Phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_cho_vay_tieu_dung_o_viet_nam_trong_boi_canh_hoi_n.pdf

Nội dung text: Phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP DEVELOPMENT OF CONSUMER LENDING IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF GLOBAL ECONOMIC INTEGRATION TS. Phùng Việt Hà Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết nghiên cứu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam; xem xét mô hình cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng và kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của các Tổ chức tín dụng; xác định những cơ hội và thách thức và đề xuất khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng khi phải đối mặt khi thực thi chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh Việt Nam thực thi cam kết TPP. Từ khóa: cho vay tiêu dùng, hội nhập, mô hình Parasuraman. Abstract The article researches on the status of consumer lending activity of credit institutions in Vietnam; reviews serviced provision model for consumer loans and operating results of consumer lending of credit institutions; identifies opportunities and challenges. Finally, recommendations for credit institutions when deploying development strategies for consumer loans in the context of Vietnam's implementation of TPP commitments. Key words: consumer lending, integration, Parasuraman model Năm 2015, Thị trường dịch vụ tín dụng ở Việt Nam đã có sự chuyển mình nhanh chóng khi các tổ chức tín dụng(TCTD) đồng loạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh hướng đến thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Với lợi thế quy mô, các ngân hàng thương mại( NHTM) cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng với giá cả dịch vụ cạnh tranh và tăng tiện ích của sản phẩm dịch vụ; các công ty tài chính(CTTC) tiêu dùng hiện nay thuộc loại hình TCTD khối ngoại đã khai thác lợi thế quy mô, kinh nghiệm, chủ động điều chỉnh chiến lược nhằm khai thác nhu cầu đa dạng ở thị trường mới như Việt Nam. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của các TCTD ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; do đó, phát triển cho vay khách hàng cá nhân là lựa chọn tất yếu của các TCTD. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, các TCTD phải đối mặt với vô vàn những thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề phát triển cho vay tiêu dùng được nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài 255
  2. được nghiên cứu. Các nghiên cứu điển hình về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM và rủi ro trong cho vay tiêu dùng đã được Peter. S.Rose thực hiện năm 1998 và Joel Bessis thực hiện năm 2011 đã xác định tính đặc thù của cho vay tiêu dùng trên giác độ rủi ro và giá cả dịch vụ; những xu hướng trong cho vay tiêu dùng và ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Các kết quả nghiên cứu trên dựa trên cơ cở nghiên cứu thực chứng tại một số NHTM của Hoa Kỳ. Nghiên cứu của Phùng Việt Hà(2012) đã xác định chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM nhà nước giai đoạn 2010-2020, trong đó tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; theo tác giả, các NHTM Nhà nước cần tái cấu trúc danh mục dịch vụ cung ứng, đa dạng hóa dịch vụ cho vay tiêu dùng trên cơ sở đa dạng hóa kênh phân phối. Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo(2011), Lê Thị Hương(2012) đã đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM cổ phần Ngoại thương và NHTM cổ phần Công thương chi nhánh Hà Nội; Các tác giả đã đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế trong cho vay tiêu dùng của một số NHTM Nhà nước. Năm 2010, thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã có sự góp mặt của các công ty tài chính tiêu dùng nước ngoài. Trong khi các CTTC trong nước tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp thì các công ty tài chính nước ngoài đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với lãi suất tài trợ rất cao. Vấn đề kiểm soát lãi suất cho vay tiêu dùng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều. Nghiên cứu của Hoàng Trần Hậu(2014) đã xác định sự cần thiết của quy định trần lãi suất cho vay tiêu dùng, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý trong cho vay tiêu dùng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã khẳng định xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng là tất yếu, xuất phát từ lợi ích của TCTD và nhu cầu của khách hàng. Phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế mở cửa phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi TCTD phải đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ, phân khúc thị trường và hoàn thiện mô hình cung ứng. Bài viết này giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra khi các TCTD thực thi chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập. 1.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015 Cho vay tiêu dùng là hoạt động cung cấp các khoản vay cho cá nhân để mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các mục đích tiêu dùng. Các khoản cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng, tác động tích cực đến nền kinh tế. 1.2.1. Mô hình cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Các khoản cho vay tiêu dùng được cung ứng bởi các NHTM và CTCT với dịch vụ đa 256
  3. dạng như cho vay mua xe, cho vay mua thiết bị gia đình, cho vay ứng trước lương, cho vay qua thẻ tín dụng Mô hình cung ứng dịch vụ của NHTM: Ngân hàng tổ chức cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng bằng ba phương thức: Thứ nhất, Cho vay tại quầy. Đây là phương thức cho vay truyền thống của NHTM. Các ngân hàng tổ chức cung ứng dịch vụ theo hai phân khúc khách hàng cá nhân-KHDN và khách hàng doanh nghiệp-KHCN từ hội sở chính cho đến phòng giao dịch. Cho vay tiêu dùng thuộc bộ phận KHCN. Đối tượng khách hàng tiếp cận theo phương thức này là những khách hàng đã và đang giao dịch tiết kiệm, được nhân viên tư vấn giới thiệu và khuyến nghị sử dụng. Thứ hai,Tách bạch hoạt động cho vay tiêu dùng sang một bộ phận độc lập bằng cách xây dựng mô hình trung tâm bán lẻ, trung tâm tài chính cộng đồng. Mô hình trung tâm bán lẻ tương đương với chi nhánh cấp một, đặt tại các thành phố lớn và triển khai liên kết với các trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ để triển khai tiếp cận khách hàng. Mô hình trung tâm bán lẻ đã được VIB, VP Bank triển khai và đã có kết quả khả quan. Mô hình trung tâm tài chính cộng đồng là mô hình tổ chức chi nhánh cấp hai được đặt tại các phố trung tâm, nơi dân cư đông đúc của các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình trung tâm tài chính cộng đồng đã được TechcomBank, MaritimeBank triển khai. Thứ ba, Với nghị định 39-2014/NĐ-CP, để cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng các NHTM phải hình thành CTTC nhằm tách bạch cho vay chuẩn và cho vay dưới chuẩn( cho vay tín chấp). Một số NHTM đã hoàn tất mua lại một số CTTC nhằm đón đầu chủ trương mới của Chính phủ và ngân hàng nhà nước như VPBank mua lại CTTC Than- Khoáng sản; Maritime Bank mua lại CTTC Dệt may, Techcombank mua lại CTTC Hóa chất Các CTTC với tư cách là công ty thành viên thuộc NHTM, tiến hành triển khai cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng trên cơ sở khai thác lợi thế quy mô của ngân hàng mẹ và lợi thế đặc thù của mình nhằm tiếp cận sâu hơn với khách hàng khai thác nhu cầu đa dạng của dân cư. Mô hình cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính Hiện nay, ở Việt Nam có 6 CTTC tiêu dùng(Frudential Finance, Toyota Finance, Home Credit, HD Saison, Mirae Asset Finance, JACCS Finance) tham gia cung ứng và có dư nợ cho vay tiêu dùng. CTTC tiêu dùng sử dụng nguồn vốn cấp tín dụng cho các gia đình và cá nhân vay với mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng như vật gia dụng, phương tiên giao thông hoặc các khoản chi thường xuyên như khám bệnh, sửa chữa nhà cửa, học tập và các nhu cầu sinh hoạt khác. Thông thường các khoản cho vay này được trả góp trong thời gian dài. Một hình thức cho vay khác được sử dụng phổ biến đó là CTTC cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để khách hàng 257
  4. mua sắm tại hệ thống cửa hàng bán lẻ hoặc hệ thống phân phối hàng hóa thuộc tập đoàn hoặc được CTTC chỉ định. Đối tượng cho vay của CTTC tiêu dùng là người tiêu dùng chưa có quan hệ tín dụng với TCTD hoặc có nhu cầu bổ sung nguồn tín dụng khác. Trở ngại lớn đối với CTTC tiêu dùng là rủi ro tín dụng cho hoạt động tài trợ tiêu dùng. 1.2.2. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD  Dư nợ cho vay tiêu dùng của các TCTD Dư nợ cho vay tiêu dùng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2013-2015, tuy nhiên tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM còn rất khiêm tốn. Tính đến 31/12/2015, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tính trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại chiếm 5,47% Bảng 1: Dư nợ cho vay tiêu dùng của cácTCTD (2013-2015) Đơn vị tính: tỷ đồng Loại hình 2013 2014 2015 Chỉ tiêu TCTD Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT Tổng 3,460,000 3,967,800 4,587,430 NHTM dư nợ Dưnợ CVTD 90,306 2.61% 126.944 3.32% 250,932 5.47% CTTC Dư nợ CVTD 10,075 100% 13,299 100% 19,549 100% Tiêu dùng Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo kinh doanh của các TCTD và tính toán của tác giả Thị phần cho vay tiêu dùng có khoảng cách lớn giữa NHTM và CTTC tiêu dùng. Thị phần cho vay tiêu dùng của 6 CTTC tiêu dùng giảm mạnh, đến 2015 chỉ đạt 7,02%. Các ngân hàng nỗ lực tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng bằng nhiều phương thức: Tạo áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh số bộ phận, phòng và tính trên một nhân viên cho toàn hệ thống, áp dụng cơ chế thưởng định kỳ nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng. Đối với CTTC, chính sách chiết khấu và thưởng được áp dụng và là động lực cho sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Nhân viên tín dụng của CTTC tiêu dùng chỉ được hưởng lương cơ bản( đảm bảo chi phí đi lại, điện thoại và ăn trưa); do đó, thu nhập phụ thuộc vào doanh số và chất lượng của khoản vay. Biện pháp của CTTC tiêu dùng vừa tạo động lực thúc đẩy doanh số vừa đảm bảo chất lượng tín dụng.  Thu nhập hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD Lãi thuần trên tổng dư nợ trong cho vay tiêu dùng khá cao. Trong năm 2015, những NHTM nào quan tâm mở rộng cho vay tiêu dùng đều gặt hái được kết quả kinh doanh khả quan. Các CTTC tiêu dùng xác định lãi suất cho vay theo nguyên tắc ngang giá: bù đắp chi phí vốn, chi phí quản lý, lãi kinh doanh và phần bù rủi ro. Khách hàng của CTTC tiêu dùng có tiêu chuẩn tín 258
  5. dụng thấp hơn khó tiếp cận được với dịch vụ cho vay tiêu dùng của NHTM do đó phần bù rủi ro cao hơn, phải chấp nhận lãi suất cho vay cao hơn. Lãi suất tài trợ của các CTTC tiêu dùng khá cao( 23% đến 40%) và chi phí giao dịch theo cơ chế linh hoạt theo đối tượng khách hàng do đó tỷ lệ lãi thuần trên dư nợ của các CTTC tiêu dùng khá lớn. Bảng 2: Tỷ lệ lãi thuần trên dư nợ cho vay tiêu dùng(2013-2015) Loại hình TCTD 2013 2014 2015 NHTM 0.112 0.126 0.127 CTTC Tiêu dùng 0.195 0.233 0.267 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM, Báo cáo thường niên của CTTC và tính toán của tác giả Chi phí dự phòng cho vay tiêu dùng tác động tiêu cực đến thu nhập trước thuế. Đối với CTTC, cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay phi chuẩn; do đó,tỷ lệ thu nhập trước thuế sau trích dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng thu nhập trước thuế của CTTC thấp hơn. Bảng 3: Tỷ lệ thu nhập trước thuế sau trích DPRR trên TNTT trong cho vay tiêu dùng (2013-2015) Loại hình TCTD 2013 2014 2015 NHTM N/A 0.63 0.74 CTTC Tiêu dùng 0.53 0.57 0.67 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM, Báo cáo thường niên của CTTC và tính toán của tác giả  Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng Theo kết quả nghiên cứu[3] Chất lượng dịch vụ tín dụng KHCN được đánh giá ở ngưỡng thấp, khách hàng chưa thực sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ tín dụng của CTTC. Để đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng của CTTC đối với đối tượng khách hàng cá nhân, Phùng Việt Hà(2015) sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman. Bảng hỏi đánh giá chất lượng dịch vụ sử dụng thang đo 21 biến thuộc 5 thành phần bao gồm: sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo năng lực phục vụ, sự cảm thông và sự hữu hình. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn ở mức trung bình, trong đó giá cả dịch vụ và sự tin cậy được đánh giá rất thấp. Rủi ro đạo đức là hạn chế chính trong cho vay khách hàng cá nhân của CTTC, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng. Khách hàng của CTTC không được nhân viên phòng khách hàng giải thích cặn kẽ nội dung các điều khoản của hợp đồng, cảnh báo tình huống bất khả kháng có thể xảy ra dẫn đến khoản vay phải cơ cấu kỳ hạn trả nợ và áp dụng lãi suất cao hơn. Việc lựa chọn hãng bán lẻ liên kết trong dịch vụ cho vay tiêu dùng không dựa trên lợi ích của khách hàng, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi sản phẩm không đảm 259
  6. bảo chất lượng. Giá trị trung bình của chất lượng dịch vụ và cảm nhận giá cả One- Sample Test Test Value=5 Giá trị Nhân tố Độ lệch trung bình T Sig chuẩn DONGCAM 3.411 12.997 0.000 0.7032 DAPUNG 3.322 10.450 0.000 0.6865 TINCAY 3.319 10.032 0.000 0.7079 NANGLUC 3.359 12.168 0.000 0.6566 HUUHINH 3,596 21993 0.000 0.6025 GIACA 3.186 5.849 0.000 0.7057 [3] 1.2 Cơ hội và thách thức trong phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập 1.2.1. Cơ hội trong phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh thực thi cam kết TPP “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP là hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước thuộc hai bờ Thái Bình Dương đã mở ra nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức đối với thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam. Theo TPP, các nước tham gia TPP phải cam kết tuân thủ mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc” [1] Phương thức tiếp cận chọn bỏ, “nghĩa là thị trường các nước thành viên TPP là mở hoàn toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ( biện pháp bảo lưu không tương thích) trong hai phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm hiệp định TPP” [2]. Những cam kết về tự do hóa nói chung và cam kết về dịch vụ tài chính nói riêng đã mở ra nhiều cơ hội trong phát triển dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của các TCTD Việt Nam Thứ nhất, Sự mở cửa thị trường dịch vụ tài chính đi kèm với cơ chế minh bạch hóa là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đây là cơ hội tốt cho các TCTD thực hiện tái cấu trúc thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập củng cố năng lực tài chính của các TCTD Thứ hai, Mở cửa thị trường dịch vụ tài chính thúc đẩy cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng ngày càng gay gắt. Điều đó là động lực các TCTD tăng cường cải tổ, thúc đẩy hợp tác. Thứ ba, Sự mở cửa thị trường hàng hóa bán lẻ là động lực thúc đẩy tăng trưởng thu nhập quốc dân, tăng trưởng tổng cầu và là điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho vay tiêu dùng 1.2.2. Thách thức đặt ra trong phát triển cho vay tiêu dùng trong bối cảnh thực thi cam 260
  7. kết TPP Những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nói chung cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với các TCTD khi thực thi chiến lược phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Một là, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và năng lực quản trị chuyên nghiệp, kinh nghiệm đã thành công tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ tạo sức ép cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ; TPP cho phép các ngân hàng của các nước cung ứng dịch vụ xuyên biên giới và những hạn chế về năng lực hoạt động dẫn đến các ngân hàng trong nước chịu áp lực buộc thu hẹp phạm vi, mất dần thị phần trong nước. Hai là, các điều kiện tiếp cận thị trường được xóa bỏ điều này đồng nghĩa với sự bình đẳng trong cung cấp dịch vụ giữa TCTD nước ngoài và trong nước. Trong khi các ngân hàng nước ngoài đa dạng hóa danh mục dịch vụ và kênh phân phối kỹ thuật tiếp cận khách hàng chuyên nghiệp, NHTM và CTTC trong nước vẫn còn sử dụng kênh phân phối truyền thống trong cung ứng dịch vụ nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng nói riêng, mức độ phân bổ chi nhánh và phòng giao dịch tập trung theo khu vực thành phố trực thuộc TW, chưa quan tâm đúng mức tới thị trường nông thôn, sự liên kết với tập đoàn bán lẻ còn lỏng lẻo, chưa quan tâm đến lợi ích của khách hàng là những hạn chế cơ bản trong cho vay tiêu dùng; Đây là nguy cơ đe dọa các TCTD trong nước mất dần thị phần. Ba là, kết cấu thu nhập của TCTD nói chung, NHTM Việt Nam nói riêng còn phụ thuộc vào thu nhập từ lãi vay, trong khi lãi suất cho vay bằng nội tệ chênh lệch quá lớn với một số ngoại tệ do đó cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ cho vay tiêu dùng vô cùng khó khăn khi lãi suất cho vay tiêu dùng cao. Thực thi các cam kết mở cửa theo TPP đặt ra với NHNN điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá nhằm đảm bảo lợi ích của các TCTD và dân chúng. 1.3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam. Thứ nhất, NHTM chủ động nghiên cứu cam kết TPP, nhằm nhận thức đúng và đầy đủ những cơ hội và thách thức trong cung ứng dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng nhằm chủ động nghiên cứu kế hoạch hành động với lộ trình, nội dung cụ thể nhằm ứng phó với sự bành trướng thị phần của các định chế tài chính nước ngoài trong cung ứng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân. Thứ hai, thiết lập kênh phân phối phù hợp với từng đối tượng khách hàng Đối với nhóm khách hàng cá nhân, kênh phân phối được thiết lập 4 kênh cơ bản sau:(i) Phân phối trực tiếp qua điểm giao dịch của NHTM, (ii)Phân phối trực tiếp tại địa điểm khách hàng yêu cầu,(iii)Phân phối qua đại lý, đại diện bán hàng và(iv) phân phối qua kênh phân phối hiện đại như Internetbanking, mobibanking Đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao có thể miễn phí giao dịch khi khách hàng yêu cầu giao dịch tại địa điểm khách hàng yêu cầu. 261
  8. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động,NHTM cần tập trung phát triển kênh phân phối hiện đại và đội ngũ đại diện bán hàng trực tiếp, tạo lợi thế cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ tín dụng. Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, hiện đại; tăng cường đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo, đãi ngộ sẽ tạo ra sự đổi mới trong quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ khách hàng cá nhân có chất lượng cao, giảm chi phí và kiểm soát tốt rủi ro. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Văn Châu(2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP và vấn để tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Bách Khoa- Hà Nội [2] Hà Văn Hội(2016), Tham gia TPP, cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 3+4/2016 [3] Phùng Việt Hà(2015), Phát triển dịch vụ tín dụng của các công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học thương mại [4] Phùng Việt Hà(2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Thương mại [5] Hoàng Trần Hậu(2014), Quy định trần lãi suất cho vay tiêu dùng- Kinh nghiệm quốc tế và những gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 20. [6] Lê Thị Hương(2012), Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Viettinbank chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân [7] Nguyễn Thị Thảo(2011), Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Viettcombank chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân [8]Peter. S.Rose(2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. [9] Joel Bessis( 2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội. 262