Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 15 trang Gia Huy 23/05/2022 1990
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_ngan_hang_de_thuc_day_tang_truong_kinh_te_trong_b.pdf

Nội dung text: Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 BANKING DEVELOPMENT TO PROMOTE ECONOMIC GROWTH IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ThS. Lê Quốc Anh – Trường Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh – Đại học New South Wales, Australia lequocanh161@gmail.com Tóm tắt Là “chìa khóa ” của tăng trưởng kinh tế, ngân hàng (NH) còn giúp nước đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng trong hội nhập, trong hòa nhập cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, khi có điều kiện, vận dụng kinh nghiệm quốc tế. Ở nước ta, NH đã có nhiều thành tựu trong hỗ trợ tăng trưởng, song còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, có nhiều thách thức và đòi hỏi phát triển. Dù quan trọng, nhưng NH chỉ là một thành tố trong hệ thống kinh tế; tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả; nên phát triển NH cần an toàn, cân đối, để có tăng trưởng tốt trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, cần xây dựng chiến lược phát triển mới, đổi mới thể chế, tạo khuôn nền cho ngành NH xây dựng và phát triển. Ngành NH cần tác động khôn ngoan vào doanh nghiệp; các NH thương mại điều chuyển tín dụng cho đối tượng ưu tiên. Phát triển cân đối thị trường tài chính, chủ động hội nhập và thích ứng với CMCN 4.0, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Từ khóa : Hỗ trợ, NH, thúc đẩy. Abstract As a “key” of economic growth, banking also helps developing countries to promote growth in integration and assimilation intothe fourth industrial revolution when possible, applying in - ternational economic experience. In Vietnam, banking has had many achievements in supporting growth, but is still limited due to many causes, still having many challenges and requiring deve - lopment. Although important, banking is only one element in the economic system; economic growth is not everything; banking development needs to be safe, balanced, to have good growth in all circumstances. Therefore, needs to build a new development strategy, renovate institutions, create a foundation for the banking sector to build and develop. The banking sector needs to im - pact wisely on the business; commercial banks transfer credit to priority subjects. It is important to develop the financial market in a balanced way, to integrate and adapt to FIR proactively, in order to promote sustainable economic growth Keyword s: Banking, promote, support. 1. Đặt vấn đề Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua đã mang về nhiều thành tựu to lớn, nhưng tổng thể khu vực NH ở Việt Nam chưa như mong đợi. Số lượng NH 1046
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 thương mại còn nhiều, quy mô trung bình nhỏ, phát triển NH dàn đều, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Nhiều NH tập trung vào khách hàng lớn, mua nhiều trái phiếu Chính phủ, chưa hướng đến khách hàng nhỏ lẻ, tiềm năng, khiến còn đến 1/3 số doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng NH. Còn doanh nghiệp phải sử dụng tín dụng “đen ” nên hiệu quả kinh doanh thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Trong giai đoạn 2011-2017, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hàng năm giao động ở mức 47,7–90,6% so với số doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp tồn tại thì “li ti hóa ” (Võ Trí Thành, dẫn theo Ngọc Khanh, 2018). Làm cho Việt Nam khó duy trì mức tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng) đang có, khi “cuộc chơi ” kinh tế trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở rộng và sâu hơn. Càng khó hơn khi có thêm bốn hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa có hiệu lực, trong đó FTA Việt Nam – EU (EVFTA), và Hiệp định Đối tác toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có cam kết rộng và cao. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với áp lực từ CMCN 4.0, mà nếu không vượt qua, sẽ phụ thuộc sâu vào nước ngoài. Dễ vuột mất cơ hội “hóa Rồng ” trước cơ hội lớn khó có thể lặp lại, khó có tăng trưởng cần có để vượt qua bẫy thu nhập trung bình Phát triển NH thế nào để góp phần nâng cấp nền móng, thúc đẩy tăng trưởng, giúp nước ta hội nhập quốc tế thành công. Hòa nhập nhanh, khai thác được nhiều tác động tích cực từ CMCN 4.0, góp phần thực hiện “công nghiệp hóa bắt kịp ” - là vấn đề cần nghiên cứu thiết thực. Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng ở nước phát triển chưa cao, đang hội nhập nhanh, trong bối cảnh CMCN 4.0; (ii) Hệ thống NH Việt Nam với nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và (iii) Phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta trong bối cảnh hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phát triển NH là vấn đề thường xuyên được nghiên cứu ở nhiều nước, đây còn là chủ đề “nóng ” trong 8 – 9 năm gần đây, khi CMCN 4.0 xuất hiện và phát triển. Bởi với ưu thế vượt trội về kết nối, CMCN 4.0 đang làm thay đổi sâu sắc nhiều nghiệp vụ NH, phương thức quản trị NH, đồng thời cũng đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các nghiên cứu tương tự trên thế giới rất bổ ích về việc chỉ ra các xu thế phát triển, các đổi mới cần làm để ngành NH phát triển an toàn và hiệu quả. Song, các giải pháp được đề xuất lại khó vận dụng ở nước ta, nơi việc tổ chức và quản trị NH, chính sách tiền tệ và tài khóa có nhiều khác biệt với thông lệ chung. Ở trong nước, 4 – 5 năm gần đây, các nghiên cứu về NH liên quan tới CMCN 4.0 cũng rất phổ biến, nhưng chủ yếu tập trung vào nhận dạng, khai thác các thuận lợi; dự báo, khắc chế các khó khăn; tìm kiếm cách thức phát triển fintech. Song, do di họa của thời kỳ 2007 – 2014 đầy bất ổn: lãi suất liên ngân hàng tháng 10/2011 lên đến 35%, lạm phát năm 2011: 18,13 %; tháng 04/2012 tăng trưởng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế bị âm tới 5,6%; nợ xấu tháng 09/2012 cao 17,21% Bối cảnh đó, cùng việc nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, hội nhập nhanh, sâu rộng, nên mục tiêu chính trong các nghiên cứu phần lớn là góp phần giữ gìn ổn định vĩ mô. Làm cho việc nghiên cứu phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam vẫn là khoảng trống cần nghiên cứu. Mặt khác, là chuyên đề phân tích trong lĩnh vực kinh tế, nên cơ sở lý thuyết chính được dùng là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, quản trị NH, quản trị doanh nghiệp, kinh tế đầu tư Hơn nữa, chuyên đề này tập trung phân tích ảnh hưởng của hội nhập tới phát triển NH, tới tăng trưởng trong bối cảnh CMCN 4.0. Nên còn cần dựa vào các văn kiện, quan điểm, chính sách của Đảng, Chính phủ về phát triển NH, tăng trưởng, hội nhập kinh 1047
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 tế, ứng xử trước CMCN 4.0. Cần thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên cùng diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực đó. Từ tài liệu thu thập, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp, như: phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các kiến nghị, giải pháp. Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập từ NH Thế giới (WB), NH Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số dữ liệu kinh tế khác được thu thập từ Tổng cục Thống kê. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng ở nước phát triển chưa cao, đang hội nhập nhanh, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 3.1.1. Ngân hàng: “chìa khóa” của tăng trưởng ở nước phát triển chưa cao Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc tổng sản lượng quốc gia, hoặc quy mô sản lượng quốc gia bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng phụ thuộc vào quá trình tích lũy tài sản và đầu tư tài sản để có năng suất hơn, với trọng tâm là tiết kiệm và đầu tư. Ở nước phát triển chưa cao, NH có vai trò đặc biệt trong thúc đẩy tăng trưởng, bởi NH: (i) Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ bé, phân tán do mức sống còn thấp, tích lũy kinh tế chưa nhiều, tập hợp thành nguồn lực tập trung, đáp ứng nhu cầu vốn khan hiếm cho phát triển. Huy động các nguồn lực ẩn trong dân, như vàng, ngoại tệ làm tăng vốn xã hội, chuyển chúng sang trạng thái sinh lời, phục vụ kinh doanh, gia tăng tăng trưởng. (ii) Là nguồn cung vốn chính, hỗ trợ cho hầu hết hoạt động kinh doanh lớn, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giữa tài chính quốc gia với tài chính quốc tế. Là trung tâm, giữ thị phần áp đảo trong thị trường tài chính, chỗ dựa cho thị trường chứng khoán phát triển, hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác hoạt động, nên là năng lượng chính cho tăng trưởng. (iii) Là nơi xuất phát và là người thực thi chính sách tiền tệ, giúp điều tiết và kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, quản lý dự trữ quốc gia, cấp tín dụng cho chính ph ủ. Điều chuyển vốn phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển quốc gia, hỗ trợ thực thi chính sách tài khóa, chi phối tiết kiệm và hiệu quả đầu tư, tác động mạnh tới tăng trưởng. (iv) Tài trợ cho các nhà đầu tư để đẩy mạnh khởi nghiệp, giúp dự án nhanh đi vào hoạt động, giúp triển khai kế hoạch phát triển đúng lộ trình. Giúp doanh nghiệp kinh doanh, khai thác nhanh, nhiều, hiệu quả cơ hội, vượt qua trở ngại, đưa nhiều lợi thế vào đẩy nhanh phát triển, tạo nhiều giá trị gia tăng mới. (v) Giúp giải quyết việc làm, chuyển dịch lao động, hỗ trợ các quá trình khác, tạo tích lũy, gia tăng nội lực cho nền kinh tế, mở rộng quy mô và ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Giúp nâng cao năng lực đầu tư cho quốc gia, doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp công nghệ, phát triển hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân 3.1.2. Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng trong hội nhập Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, nhưng không phải mọi hội nhập đều có lợi, đều thành công, mà cần sự khôn ngoan của nhà nước, góp sức của mọi ngành, lĩnh vực, địa phương. Ở nước phát triển chưa cao, nếu phát triển NH khôn ngoan có thể làm thay đổi vị thế và thành quả của đất nước trong hội nhập. Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong hội nhập, NH cần giúp: (i) 1048
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Doanh nghiệp xuất khẩu đưa nhanh và nhiều lợi thế quốc gia vào kinh doanh, cung nhiều hàng xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ lớn, hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa. Giúp doanh nghiệp ở các ngành không đủ khả năng cạnh tranh, hoặc bị tổn hại vì “nhượng bộ xấu xí ” của Chính phủ, chuyển hướng kinh doanh, giảm tổn thất cho đất nước. (ii) Nhà đầu tư, doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trợ phát triển doanh nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo quy tắc xuất xứ cho sản phẩm xuất khẩu, tạo thành các chuỗi cung ứng, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, lấn dần sang các khâu thiết kế, tiêu thụ để thu về giá trị tăng cao hơn, gia nhập các chuỗi giá trị, từng bước vươn ra thế giới. (iii) Phát triển sản phẩm thay thế cho doanh nghiệp ngoại bị “đánh bật ” khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, khi không tham gia các FTA mới, như thay thế doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ trong CPTPP. Phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để giữ thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thêm việc làm hoặc chỗ làm mới cho người lao động khi doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rút đi. (iv) Thúc đẩy các quá trình dang dở, như công nghiệp hóa, chuyển đổi kinh tế, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, để tăng thêm sức và lực cho nền kinh tế trong cạnh tranh khi hội nhập. Tăng khả năng và tiềm lực cho ngành tài chính để tăng sức hấp dẫn trong thu hút FDI, hấp thụ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoại, như kiều hối, đầu tư gián tiếp nước ngoài (v) NH tự thân phát triển, giảm thiểu rủi ro, theo lộ trình mở cửa, theo cam kết tự do hóa đầu tư trong các FTA. Có thể đảm nhận hoạt động cấp vốn, bảo lãnh, thanh toán liên quốc gia, từng bước vươn ra, cạnh tranh hoạt động NH với các đối thủ trong AEC, trong các FTA 3.1.3. Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Xuất hiện và phát triển mạnh từ năm 2012, CMCN 4.0 đang làm thay đổi cơ bản cách thức kinh doanh của con người, khuấy động mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dù không nằm trong 9 khu vực, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất, song CMCN 4.0 vẫn tạo cho NH cơ hội “vàng ” để phát triển và thể hiện khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Ở nước phát triển chưa cao đang hội nhập, cơ hội đó càng lớn, nhưng để khai thác được, ngành NH cần dùng công nghệ 4.0 để: (i) Thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng, kết nối trực tuyến thêm với h àng triệu khách hàng mới, giúp họ triển khai giao dịch NH mọi nơi mọi lúc , làm việc sử dụng tiền của khách hàng trở nên thông minh . B iến NH thành “cái ví sinh lời” , nhiều tiện ích, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, làm tăng mạnh nguồn tiền gửi và giao dịch qua NH, làm gia tăng tăng trưởng. (ii) Phân tích và thẩm định các phương án vay vốn kinh doanh, như dùng trí tuệ nhân tạo, blockchain, điện toán đám mây để giảm rủi ro. Hướng và phân bổ vốn tín dụng nhiều hơn đến nơi có hiệu quả cao, giám sát tốt hơn dòng tiền, để tăng thêm tích lũy, gia tăng giá trị. (iii) Số hóa dần các kênh phân phối, để hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp có hoàn cảnh đặc thù, như cần vốn theo thời vụ, theo lộ trình, kinh doanh không thường xuyên, du lịch. Hỗ trợ các chuỗi cung ứng có nhiều chủ thể nhỏ lẻ, phân tán, cần thu gom các lượng hàng nhỏ thành nguồn xuất khẩu, khuyến khích đưa doanh nghiệp về các vùng tín dụng chưa phát triển. (iv) Phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ NH số, để tăng hiệu suất sử dụng vốn vay, đưa được vốn tín dụng tới nhiều khách hàng hơn, giảm chi phí giao dịch, kích thích kinh doanh. Giúp chuyển đổi mô hình kinh doanh, đổi mới quy trình nghiệp vụ, áp dụng các chuẩn mực cao, làm tăng phần đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng. (v) Gia tăng tiếp cận thị trường quốc tế cho các NH trong nước, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cấp sản phẩm dịch vụ NH đã có theo hướng hiệu quả để gia tăng lợi nhuận. Giúp các NH nội nâng cao sức cạnh tranh với các NH 1049
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trong khu vực và trên thế giới, để giữ chân các khách hàng nội, thu hút khách hàng ngoại trong hoạt động kinh tế 3.1.4. Các điều kiện để ngân hàng làm tốt việc thúc đẩy tăng trưởng Từ những năm 1990 tới nay, mọi cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đều liên quan trực tiếp đến hoạt động NH, nên phát triển NH không thể tùy tiện, mà phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện tiêu chuẩn. Mặt khác, dù NH có tác động lớn đến thúc đẩy tăng trưởng, song tác động trực tiếp không nhiều, mà chủ yếu là tác động gián tiếp thông qua quan hệ tài chính, tiền tệ. Để NH không gây tai họa, giảm thiểu việc tích lũy rủi ro, mà còn phát huy được tác động tích cực, thì bản thân NH và môi trường hoạt động phải thỏa mãn các điều kiện, bao gồm: (i) Có nền kinh tế thị trường phát triển, tiệm cận chuẩn mực quốc tế, để NH Trung ương toàn quyền theo chức năng, chính sách tiền tệ không bị chi phối bởi các nhiệm vụ phi NH. Các NH thương mại được tổ chức tốt, hoạt động công khai, minh bạch, tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường, không vin vào nỗi lo đổ vỡ dây chuyền để chạy đua lãi suất, giấu nợ xấu tiềm ẩn gây rủi ro cho toàn hệ thống. (ii) Từng NH thương mại cần có quy mô vốn lớn, giá trị thương hiệu cao, mạng lưới chi nhánh rộng, tối đa hóa khách hàng, đa dạng sản phẩm, hoạt động thiết thực và hiệu quả. Có lực lượng cán bộ và nhân viên NH đủ chuẩn, đạo đức công vụ cao; hạ tầng NH tiên tiến, vận dụng chuẩn mực NH cao. (iii) Có tầm nhìn xa, luôn theo sát xu thế phát triển, đi dần vào chiều sâu, tăng dần quy mô, chất lượng, tiện ích dịch vụ, sự phối hợp, phát triển NH số. Kết hợp khai thác thị hiếu với tăng cường hợp tác và hỗ trợ quốc tế, nhất là trong thanh toán, cùng ngăn ngừa và giải quyết vấn nạn và rủi ro. (iv) Sử dụng công nghệ NH hiện đại, tự động hóa các khâu có thể, phát triển fintech phù hợp, áp dụng mô hình hoạt động hiệu quả được thực tế kiểm nghiệm. Bảo mật thông tin, bảo vệ khách hàng theo chuẩn mực cao, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sàng lọc nhân lực NH. (v) Không khoan nhượng với các tồn tại, hạn chế, như các NH yếu kém, hoạt động tùy tiện, che giấu nợ xấu, nhân sự dưới chuẩn. Thưởng phạt nghiêm minh, trích lập hợp lý các quỹ, quản trị tốt rủi ro, kể cả rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội của khách hàng, làm mất mát tài sản, giảm lợi nhuận Trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0, còn cần điều kiện “quốc tế hóa chuẩn mực NH ”, phải đưa NH thành “nhà buôn tiền ” đúng nghĩa, để họ phải chủ động tìm đến khách hàng – nhất là khách hàng tiềm năng, thương thảo. Phải nắm được các khách hàng dù nay thực lực kinh tế hạn chế, ít tài sản thế chấp, đang cần lượng vốn lớn, nhưng giầu tiềm năng tăng trưởng, chủ động “thả ” để “bắt ” nhiều và lâu dài trong tương lai 3.1.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng Phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần quan tâm, học hỏi từ thành công ở các nước đi trước, nhất là nước có nhiều tương đồng, cùng khu vực. Các kinh nghiệm nên học hỏi là: (i) Những năm 2014-2017, Ấn Độ liên tục có tăng trưởng ấn tượng, từ 7,168% đến 8,17%, nhờ nhà nước tham gia sâu, giúp người dân mở tài khoản và thúc đẩy hoạt động qua chương trình phát triển tài chính tín dụng nhanh chóng. Nhờ đó, đưa tín dụng đến với những lao động giỏi, để tăng trưởng cùng đất nước, không phải chịu nghèo, hoặc làm giầu cho số trọc phú qua tín dụng “đen ” đắt đỏ. (ii) Malaysia luôn là nước có năng lực cạnh tranh cao thứ 2 ở AEC, bí quyết thành công là tiền thặng dư phần lớn được gửi vào NH, người cần vốn dễ dàng tiếp cận tín dụng. Hiện tại, ở Malaysia: 96% số thôn có trên 2.000 dân đều có điểm tiếp cận, 91% người trưởng thành có tài khoản tiền gửi, 25% có tài khoản tiền vay, 92% số tài khoản tiền gửi còn hoạt động (Vân Nam, 1050
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2019) (iii) NH Grameen Bank ở Bangladesh là hình mẫu về hoạt động NH thúc đẩy tăng trưởng ở nơi nghèo khó, bằng việc khơi dậy bản năng vượt nghèo, 90% vốn của NH là đóng góp của chính người nghèo. Cho vay không cần tài sản đảm bảo, thủ tục đơn giản, cho vay qua tổ nhóm, nhằm quản lý giám sát lẫn nhau, vừa huy động được nhiều vốn, vừa tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng. (iv) NH Bank Rakyat của Indonesia từ nguy cơ phá sản, đã thành công nhờ tách bạch nhiệm vụ an sinh xã hội ra khỏi hoạt động chung, các bộ phận được hạch toán độc lập. Huy động nguồn tiết kiệm với mạng lưới rộng khắp, cơ chế huy động hấp dẫn, áp dụng nhiều mức lãi suất, giám sát chất lượng tín dụng và xử lý nợ quá hạn chặt chẽ, quay vòng vốn nhanh (v) NH Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan do Bộ Tài chính quản lý, là hình mẫu phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng ở nông thôn. Cung cấp nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn, tiếp cận thông qua tổ, nhóm, gắn việc cho vay với các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người vay, đảm bảo hiệu quả và bền vững (Nguyễn Thị Vân Hà, 2019) Tuy nhiên, bài học từ khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 còn cho thấy cần phải phát triển NH phù hợp, khoa học, không thể lạm dụng để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3.2. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam với nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 3.2.1. Ngành Ngân hàng Việt Nam đã hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến lên nền kinh tế tập trung, nên từ năm 1954 ở miền Bắc, và từ năm 1975 trên quy mô cả nước, Việt Nam chỉ có hệ thống NH đơn cấp. Sau Đổi mới 1986, ngày 26/03/1988, bốn nghiệp vụ NH chính được tách ra khỏi NH nhà nước thành bốn NH thương mại đầu tiên. Sau đó dưới tác động của Pháp lệnh NH 1990, nhiều NH cổ phần được thành lập và từng bước phát triển; nhiều NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài được đăng ký hoạt động. Đến ngày 31/12/2017, hệ thống NH Việt Nam đã khá bề thế, với tổng vốn điều lệ 482.914 tỷ đồng, tổng tài sản có khoảng 9.728.400 tỷ đồng, 687.119 tỷ đồng vốn tự có; tương ứng chiếm 94,24; 97,27 và 96,22% của các tổ chức tín dụng Bảng 1. Các mốc phát triển của hệ thống NH Việt Nam tới cuối năm 2019 Loại hình Mốc khởi đầu và Số lượng NH năm NH thành viên đầu tiên Nhiều nhất 2019 NH thương mại nhà nước 26/3/1988: Tách từ NH nhà nước 2015: 7 7 NH chính sách xã hội 04/10/2002: Nâng cấp NH 1995 2002: 1 1 NH phát triển 19/5/2006: Nâng cấp từ quỹ 1999 2006: 1 1 NH cổ phần 12/7/1991: Maritime Bank 2006: 35 35 NH liên doanh 21/11/1990: Indovina Bank Limited 2006: 4 4 Chi nhánh NH nước ngoài 15/4/1992: Bangkok Tp. Hồ Chí Minh 2016: 51 48 NH hợp tác xã Việt Nam 04/6/2013: Nâng cấp từ quỹ 1993 2013: 1 1 Nguồn: NH Nhà nước Vài năm gần đây, NH nhà nước đã làm tốt việc điều hành chính sách, điều tiết, kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, bảo đảm thanh khoản hệ thống. 1051
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Điều chỉnh lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, điều hành tỷ giá trung tâm, kiểm soát tín dụng, ngoại hối, thanh tra, giám sát NH, quản lý cấp phép, triển khai tái cơ cấu. Tăng cường pháp chế, chủ động kho quỹ, hiện đại hóa hoạt động thanh toán, cải thiện thông tin, giúp ổn định kinh tế vĩ mô sau giai đoạn khó khăn, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng. Bảng 2. Tín dụng ở Việt Nam, giai đoạn 1998 - 2018 1998 2003 2008 2013 2018 Tín dụng nội địa ròng (nghìn tỷ VND) 79,327 317,711 1.404 3.879 7.854 Tín dụng trong nước (% GDP) - Do ngành tài chính cung cấp 21,973 51,801 86,863 108,227 141,886 - Cho khu vực tư nhân 20,124 48,372 82,873 96,803 133,306 Tăng trưởng tín dụng (%) 23,809 33,052 20,698 21,399 12,698 Nguồn: NH Thế giới (WB) Các NH thương mại nỗ lực điều chỉnh bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, mở rộng chi nhánh và địa bàn hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quản trị rủi ro, cải thiện thanh khoản, nâng cao chất lượng tín dụng. Chủ động tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ NH, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, xử lý nợ xấu Nhờ đó, tín dụng nội địa ròng tăng nhanh, tăng trưởng tín dụng hợp lý hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng, đưa NH thành mạch nguồn chính cho tăng trưởng Nguồn: WB. Ghi chú: Dấu (.) ở số liệu trong hình được dùng thay dấu (,) Hình 1. Tăng trưởng kinh tế và tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 1997-2018 (%) 3.2.2. Ngân hàng Việt còn nhiều hạn chế, yếu kém trong hỗ trợ cho tăng trưởng Các hạn chế, yếu kém gây bất lợi cho tăng trưởng điển hình là: (i) NH nhà nước còn thiếu chủ động trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, nhiều năm loay hoay xoay sở - đối phó, chạy theo phục vụ chính sách tài khóa. Để tăng trưởng tín dụng giật cục, chỉ đạo điều hành chưa nhất quán, như những năm 2008-2013, khiến nhiều dự án dang dở, doanh nghiệp chao đảo. (ii) Số NH thương mại còn nhiều so với quy mô kinh tế: năm 2015, GDP của Việt Nam là 193 tỷ 1052
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 USD, có 35 NH; trong khi GDP của Hàn Quốc là 1.383 tỷ USD, của Malaysia là 296 tỷ USD, nhưng chỉ có 18 và 8 NH (Nhuệ Mẫn, 2015). Chỉ có 02 NH có vốn điều lệ từ 6,5 – 8,5 tỷ USD, còn 17/35 NH dưới 5.000 tỷ đồng, 9 NH chỉ tròn hoặc nhỉnh hơn 3.000 tỷ đồng – tức dưới 0,2 tỷ USD, nên nhiều năm có cuộc chạy đua huy động vốn. Nguồn: WB. Ghi chú: Dấu (.) ở số liệu trong hình được dùng thay dấu (,) Hình 2. Lãi suất huy động, cho vay và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 1997-2019 (%) (iii) Lãi suất cho vay còn cao, tuy cuộc đua lãi suất vì bất ổn vĩ mô 2007-2013 đã qua, nhưng vẫn cao hơn hai đối thủ kinh tế chính là Trung Quốc và Thái Lan. Gây khó cho doanh nghiệp Việt, khi FTA ASEAN - Trung Quốc vừa hoàn tất lộ trình cam kết, còn AEC đang đi sâu vào cuộc sống, mà người Thái đã thâu tóm nhiều trung tâm thương mại lớn ở nước ta. Nguồn: WB. Ghi chú: Dấu (.) ở số liệu trong bảng được dùng thay dấu (,) Hình 3. Lãi suất cho vay ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan, 2009-2019 (%) (iv) Chất lượng quản trị NH chưa cao, chưa áp dụng nổi Basel 2, có NH còn bị nhóm lợi ích thao túng, nợ xấu cao, nợ ngoài bảng nhiều, thua lỗ, thậm chí phải bán 0 đồng. Các mặt: chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, năng lực tín dụng, công nghệ thanh toán, mạng lưới hoạt động, chất lượng hạ tầng, kỷ cương, đạo đức công vụ đều có vấn đề, lãi suất cho vay nhiều năm cao, đe dọa mức sinh lời của khách hàng. (v) NH hoạt động không hiệu quả là nguyên nhân chính gây ra lạm phát 774% năm 1986, đưa kinh tế Việt Nam vào khủng hoảng ở những năm 1053
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1980, gián tiếp đưa đến nguy cơ vỡ nợ quốc gia năm 1993. Nay, nhiều nợ xấu bị che dấu, “sở hữu chéo ” phức tạp, NH thương mại nhà nước quản lý hành chính, có thị phần lớn với khách hàng là các tập đoàn “lỗ và nợ ”. Rủi ro tiềm ẩn không nhỏ, khi mức cho vay không phù hợp còn lớn, các đại án NH liên tiếp diễn ra, nhiều bê bối sẽ phát lộ khi áp dụng chuẩn mực NH cao – tiềm ẩn đe dọa tăng trưởng kinh tế bền vững Nguồn: WB. Ghi chú: Dấu (.) ở số liệu trong hình được dùng thay dấu (,) Hình 4. Các khoản cho vay không hiệu quả của NH Việt trên tổng dư nợ (%) 3.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém Nhiều nguyên nhân làm cho NH chưa làm tốt việc thúc đẩy tăng trưởng, trong đó các nguyên nhân chính là: (i) Hệ thống chính trị đổi mới chưa theo kịp với đổi mới về kinh tế, NH Nhà nước tuy được trao quyền nhiều hơn, nhưng quyền quyết định mức lạm phát và tăng trưởng tín dụng vẫn thuộc về Quốc hội và Chính phủ. Chính sách tiền tệ còn phụ thuộc, Nhà nước vẫn chi phối lớn hoạt động NH, khi các NH thương mại nhà nước chiếm khoảng 50% tiền gửi của cả hệ thống tín dụng. (ii) NH còn lệ thuộc chính sách tài khóa, chạy theo tăng trưởng ngắn hạn, chưa chú trọng phát triển bền vững, bồi dưỡng nguồn thu, thậm chí còn làm khan nguồn tiền trên thị trường, làm tăng giá vốn. Gây khó cho việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nên mức khuếch trương giá trị các nguồn lực thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, làm giảm giá trị gia tăng. (iii) Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, không triệt để, sự mơ hồ trong định hướng kinh tế, làm doanh nghiệp không dám đầu tư lâu dài. Nạn thanh tra, kiểm tra chồng chéo, khiến doanh nghiệp “không dám lớn”, làm “trung tâm của nền kinh tế” bế tắc, nên ngành NH khó đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh. (iv) Các lợi thế có được trong hội nhập kinh tế chưa được tổ chức khai thác bài bản, hiệu quả, trong khi các thách thức bị mô hình tăng trưởng lạc hậu làm tăng lên. Điều tương tự lại xảy ra trong bối cảnh CMCN 4.0, cùng với các bất ổn kinh tế nước ta phải chịu do độ mở kinh tế rộng, năm 2019 lên tới 203%, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm tăng trưởng nhiều khi mang tính tạm bợ. (v) Có không ít tác động tiêu cực khác từ bên ngoài, như cơ chế quan liêu, thủ tục hành chính phiền hà, điều kiện kinh doanh nhiều và dễ suy diễn. Còn tác động xấu từ số cán bộ thoái hóa, biến chất, các nhóm lợi ích, chủ nghĩa thân hữu, bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ; sự thụ động, vô cảm cùng cố ý tham ô, tham nhũng 1054
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3.2.4. Các thách thức và đòi hỏi về phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng Bên việc phát huy các thành quả đã có, khắc phục các hạn chế, yếu kém, việc phát triển NH ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng còn phải vượt qua nhiều thách thức. Điển hình là: (i) Quy hoạch lại hệ thống NH cho phù hợp với nền kinh tế, chuyển đổi NH thương mại nhà nước sang cơ chế thị trường, đặt NH trong môi trường hội nhập, hoàn thành tái cơ cấu NH. (ii) Xử lý nợ xấu dù đến ngày 30/01/2019, nợ ngoại bảng bao gồm nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, ở mức 5,85% giảm mạnh so với mức 10,08% và 7,36% cuối năm 2016 và 2017 (Hà Thành, 2019). (iii) Đầu tư nâng cấp hạ tầng NH; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đạt chuẩn; xử lý lao động dôi dư do công nghệ 4.0; bảo mật và bảo vệ thông tin để theo kịp CMCN 4.0. (iv) Nâng cấp mạng lưới hạ tầng công nghệ thông tin xã hội; giải quyết sở hữu chéo NH; tinh giản thực chất điều kiện kinh doanh; giảm can thiệp và xử lý quan chức nhũng nhiễu. (v) Sửa đổi Luật NH, Luật kinh doanh bất động sản, phát triển tổ chức tín dụng; xử lý các vụ án NH, nâng cao chất lượng của chính sách, của cam kết Chính phủ trong các thỏa thuận quốc tế có liên quan Mặt khác, đòi hỏi phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng cũng rất lớn, bởi: (i) Dù có nhiều thành công, nhưng so với những nền kinh tế thành công khác trong khu vực, Việt Nam thực sự tụt hậu tuyệt đối (Vũ Thành Tự Anh, 2019), nên NH cần hỗ trợ để hoàn tất chuyển đổi kinh tế, công nghiệp hóa, tái cơ cấu (ii) Để không bị vuột mất cơ hội trước đợt hội nhập 2015-2010, bởi ảnh hưởng chỉ còn mạnh trong 3 – 7 năm nữa, sau đó các FTA vừa ký sẽ có hiệu lực đầy đủ, đi vào ổn định. (iii) Giúp chuyển giao và nâng cấp công nghệ để hòa nhập CMCN 4.0, bởi trong kỷ nguyên 4.0 thành bại trong kinh doanh không còn là giầu tài nguyên, lao động rẻ, mà là công nghệ. (iv) Để vượt bẫy thu nhập trung bình, bởi tăng trưởng bình quân năm cần có để Việt Nam thành công trong sứ mệnh này là trên 7,2% (Trần Thọ Đạt, dẫn theo Lương Bằng, 2014), trong khi giai đoạn 2010-2018 chỉ là 6,04%/năm. (v) Chứng minh sự tốt đẹp của định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi 5/7 nước Đông Âu sau hơn 10 năm sụp đổ, đã thành nước có thu nhập cao; còn Triều Tiên bảo thủ với định hướng này nên luôn cần cứu trợ quốc tế, do đó có ý kiến cho rằng định hướng này cản trở tăng trưởng 3.3. Phát triển ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta trong bối cảnh hiện nay Có được sự tăng trưởng cao, nhất là tăng trưởng cao có chất lượng và bền vững – luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, càng quan trọng hơn với nước phát triển chưa cao. Do đó, thúc đẩy tăng trưởng luôn là nhiệm vụ ưu tiên của lãnh đạo, của mọi bộ, ngành, địa phương, cho đến từng chủ thể kinh tế, người dân; nhưng đó không phải là mục tiêu tối thượng và tất cả. Mà để đạt mục tiêu này, bên cạnh việc đòi hỏi nỗ lực phấn đấu phát huy thành tích, khắc phục khuyết điểm; còn cần sự tranh thủ cơ hội hợp lý, đổi mới sáng tạo có cơ sở khoa học, sự đồng lòng, hợp sức của toàn Đảng, toàn dân. Hơn nữa, dù được xem là huyết mạch của nền kinh tế, nhưng NH chỉ là một thành tố, đảm nhiệm một chức năng trong hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất. Việc phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng phải vừa xử lý các hạn chế, yếu kém đã lộ diện, phục vụ chiến lược phát triển bền vững, vừa cần sự quan tâm, phối hợp của cả hệ thống chính trị. Vì thế, để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng cần tiến hành các giải pháp chính sau: 1055
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Một là, Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển mới, phù hợp với thực tế hội nhập, với lan tỏa của CMCN 4.0, dựa vào đó đổi mới thể chế, hành xử “cách mạng” với NH, tạo khuôn nền cho ngành tái cơ cấu, đổi mới và phát triển bền vững Việt Nam gần 60 năm chưa hoàn thành công nghiệp hóa, sau hơn 30 năm Đổi mới – trong đó có 31 năm liên tục có tăng trưởng cao, nhưng nền kinh tế chưa vững chắc, chưa thành nước có thu nhập trung bình cao. Nhiều lĩnh vực còn bị tụt hậu, cho thấy không chỉ cần tăng trưởng cao, mà còn cần tăng trưởng khoa học và đúng hướng, nếu không càng tăng trưởng, càng làm cho sức cạnh tranh của nền kinh tế kém đi . Một trong các nguyên nhân chính là do tư duy phát triển (Nguyễn Quang Thái, 2019) bị chi phối bởi thể chế “cũ” xem nhẹ các phạm trù kinh tế thông thường (Buchholz, 2008, 251). Việc chỉ “cơi nới” và “dò đá qua sông” làm cho nước ta không thể tiến dài, tiến xa (Hải Lộc, 2019), nay đã “đụng trần” để kích thích sáng tạo. Mặt khác, bối cảnh phát triển cùng các yếu kém nội tại, đặt Việt Nam vào tình thế “bây giờ hoặc không bao giờ” (Nguyễn Đình Cung, 2019), nên để bắt kịp và tiến cùng thời đại, cần xây dựng chiến lược phát triển mới với nhiều đột phá. Trong lĩnh vực NH, Việt Nam cần: (i) Xây dựng hệ thống NH theo đúng bản chất của kinh tế thị trường đầy đủ; (ii) Trả lại cho NH Nhà nước các quyền hạn cơ bản của NH Trung ương; (iii) Chuyển NH thương mại nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần thực sự, xây dựng chuẩn mực fintech; (iv) Sửa đổi Luật NH, nâng quy mô vốn điều lệ tối thiểu lên mức mới, ít nhất là 10.000 tỷ đồng, để ép buộc các NH nhỏ sáp nhập; (v) Áp dụng các chuẩn mực NH mới, thấp nhất là Basel 2, để tạo khuôn nền cho ngành tái cơ cấu, đổi mới và phát triển bền vững. Hai là, ngành NH căn cứ vào bối cảnh, xây dựng chiến lược phát triển mới, phát triển các kênh, mô hình kinh doanh mới, phối hợp với chính sách tài khóa, tập trung tác động vào doanh nghiệp, để tạo ra tăng trưởng cao, lan tỏa và bền vững cho nền kinh tế Từ chiến lược phát triển mới của quốc gia, các đột phá vừa có, ngành NH cần: (i) Xây dựng chiến lược phát triển theo hướng thúc đẩy tăng trưởng nhờ hội nhập, và khai thác các thành tựu của CMCN 4.0; (ii) Xử lý các nút thắt, nhất là trong xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, phát triển các kênh, mô hình kinh doanh mới theo công nghệ 4.0; (iii) Triển khai công nghệ NH 4.0 và các chuẩn mực NH cao, ít nhất là Basel 2; (iv) Tham vấn và phối hợp để có chính sách đồng bộ ở cấp quốc gia, nhất là với ngành tài chính; (v) Tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng nhanh, theo hướng tăng hiệu quả, bằng tác động vào doanh nghiệp, để khuếch trương giá trị các nguồn lực (Lê Quốc Anh & cộng sự, 2018), tạo lan tỏa tăng trưởng. Thiết thực góp phần thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng cần đạt được ở nước ta. Hướng tác động này còn giúp nước ta cải thiện sức mạnh nội lực, tăng độ vững mạnh của trung tâm nền kinh tế, tăng số “người chơi” trong các FTA, để tăng thành công trong hội nhập. Gia cố, mở rộng và làm tăng thêm các điểm hấp thụ và chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ 4.0, để hòa nhập nhanh, hiệu quả vào CMCN 4.0, tiến tới mục tiêu tối đa phúc lợi dài hạn cho người dân Việt 1056
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Dự án Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2011) Hình 5. Mục tiêu cuối cùng và mục tiêu trung gian của tăng trưởng kinh tế Ba là, từng NH thương mại xác định lại chiến lược, tăng cường nội lực, phát triển sản phẩm mới, điều chuyển tín dụng cho đối tượng ưu tiên, để gia tăng sản phẩm, giá trị gia tăng, phát triển nguồn tăng trưởng phục vụ hội nhập và thích ứng với CMCN 4.0 Từ chiến lược quốc gia, của ngành, từng NH thương mại: (i) Xây dựng chiến lược phát triển mới, phát triển các sản phẩm NH công nghệ 4.0; (ii) Tăng cường nhân lực, công nghệ, năng lực tài chính, và quản trị, theo hướng thúc đẩy tăng trưởng nhờ hội nhập và CMCN 4.0. (iii) Xử lý các bất ổn nội tại như nợ xấu, nhân lực dư thừa, các rủi ro; (iv) Ứng dụng các công nghệ đột phá, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác Đặc biệt, từng NH cần dồn nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp đang giúp nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa bắt kịp. Do nước ta mới chỉ hơn 10 năm phát triển trong 28 năm bình quân trong quá trình vượt bẫy thu nhập trung bình, nên trước tiên cần ưu đãi hơn cho doanh nghiệp có công nghệ ở mức cao trong chế tác đơn giản (Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh, 2018) Tiếp đó, từng NH dựa vào các lợi thế quốc gia trong các FTA, xác định các chuỗi cung ứng cơ bản, dự báo thay đổi của các doanh nghiệp liên quan dưới tác động của CMCN 4.0, để xác định các sản phẩm và doanh nghiệp cần ưu đãi. Nhờ đó, tín dụng NH sẽ được dồn vào nơi cần ưu đãi thiết thực, có thể làm gia tăng lượng sản phẩm cao nhất, tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất. Đây chính là giải pháp phát triển NH để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả nhất, phục vụ thiết thực cho doanh nghiệp và nước nhà hội nhập và thích ứng nhanh với CMCN 4.0 1057
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Kenichi Ohno (2010) Hình 6. Các giai đoạn chính trong quá trình công nghiệp hóa bắt kịp Bốn là, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác tạo ra sự phát triển hài hòa, cân đối cho thị trường tài chính, từng bước nâng tầm cho thị trường chứng khoán, phát triển các sản phẩm thứ sinh, để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững Tuy nhiên, phát triển NH trong nền kinh tế thị trường hiện đại không phải là nhằm đưa NH lên vị trí độc tôn, mà trở thành một khu vực hài hòa, hợp lý trong các tổ chức tín dụng, cùng nhau đưa thị trường tài chính phát triển. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm cách thức để phát triển thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường tín dụng trung và dài hạn; NH nhà nước còn phải căn cứ vào bối cảnh thực tế, phát triển hợp lý các thị trường hối đoái, liên ngân hàng và thị trường mở. Nhà nước phải phát triển hơn nữa thị trường chứng khoán, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản, phát triển các sản phẩm tài chính thứ sinh. Hình 7. Cấu trúc của thị trường tài chính Ngoài ra, cần phải phát triển hài hòa, hợp lý và khoa học thị trường hàng hóa, thị trường 1058
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 lao động, thị trường sản phẩm khoa học – công nghệ. Đưa các ngành, các vùng vào bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng nhờ hội nhập, và nhờ CMCN 4.0, đưa nhanh thể chế kinh tế lên tiệm cận thị trường đầy đủ, để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững 4. Kết luận So với ngày bắt đầu Đổi mới, hệ thống NH ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn và quan trọng cho các thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian vừa qua. Song trong bối cảnh phát triển chưa cao, lại đang hội nhập nhanh, sâu rộng, dưới tác động của CMCN 4.0, nên để thúc đẩy tăng trưởng, trong thời gian tới, Việt Nam nói chung và ngành NH Việt nói riêng, cần phải có nhiều thay đổi quan trọng trong phát triển. Không chỉ cần nỗ lực nâng cao nâng lực tài chính, nhân lực, công nghệ và quản trị, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ 4.0 nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu thực tiễn của từng NH thương mại. Mà còn cần tầm nhìn xa của bộ phận tinh hoa, của NH nhà nước trong tổ chức, điều hành hệ thống NH, trong xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, cho phù hợp với các FTA, với sự phát triển của CMCN 4.0. Cao hơn, còn cần nỗ lực của Nhà nước trong giải phóng tư duy phát triển, chuyển từ “cơi nới”, “dò đá qua sông” sang đột phá trên cơ sở khoa học vững chắc, “hy sinh” các tàn tích của cơ chế bao cấp, mở đường để nước ta bắt kịp và tiến cùng thời đại Dĩ nhiên, sứ mệnh này không dễ dàng, khi đụng chạm đến nền nếp cố hữu, đến lợi ích của không ít cơ quan, cũng như công, viên chức trong nhiều lĩnh vực Nhưng, để đổi mới phải có sự “hy sinh ”, phải dám “phá hủy sáng tạo ” để chấn chỉnh, loại trừ các khuyết tật, thay thế cái cũ, lỗi thời, bằng cái mới theo xu thế khó đảo ngược. Nên với quyết tâm đổi mới của Đảng, nỗ lực kiến tạo của Chính phủ, cùng quyết tâm đổi mới của NH nhà nước, sự chung sức của NH thương mại. Có quyền tin rằng: hệ thống NH Việt sẽ có sự phát triển theo hướng chủ động hội nhập và thích ứng với CMCN 4.0, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và bền vững, tạo bước ngoặt cho phát triển của kinh tế nước ta TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Thành (2019), Tiếp tục tháo gỡ rào cản xử lý nợ xấu , truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020 từ: 2. Hải Lộc (2019), Tâm thế cơi nới và dò đá qua sông thì không thể tiến dài, tiến xa , truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2020 từ: 3. Lê Quốc Anh và Lê Thị Trâm Anh (2018), Economic development in lower middle-in - come countries in this day and age, through practical study in Vietnam , Kỷ yếu Hội thảo: “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” – CIEMB 2018, ĐHKTQD, 29/11/2018, trang 102 9- 1047. 4. Lê Quốc Anh , Phạm Thùy Nguyên & Lê Thị Trâm Anh (2018), Phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp , Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 89 tháng 7+8/2018, trang 36-44. 5. Lương Bằng (2014), GS. TS. Trần Thọ Đạt: Muốn thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng trưởng phải trên 7,2%/năm , truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020 từ : 1059
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 6. Nguyễn Đình Cung (2019), Việt Nam ở vào tình thế ‘bây giờ hoặc không bao giờ’, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2020 từ: 7. Nguyễn Quang Thái (2019), Tụt hậu vòng 2, chúng ta có dám nhìn nhận để vươn lên , truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2020 từ: 8. Nguyễn Thị Vân Hà (2019), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội , truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020 từ: 9. Nhuệ Mẫn (2015), Ngân hàng Việt, để đi xa, to lớn là chưa đủ , truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020 từ: 10. Todd G. Buchholz (2008), Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối , bản dịch của Phạm Hồng Bắc và Bùi Ngọc Sơn, Nxb Tri thức, Hà Nội. 11. Vân Nam (2019), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tài chính toàn diện , truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020 từ : 12. Vũ Thành Tự Anh (2019), Việt Nam tìm kiếm mô hình phát triển mới? Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020 từ : 1060