Phát triển dịch vụ cảng biển công ty tân cảng 128 trong thời kỳ mới

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2430
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển dịch vụ cảng biển công ty tân cảng 128 trong thời kỳ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_dich_vu_cang_bien_cong_ty_tan_cang_128_trong_thoi.pdf

Nội dung text: Phát triển dịch vụ cảng biển công ty tân cảng 128 trong thời kỳ mới

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CÔNG TY TÂN CẢNG 128 TRONG THỜI KỲ MỚI Study on proposing the solutions for developing seaport services at New Port 128 Company Phạm Thị Hoài Thu Phó ban Marketing Công ty Tân cảng 128 TÓM TẮT Phát triển dịch vụ cảng biển là một hƣớng đi chiến lƣợc của các công ty hoạt động trong lĩnh vực cảng biển. Nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá công tác phát triển dịch vụ cảng biển của Công ty Tân Cảng 128 dựa trên số liệu thứ cấp và các hoạt động thực tế của công ty trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành và sự ảnh hƣởng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, của chiến tranh thƣơng mại và toàn cầu hóa. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết sẽ đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát triển dịch vụ Cảng biển cho Công ty trong thời gian tới. Từ khóa: Dịch vụ cảng, Cảng Container, Logistics, ICD ABTRACTS Developing port services is a tactical direction of companies operating in the port sector. This research will analyze and evaluate the port 1083
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 service development of Tan Cang 128 company based on secondary data and the actual activities of the company in the context of the rise of fierce competition among enterprises and the influence of the 4th technology revolution, trade war nad globalisation. From the research results, the article will propose some recommendations on policy in order to develop the port services for the company in the future. Key words: Seaport service, Container Terminal, Logistics, ICD 1.Giới thiệu Công ty Tân Cảng 128, tiền thân là cảng quốc phòng của Hải Đoàn 128 trực thuộc Bộ Tƣ lệnh hải quân. Đến năm 2008, đƣợc sự cho phép của Bộ tƣ lệnh hải quân, nhằm nâng cao nền kinh tế quốc phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã góp vốn cùng Hải Đoàn 128 xây dựng một cầu cảng đầu tiên đón tàu có trọng tải 2000DWT làm hàng, cho đến nay sau 10 năm hoạt động, cảng Tân Cảng 128 đã vƣơn lên đứng thứ 5 trong các cảng khai thác tàu container của TP. Hải Phòng, sản lƣợng thông qua cảng trung bình 300.000Teu/năm, doanh thu hơn 300 tỷ đồng, ổn định đời sống cho hơn 200 lao động và đóng góp cho ngân sách thành phố khoảng 6 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, khi mà chiến tranh thƣơng mại và toàn cầu hóa ảnh hƣởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, kết hợp với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, cùng với sự gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực cảng biển tại Hải Phòng đặc biệt là sau khi cảng Nam Đình Vũ và cảng nƣớc sâu Lạch Huyện (HICT) đi vào hoạt động, đã đặt công tác phát triển dịch vụ cảng biển của Tân Cảng 128 trƣớc rất nhiều thử thách, đối mặt với nhiều khó khăn. Chúng tôi gọi đây là ―thời kỳ mới‖, đánh dấu bƣớc chuyển mình của Tân Cảng 128. Sự chuyển mình có thể đi lên, nhƣng cũng có thể là lùi lại nếu Công ty không có chiến lƣợc và quyết sách đúng đắn, đặc biệt là các chính sách về phát triển dịch vụ cảng biển nhƣ: áp dụng quy trình công nghệ khai thác hiện đại ở đẳng 1084
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 cấp khu vực; áp dụng công nghệ 4.0 trong khai thác cảng biển; tự đặt mình vào chuỗi cung ứng logistics toàn quốc cũng nhƣ toàn cầu trong thời kỳ mới. Bài viết này sẽ nghiên cứu và đánh giá công tác phát triển dịch vụ cảng biển của Công ty Tân Cảng 128 dựa trên số liệu thứ cấp và các hoạt động thực tế của Công ty kết hợp với nghiên cứu ảnh hƣởng của ―thời kỳ mới‖, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát triển dịch vụ cảng biển cho Công ty trong thời gian tới. Trong bối cảnh cạnh tranh về dịch vụ cảng biển và vận tải hàng hải trong thƣơng mại quốc tế nói chung và vận tải hàng hải tại Việt Nam nói riêng, làn sóng sáp nhập, kết hợp, liên doanh, liên kết giữa các hãng tàu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới kéo theo xu hƣớng các hãng tàu gia tăng đội tàu mới có dung tích lớn hơn nhiều lần để tiết kiệm chi phí đã dẫn đến sự hình thành của cảng nƣớc sâu đƣợc đầu tƣ bài bản uy mô để tiếp nhận những con tàu lớn hơn nhƣ một quy luật tất yếu. Nhƣ vậy, cũng có nghĩa các cảng biển nằm sâu về phía thƣợng lƣu nói chung trong đó có cảng của Công ty cổ phần Tân Cảng 128 đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, cứ 03 hãng tàu đang có tàu nhỏ khai thác tại các cảng tại khu vực thƣợng lƣu lại liên kết với nhau chuyển ra cảng nƣớc sâu khai thác 01 chuyến tàu lớn, tức là nếu cảng nƣớc sâu tăng 01 chuyến tàu thì các cảng khu vực thƣợng lƣu lại mất đi 03 chuyến tàu. Với quy mô không lớn, nguồn vốn đầu tƣ thấp, cơ sở hạ tầng cầu cảng, bến bãi còn nhiều hạn chế, trang thiết bị xếp dỡ cơ bản kém hiện đại hơn so với các Cảng khác trong khu vực Hải Phòng, năng suất khai thác, năng lực cạnh tranh chƣa cao, thì việc nghiên cứu các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển tại Công ty Tân cảng 128 là rất cấp thiết. Trong mục tiêu chung nhằm giữ vững vị thế là nhà khai thác cảng container lớn nhất Việt Nam của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, với vai trò là công ty thành viên, tập thể lãnh đạo Công ty Tân Cảng 128 1085
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nhận thức đƣợc rằng việc phát triển dịch vụ cảng biển là vấn đề quan trọng, quyết định tới thƣơng hiệu và thị phần vận tải trong tƣơng lai. Hoạt động phát triển dịch vụ cảng biển tại Công ty Tân Cảng 128 Hiện trạng Công ty Năm 2009, trong giai đoạn mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tân Cảng Sài Gòn, hoạt động khai thác cảng đƣợc đầu tƣ theo hƣớng phát triển cảng nƣớc sâu và mở rộng ra khu vực phía Bắc là lý do ra đời Công ty cổ phần Tân cảng 128. Công ty cổ phần Tân Cảng 128 - Hải Phòng thành lập ngày 03/11/2008, với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ khai thác cảng, đƣợc kế thừa kinh nghiệm và bề dày truyền thống trong sản xuất, kinh doanh của Tân Cảng Sài Gòn, với phƣơng châm xuyên suốt ―Chuyên nghiệp hơn - Hiệu quả hơn‖. Hiện trạng về hạ tầng, trang thiết bị cảng biển tuyến tiền phƣơng của công ty thể hiện nhƣ trong Bảng 1. ảng Hạ tầng, trang thiết bị cảng biển tuyến tiền phƣơng của Tân Cảng 128 STT Hạ tầng, phƣơng tiện ĐVT Tân Cảng 128 1 Cầu cảng + Tải trọng tàu tiếp nhận DWT 20.000 + Chiều dài M 450 + Độ sâu trước bến M -8.2 + Năng lực thông qua teus/năm 360.000 2 Cẩu bờ + Cẩu Liebherr Chiếc 07 + Xe trung chuyển Chiếc 30 Hiện trạng về hạ tầng, trang thiết bị cảng biển tuyến hậu phƣơng thể hiện nhƣ trong Bảng 2. 1086
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ảng Hạ tầng, trang thiết bị cảng biển tuyến hậu phƣơng của Tân Cảng 128 STT Hạ tầng, phƣơng tiện ĐVT Tân Cảng 128 1 Bãi container Ha 19 2 Kho hàng m2 5.000 3 Ổ cắm điện lạnh Ổ 600 4 Phần mềm khai thác cảng CMS 5 Xe nâng trên bãi - + Cẩu RTG Chiếc 04 (3+1) - + Xe nâng hàng Chiếc 08 - + Xe nâng rỗng Chiếc 02 Số lƣợt tàu container và sản lƣợng thông qua cảng biển của Tân Cảng 128 thể hiện nhƣ trong Bảng 3. ảng Số lƣợt tàu container và sản lƣợng thông qua của Tân Cảng 128 Cảng/Chỉ Năm Năm Năm Năm Năm STT ĐVT tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Lƣợt tàu - Lƣợt 178 283 370 551 446 container - Sản lƣợng Teu 141.378 208.143 253.903 387.303 325.022 Container + 5.413 36.452 41.057 100.191 132.247 XNK Container + 135.965 171.691 212.846 287.112 192.775 nội địa Tân Cảng 128 có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 20.000 DWT giảm tải, tƣơng đƣơng với tải trọng cầu bến các cảng phía thƣợng lƣu sông Cấm nhƣ cảng Chùa Vẽ, Nam Hải, Đoạn Xá, Greenport Có 1087
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thể nói, năng lực tiếp nhận còn chƣa cạnh tranh đƣợc với các cảng phía hạ lƣu nhƣ cảng Hải An, PTSC, Tân Vũ, Nam Hải Đình Vũ, với năng lực cầu bến từ 20.000 đến 40.000 DWT. Do đó, Tân Cảng 128 chỉ có thể tiếp cận và khai thác với các hãng tàu có kích cỡ dƣới 20.000 DWT, có chiều dài ngắn hơn 170m, thƣờng là các hãng tàu chạy tuyến nội địa và các hãng tàu ngoại có cỡ tàu vừa và nhỏ. Tân Cảng 128 đƣợc trang bị đồng bộ thiết bị cẩu Liebherr, thiết bị cẩu chân đế di động có chi phí đầu tƣ thấp, khả năng quay trở cao, tuy nhiên năng suất xếp dỡ chỉ ở mức trung bình. Về bãi container, diện tích bãi ngày càng đƣợc nâng cấp mở rộng, đến tháng 10 năm 2018 tổng diện tích đƣợc đƣa vào khai thác là 19ha và gần nhƣ không thể mở rộng diện tích bãi container đƣợc nữa. Về tỉ trọng hàng xuất nhập khẩu thông qua Tân Cảng 128, giá trị này không cao, chủ yếu là hàng nội địa, nên sản lƣợng container nhập cảng sau đó qua kho CFS, kho ngoại quan là không nhiều, chỉ chiếm trên dƣới 0,1%. Một phần nguyên nhân tỉ lệ này thấp còn do các hãng tàu có nhiều hàng container gửi theo hình thức vận chuyển LCL (Less than container load – vận chuyển container hàng lẻ) thƣờng là các hãng tàu lớn trên thế giới lại không cập cảng Tân Cảng 128 mà tập trung ở một số cảng lớn của khu vực nhƣ cảng Tân Vũ, Nam Hải Đình Vũ, Vip Greenport, Lạch Huyện Nhƣ vậy, về cơ bản Tân Cảng 128 vẫn là cảng vừa và nhỏ, với quy mô và năng lực không thực sự nổi trội so với các cảng khác ở khu vực Hải Phòng. Phân tích các căn cứ và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển tại Công ty Tân Cảng 128 Dựa trên các phân tích về hiện trạng dịch vụ cảng biển tại công ty, mặc dù năng lực cạnh tranh là chƣa cao so với các cảng lân cận trong khu vực Hải Phòng, tuy nhiên Tân Cảng 128 cũng có những ƣu điểm và lợi thế nhất định, là căn cứ để xây dựng các phƣơng án, giải pháp 1088
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phát triển tƣơng ứng với thị phần vận tải phù hợp trong tƣơng lai. Cụ thể nhƣ sau: Về trang thiết bị, mặc dù Công ty chỉ trang bị cẩu Liebherr, phù hợp với khai thác tàu cỡ vừa và nhỏ, có thể phục vụ khai thác hàng rời, hàng sà lan, ngoài làm hàng container, nhƣng lại góp phần đa dạng hóa dịch vụ cảng biển loại feeder, là loại tàu nhỏ hoạt động trong phạm vi nội Á. Về hệ thống kho bãi, Tân Cảng 128 có hệ thống kho CFS, kho ngoại quan trong khu vực cảng, mang lại dịch vụ trọn gói và nhiều sự lựa chọn hơn cho các khách hàng, nhất là các hãng tàu ngoại. Ngoài ra, Công ty sử dụng hệ thống phầm mềm quản lý container CMS (Container Management System) do chính Tân Cảng Sài Gòn xây dựng và phát triển. Mặc dù Công ty mới khai thác tàu container từ đầu năm 2014, tuy nhiên đã đạt mức tăng trƣởng sản lƣợng khá cao, bình quân tăng trƣởng 40,6%/năm. Sản lƣợng thông qua năm 2018 của Tân Cảng 128 lên đến trên 325.022 teus, gần nhƣ đạt mức tối đa năng lực của 400m cầu bến. Nắm bắt xu thế, thị phần vận tải và thay đổi về hiện trạng quy hoạch cảng biển khu vực Hải Phòng, tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhƣ sau: Với xu hƣớng hàng container đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cảng và lợi thế đang nghiêng về các cảng phía hạ lƣu sông Cấm, Tân Cảng 128 có thể đẩy mạnh phát triển dịch vụ khai thác hàng rời, sà lan, nhất là khi cảng hàng rời chính của khu vực là Cảng Hoàng Diệu sẽ chuyển đổi công năng và tiến tới di dời theo Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ trƣởng Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; khi đó, cơ hội để tìm kiếm nguồn hàng rời là rất khả quan. Việc khai thác tàu hàng rời, sà lan sẽ góp 1089
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phần nâng cao hiệu suất khai thác cầu cảng, tận dụng tối đa những khoảng thời gian trống cầu cảng không tiếp nhận tàu container. Để khai thác tốt tàu hàng rời, Tân cảng 128 cần tập trung nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng để sẵn sàng hợp tác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời phải mua sắm các trang thiết bị cơ bản phục vụ khai thác các mặt hàng chính nhƣ hàng gỗ, thép xây dựng, thiết bị, tôn cuộn, cọc bê tông cử cán bộ chuyên trách đi học hỏi kinh nghiệm khai thác hàng rời tại các cảng khác nhƣ cảng Hoàng Diệu, cảng Vật Cách Công ty đã đƣa vào hoạt động 150m cầu cảng mới nối liền với cầu cảng cũ nâng tổng chiều dài cầu cảng lên 450m và tiến hành nạo vét độ sâu trƣớc bến đạt –8,2m. Ngày 29 tháng 4 năm 2019, sự kiện đón chuyến tàu hàng rời đầu tiên đã đánh dấu bƣớc ngoặt lớn, cảng Tân Cảng 128 đã có thể tiếp nhận 02 tàu container dƣới 20.000DWT và 01 tàu hàng rời chiều dài có tải trọng dƣới 10.000DWT cập cảng và làm hàng cùng một lúc. Điều này khẳng định phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ xếp dỡ tàu hàng rời của cảng Tân cảng 128 là hoàn toàn khả thi và có triển vọng. Theo quy hoạch tại Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ trƣởng Bộ GTVT, giai đoạn 2020-2025, cầu cảng Tân Cảng 128 đƣợc phép nâng cấp lên tải trọng 20.000 DWT giảm tải. Tuy nhiên, xu hƣớng tăng kích cỡ tàu container đã đƣợc đẩy mạnh từ đầu năm 2018, cho nên ngay từ thời điểm này, Tân Cảng 128 cần khẩn trƣơng triển khai nâng cấp nạo vét thủy diện, vũng quay để công bố cầu cảng lên 20.000 DWT giảm tải, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hãng tàu, nhất là các hãng tàu ngoại, qua đó, giảm thiểu nguy cơ mất các khách hàng hiện hữu đối với các cảng phía hạ lƣu sông Cấm. Việc thay thế các thiết bị các thiết bị cẩu bờ mới, hiện đại là khó khả thi vì chi phí quá cao, nguồn vốn của Công ty ở mức tƣơng đối thấp. Ngoài ra, với tải trọng tàu có thể tiếp nhận là dƣới 20.000DWT, việc đầu tƣ cẩu bờ hiện đại, tầm với xa hơn là không cần thiết, vì các 1090
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 thiết bị hiện tại đủ để đáp ứng khai thác tàu đến 20.000 DWT, tƣơng đƣơng với tầm với 11 hàng container. Do đó, cần tập trung vào việc nâng cao năng suất xếp dỡ bằng các giải pháp khác nhƣ: nâng cao tay nghề của lái cẩu, chuẩn bị tốt phƣơng tiện vận chuyển, xếp dỡ trong bãi, rút ngắn thời gian quay vòng xe trung chuyển, hạn chế tối đa hàng shipside (phƣơng án xếp dỡ Tàu – Xe chủ hàng) qua đó nâng cao tốc độ, năng suất giải phóng tàu. Triển khai gấp việc áp dụng công nghệ 4.0 vào định vị theo dõi và cập nhật lên internet tình trạng container vào/ra cảng, lên/xuống tàu; triển khai phần mềm e-port, làm lệnh trực tuyến để khách hàng, hãng tàu có thể liên tục kiểm tra trực tuyến tình trạng hàng hóa của mình, tiết kiệm thời gian làm lệnh và chi phí đi lại cũng nhƣ rủi ro về giao thông. Ngoài ra, trƣớc thực tế cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng trong tình hình mới, cảng biển không thể nằm ngoài hay độc lập trong chuỗi cung ứng Logistics toàn quốc và toàn cầu, Tân Cảng 128 cần nghiên cứu sớm một số giải pháp kết nối mang tính đột phá so với dịch vụ cảng biển truyền thống trƣớc đây nhƣ: kết nối dịch vụ cảng biển với dịch vụ kho ngoại quan, vì kho ngoại quan của Tân Cảng 128 năm 2018 là kho ngoại quan duy nhất trên địa bàn Hải Phòng nằm trong khu vực cảng, theo đó sẽ chuyển cơ chế hàng nhập khẩu sang cơ chế nhập vào kho ngoại quan để tiết giảm chi phí cho khách hàng; kết nối dịch vụ cảng biển với dịch kho CFS nằm trong cảng tiết giảm chi phí vận chuyển và xếp dỡ container; kết nối dịch vụ cảng biển với ICD Tân Cảng Hải Phòng tạo ra sự lựa chọn phong phú và đa dạng cho khách hàng cũng nhƣ giảm ùn tắc trong một số thời điểm; kết nối dịch vụ cảng biển với ICD Hà Nam, ICD Quế Võ (là những ICD cùng hệ thống Tân Cảng Sài Gòn) bằng đƣờng sông sẽ giảm chi phí logistics cho khách hàng tại các địa phƣơng tỉnh Hà Nam và tỉnh Bắc Ninh và những địa bàn lân cận cũng là giảm tải cho đƣờng bộ góp phần tiết giảm chi phí duy tu sửa chữa đƣờng bộ cho nhà nƣớc, giảm tai nạn 1091
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 giao thông đƣờng bộ, giảm chi phí tiêu thụ nhiên liệu gây ô nhiễm và tăng thêm lựa chọn cho khách hàng đồng thời có thêm đƣợc giá trị gia tăng cho Tân Cảng 128. Song song với các giải pháp kết nối vận chuyển hàng hóa giữa cảng biển và các khu vực trong nội địa bằng đƣờng sông, Tân Cảng 128 cần nghiên cứu học hỏi mô hình trung tâm phân phối ở các nƣớc có ngành dịch vụ logistics phát triển mạnh nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Hongkong để tiếp thu phƣơng pháp, công nghệ vận hành sau đó đầu tƣ cơ sở hạ tầng của một trung tâm phân phối quy mô hiện đại đi trƣớc đón đầu có thể là trung tâm phân phối đầu tiên xuất hiện tại thị trƣờng Hải Phòng có kết nối với dịch vụ cảng biển. 2.Kết luận Nghiên cứu này đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển tại công ty Tân Cảng 128 trong thời kỳ mới, bài viết đã phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ cảng biển đƣợc tập trung trong 02 nhóm dịch vụ chính là dịch vụ tuyến tiền phƣơng và dịch vụ tuyến hậu phƣơng, đồng thời đánh giá các tiêu chí về kết quả kinh doanh của Công ty để để bảo đảm cho việc phân tích đánh giá một cách có hệ thống và thêm tiêu chí về kết quả kinh doanh để có cái nhìn tổng thể nhất về phát dịch vụ cảng biển của Công ty. Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cảng biển của Công ty Tân Cảng 128 trong những năm tiếp theo, dựa trên định hƣớng chiến lƣợc phát triển chung của Tổng công ty và phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển của Nhà nƣớc, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính: Nâng cao năng lực, năng suất khai thác cầu cảng, nâng cao năng lực, năng suất xếp dỡ cả 02 tuyến tiền phƣơng và hậu phƣơng; quy hoạch đồng bộ hệ thống bãi container; các giải pháp tiết giảm chi phí, thu hút nguồn vốn có hiệu quả; đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh marketing, kết nối dịch vụ cảng biển với dịch vụ kho ngoại quan, kết nối dịch vụ cảng biển với ICD Tân Cảng Hải Phòng tạo ra sự lựa chọn phong phú 1092
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 và đa dạng cho khách hàng, kết nối dịch vụ cảng biển với ICD Hà Nam, ICD Quế Võ (là những ICD cùng hệ thống Tân Cảng Sài Gòn) bằng đƣờng sông sẽ giảm chi phí logistics cho khách hàng tại các địa phƣơng tỉnh Hà Nam và tỉnh Bắc Ninh các giải pháp kết nối hệ thống kinh doanh của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Với truyền thống gần 30 năm xây dựng và phát triển, Tân Cảng Sài Gòn đã và đang đạt đƣợc những kết quả nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh trụ cột là khai thác cảng, trở thành nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam, khẳng định tƣơng hiệu Tân Cảng Sài Gòn trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Định hƣớng chiến lƣợc về việc mở rộng dịch vụ cảng biển, logistics tại khu vực phía Bắc của Tân Cảng Sài Gòn bƣớc đầu ghi nhận những kết quả rất khả quan, trong điều kiện lĩnh vực khai thác cảng tại khu vực Hải Phòng có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, quá trình phát triển dịch vụ cảng biển, logistics của Tân Cảng Sài Gòn khu vực phía Bắc vẫn còn nhiều điểm tồn tại, hạn chế cần khắc phục, nhằm phát triển toàn diện hệ thống cơ sở hạ tầng này, góp phần phát triển hơn nữa thƣơng hiệu Tân Cảng Sài Gòn và vị thế nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam trong những năm tiếp theo, góp phần vào sự phát triển bền vững của Tân Cảng Sài Gòn nói riêng và hệ thống Cảng biển Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Báo cáo nghiên cứu sơ bộ về Dự án xây dựng hạ tầng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng, Việt Nam của JICA năm 2010. PGS.TS. Phạm Văn Cƣơng (2007). Bài giảng Tổ chức kỹ thuật vận chuyển. Trƣờng Đại học Hàng hải. 1093
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TS. Đỗ Văn Cƣơng (1998). Khai thác kỹ thuật cảng. Trƣờng Đại học Hàng hải, Việt Nam. Ngô Đức Du (2017). Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng. Luận án tiến sỹ kinh tế. Phạm Văn Giáp (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Huệ, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Hữu Đẩu, Bạch Dƣơng, Doãn Vĩnh Lộc, Vũ Quốc Hƣng, Bùi Việt Đông, Nguyễn Minh Qúy (2010). Quy hoạch cảng. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Hà (2013). Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020. Luận án tiến sỹ kinh tế. Nguyễn Ngọc Huệ (2010). Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam- Sự kế thừa và phát triển. Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 04+05/2010. Bùi Bá Khiêm. Phát triển cảng Hải Phòng trong chiến lược kinh tế biển của thành phố. Tạp chí GTVT 07/2010. Bùi Bá Khiêm. Một số biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển cảng biển Hải Phòng. Tạp chí GTVT 10/2011. TS. Bùi Bá Khiêm. Tạo vốn đầu tư khai thác cảng biển Việt Nam. Sách chuyên khảo, NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013. Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến 2030. Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ trƣởng Bộ GTVT về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. GS.TS. Vƣơng Toàn Thuyên (1999). Kinh tế cảng biển. Trƣờng Đại học Hàng hải, Việt Nam. 1094