Phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 1760
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_dich_vu_thanh_toan_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_t.pdf

Nội dung text: Phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC Ở TÂY NGUYÊN. DEVELOPMENT OF PAYMENT SERVICES OF BANKS DOMESTIC TRADE IN TAY NGUYEN Phạm Thị Phương Lan, Đào Thị Huyền Trang Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên TÓM TẮT Đối với nền kinh tế, quá trình phát triển công nghệ phản ánh trình độ phát triển kinh tế và dân trí của một quốc gia. Dịch vụ thanh toán với sự phát triển của ngành ngân hàng và công nghệ điện tử tin học đã tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa nhập nhanh hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với tầm quan trọng đó, hiện nay, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là vấn đề được ngân hàng thương mại quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế thu nhập từ dịch vụ thanh toán vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu của chi nhánh nhưng dịch vụ thanh toán trong nước được coi là một công cụ để thông qua nó đẩy mạnh các hoạt động khác của chi nhánh phát triển. Trước những khó khăn và hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thì việc đưa ra giải pháp thanh toán qua ngân hàng trong thời gian tới là cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng của thị trường dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước của vùng thời gian tới. Từ khóa: Dịch vụ thanh toán, ngân hàng thương mại, Tây Nguyên. ABSTRACT For the economy, the process of technological development reflects the level of economic and intellectual development of a country. Payment services with the development of banking industry and electronic technology have created conditions for the domestic economy to integrate more quickly into the regional and world economies. With that importance, at present, banking payment is a matter of concern for commercial banks. However, in fact, income from payment services still accounts for a small proportion of the total revenue of the branch but domestic payment service is considered as a tool through which it can promote other activities of the branch. development branch. Given the difficulties and limitations that exist in developing payment services through banks, it is necessary to propose solutions for payment via banks in the coming time. The paper analyzes the current situation of payment service market of domestic commercial banks in the Central Highlands provinces, thereby proposing some solutions to develop banking services of commercial banks in Country of the next time. Keywords: Payment service, commercial bank, Tay Nguyen. 1. Đặt vấn đề: Hiện nay trên thế giới, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán, nó có tác động đến việc tập trung và phân phối dòng vốn của nền kinh tế một cách an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng và ứng dụng của công nghệ thông tin đã có nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại ra đời, làm thay đổi cuộc sống cũng như nhận thức của khách hàng trong đó dịch vụ thanh toán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 300
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng bắt buộc bất kỳ Ngân hàng nào cũng đều phải có những sản phẩm dịch vụ phù hợp, duy trì được lòng trung thành với khách hàng, đem lại lợi nhuận. Để cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày nay các Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch không sử dụng tiền mặt là hết sức cần thiết. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại - Chức năng trung gian tín dụng: Để thực hiện các hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức như nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, mở tài khoản thanh toán và sử dụng số tiền đó để cho vay. Thông qua hoạt động này, ngân hàng đã làm trung gian giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn, giúp điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn của các chủ thể về số lượng, chủng loại, thời hạn với chi phí hợp lý. Thêm vào đó trên thị trường tài chính, ngân hàng làm trung gian giữa đơn vị phát hành chứng khoán với những nhà đầu tư chứng khoán, giúp những người cần vay vốn gặp các nhà đầu tư trực tiếp. Trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, không chỉ có ý nghĩa đối với các ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế xã hội. - Chức năng trung gian thanh toán: Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu thanh toán giữa các chủ thể là thật sự cần thiết. Các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thanh toán để chi trả tiền mua máy móc thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa, trả lương, nộp thuế, trả các khoản phí khác Các cá nhân thực hiện các hoạt động thanh toán cho các sinh hoạt thường ngày như trả tiền mua tài sản, chi trả mua sắm các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chủ thể, các ngân hàng thương mại đã cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán cho khách hàng như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán thẻ Như vậy, ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán thông qua việc thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ và các khoản thanh toán khác bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của người phải trả để cho người được hưởng theo sự ủy quyền của khách hàng hoặc nhập tiền vào tài khoản tiền gửi của người được hưởng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác. Sự hoạt động của ngân hàng với nhiều dịch vụ thanh toán tiện ích đã có tác dụng rất lớn đối với nhiều chủ thể trong xã hội. - Chức năng tạo tiền: Ngân hàng thương mại không phát hành tiền nhưng thông qua các hoạt động của mình sẽ tạo ra được một lượng lớn tiền “bút tệ”. Lượng tiền “bút tệ” được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán của hệ thống các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể tạo tiền bằng cách cho phép khách hàng thấu chi nghĩa là khách hàng có thể sử dụng vượt quá số tiền có trên tài khoản để thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo một hạn mức thấu chi nhất định. Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại đã góp phần làm gia tăng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội. Đồng thời chức năng này cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. 2.1.2. Vai trò của dịch vụ thanh toán qua ngân hàng - Đối với nền kinh tế: Làm tăng quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế. Tiết kiệm chi phí giao dịch cho nền kinh tế, cho khách hàng và ngân hàng. Góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, trốn thuế. - Đối với ngân hàng: Đem lại cho ngân hàng được nguồn vốn trong thanh toán, với lãi suất thấp làm cho chi phí đầu vào của nguồn vốn huy động thấp, tạo được nguồn vốn để cho vay và đầu tư. Đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ. Ngân hàng thương mại xây dựng mạng lưới rộng khắp là nền tảng để phát triển các dịch vụ thanh toán trong nước qua ngân hàng Với vai trò là trung gian tài chính thì việc thanh 301
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 toán giúp cho việc thu thập các thông tin từDoanh nghiệp và cá nhân để thẩm định các khoản vay được tốt hơn. - Đối với khách hàng: Giúp cho quá trình giao dịch của khách hàng diễn ra thuận tiện, an toàn, giúp vượt qua rào cản về không gian, thời gian với chi phí thấp hơn so với thanh toán trực tiếp. Đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, tốc độ thanh toán và tiết kiệm chi phí lưu thông. Việc tăng nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng, giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian lưu thông do đó rút ngắn thời gian của một vòng chu chuyển vốn, vòng quay vốn tăng nhanh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo hình thức thăm dò và khảo sát trên nền thông tin thống kê và tiếp cận thực tế một cách chọn lọc do các điều kiện thực tế khác nhau. Việc vận dụng lý thuyết về dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại để xác định cách thức tiếp cận thực tế và phân tích tổng hợp dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên. Trước tiên là phương pháp tiếp cận lý thuyết, như trên đã đề cập rút ra những vấn đề chung về dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận mới hiện nay. Về phương diện thu thập thông tin, do đặc điểm đây là nghiên cứu tổng quan có tính thăm dò, nên kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên các thông tin đã công bố, được thu thập từ những tài liệu đã công bố như tạp chí, sách và tài liệu thống kê, báo chuyên ngành và thông tin trên mạng internet. Yếu tố thâm nhập thực tế chỉ thực hiện theo phương pháp tiếp cận thực tế theo hình thức phỏng vấn, hỏi đáp các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó với phương pháp phân tích đánh giá và tổng hợp các vấn đề về phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp. 3. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên 3.1. Tiềm năng để phát triển thị trường dịch vụ thanh toán trên địa bàn vùng Tây Nguyên có đường biên giới dài hơn 600 km giáp Lào, Campuchia, là vùng có vị trí địa lý đặc biệt của cùng cao nguyên, môi trường sinh thái rất mát mẻ, dân cư đa dạng các thành phần dân tộc, nhiều nét văn hóa đặc thù riêng biệt, mang đậm bản sắc các dân tộc của khu vực với những lễ hội truyền thống, kiến trúc đặc thù và đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên trình độ sản xuất còn lạc hậu so với mặt bằng chung của cả nước. Nông nghiệp vùng Tây nguyên chiếm tỷ trọng 36,60%, đây là vùng tập trung cây công nghiệp của cả nước, diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày chiếm 24,1% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó cây cà phê là chủ lực của vùng chiến 59,66% tiếp đến là cao su 26,73%, điều 8,38%, hồ tiêu 3,86%, ít nhất là trà 1,37%. Theo quy hoạch nông nghiệp, đến năm 2020, 4 tỉnh (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai) là vùng trọng điểm cà phê của cả nước ổn định diện tích khoảng 530.000 ha; trong đó, Đắk Lắk ổn định diện tích 190.000 ha, Lâm Đồng 150.000 ha, Đắk Nông 115.000 ha, Gia Lai 75.000 ha. Diện tích thực theo số liệu thống kê năm 2017 toàn vùng có khoảng 601.155ha. Cao su tập trung ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai, Đăk Lăk, Đắc Nông số lượng ít và Lâm đồng không đáng kể, cây điều tập trung ở 3 tỉnh Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Công nghiệp đã có những chuyển hướng trong lĩnh vực năng lượng mới bao gồm (điện gió, điện mặt trời). Tây nguyên dự kiến đưa vào khai thác khoảng 70 dự án điện mặt trời và điện gió đang khảo sát, tổng công suất khoảng 20.000 MW, kết hợp cùng khai thác tài nguyên Bô-xít Alumina. Trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ: Tây Nguyên là một khu vực giàu tiềm năng để phát triển du lịch, lợi thế thiên nhiên núi rừng, sông, thác. Tây Nguyên đa dạng văn hóa dân tộc bản địa với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc thù của một không gian cao nguyên, là hệ thống di sản văn hóa cổ truyền hết sức độc đáo với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh, là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể nhân loại. Đây là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên Dịch vụ thanh toán nội địa tại khu vực Tây Nguyên có tốc độ phát triển nhanh chóng qua các năm gần đây, tổng doanh số thanh toán nội địa tăng bình quân trên 70% mỗi năm. Các ngân hàng thương mại trên địa 302
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 bàn cũng đã và đang từng bước xây dựng và triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ cùng với chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn Tây Nguyên, Trong dịch vụ thanh toán, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông nên nên thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng phương thức bù trừ điện tử hoặc chuyển tiền điện tử, thậm chí đang được phát triển bằng những kênh thanh toán dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Trong hoạt động thanh toán, các ngân hàng thương mại đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện chính sách nhằm triển khai, xây dựng mạng lưới công nghệ hiện đại để giảm tối đa thời gian, chi phí giao dịch nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Theo đó, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cũng được tăng lên. Bảng1. Doanh số thanh toán nội địa ở Tây Nguyên Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Doanh số thanh toán 309.294.965.226 100% 648.139.021.249 100% 872.891.767.574 100% nội địa Doanh số thanh toán 86.602.590.263 28% 162.034.755.312 25% 209.494.024.218 24% bằng tiền mặt Doanh số thanh toán 222.692.374.963 72% 486.104.265.937 75% 663.397.743.356 76% không dùng tiền mặt (Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 - 2018 khu vực Tây Nguyên) Trong tổng doanh số thanh toán nội địa, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm đến 76%. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn đã có mức tăng trưởng đáng kể, nếu như năm 2016, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng toàn vùng là trên 222 ngàn tỷ đồng thì đến năm 2018, con số này đã là hơn 663 ngàn tỷ đồng, tức là gấp gần 3 lần, bình quân tăng 75%/năm. Với sự thuận tiện của các phương tiện thanh toán, đặc biệt là các phương tiện thanh toán được phát triển trên nền tảng của những tiến bộ về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ truyền tin và viễn thông đã có những tác động không nhỏ đến việc làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của nhân dân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Về thanh toán điện tử qua Ngân hàng Nhà nước với những ứng dụng trên cơ sở những tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông, với vai trò trung tâm thanh toán của toàn bộ hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế cũng đã được đầu tư ứng dụng đạt hiệu quả cao tại vùng Tây Nguyên. Hàng năm, các chi nhánh ngân hàng nhà nước các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện đến trên 60 ngàn lệnh chuyển tiền thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với doanh số chuyển tiền lên đến 80.400 tỷ đồng. Góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong 3 năm qua, từ chỗ năm 2016, các ngân hàng thương mại của toàn vùng mới có được 33 ATM với số lượng trên 72.500 thẻ thanh toán các loại được phát hành thì đến năm 2018, các ngân hàng thương mại toàn vùng đã lắp đặt và vận hành 356 ATM (gấp 10,8 lần, tốc độ tăng 270%/năm) và 622 POS/EDC, phát hành được gần 1.100 ngàn thẻ các loại (gấp 15 lần, tốc độ tăng gần 380%/năm), doanh số thanh toán qua thẻ từ chỗ chỉ có khoảng trên 83.400 tỷ vào năm 2016, chiếm khoảng 37,56% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt thì đến những năm tiếp theo 303
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đã tăng lên nhanh chóng về doanh số, cụ thể năm 2017 doanh số thanh toán qua thẻ là 84.406 tỷ, tăng 1,17% so với năm 2016, chiếm 37,56% doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài nghiệp vụ thanh toán, trong những năm qua, nhất là trong một vài năm trở lại đây, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã triển khai các dịch vụ phi tín dụng khác như nghiệp vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các địa phương trong vùng chưa lớn mạnh, chủ yếu xuất nhập khẩu ủy thác qua các đầu mối tại các địa phương có cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn, hoạt động rộng hầu như chưa có đã kéo theo các giao dịch kinh tế qua hệ thống các ngân hàng thương mại rất ít cả về số lượng và giá trị so với các địa phương và các vùng kinh tế khác. 3.3. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đối với việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên Địa bàn Tây Nguyên là địa bàn chủ lực của nhiều ngân hàng thương mại với một khối lượng vốn lớn dành để cho vay đối với các loại cây công nghiệp nhưng do công tác quy hoạch các vùng cây trồng tập trung còn chưa hoàn chỉnh, thiếu các định hướng đối với nông dân, mặt khác công tác xúc tiến thị trường, quản lý giá cả, xây dựng thương hiệu của các địa phương trong vùng chưa tốt. Dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam cũng như trên địa bàn Tây Nguyên mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Phần lớn khách hàng vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế. Đối tượng tham gia thanh toán qua ngân hàng còn hẹp, các cá nhân ở thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác. Quy trình, thủ tục thanh toán còn rườm rà, chứng từ thanh toán chưa được chuẩn hóa có thể xảy ra rủi ro. Chính sách Marketing chưa hoàn thiện, chưa làm nổi bật nhưng tiện ích của sản phẩm dịch vụ thanh toán đem lại, phương thức giao dịch chủ yếu tại quầy. Chất lượng vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện, đặc biệt khâu tư vấn, hướng dẫn khách hàng về lợi ích và khả năng ứng dụng của sản phẩm nhất là các sản phẩm mới Các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại còn đơn điệu do chưa có hệ thống và công nghệ thanh toán hiện đại, chủ yếu vẫn là thủ công với chứng từ bằng giấy, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao, thiếu đồng bộ. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác chưa phát triển. Tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán của người dân, nhất là người dân tại khu vực Tây Nguyên vốn đa số là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền, quảng cáo còn chưa sâu rộng, Tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ còn chưa cao nên thời gian qua đã có hàng chục ngàn sự cố được thống kê về lĩnh vực thanh toán th ẻ, thời gian xử lý các sự cố không được kịp thời, tác phong giao tiếp giữa nhân viên ngân hàng với khách hàng, Dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như trên địa bàn Tây Nguyên mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Doanh số các loại hình dịch vụ tín dụng mới như cho thuê tài chính, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh, các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại qua ngân hàng, còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong cơ cấu sử dụng tài sản có của từng ngân hàng, chất lượng chưa cao, quá trình đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chậm. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao, thiếu đồng bộ. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác chưa phát triển. 4. Một số giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước ở Tây Nguyên Thứ nhất, đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu triển khai lắp đặt thêm máy ATM tại các khu vực tập trung các khu công nghiệp, các trường đại học hoặc các khu dân cư, phát triển POS tại các hệ thống nhà hàng siêu thị Tăng cường hiệu quả và khả năng phục vụ của hệ thống ATM, nhằm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ thanh toán khác nhau với chi phí rẻ hơn. Giữ vững nền khách hàng đã phát triển thông qua việc áp dụng chính sách sau bán hàng đối với đơn vị có doanh số thanh toán cao. Phát triển dịch vụ internetbanking, mobibanking nhằm tận dụng sự phát 304
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 triển của hệ thống điện thoại không dây, máy tính cá nhân và khả năng kết nối Internet. Chú trọng cung cấp và giới thiệu các gói sản phẩm từ đó khai thác các dịch vụ thanh toán đi kèm. Mở rộng các kênh phát triển thẻ qua đại lý phát hành thẻ. Thứ hai, đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ. Tận dụng triệt để các tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ ngân hàng, bởi vì việc tận dụng tối đa để ứng dụng vào nghiệp vụ ngân hàng các thành tựu của công nghệ thông tin chính là phương cách cạnh tranh tốt nhất để đánh bại đối thủ. Cần thành lập một bộ chăm sóc khách hàng có hiệu quả, có chính sách phí và lãi dịch vụ phù hợp và linh hoạt. Trong thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại cần tổ chức, đánh giá một cách nghiêm túc về số lượng, địa điểm ATM; POS cần lắp đặt sao cho vừa tận dụng được công suất sử dụng máy móc thiết bị, vừa tạo sự thuận tiện, linh hoạt cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Thứ ba, các ngân hàng thương mại cần hoàn thiện và gia tăng chất lượng dịch vụ thanh toán hiện có, nghiên cứu thị trường để xây dựng chính sách hợp lý cho từng loại hình dịch vụ cho từng khách hàng, tăng sức canh tranh trong cung cấp dịch vụ. Thực hiện rà soát các phần mềm sản phẩm thanh toán đang sử dụng, những vướng mắc, khó khăn đề xuất để xử lý giảm thiểu rủi ro chậm thanh toán do lỗi phần mềm. Xây dựng tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO cho tất cả các sản phẩm dịch vụ về thời gian chờ đợi xử lý giao dịch để làm chuẩn cho tất cả bộ phận giao dịch. Thứ tư, quản trị rủi ro trong phát triển dịch vụ thanh toán. Các ngân hàng thương mại cần thường xuyên phân tích nguyên nhân, phân tích để cập nhật rủi ro mới; hoàn thiện quy trình, đánh giá rủi ro nhằm xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ nhân lực nhằm kiểm soát rủi ro. Thiết lập một cơ chế giám sát quản lý rủi ro hiệu quả trong các hoạt động ngân hàng điện tử. Hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻ bằng cách đẩy nhanh tiến độ đổi từ thẻ sang thẻ chip, đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu, xây dựng nâng cấp các chương trình kiểm soát các giao dịch nghi ngờ trong thanh toán thẻ. Thứ năm, thực hiện chủ động công tác phát triển khách hàng và hoàn thiện chính sách khách hàng. Các ngân hàng thương mại cần tổ chức tập huấn kỹ năng đồng thời yêu cầu nhân viên thực hiện bán chéo sản phẩm trong quá trình tuyên truyền. Chi nhánh cần tiến hành tổng kết và phân tích kết quả khảo sát thị trường, đánh giá tiềm năng và nhu cầu sử dụng dịch vụ. Tiếp cận các khách hàng là tổ chức thực hiện trả lương qua thẻ, chú trọng mở tài khoản thanh toán cá nhân. Chi nhánh cần có kế hoạch sâu sát với các đối tượng khách hàng như khách VIP, khách hàng lớn, khách hàng truyền thống để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. 5. Kết luận Trong những năm qua, thanh toán qua ngân hàng đã khẳng định được vai trò to lớn trong quá trình thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động ngân hàng gắn kết và đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh tế - xã hội và là một ngành cần được ưu tiên phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 - 2018 khu vực Tây Nguyên. [2] Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Báo cáo hoạt động năm 2017, phương hướng hoạt động 2018 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội [3] Trung tâm thông tin thương mại Bộ công thương, Thông tin thương mại tháng 1 – 3 năm 2018, Hà Nội [4] www.vnexpress.net 305
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHẦN B. NGHIÊN CỨU HỌC THUẬT 307
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 308