trả cho nhà nước khoảng 700 tỷ đồng tiền mua và thuê đát. Tuy nhiên việc giao đất đã được thực hiện mà không có quy trình đấu giá công khai theo đúng quy định. Theo kịch bản, khoản lỗ của KDC sẽ là 738 tỷ đồng với giả định Lavvenue sẽ trả lại đất cho nhà nước, nhận lại 700 tỷ đồng và trả cho KDC 350 tỷ đồng. b. Rủi ro thủ tục pháp lý liên quan đến M&A 25 NHÓM 3
  26. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ - Phiên đấu giá cổ phần VOC do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC ) sở hữu vào tháng 12/2020 đã thất bại khi Chính phủ ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11 mà chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Do đó các thương vụ M&A sắp tới trong mảng dầu ăn khó có thể thực hiện được nhanh chóng. 4. Khuyến nghị đề ra Chúng ta có thể đánh giá cao KDC vì: - Vị trí dẫn đầu trong thị trường dầu ăn và kem giúp công ty tăng trưởng trên sự phát triển của ngành F&B; - Trở về kinh doanh ngành bánh kẹo vốn là thế mạnh truyền thống của KDC từ khi thành lập; - Kết quả hoạt động tháng 9/2021 cao hơn mong đợi nâng cao niềm tin về triển vọng của công ty.  Đối với những nhà đầu tư chưa đầu tư thì nên đầu tư và những nhà đầu tư đã đầu tư nên duy trì. 26 NHÓM 3
  27. TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN GVHD: NGUYỄN THỊ MINH HÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Word + Slide Kiều Diễm Chỉnh sửa + Hoàn thành các chương Chương 1 + 5 Mai Chương 2 Minh Thy Chương 3 Nhật Linh Chương 4 27 NHÓM 3