Phát triển tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên

pdf 9 trang Gia Huy 1890
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_tin_dung_chinh_sach_xa_hoi_doi_voi_dong_bao_dan_t.pdf

Nội dung text: Phát triển tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN Nguyễn Chí Đức1, Đinh Thị Thu Hiền2 1Trường Đại học Sài Gòn, 2Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Gia Lai TÓM TẮT Bài viết phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp để phát triển tín dụng chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên, qua đó giúp cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên mạnh dạn tiếp cận tín dụng chính sách xã hội, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần ổn định trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn. Từ khóa: Tín dụng chính sách; Hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Tây Nguyên. 1. Lời mở đầu Đến cuối năm 2019, khu vực Tây Nguyên có 85.971 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm tỷ lệ hơn 80% số hộ nghèo trong khu vực. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhưng một bộ phận đồng bào DTTS vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS là vấn đề rất quan trọng trong thực hiện chính sách giảm nghèo ở khu vực này. Trong đó, phát triển tín dụng chính sách xã hội (CSXH) có vai trò rất lớn trong thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.Với ý nghĩa to lớn của tín dụng CSXHhộ đồng bào DTTS đối với sự phát triển bền vững của xã hội, thì đã có nhiều học giả như Bùi Sỹ Lợi (2018 ), (Trịnh Ngọc Lan, 2019), (Thanh Trúc, 2019) tiến hành phân tích đánh giá ở nhiều khía cạnh nhằm nâng cao tính hiệu quả của chương trình hay phát triển chương trình một cách phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng cụ thể của chương trình tại một khu vực cụ thể, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên để đưa ra các giải pháp phát triển tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS thì chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, nhóm tác giả qua nghiên cứu kết hợp với thực tiễn công tác sẽ tiến hành phân tích thực trạng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS Tây Nguyên, nhằm giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Nguyên. 2. Tổng quan về chương trình tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS tại khu vực Tây Nguyên: Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính Phủ, tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (hay còn gọi là tín dụng CSXH) là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để thực hiện các chủ trương về tín dụng chính sách xã hội. NHCSXH với mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch rộng khắp toàn quốc và hệ thống Điểm giao dịch xuống tận các xã/phường, mạng lưới Tổ TK&VV thành lập tại các thôn, ấp, bản, làng đã hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và của cả xã hội trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, mô hình “Điểm giao dịch của NHCSXH tại UBND xã/phường/thị trấn” là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Cùng với hoạt động tích cực của Tổ TK&VV đã tạo sự quản lý chặt chẽ vốn tín dụng CSXH từ khâu bình xét, sử dụng vốn đến khâu trả nợ, trả lãi(NHCSXH, 2014). Trong giai đoạn từ 2016-2019, NHCSXH đã thực hiện cho vay 22 chương trình tín dụng cho hộ đồng bào DTTS 273
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 trong khu vực, cụ thể: (1) cho vay hộ nghèo, (2) hộ cận nghèo, (3) hộ mới thoát nghèo, (4) giải quyết việc làm (GQVL), (5) sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (SXKDVKK), (6) học sinh sinh viên (HSSV), (7) nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT), (8) một số chương trình cho vay khác. Sự phát triển tín dụng CSXH được đánh giá qua các chỉ tiêu: Quy mô dư nợ, số hộ tiếp cận, mức độ hiểu biết về quy chế cho vay của ngân hàng và ý thức chấp hành nghĩa vụ khi vay vốn của hộ vay, tính hiệu quả của các phương án vay vốn, chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh, tỷ lệ thu lãi, ). Đối với hộ gia đình, thoát nghèo bền vững là việc hộ gia đình phải có ý chí quyết tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế ổn định, phương án sản xuất hiệu quả tăng nguồn thu hàng năm, thu nhập bình quân/người/hộ phải cao hơn mức thu nhập hộ nghèo, cận nghèo theo quy định. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có vị trí, vai trò quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây, mà còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Vì vậy, Tây Nguyên là một trong những trọng điểm chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai của các thế lực thù địch. Tuy vậy, đồng bào các DTTS trên địa bàn có ý thức đoàn kết dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít đồng bào bị nhiễm tư tưởng dân tộc tự trị, ly khai, chia rẽ với người Kinh. Đó là hậu quả của chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp và các thủ đoạn phá hoại đoàn kết dân tộc của đế quốc Mỹ trong thời kỳ xâm lược nước ta cũng như hoạt động chống, phá của các thế lực thù địch hiện nay; trong đó, nổi bật là nhóm người DTTS ở Tây Nguyên có tư tưởng ly khai, đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề-ga độc lập”(Trần Quang Phương, 2017). Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên: 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.Hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái khác nhau. Hiện nay, vấn đề xóa nghèo cho vùng đồng bào DTTS có rất nhiều văn bản của Quốc hội, Chính phủ và định hướng chung về giảm nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, đồng bào DTTS sinh sống tại Tây Nguyên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro dẫn đến mất ổn định về an ninh chính trị. Vì vậy, việc phát triển tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS tại khu vực Tây Nguyên rất quan trọng trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 3. Thực trạng phát triển tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS tại khu vực Tây Nguyên: Đời sống của đồng bào DTTS Tây Nguyên và trong cả nước còn rất khó khăn. Theo đánh giá của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, vùng đồng bào DTTS là vùng có “năm nhất” so với mặt bằng chung của cả nước: (1) có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; (2) nguồn nhân lực có chất lượng thấp nhất; (3)kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; (4) mức độ tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản kém nhất và (5) tỷ lệ nghèo cao nhất (Ủy Ban Dân Tộc, 2018). Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra. Từ năm 2016 đến năm 2019, hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. NHCSXH đã cho 1,4 triệu hộ DTTS vay 45.194 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng dư nợ), bình quân dư nợ 1 hộ là 30,5 triệu đồng (bình quân toàn quốc là 27 triệu đồng/hộ) để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Tuy vậy, đồng bào DTTS còn có một số vấn đề bức xúc như di cư tự phát, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, giải quyết chưa hiệu quả; đời sống của một bộ phận đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn; thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Tỷ lệ giảm nghèo hàng năm thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Một trong những khó khăn rất lớn đối với đồng bào DTTS ở Tây Nguyên là nguy cơ tái nghèo, không có sinh kế bền vững, khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính của Nhà nước để phát triển kinh tế thấp, Để giải quyết những vấn đề trên một cách cơ bản thì cần phải giúp hộ đồng bào DTTS tự tin, tự lập trong đời sống; từ bỏ dần thói quen trông chờ vào các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, xây dựng các phương án sản xuất phù 274
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hợp, hiệu quả, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng CSXH. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng CSXH với ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài, cơ chế cho vay nhiều ưu đãi sẽ giúp hộ DTTS làm quen với dịch vụ tài chính. Ngoài ra, khi vay vốn hộ sẽ được tham gia vào các Tổ TK&VV, qua đó sẽ dễ dàng trong việc được hưởng lợi từ các chính sách khuyến nông, khuyến lâm mà chính quyền các cấp triển khai, nhờ vậy sẽ có kiến thức để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bảng 1: Doanh số cho vay DTTS khu vực Tây Nguyên Giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, lượt hộ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng STT Chương trình DSCV Lượt hộ DSCV Lượt hộ DSCV Lượt hộ DSCV Lượt hộ DSCV Lượt hộ Số tiền Tỷ trọng (%) Số lượt Tỷ trọng (%) 1 Hộ nghèo 1.074 40.822 993 34.126 999 33.078 848 25.200 3.914 41 133.226 38 2 Cận nghèo 333 11.710 447 14.346 628 19.006 677 18.624 2.085 22 63.686 18 3 Thoát nghèo 145 5.544 196 6.662 377 11.650 551 15.118 1.269 13 38.974 11 4 Giải quyết việc làm 19 766 22 814 35 1.244 49 1.484 125 1 4.308 1 5 Hộ SXKD VKK 199 7.920 221 8.560 285 10.456 372 11.540 1.077 11 38.476 11 6 Học sinh, sinh viên 14 1.746 12 1.328 11 1.058 10 866 47 0 4.998 1 7 NS&VSMT 108 9.400 139 12.020 164 12.940 196 10.780 607 6 45.140 13 8 Chương trình khác 124 8.690 91 3.586 114 4.312 91 3.042 420 4 19.630 6 Tổng cộng 2.016 86.598 2.121 81.442 2.613 93.744 2.794 86.654 9.544 100 348.438 100 Nguồn: NHCSXH và tác giả tính toán Theo NHCSXH (2016,2017,2018, 2019), giai đoạn 2016-2019, NHCSXH đã thực hiện giải ngân cho hộ DTTS với doanh số đạt 9.544 tỷ đồng, 348.438 lượt hộ vay được tiếp cận vốn, bình quân 1 hộ được vay 27 triệu đồng. Trong đó, doanh số chương trình cho vay hộ nghèo chiếm đa số với 3.914 tỷ đồng (tỷ trọng 41%), 133.226 lượt hộ vay (tỷ trọng 38%); kế tiếp là chương trình cho vay hộ cận nghèo 2.085 tỷ đồng (tỷ trọng 22%), 63.686 lượt hộ vay (tỷ trọng 18%); chương trình cho vay hộ thoát nghèo 1.269 tỷ đồng (tỷ trọng 13%), 38.974 lượt hộ vay (tỷ trọng 11%); chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 1.077 tỷ đồng (tỷ trọng 11%) , 38.476 lượt hộ vay (tỷ trọng 11%); các chương trình cho vay khác có doanh số và lượt hộ vay thấp, riêng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng 6% nhưng số hộ chiếm tỷ trọng 13% là do chương trình có giới hạn mức vay tối đa thấp hơn các chương trình cho vay khác (hiện tại là 10 triệu đồng/công trình, tối đa 20 triệu đồng/2 công trình/hộ), vì vậy cùng một doanh số cho vay với các chương trình khác thì chương trình này có số hộ tiếp cận nhiều hơn. Doanh số cho vay hộ nghèo theo chiều hướng giảm dần từ 2016-2019; ngược lại doanh số cho vay các chương trình hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ giải quyết việc làm lại tăng dần trong giai đoạn. Sự biến động này phản ánh đúng thực trạng, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kết quả điều tra hộ nghèo - cận nghèo giai đoạn 2016-2020, vì vậy số hộ nghèo chiếm cao nhất trong giai đoạn, nhu cầu tiếp cận vốn sẽ cao nhất; các năm tiếp theo, với sự hỗ trợ của Nhà nước, một số hộ nghèo cải thiện được sinh kế, thu nhập sẽ thoát nghèo hoặc chuyển xuống ở mức cận nghèo, do vậy đối tượng tiếp cận vốn hộ nghèo giảm đi nhưng các đối tượng khác lại tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, chương trình cho vay NS&VSMT trong giai đoạn này cũng tăng doanh số rất lớn, thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc thực hiện tiêu chí về nước sạch và vệ sinh môi trường để cải thiện môi trường 275
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 sống ở khu vực nông thôn, qua đó có những giải pháp vận động, tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân, đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để phát triển giải ngân nguồn vốn này (Bảng 1). Bảng 2: Dư nợ vay vốn hộ DTTS khu vực Tây Nguyên Giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, hộ Tốc độ 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 tăng STT Chương trình trưởng dư nợ BQ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ Dư nợ Số hộ (%) 1 Hộ nghèo 2.615 126.426 2.899 120.092 3.023 112.150 2.832 96.704 2,94 2 Cận nghèo 1.000 42.444 1.216 46.254 1.432 48.150 1.746 53.818 20,43 3 Thoát nghèo 272 10.516 454 16.884 725 24.774 1.130 34.916 60,82 4 Giải quyết việc làm 46 2.268 55 2.400 70 2.718 103 3.592 31,33 5 Hộ SXKD VKK 511 24.208 578 24.928 683 27.012 856 30.666 18,87 6 Học sinh, sinh viên 159 8.892 115 6.022 87 4.272 67 3.056 -25,00 7 NS&VSMT 357 35.258 438 35.646 529 46.208 621 47.558 20,29 8 Chương trình khác 456 49.908 494 51.646 541 43.886 544 37.426 6,13 Tổng cộng 5.416 299.920 6.249 303.872 7.090 309.170 7.899 307.736 13,42 Nguồn: NHCSXH và tác giả tính toán Theo NHCSXH (2016, 2017, 2018, 2019), đến 31/12/2019, NHCSXH đang triển khai 22 chương trình tín dụng chính sách cho hộ đồng bào DTTS tại khu vực Tây Nguyênvới dư nợ đạt 7.899 tỷ đồng cho 307.736 hộ gia đình, chiếm 48%% tổng dư nợ trong khu vực. Tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm ở khu vực hộ DTTS 13,42%, cao hơn mức bình quân chung của khu vực (8-10%/năm). Trong những năm qua, NHCSXH luôn đảm bảo chuyển tải kịp thời, đầy đủ nhu cầu nguồn vốn tín dụng CSXH phục vụ cho hộ đồng bào DTTS khu vực Tây Nguyên. Một số chương trình cho vay có tăng trưởng dư nợ bình quân cao như: thoát nghèo (60,82%), cận nghèo (20,43%), SXKDVKK (18,87%), GQVL (31,33%), NSVSMT (20,29%). Trong đó, chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo là chương trình tín dụng mới, bắt đầu triển khai từ năm 2015 đế đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo, cận nghèo đã ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo không quá 3 năm tại thời điểm vay vốn, đây là một chương trình hết sức thiết thực giúp giảm nghèo bền vững, ngay khi triển khai đã tải một khối lượng vốn rất lớn, đẩy tốc độ tăng trưởng dư nợ chương trình cao vượt bậc so với các chương trình khác. Trong giai đoạn, NHCSXH cũng thực hiện nâng mức cho vay tối đa một số chương trình tín dụng nên hầu hết các chương trình có mức tăng trưởng cao hơn. Đối với chương trình cho vay hộ nghèo, từ 2016-2019 thì doanh số cho vay theo chiều hướng giảm, tăng trưởng sẽ giảm dần dẫn đến tăng trưởng bình quân không cao. Tuy nhiên, đến 31/12/2019, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo vẫn chiếm đa số; số dư đạt 2.832 tỷ đồng (tỷ trọng 36%) với 96.704 hộ vay (31%) (Bảng 2). 276
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 3: Kết cấu dư nợ DTTS khu vực Tây Nguyên Giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, % 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 STT Chương trình Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Số hộ 1 Hộ nghèo 2.615 48 2.899 46 3.023 43 2.832 36 2 Cận nghèo 1.000 18 1.216 19 1.432 20 1.746 22 3 Thoát nghèo 272 5 454 7 725 10 1.130 14 4 Giải quyết việc làm 46 1 55 1 70 1 103 1 5 Hộ SXKD VKK 511 9 578 9 683 10 856 11 6 Học sinh, sinh viên 159 3 115 2 87 1 67 1 7 NS&VSMT 357 7 438 7 529 7 621 8 8 Chương trình khác 456 8 494 8 541 8 544 7 Tổng cộng 5.416 100 6.249 100 7.090 100 7.899 100 Nguồn: NHCSXH và tác giả tính toán Nguồn vốn tín dụng CSXH cho vay chủ yếu đầu tư vào các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, SXKDVKK để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh; ngoài ra phục vụ mục đích an sinh như chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33 để xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay NSVSMT để xây dựng và sửa chữa công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, cho vay chương trình HSSV để hỗ trợ kinh phí học tập, Tỷ trọng dư nợ của 4 chương trình hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, sản xuất kinh doanh chiếm hơn 80%/tổng dư nợ khu vực (tỷ trọng cụ thể lần lượt từ 2016-2019 là: 80%, 83%, 83%, 83%); đối với cho vay phục vụ an sinh xã hội, chương trình cho vay NS&VSMT chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 7-8%), mỗi chương trình còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Bảng 3). 277
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 4: Số liệu hộ nghèo DTTS khu vực Tây Nguyên Giai đoạn 2016-2019 NĂM 2016 2017 2018 2019 STT Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ TỈNH nghèo Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ DTTS DTTS DTTS DTTS DTTS DTTS DTTS DTTS 1 ĐĂK LẮK 139.615 47.504 34 142.373 42.774 30 145.396 37.067 25 161.568 30.589 19 2 GIA LAI 136.667 47.133 34 141.221 45.340 32 144.502 30.441 21 150.536 22.378 15 3 KON TUM 65.014 26.908 41 66.932 24.234 36 69.244 21.392 31 70.798 17.649 25 4 LÂM ĐỒNG 69.059 10.159 15 69.426 8.027 12 70.672 6.008 9 73.697 4.109 6 5 ĐĂK NÔNG 42.666 17.232 40 43.993 15.211 35 43.423 15.683 36 46.561 11.246 24 Tổng cộng 453.021 148.936 33 463.945 135.586 29 473.237 110.591 23 503.160 85.971 17 Nguồn: NHCSXH và tác giả tính toán Theo NHCSXH (2016, 2017, 2018, 2019), vốn tín dụng ưu đãi do NHCSXH chuyển tải đã đầu tư cho gần 100% hộ đồng bào DTTS tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại vùng sâu, vùng xa, có những hộ đã vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng ưu đãi. Nguồn vốn từ tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình đối với đồng bào DTTS, cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 33% (năm 2016) xuống còn 17% (năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, mỗi năm giảm từ 4-6%/năm. Qua đó, đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hộ đồng bào DTTS tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước quen dần với cơ chế thị trường (Bảng 4). Kết quả của tín dụng chính sách xã hội đã được Quốc hội, các Bộ ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội (2014) đã đánh giá: “Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng (Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13). Tóm lại, về phương thức hoạt động, quy chế cho vay, các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào DTTS mà NHCSXH đang phục vụ rất phù hợp với hộ đồng bào DTTS: thủ tục thuận lợi, lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài, phân kỳ trả lãi và nợ gốc rất phù hợp, tổ chức giao dịch tới xã, Tuy nhiên, một bộ phận hộ DTTS tại khu vực Tây Nguyên còn rất nghèo, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn rất hạn chế, mức vay vốn chưa cao, thậm chí nhiều hộ không mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, mặc dù cả hệ thống chính trị đã rất nỗ lực trong triển khai các chương trình dự án cho người nghèo, nguyên nhân cụ thể: Thứ nhất, một số hộ DTTS không muốn tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, tư tưởng chờ đợi vào các nguồn cho không của Nhà nước và các tổ chức từ thiện; không có nhu cầu vươn lên trong cuộc sống mà chỉ cần cuộc sống đủ ăn qua ngày. Một số hộ đồng bào DTTS vay vốn đi xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật còn thấp, chưa có tác phong công nghiệp, bỏ về nước 278
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 trước hạn, vi phạm hợp đồng lao động, Có thể nói cuộc vận động “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” chưa đạt kết quả đối với một bộ phận đồng bào DTTS. Thứ hai, hộ đồng bào DTTS chủ yếu sống tại nơi có địa hình phức tạp, diện tích núi cao nhiều, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, phân bố phân tán; hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, nên rất khó cho tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa trên quy mô lớn dẫn đến giá thành cao và khó tiêu thụ; nhu cầu về mức đầu tư không cao nên mức vay vốn thấp. Thứ ba, hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa được quan tâm thường xuyên. 4. Kết luận và giải pháp phát triển tín dụng CSXH đối với hộ DTTS tại khu vực Tây Nguyên Đồng bào DTTS khu vực Tây Nguyên rất cần được hỗ trợ để phát triển sản xuất, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; trong đó giải pháp về phát triển tín dụng chính sách sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề tồn tại kéo dài, giúp cộng đồng DTTS trong khu vực thoát nghèo bền vững. Qua nghiên cứu thực tiễn, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng CSXH đối với hộ DTTS tại khu vực Tây Nguyên nhằm giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững, qua đó góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tăng trưởng kinh tế vùng Tây Nguyên. Một là, NHCSXH đánh giá kết cấu dư nợ đối với hộ DTTS trong khu vực và đưa ra giải pháp phát triển từng chương trình tín dụng về quy mô dư nợ, số hộ tiếp cận, chất lượng tín dụng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang thực hiện tại khu vực Tây Nguyên với mục đích đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất; trong đó 4 chương trình có dư nợ lớn nhất là: chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, như vậy việc phát triển tín dụng 4 chương trình này giữ vai trò quan trọng trong phát triển tín dụng chính sách xã hội tại khu vực. Các chương trình tín dụng phục vụ mục đích an sinh xã hội cũng cần có giải pháp cụ thể cho từng chương trình. Để phát triển tín dụng các chương trình hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo thì cần đi sâu vào các giải pháp cụ thể: vận động 100% các hộ thuộc đối tượng tiếp cận vốn, tùy thuộc điều kiện và khả năng sử dụng vốn của từng hộ để vận động vay mức vốn phù hợp nhất, NHCSXH tiếp tục đề nghị cơ chế nâng mức cho vay tối đa. Đối với chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hạn chế hiện nay là mức cho vay tối đa đối với tín chấp thấp (50 triệu đồng), không đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư của người dân, nguồn vốn cho chương trình này cũng chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu hộ dân. Đối với chương trình NSVSMT, cần vận động hộ DTTS tiếp cận để đảm bảo vệ sinh môi trường, phải nâng mức vay thêm nữa để xây dựng công trình quy mô hơn. Nhà nước cần quan tâm tăng nguồn vốn giải quyết việc làm và xây dựng thêm các chương trình tín dụng an sinh đặc thù cho khu vực Tây Nguyên. Hai là, Phải có ý thức về nâng cao đời sống người dân mới có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, tín dụng sẽ phát triển về quy mô dư nợ, số hộ tiếp cận. Trước hết, cuộc vận động “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào DTTS hiện nay phải hết sức cụ thể, quyết liệt. Phải khẳng định rằng chỉ khi nào tự thân người DTTS thực sự muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó thì mới có thể xóa nghèo thực sự ở khu vực này được, để thay đổi nhận thức của cộng đồng này thì cần sự vào cuộc của cả xã hội, trong đó vai trò của già làng, trưởng bản là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, ở nơi nào già làng, trưởng bản là những người có kiến thức và ý thức phát triển kinh tế gia đình, ở đó người dân cùng nhau cố gắng phát triển sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách để nâng cao sản xuất, đời sống cũng phát triển hơn nhiều. Chính quyền địa phương cần vào cuộc để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chương trình hỗ trợ đồng bào DTTS có đánh giá chính xác hiệu quả; một số nơi càng nhiều chính sách hỗ trợ thì sức ỳ của một bộ phận người DTTS càng lớn (nhất là hộ nghèo DTTS), đời sống càng khó khăn hơn khu vực ít được hỗ trợ. Chưa kể, cộng đồng DTTS có tập quán chia đều lợi ích, vì vậy việc bình xét trong cấp phát các nguồn hỗ trợ 279
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 còn mang tính cào bằng; như vậy không khuyến khích được các hộ có ý chí thoát nghèo; một số hộ không có ý chí thoát nghèo có tư tưởng ỷ lại kéo dài. Như vậy, để các chương trình hỗ trợ của Chính phủ thực sự có hiệu quả thì chỉ hỗ trợ cho các hộ có ý chí thoát nghèo, đối với các hộ có tư tưởng ỷ lại thì không ưu tiên hỗ trợvật chấttrước mà cần phải vận động thay đổi về nhận thức trước, nội dung này nên họp công khai trước dân để tuyên truyền, giáo dục. Mặt trận Tổ quốc phải tích cực phát huy vai tròtrong phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có biện pháp chuyển tảitất cả các nguồn hỗ trợ cho không hiện nay qua NHCSXH bằng nguồn vốn vay với lãi suất thấp sẽ có hiệu quả kinh tế và xã hội tốt hơn nhiều. Giải pháp trên phải được triển khai thực hiện đồng bộ từ trung ương tới địa phương; giữa các ngành, các cấp một cách quyết liệt mới phát huy được hiệu quả, kết quả của thực hiện giải pháp này là cơ sở để thực hiện các giải pháp tiếp theo một cách hiệu quả. Ba là, phải hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, triển khai thêm các chương trình tín dụng đặc thù để giải quyết tận gốc các nguyên nhân nghèo đói kéo dài, đặc biệt việc hỗ trợ thủ tục vay vốn, kế hoạch trả nợ chi tiết giúp hộ dân tự tin khi sử dụng vốn. NHCSXH phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, các Hội đoàn thể nhận ủy thác chỉ đạo các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phối hợp với Trưởng thôn, làng, tổ dân phố họp các thôn, làng, tổ dân phố để đánh giá điều kiện của từng gia đình hộ DTTS, qua đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng hộ để hỗ trợxây dựng phương án sản xuất, hướng dẫn vay vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài các chương trình vay vốn phát triển sản xuất, an sinh (nhà ở, nước sạch vệ sinh môi trường), NHCSXH phát triển thêm chương trình cho vay tiêu dùng đối với hộ DTTS để hạn chế đồng bào DTTS tiếp cận “tín dụng đen”, hoặc mua nợ hàng hóa của tư thương sau đó phải trả bằng sản phẩm nông nghiệp với giá rẻ,đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến vòng nghèo lẩn quẩn kéo dài trong nhiều năm qua của đồng bào DTTS. Cán bộ tín dụng NHCSXH, Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác trực tiếp tham gia tuyên truyền về tín dụng CSXH tại các cuộc họp thôn, làng, tổ dân phố; nội dung tuyên truyền cụ thể, chi tiết để nhân dân nắm bắt và tiếp cận vốn. Chính phủ cần duy trì kịp thời, đảm bảo đủ nguồn vốn tín dụng CSXH để NHCSXH triển khai các chương trình cho hộ DTTS. Bốn là, hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường giáo dục đào tạo nghề cho đồng bào DTTS một cách thiết thực, hiệu quả. Chính quyền các cấp chủ trì để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH; tăng cường công tác giáo dục đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. Triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng, từng dân tộc khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất.Ngoài ra, việc bố trí đất ở, đất sản xuất phù hợp cho đồng bào DTTS là một vấn đề quan trọng mà các cấp chính quyền cần quan tâm giải quyết. Hiện nay, một trong những chương trình tín dụng tại NHCSXH giúp đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh nhất là cho vay xuất khẩu lao động, mức vay đảm bảo để người vay trang trải chi phí, thủ tục đơn giản, thuận lợi. Tuy nhiên, do chưa được đào tạo nghề tốt nên nhiều lao động không đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị xuất khẩu lao động, sự kết nối giữa các đơn vị xuất khẩu lao động và nguồn lao động DTTS chưa tốt nên chưa khai thác hết cơ hội. Như vậy, nên chăng việc xây dựng một chương trình quốc gia để kết nối giữa đào tạo nghề và xuất khẩu lao động cho đồng bào DTTS. Năm là, Chính phủ cần xây dựng dự án kết nối phát triển kinh tế, du lịch của cả vùng, trong đó có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và ưu tiên sử dụng lao động là đồng bào DTTS Với ưu thế được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nhiều thắng cảnh đẹp, Tây Nguyên là vùng đất vừa có thể phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dược liệu, du lịch, dịch vụ giúp nâng cao đời sống của dân cư trong vùng. Vì vậy, Chính phủ cần có kế hoạch phát triển kinh tế gắn với du lịch kết nối cho cả 280
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 vùng để có thể khai thác tiềm năng một cách tốt nhất; xây dựng chiến lược phát triển tiềm năng du lịch trên cơ sở liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp, hình thành và phát triển các chuỗi liên kết đối với các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực vùng, đầu tư công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm hàng hóa;triển khai các dự án ưu tiên lao động là người DTTS để thúc đẩy thay đổi trong cộng đồng này. Sáu là, nâng cao chất lượng, ưu đãi về giáo dục đào tạo cho học sinh, sinh viên DTTS; thế hệ này là tương lai phát triển của cộng đồng DTTS. Phát triển không chỉ quan tâm giải quyết các vấn đề hiện tại mà cần phải xây dựng nền tảng cho tương lai. Quan tâm giáo dục đào tạo cho học sinh DTTS giúp xây dựng tương lai tốt hơn cho cộng đồng này với những công dân: có trình độ văn hóa, chuyên môn, hiểu biết xã hội, biết tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, Như vậy, sẽ giúp cộng đồng DTTS phát triển về mọi mặt trong đó có việc phát triển vay vốn tín dụng chính sách xã hội để làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Hiện nay, thế hệ trẻ DTTS đã có nhiều tiến bộ so với thế hệ trước, tuy nhiên giải pháp này cần phải thực hiện tốt hơn nữa mới có thể giảm khoảng cách về mọi mặt giữa cộng đồng DTTS và dân tộc Kinh. Tóm lại, phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị thường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước đã đề ra chủ trương: Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chú trọng giải pháp tín dụng chính sách tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững; trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn (NHCSXH, 2017). Đối với đồng bào DTTS ở khu vực Tây Nguyên, phát triển tín dụng CSXH, tạo sinh kế ổn định còn góp phần ổn định trật tự xã hội, an ninh chính trị. Do đó, trong thời gian tới, cần phải có định hướng và giải pháp phát triển tín dụng CSXH đối với đồng bào DTTS trong khu vực này đạt hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Sỹ Lợi. (2018 ). Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Retrieved from dung-doi-voi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-20180813083906133.htm [2] Tổ chức, hoạt động Điểm giao dịch xã, 4030/NHCS-TDNN C.F.R. (2014). [3] NHCSXH. (2017). Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội (giai đoạn 2002-2017), định hướng hoạt động đến năm 2020. [4] NHCSXH. (2018). Báo cáo chuyên đề tín dụng người nghèo năm 2018 [5] NHCSXH.(2016-2019). Báo cáo của các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nguyên [6] Thanh Trúc. (2019). Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Retrieved from /2018/814405/view_content# [7] Trần Quang Phương. (2017). Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên. Retrieved from huy-vai-tro-cua-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-trong-xay-dung-tiem-luc-quoc-phong-tren/10472.html [8] Trịnh Ngọc Lan. (2019). Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Retrieved from chuong-trinh-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-doi-voi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tai-viet-nam-25011.html [9] Ủy Ban Dân Tộc. (2018). Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi (giai đoạn 2016 - 2018) [10] Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội. (2014). Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005 - 2012. 281