Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_tri_rui_ro_lai_suat_tren_so_ngan_hang_tai_cac_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRÊN SỔ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM INTEREST RATE RISK IN BANKING BOOK MANAGEMENT IN VIETNAM COMMERCIAL BANKS Nguyễn Thị Thu Trang, Đỗ Thu Hằng, Vũ Hải Yến, Trần Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Diễm Hương Học viện Ngân hàng hangdo@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Rủi ro lãi suất luôn được biết đến là một trong những rủi ro có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại kể cả trên sổ kinh doanh hay trên sổ ngân hàng. Biến động nhanh và mạnh của lãi suất trên thị trường có thể khiến các ngân hàng thương mại rơi vào trạng thái khó khăn từ đó gây bất ổn cho cả hệ thống Ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, vì thế, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Bài viết phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng tại 21 Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua kết quả phỏng vấn chuyên sâu và bảng hỏi. Bên cạnh đó, bài viết tiến hành mô phỏng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại 01 Ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất sổ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ khóa: Rủi ro lãi suất sổ ngân hàng, quản trị ngân hàng, Basel, Thông tư 13. ABSTRACT Interest risk is considered as a potentially adverse impact on commercial banks’s trading book as well as banking book. The sharp and rapid volatility of interest rate can push commerical banks fall into difficult situation, thus, leading to an instability of the whole banking system. Therefore, interest rate risk in banking book (IRRBB) management plays an important role in banking operations. This paper analyzes the current management of IRRBB at 21 commercial banks in Vietnam by doing in-depth interviews and questionaires. Futhermore, the study also executes a simulation of IRRBB management at one commercial bank according to regulations of State Bank of Vietnam. Finally, for the purpose of improving the effectiveness of IRRBB management in Vietnam, some implications for commercial banks are provided. Key words: Interest rate risk in banking book, bank management, Basel, Circular 13. 1. Giới thiệu về quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và tín dụng những năm 1980 cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng là rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (RRLSSNH) không được quản trị một cách chặt chẽ và hiệu quả (BCBC, 2012; Scandizzo, 2016). Từ năm 2004, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra các quy định về quản trị rủi ro lãi suất chung bao gồm rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh và RRLSSNH (BCBS, 2014). Theo đó , nguyên tắc từ 1 đến 13 áp dụng chung cho việc quản lý rủi ro lãi suất bất kể khoản mục đấy nằm trong sổ giao dịch hay sổ ngân hàng và các nguyên tắc 14 và 15 quy định cụ thể việc giám sát RRLSSNH. Gần đây nhất, BCBS (2016) đã có một số thay đổi và ban hành quy định riêng về quản trị và giám sát RRLSSNH bao gồm 12 nguyên tắc chia thành các nhóm nguyên tắc về: quy trình quản trị (nguyên tắc 1 đến 7), công bố và đánh giá nội bộ (nguyên tắc 8, 9) và đánh giá giám sát (nguyên tắc 10 đến 12) Bên cạnh Basel, Ngân hàng trung ương (NHTW) và cơ quan giám sát ngân hàng các quốc gia cũng nhanh chóng cập nhật, ban hành và tách biệt các quy định liên quan đến quản trị RRLSSNH. Ủy ban ngân hàng Châu Âu (EBA) trong năm 2015 đã cập nhật bản hướng dẫn năm 2006 về quản trị RRLSSNH, đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp các NHTM tính toán, đo lường RRLSSNH trong quy trình quản lý vốn 549
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nội bộ ICAAP (Internal Aapital Adequacy Assessment Process). Ủy ban giám sát tài chính úc (Australian Prudential Regulation Authority- APRA) cũng đã có những quy định về RRLSSNH từ năm 2008 và có bản cải tiến hơn vào năm 2013. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung Ương Bỉ (National Bank of Belgium- NBB) năm 2015 cũng đưa ra quy định mới nhất liên quan đến RRLSSNH, trong đó yêu cầu các NHTM tính toán đủ vốn bù đắp cho RRLSSNH và yêu cầu các ngân hàng không đủ vốn cần tiến hành đánh giá lại và nhanh chóng có các biện pháp khắc phục. Như vậy càng ngày, các chuẩn mực quốc tế về quản trị RRLSSNH càng được quan tâm tại các quốc gia trên thế giới thông qua việc đưa ra các quy định, giới thiệu các kỹ thuật hiện đai hơn trong việc đo lường, đánh giá và quản trị RRLSSNH. Tại Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của các NHTM Việt Nam là nâng cao năng lực quản trị điều hành nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, đặc biệt là quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng mà các NHTM Việt Nam đang vướng khi thực hiện theo basel II là cần phải có bộ máy, cơ chế quản trị RRLSSNH. Ngày 18/5/2018, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư 13/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/01/2019 về hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó có các nội dung liên quan đến các quy định về quản lý RRLSSNH và đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ tương ứng với các rủi ro trong đó có RRLSSNH. Lần đầu tiên, qua thông tư 13/TT-NHNN, NHNN về mặt pháp lý công nhận RRLSSNH là một trong những rủi ro trọng yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam và các NHTM Việt Nam cần phải quản trị hiệu quả rủi ro này. Cụ thể hoạt động quản lý RRLSSNH được tách thành mục riêng bao gồm 3 điều: (i) Điều 56: Chiến lược quản lý RRLSNH, hạn mức RRLSNH; (ii) Điều 57. Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRLSNH và (iii) Điều 58. Báo cáo nội bộ về rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng. Ngoài ra Trong nội dung yêu cầu tính vốn nội bộ cho ngân hàng, NHNN yêu cầu NHTM tự xác định vốn cho RRLSSNH. Từ các quy định của Basel và thông tư 13/TT-NHNN, khung quản trị về RRLSSNH tại các NHTM được nhóm nghiên cứu thể hiện qua Hình 1. Cụ thể nội dung của các cấu phần bao gồm: (i) Thứ nhất, giám sát của quản lý cấp cao về quản trị RRLSSNH bao gồm: (a) Thiết lập, phê duyệt, triển khai và rà soát hàng năm của chiến lược, chính sách và giới hạn quản lý RRLSSNH; (b) xây dựng và phê duyệt khẩu vị rủi ro của ngân hàng với RRLSSNH; (ii) Thứ hai, nhận diện RRLSSNH bao gồm: (a) Nhận diện đầy đủ nguyên nhân dẫn tới RRLSSNH và (b) đối tượng chịu rủi ro là các trạng thái trong sổ ngân hàng ; (iii) Thứ ba, đo lường và đánh giá RRLSSNH bao gồm (a) phương pháp, chỉ số đo lường đánh giá RRLSSNH, (b) kiểm tra sức chịu đựng RRLSSNH, (c) tính toán vốn cần thiết đáp ứng RRLSSNH; (iv) Thứ tư, giám sát và kiểm soát RRLSSNH bao gồm kiểm soát rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro; (v) Thứ năm, báo cáo RRLSSNH bao gồm tần suất, nội dung và hình thức báo cáo về RRLSSNH. 550
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 (1) Giám sát của quản lý cấp cao về RRLSSNH Cơ cấu tổ chức thực hiện quản trị RRLSSNH, Ban hành Chiến lược, chính sách, quy định về quản trị RRLSSNH, xác định khẩu vị rủi ro cho RRLSSNH, Giám sát về việc tổ chức thực hiện quản trị RRLSSNH. (2) Nhận diện RRLSSNH (3) Đo lƣờng và đánh giá RRLSSNH (4) giám sát và kiểm soát RRLSSNH Nhận diện nguyên nhân rủi ro và đối Phương pháp, chỉ số đo lường Kiểm soát rủi ro tượng chịu rủi ro đánh giá RRLSSNH, Kiểm tra sức chịu Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro đựng RRLSSNH, tính vốn 551 (5) Báo cáo về RRLSSH Tần suất, nội dung, hình thức báo cáo về RRLSSNH Sơ đồ 1: Khung quản trị rủi ro lãi suất sổ ngân hàng tại ngân hàng thƣơng mại Nguồn: nghiên cứu của nhóm tác giả
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất sổ ngân hàng tại các NHTM Việt Nam Trong nghiên cứu này, để đánh giá thực trạng triển khai quản trị RRLSSNH tại các NHTM tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng câu hỏi khảo sát gửi trực tiếp đến các cán bộ ngân hàng (Hội sở chính) đang làm việc tại các bộ phận triển khai Basel, bộ phận quản lý rủi ro, phòng nguồn vốn và bộ phận quản lý rủi ro thị trường. Các ngân hàng được lựa chọn để khảo sát được xác định trên cơ sở đảm bảo phản ánh được tình hình triển khai quản trị RRLSSNH với các đặc điểm, quy mô, tính chất khác nhau. Nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá được xác thực, nhóm nghiên cứu chia các NHTM thành hai nhóm như sau: - Nhóm 1: bao gồm nhóm 091 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II theo quy định của NHNN là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank và VIB. - Nhóm 2: bao gồm các NHTM Việt Nam còn lại không nằm trong nhóm 09 ngân hàng trên. Trong nhóm này đã có một số ngân hàng đã thực hiện triển khai Basel II dù chưa nằm trong diện triển khai thí điểm của NHNN, còn một số các ngân hàng hoàn toàn chưa bắt đầu quá trình triển khai Basel II hoặc chưa có định hướng rõ ràng về việc triển khai Basel II, do vậy chưa triển khai RRLSSNH trên thực tế. - Nhóm 3: bao gồm các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là những NHTM lớn, đã triển khai Basel II và quản lý RRLSSNH theo Basel II. Từ việc phân nhóm ngân hàng như trên, nhóm nghiên cứu đã phát ra 35 phiếu khảo sát, thu về 27 phiếu khảo sát, trong đó có 21 phiếu hợp lệ và 6 phiếu không hợp lệ. Trong 21 phiếu hợp lệ có 9 phiếu từ nhóm 1, 10 phiếu từ nhóm 2 và 2 phiếu từ nhóm 3. Phiếu khảo sát gồm 14 câu hỏi, bao hàm hai nội dung chính nhằm hỗ trợ đánh giá thực trạng triển khai quy trình quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam thông qua thống kê miêu tả gồm: (i) Thực trạng triển khai Basel: bao gồm câu hỏi tìm hiểu về kế hoạch triển khai Basel, mức độ triển khai Basel tại các NHTM; (ii) Thực trạng triển khai quản trị RRLSSNH: bao gồm câu hỏi tìm hiểu về kế hoạch triển khai quản trị RRLSSNH, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu về từng bước trong quy trình quản trị RRLSSNH. Ngoài các câu hỏi lựa chọn đáp án có sẵn và câu hỏi mở, phiếu khảo sát còn bao gồm câu hỏi nhằm đánh giá mức độ triển khai thực hiện theo thang điểm 0 - 4. Thang điểm cụ thể như sau: - Điểm 0: Không biết (0%). - Điểm 1: Không có hoặc có rất ít (dưới 10%). - Điểm 2: Có nhưng còn hạn chế, bất cập (dưới 50%). - Điểm 3: Có tương đối đầy đủ (từ 50% đến dưới 100%). - Điểm 4: Có đầy đủ (100%). Thông tin thu thập được sẽ chủ yếu phân tích thực trạng triển khai quản trị RRLSSNH ở nhóm 1 là các NHTM đã triển khai Basel II. Bên cạnh đó, một số số liệu của nhóm 2 và nhóm 3 cũng được đưa vào để so sánh đối chiếu. 2.1. Giám sát của quản lý cấp cao về quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Vai trò của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban điều hành trong khung quản trị RRLSSNH gồm: một là, Giám sát việc tổ chức thực hiện quản trị RRLSSNH; hai là, xây dựng Chiến lược quản trị RRLSSNH; ba là, xác định khẩu vị rủi ro cho RRLSSNH. Thứ nhất, về xây dựng cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro. Tại Việt Nam, theo thông tư 13/2018/TT-NHNN các NHTM cần phải xây dựng mô hình 3 tuyến phòng thủ trong việc quản trị rủi ro. Trong đó, phải đảm bảo chức năng giám sát cấp cao của Ban quản trị, Ban lãnh đạo điều hành trong việc quản lý rủi ro. Cụ thể, các NHTM phải xây dựng cơ cấu giám sát và quản lý rủi ro như sau: Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của NHTM giám sát Tổng giám đốc (Giám đốc); Tổng giám đốc (Giám đốc) của NHTM giám 1 Nhóm này ban đầu gồm 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm thực hiện Basel II, nhưng tính tới 31/8/2018 Sacombank đã tạm dừng thực hiện. 552
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 sát, chỉ đạo các cá nhân, bộ phận trên cơ sở đề xuất, tham mưu của Hội đồng rủi ro. Thực tế qua khảo sát việc thực hiện quản trị RRLSSNH tại các NHTM thuộc mẫu khảo sát cho thấy cơ cấu này tại các NHTM thuộc nhóm 1 đã khá hoàn thiện. Về cơ bản, các ngân hàng này đều đã thiết lập mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban để giúp ban lãnh đạo cấp cao thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại thông tư 13/2018/TT-NHNN. Thứ hai, về xây dựng chiến lược quản trị RRLSSNH. Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN, việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phải bao gồm những công việc sau: xác định nguyên tắc quản lý rủi ro (trong đó đưa ra các chỉ số đo lường rủi ro) và xác định các nguyên tắc sử dụng các công cụ phòng ngừa RRLSSNH (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các công cụ phòng ngừa RRLSSNH). Hình 2 mô tả mức độ xây dựng chiến lược quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam. Hình 1: Mức độ xây dựng chiến lƣợc quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Theo kết quả nhóm khảo sát, các ngân hàng thuộc nhóm 1 mới thực hiện việc xây dựng chiến lược quản trị RRLSSNH ở dưới ngưỡng 3 (trung bình 2.44, độ lệch chuẩn = 0.684), điều này có nghĩa là chủ yếu các NHTM nhóm này mới thực hiện ở dưới 50% (ngưỡng 2), chỉ có vài định chế thực hiện ở ngưỡng trên 50% (ngưỡng 3). Đối với NHTM thuộc nhóm 2, mức độ thực hiện thấp hơn nhiều (trung bình 1.6, độ lệch chuẩn 0.8). Cụ thể, chỉ có rất ít các ngân hàng thuộc nhóm thực hiện ở mức 2, phần lớn các ngân hàng nằm trong nhóm đã xây dựng nhưng còn hạn chế bất cập (mức 1). Còn đối với các NHTM thuộc nhóm 3 do đã có thực hiện Basel II một cách đầy đủ nên nhóm 3 đã thực hiện tương đối hoàn thiện. Thứ ba, về xác định khẩu vị rủi ro RRLSSNH. Đối với việc xác định khẩu vị rủi ro cho RRLSSNH, các NHTM thuộc nhóm 1 đã coi RRLSSNH là rủi ro trọng yếu tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng đưa ra được khẩu vị rủi ro riêng cho RRLSSNH. Hình 3 cho thấy mức độ xác định khẩu vị rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Hình 2: Đánh giá mức độ xác định khẩu vị rủi ro của các NHTM Việt Nam Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Từ việc khảo sát cho thấy, việc xác định khẩu vị rủi ro nói chung ở các NHTM nhóm 1 thực hiện tương đối tốt. Phần lớn các ngân hàng thuộc nhóm này đã thực hiện việc xác định khẩu vị rủi ro ở ngưỡng trên 50%, cá biệt trong đó có ngân hàng đã thực hiện được ở mức 100%. Tuy nhiên, việc xác định khẩu vị rủi ro riêng cho RRLSSNH được thực hiện ở mức thấp hơn nhiều do có một số ngân hàng chưa thực hiện hoặc mới bắt đầu triển khai việc xác định khẩu vị rủi ro riêng cho RRLSSNH. Đối với NHTM thuộc nhóm 2, phần lớn các ngân hàng đã xây dựng nhưng còn hạn chế bất cập hoặc có một số ngân hàng còn 553
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 chưa thực hiện xác định khẩu vị rủi ro chung. Do đó, các NHTM này cũng chưa thực hiện hoặc thực hiện việc xác định khẩu vị rủi ro cho RRLSSNH ở mức rất thấp. Còn đối với các NHTM thuộc nhóm 3, do đã coi RRLSSNH là rủi ro trọng yếu tuy nên việc xác định khẩu vị rủi ro riêng cho RRLSSNH đã được thực hiện đầy đủ. 2.2. Nhận diện rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Việc nhận diện RRLSSNH phải xác định nguyên nhân làm phát sinh RRLSSNH. Để làm được điều này, các NHTM sẽ tiến hành qua bước: (i) Phân tách bảng cân đối thành sổ kinh doanh và sổ Ngân hàng và đánh giá trạng thái chênh lệch kỳ hạn, (ii) dự báo biến động lãi suất thị trường. Hiện nay, theo thông tư 13/2018/TT-NHNN, các NHTM phải có một quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRLSSNH theo định kỳ tối thiểu hằng quý và đột xuất theo quy định nội bộ của ngân hàng. Đối với các NHTM thuộc nhóm 1, một số NHTM đã triển khai quy trình nhận dạng, tuy nhiên vẫn có những NHTM thuộc nhóm này mới bắt đầu triển khai quy trình nhận dạng. Hình 3: Mức độ triển khai quy trình nhận diện RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Số liệu khảo sát cho thấy, việc xây dựng quy trình nhận diện RRLSSNH tại các NHTM thuộc nhóm 1 thực hiện tương đối tốt, phần lớn các NHTM thực hiện ở mức trên 50% (trung bình = 2.78), tuy nhiên độ lệch chuẩn của chỉ tiêu này tương đối lớn (SD = 1.227) cho thấy mức độ thực hiện chỉ tiêu này rất khác nhau của các NHTM trong nhóm. Trong nhóm này, có những NHTM cho thấy họ gần như chưa bắt đầu trong việc triển khai việc nhận diện cũng như đo lường RRLSSNH. Đối với các NHTM thuộc nhóm 2, chỉ một số nhỏ thực hiện việc triển khai nhận dạng RRLSSNH ở ngưỡng 2 (dưới 50%), phần lớn các NHTM mới bắt đầu (ngưỡng 1) hoặc chưa thực hiện triển khai RRLSSNH (ngưỡng 0). Điều này cũng dễ dàng lý giải vì đối với các NHTM Việt Nam, các rủi ro truyền thống như rủi ro tín dụng, thanh khoản vẫn được coi trọng hơn, trong khi đó rủi ro RRLSSNH là rủi ro mới nên việc triển khai ở mức độ thấp hơn nhiều. 2.3. Đo lường và đánh giá rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Thứ nhất, về việc đo lường RRLSSNH. Hiện nay theo thông tư 13/2018/TT-NHNN, việc đo lường RRLSSNH tối thiểu phải được thể hiện thông qua phương pháp phân tích trạng thái chênh lệch kỳ định lại lãi suất (repricing gap profile)2, từ đó đánh giá sự tác động của lãi suất đến thay đổi thu nhập lãi thuần (Change in Net Interest Income – ΔNII) và thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu (Change in Economic Value of Equity – ΔEVE). Hiện nay, qua quá trình khảo sát cho thấy, các NHTM thuộc nhóm 1 ngoài việc đo lường tối thiểu theo các phương pháp trên còn thực hiện đo lường theo một số phương pháp tiên tiến như phân tích mô phỏng tĩnh (Static Simulation), phân tích mô phỏng động (Dynamic simulation), phân tích chênh lệch thời lượng (Duration Gap), phân tích dòng tiền, phương pháp phân tích hành vi. Tuy nhiên trên thực tế, số NHTM thuộc nhóm 1 triển khai các phương pháp tiên tiến chưa được nhiều. 2 Là “mức chênh lệch giữa giá trị tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có lãi suất theo thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ định lại lãi suất (repricing)” (Thông tư 13/2018/TT-NHNN). 554
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hình 4: Thực trạng ứng dụng các phƣơng pháp đo lƣờng RRLSSNH tại các NHTM nhóm 1 Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Thứ hai, về việc đo lường mức vốn cho RRLSSNH. Việc tính toán vốn này thường được thực hiện thông qua việc kiểm tra sức chịu đựng rủi ro. Thông tư 13/2018/TT-NHNN cũng yêu cầu các NHTM phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro với các rủi ro trọng yếu trong đó bao gồm cả RRLSSNH. Ngay cả các ngân hàng trong nhóm 1 cũng có rất ít các NHTM thực hiện kiểm tra sức chịu đựng. Việc kiểm tra sức chịu đựng cũng mới được thực hiện chủ yếu cho rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản do có nhiều thông tin, dữ liệu. Trong khi đó, với những rủi ro bổ sung trong trụ cột 2 như RRLSSNH việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cũng còn rất hạn chế, chỉ có 2/9 NHTM trong nhóm 1 có thực hiện kiểm tra sức chịu đựng cho RRLSSNH, những NHTM khác hoặc chưa triển khai hoặc mới chỉ chạy thử nghiệm chứ chưa có sự ứng dụng kiểm tra sức chịu đựng trong việc tính toán vốn nội bộ cần thiết. 2.4. Giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Theo thông tư 13/2018/TT-NHNN, các NHTM phải thực hiện việc theo dõi và kiểm soát RRLSSNH. Theo đó, việc theo dõi và kiểm soát RRLSSNH phải đảm bảo trạng thái rủi ro RRLSSNH đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro RRLSSNH và phải thực hiện cảnh báo sớm đối với các trường hợp gần vượt hạn mức RRLSSNH, đồng thời bao gồm cả việc các đơn vị chức năng đưa ra biện pháp xử lý các trường hợp vượt hạn mức RRLSSNH. Tại các NHTM, hạn mức được đưa ra bởi khối QTRR, sau đó sẽ trình HĐQT/ALCO phê duyệt và ban hành bởi TGĐ dựa trên phê duyệt của HĐQT/ALCO. Hạn mức thường được phê duyệt hàng năm và được đánh giá lại định kỳ hoặc khi thị trường thay đổi bất thường hoặc trong điều kiện khủng hoảng để đảm bảo duy trì quản trị RRLSSNH trong mọi trường hợp. Việc triển khai kiểm soát RRLSSNH trên cơ sở hạn mức rủi ro tại các NHTM thực hiện Basel được thực hiện khá tốt. Có thể thấy rằng, với các NHTM thuộc nhóm thực hiện Basel, việc triển khai kiểm soát RRLSSNH được thực hiện tương đối tốt (mean = 2.89). Thậm chí có NHTM đã thực hiện ở mức 100%, nghĩa là hoàn thiện trong việc thiết lập KVRR, hạn mức rủi ro và cảnh báo sớm rủi ro nếu vượt quá hạn mức. Các NHTM còn lại chủ yếu thực hiện ở ngưỡng trên 50%. Tuy nhiên, vẫn có những NHTM thực hiện ở ngưỡng dưới 50%. Hình 5: Mức độ thực hiện kiểm soát RRLSSNH tại các NHTM Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 555
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 So sánh mức độ kiểm soát RRLSSNH giữa các NHTM cho thấy, việc kiểm soát rủi ro của các NHTM nước ngoài được thực hiện tốt. Các NHTM này đều hoàn thiện việc kiểm soát rủi ro dựa trên hạn mức đồng thời có quy trình cảnh báo sớm rủi ro vượt hạn mức. Còn đối với các NHTM thuộc nhóm 2 thì phần lớn các NHTM này đều thực hiện ở dưới mức 50% (mức 2). Có một số ngân hàng còn chưa thực hiện đến bước này. 2.5. Báo cáo rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Theo quy định của thông tư 13/2018/TT-NHNN về báo cáo nội bộ đối với RRLSSNH, thì các NHTM phải thực hiện báo cáo định kỳ tối thiểu theo quý hoặc đột xuất. Nội dung báo cáo phải bao gồm: (i) Trạng thái rủi ro bao gồm chênh lệch lãi suất, chỉ số thay đổi NII, chỉ số thay đổi EVE (nếu có); (ii) Tình hình tuân thủ các hạn mức RRLSSNH; (iii) Các công cụ được sử dụng nhằm phòng ngừa RRLSSNH và kết quả thực hiện các công cụ đó; (iv) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý RRLSSNH; và (v) Kết quả về việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý RRLSSNH từ các bên liên quan như kiểm toán nội bộ, NHNN Hiện nay, việc thực hiện báo cáo rủi ro ở các NHTM thuộc nhóm 1 thực hiện tương đối tốt, có 4/9 NHTM triển khai việc báo cáo nội bộ RRLSSNH một cách đầy đủ. Chỉ có 2/9 NHTM thực hiện báo cáo ở ngưỡng dưới 50%. Còn đối với nhóm NHTM chưa thực hiện Basel, việc giám sát rủi ro được thực hiện ở mức độ thấp hơn nhiều. Hình 7 mô tả mức độ triển khai báo cáo RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam như sau: Hình 6: Mức độ triển khai báo cáo RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu Hình trên cho thấy, dù vẫn có khoảng cách tuy nhiên mức độ triển khai báo cáo nội bộ RRLSSNH của NHTM nhóm 1 đã tiệm cận với các NHTM nhóm 3. Trong khi đó, vẫn còn có khoảng cách rất xa giữa các NHTM nhóm 2 với các NHTM còn lại. Điều này cũng phù hợp với mức độ triển khai quản trị RRLSSNH nói chung tại 3 nhóm NHTM tại Việt Nam hiện nay. Tựu chung lại, việc triển khai quản trị RRLSSNH ở các NHTM nhóm 3 tương đối hoàn chỉnh ở các khía cạnh, trong khi đó vẫn còn có khoảng cách lớn trong việc triển khai quản trị RRLSSNH giữa NHTM nhóm 1, 2 và nhóm 3. Về cơ bản, các NHTM nhóm 1 mới triển khai quản trị RRLSSNH ở trên mức 2, mức tiệm cận 50%. Còn đối với các NHTM nhóm 2 việc triển khai mới ở ngưỡng thấp, trên 10%. 3. Mô phỏng quản trị RRLSSNH tại NHTM Dựa trên quy định của Basel về quản trị RRLSSNH, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng triển khai quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam, đồng thời căn cứ các quy định yêu cầu của Thông tư 13/2018/TT-NHHN, nhóm nghiên cứu tiến hành mô phỏng hoạt động quản trị RRLSSNH tại một NHTM. NHTM được lựa chọn để mô phỏng là một ngân hàng nằm trong nhóm 9 ngân hàng thí điểm Basel II. Các nội dung mô phỏng được thực hiện theo khung quản trị RRLSSNH bao gồm 02 nội dung thiên hơn về kỹ thuật đồng thời đang được đánh giá là thấp điểm nhất và còn gặp nhiều vướng mắc trong các nội dung mà các NHTM Việt nam thực hiện quản trị RRLSSNH là nội dung về Nhận diện RRLSSNH và Đo lường, đánh giá RRLSSNH. 3.1. Nhận diện rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Để nhận diện được RRLSSNH, NHTM đã quy định và hướng dẫn rõ ràng các trạng thái được ghi nhận trong sổ ngân hàng. Các trạng thái này bao gồm các trạng thái nội bảng và ngoại bảng không nằm trong sổ 556
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 kinh doanh của ngân hàng. Các khoản mục trong sổ ngân hàng được nhận diện có RRLS khi đó là các khoản mục được hạch toán bằng VND hoặc ngoại tệ có giá trị từ 5% tổng tài sản ngân hàng trở lên. Khi NHTM Z phát sinh sản phẩm mới trong sổ ngân hàng, RRLS cũng cần được nhận diện và đánh giá trước khi sản phẩm được công bố. NHTM Z quy định cụ thể các yếu tố dẫn đến RRLSSNH, được phân thành 3 nhóm chính: (i) Rủi ro chênh lệch lãi suất (Gap risk): bao gồm rủi ro tái định giá (repricing risk) xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kì định lại lãi suất của tài sản và nợ trên sổ ngân hàng và rủi ro đường cong lãi suất (yield curve risk) xảy ra khi đường cong lãi suất của các khoản mục trên sổ ngân hàng thay đổi; (ii) rủi ro cơ sở (Basic risk) xảy ra khi các khoản mục trên sổ ngân hàng được định giá dựa trên các đường cong lãi suất khác nhau và (iii) rủi ro quyền chọn (option risk) xảy ra với sản phẩm quyền chọn lãi suất hoặc các sản phẩm có yếu tố quyền chọn, tức là khi khách hàng có các lựa chọn về hành vi khác với điều khoản trên hợp đồng với ngân hàng. Khi những rủi ro trên xảy ra tác động đến các trạng thái trong sổ ngân hàng có khả năng tác động bất lợi tới thu nhập và vốn của NHTM Z đều được nhận diện là RRLSSNH. Hồ sơ lãi suất được ngân hàng xây dựng và theo dõi thường xuyên. Hồ sơ này bao gồm: thông tin lãi suất của các sản phẩm, khoản mục trong sổ ngân hàng bao gồm thời điểm ấn định mức lãi suất mới, kỳ định lại lãi suất, kỳ đáo hạn. Lãi suất là lãi suất của các khoản mục bằng VND và ngoại tệ khi có giá trị từ 5% tổng tài sản ngân hàng trở lên. 3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Việc thực hiện đo lường và đánh giá tác động của RRLSSNH được thực hiện thông qua các phương pháp, công cụ, chỉ tiêu. Theo thông tư 13/2018, NHTM Z áp dụng dựa trên khe hở tái định giá để tính toán các các chỉ số đo lường RRLSSNH như thay đổi thu nhập lãi thuần và thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ. 3.2.1. Các chỉ tiêu sử dụng để đo lường và đánh giá RRLSSNH Thứ nhất, trạng thái chênh lệch kỳ định lại lãi suất (Repricing gap) Trạng thái chênh lệch kỳ định lại lãi suất (Repricing gap), hay còn gọi là GAP, đo lường mức chênh lệch giữa tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất (cả trong và ngoại bảng) theo từng kỳ định giá lại. Với các sản phẩm có kỳ định lại lãi suất khác nhau sẽ được phân bổ khác nhau: (i) Với sản phẩm có lãi suất cố định, kỳ định giá lại là thời gian còn lại; (ii) với sản phẩm có lãi suất thả nổi, kỳ định giá lại là kỳ hạn gần nhất; (iii) với sản phẩm không có kỳ hạn (ví dụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kì hạn) ngân hàng sử dụng phương pháp phương pháp danh mục bản sao để mô phỏng dòng tiền của phần tiền gửi không kỳ hạn lõi đặt vào các thang kỳ hạn (iv) với các sản phẩm có rủi ro lựa chọn NHTM tiến hành phân tích lịch sử kết hợp ý kiến chuyên giả để lựa chọn phân bổ vào kỳ hạn thích hợp. Hoạt động ghi nhận trạng thái trong sổ ngân hàng với kì hạn tương ứng được ngân hàng thực hiện thường xuyên liên tục, bất kì khi nào phát sinh trạng thái mới. Độ dài từng khung kỳ hạn và số lượng khung kì hạn được Ngân hàng quy định cụ thể trong văn bản quy định nội bộ. Trạng thái chênh lệch kì hạn lãi suất của toàn ngân hàng được thiết lập tương ứng với từng khung kì hạn. Với NHTM Z trạng thái chênh lệch kỳ hạn lãi suất như sau: Bảng 1: Trạng thái chênh lệch kỳ hạn lãi suất của NHTM Z (đ/v: triệu đồng) 0-1 tháng 1-3 tháng 3-6 tháng 6-12 tháng 1-5 năm trên 5 năm TỔNG GAP 840,521 2,224,837 -7,892,219 5,795,336 -11,616,593 10,208,787 -439,331 Như vậy, tại thời điểm báo cáo, NHTM Z chủ yếu duy trì trạng thái chênh lệch kỳ hạn dương với các khung kỳ hạn, trừ khung kì hạn 3-6 tháng và 1-5 năm. Việc duy trì trạng thái chênh lệch kì hạn lãi suất khác 0 sẽ dẫn tới Ngân hàng có khả năng gánh chịu rủi ro khi lãi suất thay đổi. Để đo lường cụ thể tác động của RRLSSNH, Ngân hàng sử dụng thêm các chỉ tiêu bổ sung khác như các chỉ tiêu về thay đổi thu nhập lãi thuần và chỉ tiêu thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu. 557
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ hai, thay đổi thu nhập lãi thuần (∆NII – ∆net incom interest) Chỉ tiêu này đo lường tác động của lãi suất trong ngắn hạn khi lãi suất thị trường thay đổi. Tính toán chỉ tiêu ∆NII phụ thuộc vào trạng thái chênh lệch kỳ hạn lãi suất của Ngân hàng, đồng thời phụ thuộc vào sự biến động lãi suất ∆r dự kiến của ngân hàng. Với chỉ tiêu ∆NII được đánh giá hàng tháng, NHTM Z yêu cầu đánh giá với biến động lãi suất tăng/giảm 50 điểm cho các kì hạn. Bảng 2: Thay dổi thu nhập lãi thuần của NHTM Z (đ/v: triệu đồng) Khung kỳ hạn GAP ∆r ∆NIIi ∆r ∆NIIi 0-1 tháng 840,521 0.50% 4,027 -0.50% -4,027 1-3 tháng 2,224,837 0.50% 9,270 -0.50% -9,270 3-6 tháng -7,892,219 0.50% -24,663 -0.50% 24,663 6-12 tháng 5,795,336 0.50% 7,244 -0.50% -7,244 Tổng -4,121 4,121 Như vậy NHTM Z chịu rủi ro khi lãi suất tăng, cụ thể khi lãi suất tăng 50 điểm có khả năng làm giảm 4,121 triệu đồng thu nhập ròng từ lãi của NHTM Z Thứ ba, thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ (∆EVE - ∆ economic values of equity) Chỉ tiêu này đo lường tác động của lãi suất trong dài hạn thông qua tác động của lãi suất đến thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu. Tác động này được đo lường thông qua tác động của lãi suất đến giá trị hiện tại của các khoản mục trong sổ ngân hàng tương ứng với từng khung kỳ hạn. Các kịch bản về lãi suất cần phải được thiết lập để phán ánh sự thay đổi của lãi suất giữa các kì hạn khác nhau trên cùng đường cong lãi suất (yield curve risk) và thay đổi giữa các đường lãi suất khác nhau (basic risk) dẫn tới thay đổi độ lớn, hình dạng và xu hướng của lãi suất. Các kịch bản được xây dựng là các kịch bản dựa trên số liệu lịch sử, hoặc các kịch bản giả định hoặc kết hợp cả hai phương pháp (Phụ lục 2). Kết quả đánh giá tác động thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ ∆EVE của NHTM Z như sau: Bảng 3: Thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ của NHTM Z (đ/v: triệu đồng) EVE ∆EVE Kịch bản cơ sở -2,791,185 Kịch bản 1 -2,868,554 -77,369 Kịch bản 2 -2,708,249 82,936 Kịch bản 3 -2,742,633 48,552 Kịch bản 4 -2,840,413 -49,228 Kịch bản 5 -2,901,358 -110,173 Kịch bản 6 -2,721,248 69,937 Mức tổn thất lớn nhất là giá trị thay đổi EVE dương lớn nhất, theo kết quả từ bảng là suy giảm 82,936 triệu đồng giá trị hiện tại vốn chủ. 3.2.2. Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Kiểm tra sức chịu đựng RRLSSNH được thực hiện định kì hàng quý theo kế hoạch đã được phê duyệt. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện hàng quý, kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng được kết hợp cùng với báo cáo về đo lường rủi ro để cung cấp thông tin toàn diện về RRLSSNH của Ngân hàng, từ đó có các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu. 558
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NHTM Z thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng cho chỉ tiêu thay đổi thu nhập lãi thuần (∆NII) và thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ ∆EVE khi có các kịch bản thay đổi lãi suất của kiểm tra sức chịu đựng xảy ra. Các kịch bản được đưa ra khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng là các kịch bản bất lợi đối với trạng thái RRLSSNH và bất lợi hơn, nên có biến động lớn hơn so với các kịch bản khi đo lường RRLSSNH được thực hiện hàng tháng. Kịch bản lãi suất cho kiểm tra sức chịu đựng được minh họa ở phụ lục 1- Xây dựng kịch bản lãi suất Kiểm tra sức chịu đựng với thay đổi thu nhập lãi thuần (∆NII) Kịch bản lãi suất thay đổi tác động đến ∆NII: kịch bản toàn bộ đường cong lãi suất tăng giảm 200 điểm- Kịch bản này được xây dựng dựa trên khuyến nghị của Basel Bảng 4: Kiểm tra sức chịu đựng với thay đổi thu nhập lãi thuần (∆NII) Thang kỳ hạn GAP ∆r ∆NIIi ∆r ∆NIIi 0-1 tháng 840,521 2.00% 16,110 -2.00% -16,110 1-3 tháng 2,224,837 2.00% 37,081 -2.00% -37,081 3-6 tháng -7,892,219 2.00% -98,653 -2.00% 98,653 6-12 tháng 5,795,336 2.00% 28,977 -2.00% -28,977 Tổng -16,485 16,485 Kiểm tra sức chịu đựng với thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ ∆EVE NHTM Z xây dựng các kịch bản và đánh giá các tác động của các kịch bản lên lợi nhuận và vốn của ngân hàng thông qua tác động đến vốn của ngân hàng thông qua chỉ tiêu ∆EVE. Kịch bản lãi suất thay đổi tác động đến ∆EVE: ngân hàng xây dựng 6 kịch bản (phụ lục 1). Cách thức tính toán tác động của các kịch bản lãi suất đến ∆EVE được thực hiện tương tự như mô tả trong phụ lục 4. Bảng 5: Kiểm tra sức chịu đựng với thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ ∆EVE EVE ∆EVE Kịch bản cơ sở -2,791,185 Kịch bản 1 -3,007,517 -216,332 Kịch bản 2 -2,524,694 266,491 Kịch bản 3 -2,597,552 193,633 Kịch bản 4 -2,992,974 -201,789 Kịch bản 5 -3,146,408 -355,223 Kịch bản 6 -2,476,905 314,280 Mức tổn thất lớn nhất của RRLSSNH là giá trị thay đổi EVE dương lớn nhất, theo bảng trên thì đó là 266,491 triệu VND trong kịch bản sốc ngắn hạn lên. 3.2.3. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng NHTM Z tính toán vốn yêu cầu cho RRLSSNH theo yêu cầu quản lý nội bộ và khi có yêu cầu của NHNN. Theo thông tư 13, RRLSSNH là 1 rủi ro trọng yếu cần được đánh giá và xác định lượng vốn kinh tế cần để bù đắp cho rủi ro này. Theo quy định nội bộ, Ngân hàng cần phải tính vốn yêu cầu cho RRLSSNH theo định kì nửa năm một lần. Theo quy định của thông tư 13/2018, NHTM Z vốn cho RRLSSNH theo phương pháp mà Ngân hàng tự xây dựng. 559
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tại NHTM Z, phương pháp tính vốn dựa trên xác định mức độ tổn thất lớn hơn của ∆NII và ∆EVE. Xác định vốn yêu cầu cho RRLSSNH là cơ sở kết hợp với vốn yêu cầu cho các rủi ro khác từ đo xây dựng kế hoạch vốn và phân bổ vốn của ngân hàng. Theo kết quả tính toán từ bảng 4.5 và bảng 4.6, tổn thất lớn hơn của của ∆NII và ∆EVE khi có các kịch bản lãi suất khi Kiểm tra sức chịu đựng là tổn thất của ∆EVE với 266,491 triệu VND. Do đó, NHTM Z xác định lượng vốn cần để bù đắp cho RRLSSNH là 266,491 triệu VND. Kết quả này sẽ được kết hợp cùng với tính toán vốn cho các rủi ro trọng yếu khác như yêu cầu của Thông tư 13/2018-NHNN để xác định mức độ đủ vốn của NHTM Z và từ đó có các biện pháp để kiểm soát và quản lý vốn tại Ngân hàng. 4. Một số khuyến nghị về quản trị rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng Dựa trên các nguyên tắc của Basel và yêu cầu của thông tư 13/TT-NHNN, đồng thời dựa trên thực trạng vận hành quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam và mô phỏng quản trị RRLSSNH tại 1 NHTM, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị với NHNN và các NHTM nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam. 4.1. Khuyến nghị với NHNN Thứ nhất, về hành lang pháp lý triển khai quản trị RRLSSNH. Trong thời gian tới, để hỗ trợ các NHTM trong việc triển khai quản trị RRLSSNH cũng như các rủi ro trọng yếu khác theo yêu cầu Basel II, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi triển khai quản trị RRLSSNH bằng cách xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai quản trị RRLSSNH và các rủi ro khác tại NHTM để đảm bảo đúng lộ trình triển khai Basel II. Thứ hai, về xây dựng kịch bản lãi suất. Hiện tại theo thông tư 13/2018/TT-NHNN, NHNN đang để các NHTM tự xây dựng các kịch bản để kiểm tra sức chịu đựng và vốn, trong đó có vốn cho RRLSSNH. Tuy vậy sẽ dẫn tới khả năng các kịch bản giữa các ngân hàng có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất với NHNN xem xét cụ thể hóa các kịch bản lãi suất tối thiểu mà các NHTM cần phải thực hiện, bên cạnh đó có thể yêu cầu các NHTM tự thiết lập các kịch bản riêng dựa trên danh mục và hoạt động của NHTM. Đồng thời, NHNN xem xét thống nhất cách thức xây dựng và thiết lập kịch bản để đo lường đánh giá RRLSSNH cũng như hỗ trợ xác định mức vốn cần để bù đắp cho RRLSSNH của các NHTM. Thứ ba, về xây dựng đường cong lãi suất. Để phục vụ cho việc đo lường RRLSSNH, các NHTM sẽ cần có một đường cong lãi suất tính toán chính xác, các cơ quan điều hành cần có những giải pháp như: (i) Tăng cường các đợt phát hành tín phiếu, trái phiếu trải dài ở các kỳ hạn; (ii) thu hút thêm các nhà đầu tư tham gia giao dịch để tăng tính thanh khoản cho thị trường; (iii) cập nhật dữ liệu về đường cong lãi suất theo ngày Trên cở sở có đường cong lãi suất chuẩn được công bố, các NHTM có thể tham khảo các loại lãi suất này hoặc tự mình thiết lập đường cong lãi suất phù hợp với đặc điểm, kỳ hạn rủi ro của ngân hàng. 4.2. Khuyến nghị với các Ngân hàng thương mại Thứ nhất, về thay đổi nhận thức quản trị rủi ro. Các NHTM cần phải thay đổi nhận thức của ban lãnh đạo cho đến cán bộ nhân viên về quản trị RRLSSNH. Các NHTM cần thực sự coi RRLSSNH là rủi ro trọng yếu trong hoạt động và từ đó tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro trong các ngân hàng. Để làm được điều đó, cần nâng cao nhận thức và chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng và triển khai quy trình quản trị RRLSSNH bắt đầu từ HĐQT, BKS, Ban điều hành của các NHTM. Đồng thời các NHTM cần nâng cao nhận thức, sự quan tâm và tích cực tham gia của các đơn vị, CBNV của các NHTM về quản trị RRLSSNH. Các NHTM cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng triển khai quản trị RRLSSNH và các rủi ro trọng yếu khác theo yêu cầu của Basel II thông qua các khóa đào tạo do NHNN tổ chức, NHTM tự tổ chức học hỏi các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm. Thứ hai, Về việc thay đổi chính sách quản trị rủi ro. Từ thực trạng triển khai quản trị RRLSSNH, có thể thấy rằng hiện nay, các NHTM Việt Nam mới đang bước đầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế với mô hình 3 tuyến bảo vệ. Đồng thời, KPMG (2016) đã chỉ ra các ngân hàng với trình độ phát triển cao cần có Ủy ban quản lý rủi ro (“UBQLRR”) đồng thời thường xuyên có các đánh giá chính thức về hiệu quả hoạt động của UBQLRR, các báo cáo về văn hóa rủi ro đều được đệ trình 560
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 lên UBQLRR; mối quan hệ giữa văn hóa rủi ro và chính sách lương thưởng đãi ngộ được gắn kết hợp lý; việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro diễn ra thường xuyên hơn. Thứ ba, Về phương pháp, công cụ để nhận diện, đo lường và đánh giá RRLSSNH. Về nhận diện và đo lường RRLSSNH, so với quy định của Basel, các rủi ro về chênh lệch lãi suất về cơ bản đã được các NHTM Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, việc nhận diện và đo lường một số khoản mục vẫn còn vướng mắc cần được các NHTM thực hiện phù hợp hơn như các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản tài sản có quyền chọn liên quan đến hành vi của khách hàng. Ngay cả khi đã nhận diện đầy đủ các rủi ro, các NHTM cần thống nhất về các chỉ tiêu đo lường được sử dụng để đánh giá và kiểm soát RRLSSNH. Thông tư 13/2018/TT-NHNN cho phép các NHTM lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và đo lường RRLSSNH. Có nhiều chỉ tiêu có thể được sử dụng nhưng các NHTM Việt Nam cần kết hợp các chỉ tiêu đánh giá về ngắn hạn và dài hạn, cũng như kết hợp các chỉ tiêu về thu nhập và vốn để đánh giá được nhiều khía cạnh và toàn vẹn hơn về RRLSSNH. Thứ tư, Về cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin. Ngân hàng cần xây dựng cơ sở dữ liệu, chương trình phần mềm phục vụ cho công tác quản trị RRLSSNH nhằm thống nhất về mặt số liệu, phương pháp đo lường giữa các bộ phận kinh doanh, kiểm soát rủi ro và quản lý sau giao dịch; đồng thời cần đảm bảo độ tin cậy, có khả năng kiểm tra và rà soát được, dữ liệu và thông tin cần đẩy đủ và chính xác. Nhờ đó, hoạt động đo lường RRLSSNH mới được diễn ra một cách chính xác, đầy đủ và thường xuyên. Độ dài về dữ liệu lịch sử cũng cần đủ lớn để xây dựng các kịch bản dựa trên số liệu lịch sử. Một nội dung quan trọng trong quản trị RRLSSNH là cần xây dựng kịch bản về lãi suất. Theo BCBS (2016) khi khuyến nghị về các hệ số liên quan đến độ dốc đường cong lãi suất đã sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian 15 năm từ 2000-2015. Khi đó các NHTM khi xây dựng các kịch bản dựa trên lịch sử cũng cần phải dự tính được độ dài và độ lớn các dữ liệu lịch sử cần được lưu trữ. Thứ năm, về chất lượng nguồn nhân sự. Các NHTM cần nâng cao và cập nhật trình độ kiến thức về quản trị RRLSSNH cho các lãnh đạo và các nhân viên phòng ban nghiệp vụ có liên quan thông qua việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về RRLSSNH. NHTM cần xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin một cách bài bản. Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông tin phù hợp với từng đối tượng nhân viên, từng vị trí việc làm cụ thể trong ngân hàng. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực kết hợp với chuyển giao công nghệ thông tin. Như vậy, việc quản lý RRLSSNH tại các NHTM Việt Nam cần phải được các nhà quản trị ngân hàng cần được thực hiện một cách chủ động và tự nguyện, không chỉ mang tính chất đối phó, tuân thủ mà xuất phát từ sự an toàn hoạt động kinh doanh nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arnaud Picut, 2016. Differences between Interest Rate Risk (IRR) in the Banking and Trading Book, Now 2016. [2] Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2004. Principles for the management and supervision of interest rate risk. Consultative Document, May. [3] Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2012. Fundamental review of the trading book. Consultative document. May. [4] Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2013. Fundamental review of the trading book: A revised market risk framework. Consultative Document, October. [5] Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2015. Interest rate risk in the banking book. Consultative Document, June. [6] Basel Committee on Banking Supervision (BCBS), 2016. Interest rate risk in the banking book: standards. Consultative Document, June. [7] Deloitte, 2017, Interest rate risk in Banking book: taking a closer look at BCBS standards. 561
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [8] European Banking Authority, 2015. Guidelines on the management of interest rate risk arising from non-trading activities, EBA/GL/2015/08, May 2015. [9] Fessler, 2016. A Summary of BCBS Interest Rate Risk in the Banking Book Directive. Moody’s Analytics. [10] Jeff Miller, 2016. BCBS Standard for Interest Rate Risk in the Banking Book – Objectives, Approaches and Disclosure. [11] Đỗ Thị Kim Hảo, 2005. Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháp triển nông thôn Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. [12] Nguyễn Hồng Hải và các cộng sự, 2015. Nghiên cứu mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài ngành. [13] Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Thị Hoàng Yến, Bùi Thanh Hương, 2011. Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng sáu tháng đầu năm 2011. [14] Nguyễn Thị Thu Trang, 2016. Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp phân tích độ nhạy, Tạp chí Ngân hàng, số 23, tháng 12/2016. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kịch bản lãi suất để Kiểm tra sức chịu đựng RRLSSNH hàng quý Sử dụng kịch bản sốc lãi suất mạnh, mức độ sốc lãi suất dựa trên phân tích dữ liệu lịch sử bao gồm thời kỳ căng thẳng lãi suất. Đây là kịch bản thận trọng dựa trên các mức biến động lãi suất cao trong quá khứ. Thu thập dữ liệu lịch sử của lãi suất phi rủi ro ở tất cả các kỳ hạn với 250 quan sát trong lịch sử với các khung kỳ hạn lãi suất khác nhau. Xác định chuỗi tỷ lệ thay đổi lãi suất trong vòng 6 tháng đối với tất cả lãi suất phi rủi ro của tất cả các kỳ hạn thu thập được. Xác định chuỗi trung bình tỷ lệ thay đổi ứng với các kịch bản: song song (tất cả các kì hạn), ngắn hạn (đến 1 năm), dài hạn (từ 1 năm đến 5 năm). Xác định tham số sốc của từng kịch bản theo phương pháp VaR khi thực hiện xác định phân vị 1% và 99% của chuỗi trung bình tỷ lệ ứng với các kịch bản. Tham số sốc của các kịch bản, sau đó, được xác định là giá trị lớn hơn giữa hai giá trị: mức phân vị 99% và giá trị tuyệt đối của mức phân vị 1%. Xây dựng lại đường cong lãi suất theo các kịch bản. Dựa vào đường cong lãi suất theo các khung kỳ hạn, tính toán lãi suất các kịch bản theo các khung kỳ hạn tương ứng theo hướng dẫn của Basel (2016) nhằm xác định đường cong lãi suất mới theo các kịch bản. BCBS (2016) đề xuất áp dụng 6 kịch bản cho sốc lãi suất để đánh giá tác động vốn của các cú sốc lãi suất được áp dụng theo các kịch bản: Kịch bản 1: Song song lên. Kịch bản 2: Song song xuống. Kịch bản 3: lãi suất ngắn hạn tăng. Kịch bản 4: lãi suất ngắn hạn giảm. Kịch bản 5: đường cong lãi suất dốc hơn (lãi suất ngắn hạn giảm, lãi suất dài hạn tăng). Kịch bản 6: đường cong lãi suất thoải hơn (lãi suất ngắn hạn tăng, lãi suất dài hạn giảm). Bảng Kịch bản lãi suất để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro điểm % thay đổi Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Kịch bản 5 Kịch bản 6 0-1 tháng 3.02% 0.02% 3.50% -0.47% 0.23% 3.10% 1-3 tháng 3.52% 0.52% 3.93% 0.10% 0.81% 3.53% 3-6 tháng 4.22% 1.22% 4.54% 0.90% 1.62% 4.12% 6-12 tháng 4.88% 1.88% 5.04% 1.73% 2.46% 4.61% 1-5 năm 6.40% 3.40% 5.96% 3.84% 4.63% 5.47% trên 5 năm 8.30% 5.30% 7.02% 6.58% 7.46% 6.44% 562
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hình Các kịch bản lãi suất đƣợc sử dụng để kiểm tra sức chịu đựng Phụ lục 2. Kịch bản lãi suất để đo lƣờng đánh giá RRLS cuối tháng Mục đích của đo lường RRLSSNH được thực hiện hàng tháng là để nhận diện rủi ro trong thời gian sắp tới. Do vậy, để phục vụ cho mục đích đó không nhất thiết phải sử dụng mức sốc dựa trên những biến động lớn nhất trong lịch sử và thường không diễn tả đúng xu hướng hiện tại. Do vậy, để việc đo lường RRLSSNH được đi vào thực tế hơn, mức sốc lãi suất đối với việc đo lường hàng ngày nên tính đến các yếu tố thị trường và cách tiếp cận hướng về tương lai thay vì chỉ dựa trên diến biến trong lịch sử, tuy nhiên vẫn cần dựa trên số liệu lịch sử để đưa ra các kịch bản về lãi suất. Z sử dụng kịch bản sử dụng các kịch bản sốc lãi suất nhẹ hơn như sau để đo lường đánh giá RRLSSNH lên thay đổi thu nhập vào cuối tháng: Bảng Kịch bản lãi suất đƣợc sử dụng để đánh giá RRLS cuối thàng điểm % thay đổi Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Kịch bản 5 Kịch bản 6 0-1 tháng 2.02% 1.02% 2.11% 0.92% 1.09% 2.01% 1-3 tháng 2.52% 1.52% 2.60% 1.44% 1.62% 2.49% 3-6 tháng 3.22% 2.22% 3.27% 2.16% 2.35% 3.17% 6-12 tháng 3.88% 2.88% 3.83% 2.94% 3.05% 3.79% 1-5 năm 5.40% 4.40% 5.26% 4.53% 4.95% 5.13% trên 5 năm 7.30% 6.30% 6.93% 6.67% 7.10% 6.78% 563