Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay và một số biện pháp phòng ngừa

pdf 4 trang Gia Huy 23/05/2022 1790
Bạn đang xem tài liệu "Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay và một số biện pháp phòng ngừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfrui_ro_thanh_khoan_cua_ngan_hang_thuong_mai_giai_doan_hien_n.pdf

Nội dung text: Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay và một số biện pháp phòng ngừa

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ThS. Nguyễn Thị Liên Hương Khoa Tài chính Ngân hàng- Đại học Thương mại TÓM TẮT Việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản có tính chất vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và mở rộng ra là ảnh hưởng gần như đến toàn bộ nền kinh tế vì nếu tình trạng thanh khoản bị ảnh hưởng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gần như toàn bộ hoạt động ngân hàng cũng như lan tỏa đến hầu hết các khu vực khác. Bài viết có nêu một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của NHTM trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan như tác động của môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, cả những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bộ máy quản trị của các NHTM. Từ đó, bài viết cũng đánh giá một số thực trạng về tính thanh khoản, thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM. Dựa trên phân tích thực trạng, bài viết đã đưa ra một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro thanh khoản cho các NHTM trong thời gian tới. 1. Rủi ro thanh khoản và nguyên nhân rủi ro thanh khoản ngân hàng thƣơng mại trong những năm gần đây Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại (NHTM) được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Tình trạng các NHTM tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản trong giai đoạn hiện nay có thể kể đến một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin. Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong bối cảnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thông thì một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư. Thứ hai, Các NHTM đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. Thứ ba, Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng xuất phát từ vấn đề thanh khoản; 2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam những năm gần đây Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cho biết những rủi ro tiềm ẩn về rủi ro tín dụng và thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Tính đến thời điểm hết tháng 1/2014, tỷ lệ này là 18,44%, tăng 1,04% so với thời điểm cuối năm 2013, trong đó 175
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đều tăng đối với NHTM Nhà nước (24,23% tại thời điểm tháng 1/2014 si với mức 23,06% tại thời điểm 12/2013), khối NHTM cổ phần (19,31% so với 19,05%) và khối ngân hàng hợp tác xã (8,67% so với 7,66% tại thời điểm cuối năm 2013). Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Cũng theo số liệu công bố của NHNN thì dư nợ tín dụng tính đến thời điểm tháng 11/2013 là 3.344.612 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,55% tương đương với mức nợ xấu là 152.179,8 tỷ đồng. So sánh với tháng 1/2013, dư nợ tín dụng là 3.079.049 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,3%, tương đương với mức nợ xấu là 132.414,6 tỷ đồng, như vậy, cùng với sự tăng tưởng tín dụng thì nợ xấu tiếp tục tăng thêm 19.765,3 tỷ đồng. Thực tế thời gian qua cho thấy nguyên nhân chủ yếu của rủi ro thanh khoản không chỉ là sự chênh lệch tạm thời giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động trong hoạt động kinh doanh, mà thực chất là do nợ xấu không thu hồi được của các ngân hàng này. Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh trong hơn một năm qua. Theo tính toán của ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì chỉ riêng tổng dư nợ bất động sản là xấp xỉ 200.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011. Các khoản nợ này, nếu không thanh toán được, sẽ ngày càng phình to với tốc độ tăng bằng với mức lãi suất trên dưới 20%/năm. Với các khoản cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cả chứng khoán thì các ngân hàng thương mại hầu như chưa thu hồi được do các thị trường này sụt giảm mạnh cả về giá lẫn giao dịch. Mỗi khi các khoản huy động đáo hạn, các ngân hàng thương mại lại lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản và sẵn sàng lao vào cuộc chạy đua lãi suất gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ. 3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản Thứ nhất, Các ngân hàng phải nâng nhận thức về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước đối với việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Ngoài tuân thủ các quy định luật pháp cần có đạo đức trong kinh doanh, tránh chạy theo lợi nhuận bất chấp rủi ro. Thứ hai, Để có thể đối phó với việc mất khả năng thanh khoản, các ngân hàng nên xây dựng sẵn kế hoạch cụ thể trong chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Trong kế hoạch này, ngân hàng nên định nghĩa rõ các tình huống và mức độ rủi ro khác nhau, các nguyên nhân có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản, tiên liệu những hậu quả của việc mất khả năng thanh khoản, các giới 176
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" hạn thiệt hại có thể chấp nhận đựợc, dự trù những biện pháp và kế hoạch để đối phó và biện pháp và kế hoạch để khắc phục hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Những kế hoạch này bao gồm các kế hoạch tài chính liên quan đến vốn, tỷ lệ an toàn, các chỉ số thanh khoản, nhưng cũng bao gồm các kế hoạch phi tài chính như nhân lực, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và pháp lý. Các ngân hàng cũng cần tự đưa ra các điều kiện ngặt nghèo để kiểm tra sức chịu đựng và đến khi nào thì mất khả năng thanh toán, mất vốn và sụp đổ. Thông thường, trong cuộc kiểm tra này, các ngân hàng đặt ra những kịch bản khác nhau, ví dụ như mất vốn huy động từ 20 - 50% hay đưa ra giả định các khoản cho vay mất từ 10 - 40% trong một khoản thời gian nhất định để kiểm tra sức chịu đựng dựa vào những chỉ số, chẳng hạn chỉ số thanh khoản, tỷ lệ lợi nhuận, lỗ, tỷ lệ an toàn vốn. Thông qua các bài kiểm tra như vậy, ngân hàng biết sức chịu đựng của mình đến đâu, để lên phương án, biện pháp xử lý nếu xảy ra trong thực tế. Thứ ba, Chiến lược quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngân hàng trong bối cảnh khả năng thanh toán bị đe dọa. Chiến lược này cần được đề ra trong chiến lược kinh doanh dài hạn. Ở Việt Nam, vấn đề quản lý rủi ro đều đã được các ngân hàng quan tâm và đưa vào trong chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, quản lý rủi ro chưa được thực hiện đúng mức, bằng chứng là nợ xấu đã tăng cao trong 2 năm trở lại đây. Ngay trong thời điểm khó khăn hiện nay, bất động sản đang lao dốc, số doanh nghiệp phá sản ngưng hoạt động ngày càng cao và tình hình kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, thì tại nhiều ngân hàng, các cơ chế phòng thủ chưa được thiết lập chặt chẽ, các hạn mức chấp nhận rủi ro và các khâu thẩm định rủi ro không chặt chẽ, nhân sự cho quản lý rủi ro còn thiếu. Đặc biệt, tại nhiều ngân hàng, hội đồng quản trị còn lơ là trong việc giám sát ban điều hành và dễ dàng trong việc cho vay với các công ty liên quan. Sở hữu chéo đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống. Thứ tư, Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Thứ năm, Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn 177
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thứ sáu, Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình. Thứ bảy, Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] khoan-thi-truong-va-hoat-dong-757-335883.htm [3] hoang/308/898#sthash.fQgOjO9d.dpuf 178