Số hóa ngân hàng – nhiều đột phá cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 23/05/2022 860
Bạn đang xem tài liệu "Số hóa ngân hàng – nhiều đột phá cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_hoa_ngan_hang_nhieu_dot_pha_cho_nganh_dich_vu_tai_chinh_v.pdf

Nội dung text: Số hóa ngân hàng – nhiều đột phá cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

  1. SỐ HÓA NGÂN HÀNG – NHIỀU ĐỘT PHÁ CHO NGÀNH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM Phạm Xuân Hòe* TÓM TẮT Bài viết trình bày quá trình số hóa ngân hàng diễn ra như thế nào và quá trình đó tạo ra 4 xu hướng quan trọng thay đổi trong lĩnh vực tài chính như: Sự thay đổi căn bản về trải nghiệm khách hàng, khách hàng khó tính hơn, ít trung thành hơn; Sự gia tăng các hoạt động phi trung gian; Sự xuất hiện các nguồn dữ liệu khổng lồ và được tích hợp xử lý thu thập tự động, phân tích bởi công nghệ Bigdata; Công nghệ phát triển đòi hỏi sự thay đổi về môi trường pháp lý. Từ đó, bài viết trình bày những cơ hội, thách thức từ việc số hóa ngân hàng cũng như những khuyến nghị phù hợp. Từ khóa: Số hóa ngân hàng, tài chính, Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. CMCN 4.0 đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi diện mạo các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính hay các ngành dịch vụ khác trên thế giới. Ngành công nghiệp ngân hàng đang ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như: internet kết nối vạn vật IoT, trí tuệ thông minh nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Sự xâm nhập của các gã khổng lồ về IT và bưu chính viễn thông vào cung ứng dịch vụ tài chính làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành dịch cụ tài chính, phá đi tính độc tôn của ngân hàng trong lĩnh vực này. Một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, đó chính là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech). Với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới. Tuy nhiên, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức đòi hỏi thay đổi về thể chế, vốn đầu tư lớn, về nguồn nhân lực ngân hàng có đầy đủ kiến thức và năng lực để nắm bắt các công nghệ mới và các kỹ năng mới trong hoạt động ngân hàng – tài chính thời kỳ số hóa, về năng lực kiểm soát, * Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN. 2 -
  2. xử lý được những rủi ro mới một cách hiệu quả, cũng như cả vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính. 2. SỐ HÓA VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ CHO NGÀNH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 2.1. Quá trình số hóa ngân hàng Tổng hợp các nghiên cứu quốc tế cũng như trong nước cho thấy, ngành ngân hàng hiện nay đang chịu tác động lớn của 6 nhân tố chính là: (i) sự phát triển của công nghệ; (ii) sự gia nhập và ngày càng lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính (fintech); (iii) sự thay đổi và đòi hỏi trải nghiệm ngày càng cao của khách hàng; (iv) sự điều chỉnh của luật pháp; (v) các yếu tố chính trị; (vi) những thay đổi trong nền kinh tế (kinh tế số). Hình 1. Sự phối hợp giữa các hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng Nguồn: Oliver (2017) Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng toàn cầu đang chứng kiến sự thâm nhập ngày càng sâu của các tập đoàn công nghệ tiêu dùng lớn vào các lĩnh vực dịch vụ truyền thống như thanh toán, chuyển tiền và tín dụng, Chính điều này đang làm mờ đi danh giới về ngành khó phân biệt đâu là thương mại điện tử, đâu là dịch vụ tài chính ngân hàng đưa đến thách thức lớn cho cơ quan quản lý. Ví dụ như công ty công nghệ truyền thông xã hội - 3
  3. Facebook đã kết hợp với Western Union để thực hiện chuyển tiền quốc tế với các mức chào tỷ giá và hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực trên ứng dụng facebook; Ứng dụng gọi xe Go-Jek hợp tác với các ngân hàng ở Indonesia để cung cấp tài chính vi mô cho các lái xe và dịch vụ tiết kiệm hồi giáo; Trang thương mại điện tử Amazon đã kết hợp với JPMorgan Chase để cung cấp các tài khoản qua ngân hàng Ngành ngân hàng toàn cầu đang phải thay đổi để thích ứng với những biến đổi chưa từng thấy và tái tạo số là chìa khóa để tạo ra những đột phá mới. Các chuyên gia về IT cho rằng quá trình tái tạo số trong lĩnh vực ngân hàng đi qua 3 nấc thang: (1) Số hóa (digitization) – chuyển đổi các quy trình thủ công, truyền thống sang quy trình số, trực tuyến qua máy tính và internet; (2) Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital transformation) – Số hóa toàn bộ doanh nghiệp tạo nên trải nghiệm của khách hàng, hỗ trợ khách hàng những gì họ cần và muốn; (3) Tái tạo số (Digital Reinvention) – Kết hợp công nghệ và nền tảng kỹ thuật số chưa từng có trước đây để tạo doanh thu và kết quả thông qua các chiến lược, sản phẩm và trải nghiệm sáng tạo. Theo cách phân đoạn này, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi kỹ thuật số (giai đoạn 2) trong khi các ngân hàng toàn cầu đang tiến lên bước tái tạo số và thậm chí còn nhiều ngân hàng đang hoạch định xa hơn thế. Hình 2. Đột phá trong tái tạo số Nguồn: Lê Nhân Tâm (Giám đốc IBM Việt Nam) 4 -
  4. Xung quanh vấn đề khái niệm số hóa ngân hàng, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về ngân hàng số - là số hóa toàn bộ một ngân hàng từ việc số hóa sản phẩm, dịch vụ tương tác trực tiếp với khách hàng (front end) tới việc tự động hóa các quy trình xử lý nội bộ. Một cách hiểu ngắn gọn mà bao quát về một ngân hàng số hoàn hảo bằng 3 con số 3-1-0. Theo đó Ngân hàng số hoàn hảo sẽ cung cấp các dịch vụ trực tuyến, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, ở đó chỉ trong vòng 3 phút, khách hàng có thể hoàn tất việc gửi hồ sơ yêu cầu để gửi tới cho ngân hàng; trong vòng 1 giây, hệ thống tự động phân tích trả lời về việc chấp nhận yêu cầu của khách hàng hay không và toàn bộ quy trình này không (0) cần có sự tham gia của con người. 2.2. Quá trình số hóa tạo ra các xu hướng thay đổi quan trọng trong lĩnh vực tài chính? Hình 3. Xu hướng chuyển đổi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Nguồn: Oliver (2017) Trước diễn biến gia nhập thị trường tài chính ngân hàng ngày càng sâu của các công ty fintech và sự phát triển của công nghệ số hóa, các nghiên cứu gần đây trên thế giới đưa ra 4 xu hướng lớn làm thay đổi bức tranh tổng quan về ngành dịch vụ tài chính ở Việt Nam: (i) Sự thay đổi căn bản về trải nghiệm khách hàng, khách hàng khó tính hơn, ít trung thành hơn; - 5
  5. (ii) Sự gia tăng các hoạt động phi trung gian, nói cách khác vai trò trung gian của ngân hàng sẽ không còn là thế độc tôn trên thị trường mà được thay thế bởi cung ứng trực tuyến trên nền tảng công nghệ (platform của P2P lending, hay P2P payment của Fintech hay Mobile money của các công ty bưu chính viễn thông ); (iii) Sự xuất hiện các nguồn dữ liệu khổng lồ và được tích hợp xử lý thu thập tự động, phân tích bởi công nghệ Bigdata sẽ tạo ra bước ngoặt về phát triển doanh thu trên quy mô lớn, ngân hàng có được lợi thế này; (iv) Công nghệ phát triển đòi hỏi sự thay đổi về môi trường pháp lý (quan điểm cởi mở, đột phá không đi theo lối mòn) để hỗ trợ hợp lý cho sự phát triển của các mô hình hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng mới. Mặc dù thời gian diễn ra việc chuyển đổi số cho đến khi số hóa thành công hoạt động ngân hàng là tùy thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề xây lựa chọn kịch bản tối ưu trong quá trình thay đổi để giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường ở mỗi ngân hàng khi hoạch định chiến lược phát triển sẽ là vô cùng quan trọng. Với 4 xu hướng nêu trên, thì khả năng sẽ xảy ra theo 4 kịch bản sau: – Kịch bản 1: Xuất hiện người chơi mới (ví dụ Fintech, Big Tech), ở đó các ngân hàng hiện hữu sẽ có bên thắng và bên thua cuộc. – Kịch bản 2: Ngân hàng với các mô hình truyền thống vẫn chiếm ưu thế với việc tích hợp theo chiều dọc từ sản phẩm dịch vụ đến khách hàng và quản lý nguồn lực tài chính. – Kịch bản 3: Cuộc cách mạng về ngân hàng, ở đó công nghệ và các quy định quản lý mở hơn sẽ làm giảm các rào cản gia nhập thị trường, có thêm nhiều người chơi mới, ngân hàng chỉ còn là các bên cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đối tác (kết nối mở API với bên thứ 3) mà không trực tiếp tương tác với khách hàng. – Kịch bản 4: Các ngân hàng hiện tại chuyển đổi mô hình để tồn tại, ở đó các ngân hàng chuyển sang hoạt động theo từng mô-đun và chuyên biệt hóa. 6 -
  6. Hình 4. Kịch bản chuyển đổi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Nguồn: Oliver (2017) Tựu chung lại, 3 công nghệ hàng đầu trong quá trình số hóa là: AI/học máy, OCR/ Phân tích dữ liệu lớn, Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ sinh trắc học; Cộng thêm là hệ sinh thái tạo ra những giá trị nền tảng mới trong quá trình tái tạo số gồm sự liên kết của chuỗi giá trị truyền thống; sự hội tụ của của các hệ sinh thái mới sẽ có khả năng tạo ra 10 đột phá lớn cho hoạt động ngân hàng với mô hình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng mới. Đó là: – Nhận biết khách hàng điện tử mà không cần gặp trực tiếp (xuyên biên giới, các khu vực ở xa). – Xác minh ID/hộ chiếu sử dụng IA (trí tuệ nhân tạo) (thủ tục tòa án – forensic, OCR v.v.). – Xác thực sinh trắc học (gương mặt, ngón tay, các đặc tính sống). – Không cần chữ ký vật lý (Chữ ký số, chứng thư số v.v.). – Không cần bằng chứng về địa chỉ (Phương tiện truyền thông xã hội, tự chụp ảnh tại nhà, ). - 7
  7. – Không cần điền vào đơn (Đơn điện tử thông minh đã được điền trước ). – Kiểm tra nhân thân AML/CFT tức thì (Wordlcheck v.v.). – Thông tin không qua giấy tờ (Thông báo/sao kê điện tử ). – Đặt lại mật khẩu/thay đổi địa chỉ qua điện thoại. – Không cần đến trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng. Có thể tóm lược tác động của quá trình số hóa tới ngành ngân hàng bởi 3 khái niệm: Disinternediation (phi trung gian hóa) – Disruption (Đột phá) – Displacement (Thay thế). Đứng trước 3 tác động này, ngành ngân hàng sẽ cần phải ứng biến bằng sự Hợp tác – Cộng tác – Cùng sáng tạo (Cooperation – Collaboration – Cocreation). Điều này cũng khá phù hợp với xu hướng kết hợp giữa ngân hàng Việt Nam với Fintech đang là xu hướng chủ đạo qua khảo sát đánh giá của Vụ Thanh toán NHNN. Một lĩnh vực khác đang nở rộ của ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam là kênh Bancassurance có sự hợp tác của ngân hàng với các DNBH trong hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Xu hướng số hóa hoạt động Bancassurance để tích hợp cùng kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ VIỆC SỐ HÓA NGÂN HÀNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 3.1. Cơ hội từ việc số hóa ngân hàng Các chuyên gia IT cho rằng quá trình tái tạo số sẽ thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị mới: trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều năng lực, dịch vụ sáng tạo hơn; An toàn bảo mật hơn. Chia sẻ quan điểm này, NHNN Việt Nam cũng công bố một kết quả khảo sát tại các NHTM Việt Nam cho thấy, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 60-70% ( Vụ Thanh toán NHNN) chi phí và một khi đã tiếp cận với số hóa, các ngân hàng có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ ngân hàng số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói. Minh họa cho các lợi ích này, chuyên gia đến từ Citic Bank đã đưa ra 12 ví dụ điển hình về các hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở công nghệ tài chính đã được triển khai ở Hongkong bao gồm: mua bảo hiểm du lịch trên ví điện tử, ứng dụng ngân hàng cảm ứng, tài khoản tiền gửi liên kết với ví điện tử, ứng dụng ngân hàng sử dụng mã bảo mật mềm, mở tài khoản từ xa, các dịch vụ thanh toán nhanh theo thời gian gần như thực, thư tín dụng với công nghệ blockchain, ứng dụng webchat và chatbox nhằm tự động hóa quá trình chăm sóc khách hàng, Robot tư vấn viên trong tư vấn đầu tư, ứng dụng AI/học máy trong 8 -
  8. phòng, chống rửa tiền, Quản lý gian lận, định danh nhân thân và bảo mật trên cơ sở phân tích dữ liệu, AI, đồ họa tri thức, và nền tảng hoạt động ngân hàng kết nối mở (Open API banking). Đặc biệt, chuyên gia từ Citicbank chia sẻ, họ chỉ là một ngân hàng với quy mô trung bình tại Hồng Kong. Với bài toán đặt ra là làm thế nào để phát triển đột phá trên thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng quốc gia, họ đã quyết định lựa chọn con đường số hóa và trở thành ngân hàng số hóa đầu tiên tại Hồng kong cho phép mở tài khoản ngân hàng từ xa, nhận biết khách hàng điện tử mà không cần gặp trực tiếp, không cần bằng chứng về địa lý (chỉ cần cung cấp địa chỉ email, số điện thoại di động, thẻ chứng minh công dân Hồng Kong HKID), và điền vào một mẫu đơn đơn giản. Chuyên gia từ Citicbank cho biết chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi tung ra dịch vụ này, ngân hàng đã thu hút được hơn 7 nghìn khách hàng mới. 3.2. Nhiều thách thức trong quá trình số hóa ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị Bên cạnh, những cơ hội đột phá mà số hóa đem lại, theo nghiên cứu của chúng tôi những khó khăn trong quá trình số hóa và của những người đi đầu trong lĩnh vực số hóa là không hề nhỏ đặc biệt là hành lang pháp lý đang còn rất thiếu ở Việt Nam (khảo sát năm 2016 của Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN thì có tới 84% ý kiến từ các TCTD cho rằng khó khăn thách thức lớn cho quá trình số hóa ngân hàng là hành lang phá lý thiếu và không đồng bộ. Thực trạng Ngân hàng Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình số hóa? Theo cách phân đoạn của chuyên gia về IT về quy trình số hóa, các NHTM Việt Nam hầu hết đang ở giai đoạn thứ 2 (chuyển đổi kỹ thuật số). Theo cách định nghĩa về Ngân hàng số của chuyên gia ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, trong khi chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong. Hiện nay, các NHTM Việt Nam khá tích cực trong việc số hóa các hoạt động ngân hàng của mình với 2 cách tiếp cận điển hình. NHTMCP Quân đội tập trung tăng cường trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng bằng cách mở rộng tương tác với khách hàng thông qua các minigame trong khi Techcombank chia sẻ quan điểm chuyển đổi số của ngân hàng, cũng lấy khách hàng làm trung tâm, hiểu được hành vi khách hàng nhưng đã tập trung vào việc số hóa quy trình vận hành và quy trình xử lý nội bộ trong ngân hàng. Tổng hợp các nghiên cứu từ chuyên gia cũng như nghiên cứu của chúng tôi xin được đưa ra những thức thức, kinh nghiệm từ quốc tế và các khuyên nghị chính sách theo bảng sau: - 9
  9. Thách thức trong quá trình số hóa ngân Những khuyến nghị hàng, kinh nghiệm quốc tế a. Khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, còn khuyết – Cần có quan điểm mở tạo hành lang thiếu hoặc chồng chéo nên chưa đáp ứng được pháp lý cho đổi mới sáng tạo, cân yêu cầu tạo thuận lợi để hệ thống ngân hàng bằng giữa quản lý an toàn với đổi thích ứng với bối cảnh số hóa. mới sáng tạo (đi liền với rủi ro); Các chuyên gia trong và ngoài nước đều – Đề nghị Chính phủ sớm xây dựng cho rằng đây là thách thức lớn và đáng quan tâm cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo kiện nhất ở Việt Nam. Cần phải có sự chia sẻ giữa kết nối mở cho TCTD truy xuất theo các đơn vị kinh doanh và các nhà quản lý trong thẩm quyền được duyệt; có hành quá trình thẩm tra và quyết định cho phép một lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ mô hình kinh doanh mới được triển khai. Giám liệu với bên thứ 3; xây dựng cơ chế đốc thông tin và vận hành của Ngân hàng Quốc e-KYC, tế Trung Quốc Citic, đã chia sẻ, là một ngân – Chính phủ sớm xây dựng khuôn hàng tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng số tại khổ pháp lý thử nghiệm (regulator Hongkong, Citic đã gặp rất nhiều khó khăn khi sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng; tiếp cận với cơ quan quản lý, tuy nhiên ông đồng Sandbox cho Mobile money mới cỉ tình rằng, đây là điều tất yếu bởi các cơ quan là khởi đầu quản lý không chỉ đóng vai trò là đơn vị xúc tác, hỗ trợ cho quá trình số hóa diễn ra thuận lợi mà quan trọng hơn còn là đơn vị đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh để quá trình số hóa diễn ra được an toàn. Để giải quyết vấn đề này, ông cũng chia sẻ bí quyết của các quốc gia đi trước, đó là việc cần phải có: (i) Cách tiếp cận phát triển nhanh nhạy; (ii) Quy trình tư duy chuẩn mực; (iii) Khuôn khổ khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho việc giám sát Fintech; và (iv) Diễn đàn trao đổi giám sát Fintech. 10 -
  10. Thách thức trong quá trình số hóa ngân Những khuyến nghị hàng, kinh nghiệm quốc tế b. Xuất hiện nhiều đối thủ mới cạnh tranh trong – Xây dựng cơ chế kết nối mở chia sử kinh doanh. Số hóa với hệ sinh thái dịch vụ tài dữ liệu và kết nối kinh doanh (Open chính và nền tảng API mở tạo cơ hội tận dụng API); và tạo ra sức mạnh tổng hợp, tạo ra tính kinh – Cần định hình chiến lược kinh doanh tế về quy mô cho hoạt động cung ứng dịch vụ, khi chuyển đổi số hóa theo kịch và là cơ hội để các ngân hàng vươn ra các hoạt bản phù hợp với năng lực của từng động ngoài ngân hàng (Banks beyond Banking) TCTD; nhưng cũng đặt ra nguy cơ là sự xuất hiện của các đối thủ mới (các ngân hàng ảo), các công – Hoàn thiện các hệ thống hạ tầng ty công nghệ tài chính lớn, và các hoạt động kỹ thuật số quan trọng hỗ trợ giao ngân hàng nằm ngoài phạm vi các ngân hàng dịch thương mại, tài chính trong kỷ (banking beyond banks). IPO cty Ant’s Group nguyên số: hạ tầng bưu chính viễn của Alibaba lách sang dạng công ty công nghệ thông; hạ tầng mạng; hạn tầng thanh là một ví dụ. toán quốc gia c. Thay đổi rất lớn về nhân lực: khả năng giảm – Bài toán bước đi trong mở chi nhánh số lượng lớn lao động và đòi hỏi nâng cao chất truyền thống hay kênh ngân hàng lượng nguồn nhân lực là không thể tránh khỏi. số cần được tính toán trong bước đi Các xu thế lớn trong bức tranh dịch vụ tài chính chiến lược của các TCTD; ngân hàng cũng tạo ra nhữngthay đổi to lớn về lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Theo – NHNN, các TCTD cần có KH và phân tích của Oliver (2017), về phía cầu lao lịch trình cụ thể trong tuyển dụng, động, 45% công việc hiện tại trong khu vực tài đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chính có thể được tự động hóa, 30% công việc thích ứng với thời kỳ số hóa; còn lại sẽ thay đổi với những nhiệm vụ chính rất – Tận dụng công nghệ về đào tạo khác biệt so với hiện nay, tuy nhiên đến 2025, và đánh giá năng lực để giữ chân chỉ có 10% những công việc này là thực sự bị đe dọa. Về nguồn cung lao động, tính đến năm nhân tài; 2020, 50% lực lượng lao động là từ thế hệ cuối 1990 đầu 2000, lực lượng lao động cũng bị già đi – 44 tuổi là độ tuổi trung vị ở các nước phát triển vào năm 2030, và đến năm 2020, 40% sinh viên toàn cầu là đến từ Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này tạo ra cuộc cạnh tranh toàn cầu để thu hút và tuyển dụng được những nhân lực tốt nhất tiến trình số hóa. Vì vậy đào tạo sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ thách thức hệ thống ngân hàng Việt Nam - 11
  11. Thách thức trong quá trình số hóa ngân Những khuyến nghị hàng, kinh nghiệm quốc tế d. Các cuộc tấn công mạng lớn là một quan ngại – Chú trọng thực hiện nghiêm ngặt các hàng đầu trong ngắn hạn, và các tổ chức phải giải pháp về quản trị rủi ro, an ninh, đối mặt với những lựa chọn đánh đổi quan trọng bảo mật, đảm bảo dữ liệu người tiêu trong việc cải thiện sức bền và khả năng chống dùng; đỡ trong môi trường mạng. Theo đánh giá từ – Hợp tác quốc tế tranh thủ thành tựu kết quả khảo sát của Oliver (2017), các cuộc về công nghệ, cập nhật công nghệ tấn công mạng được các lãnh đạo của các doanh tốt nhất nghiệp tại các nền kinh tế phát triển đánh giá là rủi ro toàn cầu số 1 trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh. e. Những kinh nghiệm quốc tế: Theo nghiên cứu – Chú trọng về yêu cầu trải nghiệm từ Oliver (2017), quá trình số hóa là một cuộc của khách hàng; chơi dài và các ngân hàng cần phải có các hành – Cần có chiến lược cơ sở dữ liệu; động chuẩn bị. Kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế, tham gia vào cuộc chơi này, các tổ chức – Đo lường lợi nhuận đến sản phẩm hàng đầu đã và đang: (i) Xây dựng lại hình dung để giúp hoạch định kế hoạch kinh về trải nghiệm khách hàng, xây dựng các mô doanh tốt hơn; hình kinh doanh số; (ii) Tận dụng dữ liệu như – Chuẩn bị lực lượng lao động cho một tài sản chiến lược; (iii) Đo lường “lợi nhuận tương lai; số” một cách chi tiết để ra quyết định tốt hơn; (iv) Xây dựng sức bền, khả năng chống đỡ trong môi – Việt Nam không nên bỏ quên khu trường mạng; (v) Chuẩn bị cho những thay đổi vực ngân hàng truyền thống nhất là căn bản về lực lượng lao động trong tương lai; khi xét về mặt doanh thu, khu vực (vi) Tạo lập khả năng thích nghi theo quy mô. này vẫn còn đem lại nhiều lợi nhuận Phát triển nhưng đều phải xuất phát từ nghiệp cho doanh nghiệp và nhiều lợi ích vụ truyền thống; cho khách hàng. Điều quan trọng là cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, của các sản phẩm, dịch vụ. mặc dù các ngân hàng đã có những gói đầu tư lớn về dữ liệu nhưng dường như vẫn chưa có – Thay vì áp dụng blockchain một được hệ thống dữ liệu sạch, đồng nhất, chưa tạo cách thái quá, cần phải phải khôn được sự kết nối liên thông đầy đủ; khéo lựa chọn các sản phẩm để ứng Về phía cơ quan quản lý, cần phải cải thiện cơ dụng blockchain phù hợp với hiện sở hạ tầng công nghệ và thông tin, trong đó trạng của các NHTM Việt Nam. cần nâng cao hiệu quả và khả năng tiếp cận các thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). 12 -
  12. Thách thức trong quá trình số hóa ngân Những khuyến nghị hàng, kinh nghiệm quốc tế Việc ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình số hóa như blockchain, cần phải có sự suy xét, cân nhắc thực trạng hiện tại, liệu blockchain có thể thay thế được hệ thống corebanking của các ngân hàng. 4. KẾT LUẬN Các NHTM Việt Nam đã và đang tập trung đầu tư công nghệ, số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam đang ở những bước đầu phát triển dịch vụ tài chính trên di động và thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Nhiều NHTM đã tập trung đầu tư công nghệ nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc CMCN 4.0. Các ngân hàng đều đặt việc phát triển ngân hàng số là chiến lược trọng tâm. Xu hướng phát triển sản phẩm mới được hỗ trợ bởi chiến lược đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Hồng Thanh (2020). Số hóa hoạt động ngân hàng – Cần một tư duy phát triển mới. Tạp chí Ngân hàng, số 13/2020. Nguyễn Thị Như Quỳnh, & Lê Đình Luân (2020). Ngân hàng số – Hướng đi bền vững cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 23(12/2020). Schwab, K. (2017). The fourth industrial revolution. Currency. Oliver Wyman (2017). Accelerating Financial Inclusion in South-East asia with Digital Finance. Asian Development Bank. License: CC BY 3.0 IGO - 13