Sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia

pdf 20 trang Gia Huy 3530
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_dung_chi_so_doi_moi_toan_cau_gii_de_danh_gia_muc_do_doi_m.pdf

Nội dung text: Sử dụng chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) để đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một quốc gia

  1. SỬ DỤNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI TOÀN CẦU (GII) ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT QUỐC GIA PGS.TS. Đỗ Thị Đông Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Bài báo này trình bày khái quát về chỉ số đổi mới toàn cầu và việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ đổi mới, sáng tạo của một quốc gia. Bài báo trình bày việc đánh giá đối với Việt Nam và từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc sử dụng chỉ số. Từ khóa: chỉ số đổi mới toàn cầu, kinh tế tri thức, Việt Nam 1. Giới thiệu về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Chỉ số đổi mới toàn cầu còn gọi là chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu hoặc chỉ số sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) là một bộ công cụ đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia hoặc nền kinh tế. Dự án Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu ban đầu được xây dựng bởi Giáo sư Dutta ở Trường Kinh doanh INSEAD vào năm 2007 với mục tiêu đơn giản chỉ là làm thế nào để tìm ra cách thức đánh giá khả năng đổi mới trong một xã hội và không chỉ đơn thuần dựa vào những thước đo truyền thống như là số lượng các bài nghiên cứu và mức chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Sở dĩ mục tiêu đơn giản của dự án như vậy là vì một số lý do như: (1) đổi mới sáng tạo là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào, rất nhiều chính phủ ở các quốc gia đã đặt đổi mới vào trọng tâm của chiến lược phát triển; (2) định nghĩa của đổi mới đã được mở rộng không còn giới hạn trong việc nghiên cứu và phát triển và xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học mà rộng hơn, có thể bao gồm cả những đổi mới về xã hội, về mô hình kinh doanh, và về công nghệ; và (3) việc công nhận và biểu dương những sáng kiến đổi mới trong các thị trường mới nổi được coi là yếu tố quan trọng để khuyến khích mọi người, đặc biệt là thế hệ kinh doanh kế tiếp trong công việc. Chỉ số đổi mới toàn cầu không phải là xếp hạng cuối cùng và chính thức về năng lực đổi mới của một quốc gia mà xuất phát từ thực trạng rằng việc đo lường kết quả và tác động của đổi mới là khá khó khăn, do vậy, nên tập trung vào đo lường môi trường và cơ sở hạ tầng của đổi mới và đánh giá những kết quả có liên quan. Khái niệm đổi mới được sử dụng để đo lường chỉ số đổi mới toàn cầu cũng là khái niệm mở rộng. Đổi mới được coi là việc đưa ra một sản phẩm/ dịch vụ mới, hoặc cải tiến đáng kể một sản phẩm/ dịch vụ đã có, thực hiện một quá trình mới, một phương pháp 99
  2. marketing mới, hoặc một cách thức tổ chức làm việc mới, thực hiện một mô hình hoạt động mới, hoặc là một quan hệ công việc mới. Năm 2007, chỉ số đổi mới toàn cầu được công bố bởi trường kinh doanh INSEAD. Năm 2008 đến 2010, việc xây dựng chỉ số này được sự hỗ trợ của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và một phần kinh phí được hỗ trợ bởi Tập đoàn Canon. Năm 2011, việc xây dựng chỉ số được hỗ trợ bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO) và ba tổ chức khác là Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, Công ty Alcatel – Lucent và Booz &Co. Năm 2012, báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu được xây dựng bởi sự hợp tác của INSEAD và WIPO cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức trên. Năm 2013, lần đầu tiên, báo cáo này được ba tổ chức phối xây dựng và công bố là Trường Kinh doanh INSEAD ở Pháp và Đại học Cornell ở Mỹ và WIPO. Từ đó đến nay, ba tổ chức này tiếp tục hợp tác trong việc xây dựng và công bố báo cáo. Các tổ chức hỗ trợ cũng thay đổi, chẳng hạn như năm 2018 là Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, Liên đoàn Công nghiệp Brazil, Tổ chức phi lợi nhuận SEBRAE, Công ty Strategy&. 2. Hệ tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của các quốc gia 2.1. Hệ thống chỉ tiêu GII Hệ tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới của các quốc gia được hoàn thiện theo thời gian. Năm 2018, chỉ số GII được tích hợp từ số đo của 7 trụ cột lớn, mỗi trụ cột lớn lại được tích hợp số đo từ các trụ cột nhỏ, mỗi trụ cột nhỏ lại gồm từ 3-5 chỉ số thành phần, tổng số các chỉ số thành phần có thể thay đổi trong khoảng từ 70-80 chỉ số. Bảng 1 dưới đây trình bày các chỉ số thành phần được sử dụng để xếp hạng và năm 2018. Bảng 1. Tóm tắt các tiêu chí sử dụng để xếp hạng GII năm 2018 Trụ cột TT Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ 1 Thể chế 1.1. Môi trường 1.1.1. Mức độ ổn định chính trị và không có bạo động/ chiến tranh chính trị 1.1.2. Hiệu quả quản lý của chính phủ 1.2. Môi trường 1.2.1. Chất lượng quy định luật pháp 1.2.2 Quy tắc của pháp luật 1.2.3 Chi phí sa thải do dư thừa 1.3. Môi trường 1.3.1. Mức độ dễ dàng để bắt đầu kinh doanh kinh doanh 1.3.2 Mức độ dễ dàng trong giải quyết phá sản 2 Nguồn nhân lực và nghiên cứu 100
  3. Trụ cột TT Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ 2.1. Giáo dục 2.1.1 Chi tiêu cho giáo dục 2.1.2 Chi tiêu chính phủ cho giáo dục cho mỗi học sinh 2.1.3 Tuổi thọ trung bình đến trường 2.1.4 Đánh giá về đọc, toán và khoa học 2.1.5 Tỷ lệ học sinh-giáo viên, cấp trung học 2.2. Giáo dục 2.2.1 Ghi danh đại học sau trung 2.2.2 Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật học phổ thông 2.2.3 Tỷ lệ di chuyển nhân lực cấp đại học cao đẳng trong nước 2.3 Nghiên cứu 2.3.1 Các nhà nghiên cứu và phát triển 2.3.2 Tổng chi cho R&D (GERD 2.3.3 Chi tiêu cho R&D trung bình của 3 công ty hàng đầu có đầu tư ra nước ngoài. 2.3.4 Điểm xếp hạng trung bình của ba trường đại học hàng đầu trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS 3. Cơ sở hạ tầng 3.1. Công nghệ 3.1.1 Truy cập ICT thông tin và 3.1.2 Sử dụng ICT truyền thông 3.1.3 Dịch vụ trực tuyến của Chính phủ (ICT) 3.1.4 Tham gia trực tuyến điện tử 3.2. 3.2. Cơ sở 3.2.1 Sản lượng điện hạ tầng 3.2.2 Năng lực logistics chung 3.2.3 Tích lũy tài sản cố định gộp 3.3. Sinh thái 3.3.1 GDP trên một đơn vị sử dụng năng lượng bền vững 3.3.2 Hiệu suất môi trường 3.3.3 Chứng nhận môi trường ISO 14000 4 Mức độ phát triển của thị trường 4.1. Tín dụng 4.1.1 Mức độ dễ dàng tiếp cận tín dụng. 4.1.2 Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân 101
  4. Trụ cột TT Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ 4.1.3 Danh mục cho vay gộp của các tổ chức tài chính vi mô 4.2. Đầu tư 4.2.1 Dễ bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số 4.2.2 Vốn hóa thị trường 4.2.3 Giao dịch vốn mạo hiểm 4.3. Quy mô 4.3.1 Thuế suất áp dụng thương mại, 4.3.2 Cường độ cạnh tranh của địa phương cạnh tranh và thị 4.3.3 Quy mô thị trường nội địa trường 5 Mức độ phát triển kinh doanh 5.1. Nhân viên 5.1.1 Lao động trong các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao tri thức 5.1.2 Các doanh nghiệp cung cấp đào tạo chính thức 5.1.3 GERD được thực hiện bởi doanh nghiệp kinh doanh 5.1.4 GERD được tài trợ bởi doanh nghiệp kinh doanh 5.1.5 Lao động nữ có trình độ cao 5.2. Liên kết đổi 5.2.1 Hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp mới hay ngành 5.2.2 Tình hình phát triển cụm ngành/ doanh nghiệp 5.2.3 GERD được tài trợ bởi nước ngoài 5.2.4 Thỏa thuận liên doanh / liên minh chiến lược 5.2.5 Các bộ bằng sáng chế nộp tại ít nhất hai văn phòng 5.3 Hấp thụ tri 5.3.1 Thanh toán tài sản trí tuệ thức 5.3.2 Nhập khẩu công nghệ cao 5.3.3 Nhập khẩu dịch vụ ICT 5.3.4 Tỷ lệ giá trị ròng của dòng vốn đầu tư nước ngoài 5.3.5 Tài năng nghiên cứu trong doanh nghiệp 6. Sản phẩm công nghệ và tri thức 6.1. Sự sáng tạo 6.1.1 Đơn đăng ký sáng chế theo nguồn gốc kiến thức 6.1.2 Ứng dụng quốc tế PCT theo nguồn gốc 102
  5. Trụ cột TT Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ 6.1.3 Các ứng dụng mô hình tiện ích theo nguồn gốc 6.1.4 Các ấn phẩm khoa học và kỹ thuật 6.1.5 Chỉ số H về trích dẫn tài liệu 6.2 Đầu ra tri 6.2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động thức 6.2.2 Mật độ kinh doanh mới 6.2.3 Tổng chi tiêu phần mềm máy tính 6.2.4 Chứng nhận chất lượng ISO 9001 6.2.5 Đầu ra công nghệ cao và công nghệ trung bình cao 6.3 Lan tỏa tri 6.3.1 Biên lai sở hữu trí tuệ thức 6.3.2 Xuất khẩu công nghệ cao 6.3.3 Xuất khẩu dịch vụ ICT 6.3.4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng 7 Sản phẩm sáng tạo 7.1 Tài sản vô 7.1.1 Đăng ký nhãn hiệu theo nước xuất xứ hình 7.1.2 Thiết kế công nghiệp theo nước xuất xứ 7.1.3 ICT và tạo mô hình kinh doanh 7.1.4 ICT và tạo mô hình tổ chức 7.2 Hàng hóa 7.2.1 Xuất khẩu dịch vụ sáng tạo và dịch vụ 7.2.2 Các phim truyện quốc gia được sản xuất sáng tạo 7.2.3 Thị trường giải trí và truyền thông toàn cầu 7.2.4 Đầu ra xuất bản và in ấn 7.2.5 Xuất khẩu sản phẩm sáng tạo 7.3 Sáng tạo 7.3.1 Tên miền xếp hạng cao (gTLD trực tuyến 7.3.2 Tên miền xếp hạng cao được cấp mã quốc gia (ccTLD) 7.3.3 Chỉnh sửa hàng năm trên Wikipedia 7.3.4 Tạo ứng dụng dành cho thiết bị di động Nguồn: INSEAD, 2018 103
  6. Theo bảng 1, năm 2018, có tổng số 80 chỉ số thành phần được sử dụng để xếp hạng GII. Các trụ cột và chỉ số thành phần này được chia làm hai nhóm là nhóm chỉ số đầu vào và nhóm chỉ số đầu ra. Nhóm chỉ số đầu vào gắn chặt với các yếu tố của nền kinh tế, là nền tảng cho các hoạt động đổi mới và sáng tạo bao gồm 5 chỉ số cơ bản là thể chế (institutions), nguồn nhân lực và nghiên cứu (human capital and research), cơ sở hạ tầng (infrastructure), mức độ phát triển của thị trường (market sophistication) và mức độ phát triển kinh doanh (busines sophistication). Nhóm chỉ số đầu ra biểu thị cho kết quả của quá trình đổi mới gồm hai chỉ số cơ bản là sản phẩm công nghệ và tri thức (knowledge and technology outputs) và sản phẩm sáng tạo (creative outputs). Các chỉ số tính toán hoàn toàn bằng dữ liệu thứ cấp. Có khoảng 30 nguồn/ cơ sở dữ liệu được sử dụng để tính chỉ số GII, trong đó, các nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng để tính toán thường là cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, cơ sở dữ liệu của Liên Hợp quốc, cơ sở dữ liệu của các quốc gia và của một số tổ chức khác. Với mỗi chỉ số thành phần, dữ liệu năm gần nhất và có sẵn sẽ được sử dụng. Nếu một quốc gia nào đó không có sẵn một loại dữ liệu nào đó hoặc dữ liệu đó có trước 10 năm so với thời điểm đánh giá thì sẽ bị coi là thiếu. Điểm số để đánh giá có thang đo là 100. Quốc gia nào càng được nhiều điểm thì càng được coi là có năng lực trong đổi mới và ngược lại. Việc xếp hạng các quốc gia được tính theo điểm số hàng năm. Do chỉ số thành phần có thể thay đổi theo năm, đồng thời hệ thống dữ liệu có thể thay đổi khi xếp hạng (chẳng hạn do quốc gia đó vào năm đó lại thiếu một hoặc vài chỉ số thành phần nào đó) nên việc so sánh điểm số theo các năm là rất dễ dẫn đến sai lệch. Kết quả xếp hạng phản ánh vị trí tương đối của các quốc gia/ nền kinh tế trên cơ sở khung lý thuyết được sử dụng. nếu so sánh vị trí tương đối của một nước theo thời gian thì kết quả sẽ có ý nghĩa hơn. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xếp hạng GII của một quốc gia, tất nhiên, chính là năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia đó. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố này, còn một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng là việc điều chỉnh khung tính toán chỉ số, việc cập nhật dữ liệu và việc thêm hay bớt các quốc gia trong mẫu so sánh. 2.2. So sánh hệ thống chỉ tiêu GII và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức khác Việc đánh giá năng lực đổi mới của một quốc gia trước đây đã từng được đề cập đến bởi một số tổ chức khác (Bảng 2) và được thể hiện dưới hình thức đánh giá chỉ số kinh tế tri thức của các quốc gia. 104
  7. Bảng 2- Một số hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế tri thức Tổ chức Hệ thống tiêu chí OECD Nhóm 1: Đầu vào của tri thức gồm các yếu tố: chi phí cho R&D; sử dụng cán bộ KHCN; số lượng bằng sáng chế; cân bằng quốc tế về chi trả cho công nghệ Nhóm 2: Đầu ra của tri thức gồm các yếu tố: giá trị gia tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao; số việc làm cần lao động kỹ năng cao; thu nhập cao. Nhóm 3: Mạng tri thức gồm: hệ thống đổi mới quốc gia; hệ thống ICT Nhóm 4: Tri thức và học tập gồm: trình độ dân trí; lao động qua đào tạo; hệ thống giáo dục APEC Nhóm 1: Đổi mới doanh nghiệp, gồm các tiêu chí: tổng chi phí cho R&D theo % GDP; số lượng sáng chế; doanh thu qua thương mại điện tử; mức độ liên kết doanh nghiệp- trường đại học- viện nghiên cứu. Nhóm 2: Cơ sở tri thức, gồm các tiêu chí: HDI, số người học trên 1000 dân; số cán bộ R&D trên 1000 dân; số thư viện, báo chí, radio, tivi trên 1000 dân; tỷ lệ công nhân tri thức trên tổng lao động xã hội. Nhóm 3: Cơ sở hạ tầng ICT, gồm các tiêu chí: số máy tính trên 100 dân; số điện thoại (cố định và di động) trên 100 dân; tỷ lệ người được kết nối và sử dụng internet trong tổng dân số. Nhóm 4: Cơ cấu kinh tế, gồm các tiêu chí: tỷ lệ FDI so với GDP; tỷ lệ R&D so với GDP; tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm 5: Vai trò của chính phủ, bao gồm các tiêu chí: tính dân chủ, công khai; chính sách cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo; chỉ số chính phủ điện tử. WB Nhóm 1: Môi trường kinh doanh (trụ cột: thể chế kinh tế) Nhóm 2: Khoa học và công nghệ (trụ cột: hệ thống đổi mới công nghệ) Nhóm 3: Giáo dục và đào tạo (trụ cột: giáo dục và nguồn nhân lực) Nhóm 4: Công nghệ thông tin và truyền thông – ICT (trụ cột: hạ tầng ICT) Nguồn: tổng hợp từ các tài liệu Trong đó, cách thức đánh giá của Ngân hàng Thế giới được sử dụng khá rộng rãi. Ngân hàng Thế giới đã sử dụng những chỉ số trên đây để tính toán chỉ số kinh tế tri thức (Knowledge Economic Index - KEI). Theo đó, chỉ số kinh tế tri thức bao gồm bốn trụ cột cơ bản là: môi trường kinh tế và thể chế xã hội; giáo dục và kỹ năng của 105
  8. người dân; hạ tầng cơ sở thông tin; hệ thống đổi mới. Đặc biệt là từ năm 1995, Ngân hàng Thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá KEI hàng năm theo thang điểm từ 0-10. Đây là một chỉ số được nhiều nước sử dụng để đánh giá năng lực đổi mới của mình. Hệ tiêu chí để xếp hạng theo chỉ số KEI bao gồm 4 trụ cột lần lượt là: môi trường kinh tế và thể chế xã hội; giáo dục và đào tạo; hạ tầng cơ sở thông tin; hệ thống đổi mới. Khi so sánh hệ tiêu chí của KEI và GII, có thể thấy sự tương đồng của hai bộ tiêu chí như trong bảng 3. Bảng 3- Tham chiếu hệ tiêu chí của KEI lên GII Trụ cột/ Tiêu chí KEI GII Môi trường và thể chế kinh tế Trụ cột 1 Các trụ cột nhỏ 1.2, 1.3, 4.2, 4.3 Hàng rào thuế quan và phi thuế quan 1.1 1.3.1; 4.2.1; 4.3.1; 4.3.2; 4.3.3 Chất lượng quy định 1.2 1.2.1 Nguyên tắc luật lệ 1.3 1.2.2 Giáo dục và đào tạo Trụ cột 2 Trụ cột nhỏ 2.1 và 2.2 Tỷ lệ người lớn biết chữ 2.1 2.1.4 Tuyển sinh trung học 2.2 Thay thế được bằng 2.1.3 (số năm trung bình đến trường) Tuyển sinh đại học 2.3 2.2.1 Cơ sở hạ tầng thông tin Trụ cột 3 Trụ cột nhỏ 3.1 Số điện thoại/ 1000 dân 3.1 3.1.2 Số máy tính / 1000 dân 3.2 3.1.2 Số người sử dụng internet/ 1000 dân 3.3 3.1.1 Hệ thống đổi mới Trụ cột 4 Trụ cột nhỏ 6.1 và chỉ số thành phần 6.3.1 và 7.1.1 Thanh toán bản quyền (USD/ người) 4.1 6.3.1 Số bài báo kỹ thuật/ triệu người 4.2 6.1.4 Số phát minh sáng chế được cấp 4.3 6.1.1 tính trên triệu người Nguồn: tác giả tổng hợp từ hai hệ tiêu chí đánh giá xếp hạng KEI và GII Như vậy, có thể thấy rằng, trong so sánh với các cách thức đánh giá khác, các trụ cột được sử dụng để đánh giá GII là khá rộng và bao quát. Nếu tham chiếu các tiêu chí của KEI lên GII thì thấy rằng, những tiêu chí đánh giá theo KEI chỉ là một phần của những tiêu chí đánh giá theo GII. Còn rất nhiều tiêu chí quan trọng được đánh giá 106
  9. trong GII nhưng chưa được đề cập đến trong KEI như việc đánh giá nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng chung, cơ sở hạ tầng sinh thái bền vững, tín dụng, đầu tư, hoạt động liên kết đổi mới, hập thụ tri thức, đầu ra tri thức, và các sản phẩm sáng tạo. 3. Mức độ đổi mới sáng tạo của Việt Nam theo chỉ số GII Kết quả xếp hạng về mức độ đổi mới của Việt Nam từ năm 2007 được trình bày trong bảng 4. Như đã trình bày ở trên, việc so sánh số điểm tuyệt đối theo xếp hạng GII theo các năm là dễ gây nhầm lẫn là nó chỉ có ý nghĩa nhất khi so sánh số tương đối. Do vậy, trong bảng này, dữ liệu về số tương đối của các quốc gia được trình bày. Bảng 4- Thứ hạng của các quốc gia trong bảng xếp hạng năng lực đổi mới theo GII Nước 2007 2008/09 2009/10 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Singapore 7 5 7 3 3 8 7 7 6 7 5 Nhật Bản 4 9 13 20 25 22 21 19 16 14 13 Hàn Quốc 19 6 20 16 21 18 16 14 11 11 12 Trung Quốc 29 37 43 29 34 35 29 29 25 22 17 Malaysia 26 25 28 31 32 32 33 32 35 37 35 Thái Lan 34 44 60 48 57 57 48 55 52 51 44 Ấn Độ 23 41 56 62 64 66 76 81 66 60 57 Việt Nam 65 64 71 51 76 76 71 52 59 47 45 Indonesia 48 49 72 99 100 85 87 97 88 87 85 Phillipines 66 63 76 91 95 90 100 83 74 73 73 Cămpuchia 95 117 102 111 129 110 106 91 95 101 98 Tổng số 107 130 132 125 141 142 143 141 128 127 126 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo xếp hạng chỉ số GII từ 2007-2018 Có thể thấy rằng, thứ hạng của Việt Nam được tăng đáng kể trong bảng xếp hạng này. Từ quốc gia đứng ở hạng 65/107 nước, đã có giai đoạn thứ hạng của Việt Nam tụt xuống hàng số 76 (năm 2012 và 2013). Nhưng sau đó, thứ hạng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, từ chỗ tăng 19 bậc lên đến thứ 52 trong năm 2014. Việt Nam thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về chỉ số đổi mới. Dù điểm số của Việt Nam so với Malaysia và Singapore là khá xa nhưng điểm số của Việt Nam và Thái Lan đã được cải thiện rõ rệt và có nhiều điểm sáng tích cực khi năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam (hạng 52) vượt trên Thái Lan (hạng 55) trên bảng xếp hạng. Đến năm 2016, mặc dù Việt Nam tụt hạng trong bảng xếp hạng (lên số 59/128 quốc gia) nhưng năm sau đó, thứ hạng của Việt Nam lại được cải thiện đáng kể khi Việt Nam vươn lên hạng thứ 47, vượt trên cả Thái Lan (số 51). Kết quả của Việt Nam trong năm 107
  10. 2018 cũng khá khả quan khi Việt Nam lại tiếp tục thăng 2 bậc, lên hạng 45 trong số 126 nước tham gia xếp hạng. Thứ hạng của Việt Nam trong các nước có thu nhập trung bình thấp gây được ấn tượng mạnh khi trong nhóm nước gồm 27 quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, năm 2017, Việt Nam xếp thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016). Trong ASEAN, những năm gần đây, Việt Nam hai lần vượt lên trên Thái Lan, trở thành nước thứ 3 sau Singapore và Malaysia. Năm 2017, kết quả xếp hạng của Việt Nam tăng ấn tượng so với năm 2016 khi ở nhóm chỉ số đầu vào, thứ hạng của Việt Nam tăng 8 bậc, còn ở nhóm chỉ số đầu ra, con số này là 4 bậc. Năm 2018, Việt Nam tiếp tục cải thiện 2 bậc so với năm 2017 (14 bậc so với năm 2016) lên vị trí 45/126, điểm số của Việt Nam ở cả 7 trụ cột đều cao hơn mức trung bình. Trong đó, thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, kết quả xếp hạng theo chỉ số nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tăng từ hạng 74 lên hạng 57, xếp hạng theo chỉ số môi trường kinh doanh tăng 10 bậc; Xếp hạng theo nhóm chỉ số về trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, trong đó, chỉ số chi cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp tăng 23 bậc lên bậc thứ 13, chỉ số chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp tăng 4 bậc lên thứ 48, chỉ số hợp tác đại học và doanh nghiệp tăng 17 bậc lên thứ 59, Để có được kết quả này, lý do quan trọng là Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể. Giai đoạn 2014 – 2017, Chính phủ Việt Nam đã liên tục ban hành các văn bản, đáng kể đến là Nghị quyết 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Những văn bản này đặt ra nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể gắn với các chỉ số đo đếm được theo các chuẩn mực được thế giới công nhận. Theo Nguyễn Long ( 2018), “Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường khoa học, công nghệ; ban hành các chính sách cụ thể để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tăng cường kết nối giữa viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ và năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tăng cường công khai, minh bạch nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp; đảm bảo hài hòa giữa nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn”. Do vậy, thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong thời gian qua đã tăng liên tục một cách ấn tượng. 4. Một vài gợi ý đối với việc sử dụng chỉ số GII và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam Từ việc tổng kết những dữ liệu thứ cấp trên đây, người viết có thể đưa ra một vài gợi ý đối với việc sử dụng chỉ số để đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của một quốc gia và gợi ý đối với việc cải thiện chỉ số. Thứ nhất là, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tăng trưởng đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo chính là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, khẳng định việc xếp hạng theo năng lực đổi mới là một chỉ số 108
  11. quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia, vấn đề là chọn chỉ số nào để phấn đấu và tham chiếu. Thứ hai là, xét trong điều kiện hiện tại, với 7 trụ cột chính, 21 trụ cột nhỏ và 80 chỉ số thành phần cùng với kết quả tham chiếu để tìm ra các điểm tương đồng của bộ chỉ tiêu đánh giá xếp hạng theo GII và các hệ thống tiêu chí khác, GII được cho là chỉ số đầy đủ và bao quát để đánh giá về năng lực đổi mới sáng tạo của một quốc gia/ khu vực. Điều này cũng thể hiện ở điểm, các thống kê về GII là đầy đủ và chi tiết, thuyết phục được các quốc gia trong việc sử dụng kết quả đánh giá này. Như vậy, cần cân nhắc việc sử dụng GII như là ưu tiên để đánh giá về năng lực đổi mới sáng tạo của một quốc gia. Thứ ba là, từ kết quả ấn tượng về thăng hạng của Việt Nam trong những năm gần đây trong bảng xếp hạng của GII, có thể thấy rằng, việc đặt ra các mục tiêu phấn đấu theo các bộ chỉ số đánh giá cũng là một giải pháp mang lại hiệu quả nhanh, tập trung và khoa học khi các chỉ số là có thể đo lường được và do đó việc phấn đấu cũng sẽ dễ dàng hơn về mặt phương thức. Điều này cũng tương đồng với việc các tổ chức thực hiện quản lý theo các bộ tiêu chuẩn nếu nhìn nhận ở góc độ vi mô, mà phương pháp này đã mang lại hiệu quả không bàn cãi khi các bộ tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000, HACCP, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tóm lại, việc phát triển cũng có thể theo phương thức đặt mục tiêu theo các bộ tiêu chuẩn xếp hạng và phấn đấu để tăng thứ hạng theo các bộ tiêu chí xếp hạng này. Thứ tư là, từ việc xếp hạng GII và các xếp hạng khác, cần khắc phục một trong những điểm yếu của Việt Nam là thiếu dữ liệu và dữ liệu thiếu tính cập nhật. Năm 2016, trong quá trình đánh giá theo GII, Việt Nam bị thiếu số liệu của 10 chỉ số và có 9 chỉ số có dữ liệu không cập nhật. Báo cáo năm 2016 cũng cho thấy có 18 nước bị liệt kê vào những nước thiếu số liệu nhiều nhất (thiếu từ 20 đến 29 chỉ số), số nước chỉ thiếu số liệu dưới 5 chỉ số là 46. Việc thiếu dữ liệu này làm cho xếp hạng của Việt Nam chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác tuyệt đối. Cuối cùng, đối với các giải pháp để cải thiện vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng GII, như đã trình bày ở trên, có thể tập trung vào cải thiện theo các trụ cột chính, trụ cột nhỏ và các chỉ số thành phần. Căn cứ vào những trụ cột và các chỉ số thành phần này, các giải pháp cần được đưa ra theo hướng thiết lập mục tiêu cho từng trụ cột chính, trụ cột nhỏ và các chỉ số thành phần và từ đó tìm kiếm cách thức để đạt được mục tiêu đã được thiết lập đó. 109
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2013): The Global Innovation Index 2013: The Local Dynamics of Innovation, Geneva, Ithaca, and Fontainebleau. 2. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2014): The Global Innovation Index 2014: The Human Factor In innovation, second printing. Fontainebleau, Ithaca, and Geneva. 3. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2015): The Global Innovation Index 2015: Effective Innovation Policies for Development, Fontainebleau, Ithaca, and Geneva. 4. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2016): The Global Innovation Index 2016: Winning with Global Innovation, Ithaca, Fontainebleau, and Geneva. 5. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2017): The Global Innovation Index 2017: Innovation Feeding the World, Ithaca, Fontainebleau, and Geneva. 6. Cornell University, INSEAD, and WIPO (2018): The Global Innovation Index 2018: Energizing the World with Innovation. Ithaca, Fontainebleau, and Geneva. 7. INSEAD và The World Business (2007), The power of Innovation 8. INSEAD (2009), Global Innovation Index 2008- 2009 9. INSEAD (2010), Global Innovation Index 2009- 2010 10. INSEAD (2011), The Global Innovation Index 2011: Accelerating growth and development. 11. INSEAD và WIPO (2012), Global Innovation Index 2012: Stronger Innovation Linkages for Global Growth 12. INSEAD và WIPO (2012), Global Innovation Index 2012: Stronger Innovation Linkages for Global Growth 13. Nguyễn Long (2018), Cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam, truy cập tại www.enternews.vn vào ngày 24/4/2018. 110
  13. PHỤ LỤC Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp hạng các quốc gia theo Chỉ số đổi mới toàn cầu TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ 1 Thể chế 1.1. Môi trường 1.1.1. Mức độ ổn định chính trị và không có bạo động/ chiến chính trị tranh: Chỉ số về khả năng chính phủ sẽ bị mất ổn định hoặc bị lật đổ bởi các hành vi bạo lực, bao gồm cả bạo lực và khủng bố có động cơ chính trị. Điểm số được tiêu chuẩn hóa. 1.1.2. Hiệu quả quản lý của chính phủ: Chỉ số về nhận thức về chất lượng dịch vụ công và mức độ độc lập của người dân đối với các áp lực chính trị, chất lượng xây dựng và thực thi chính sách, độ tin cậy của các cam kết của chính phủ đối với những chính sách được đưa ra. Điểm số được tiêu chuẩn hóa. 1.2. Môi trường 1.2.1. Chất lượng quy định: Chỉ số nhận thức về khả năng của luật pháp chính phủ để xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định cho phép và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân. Điểm số được chuẩn hóa. 1.2.2 Quy tắc của pháp luật: Chỉ số nhận thức về mức độ mà các cơ quan có lòng tin và tuân thủ các quy tắc của xã hội, cụ thể là về chất lượng thực thi hợp đồng, quyền tài sản, cảnh sát và tòa án, cũng như khả năng phạm tội và bạo lực. Điểm số được chuẩn hóa. 1.2.3 Chi phí sa thải do dư thừa: Tổng thời gian thông báo và trợ cấp thôi việc (theo tuần lương, trung bình cho người lao động có thời hạn 1, 5, và 10 năm, với ngưỡng tối thiểu là 8 tuần). 1.3. Môi trường 1.3.1. Mức độ dễ dàng để bắt đầu kinh doanh kinh doanh 1.3.2 Mức độ dễ dàng trong giải quyết phá sản 2 Nguồn nhân lực và nghiên cứu 2.1. Giáo dục 2.1.1 Chi tiêu cho giáo dục: Chi tiêu hoạt động của chính phủ trong giáo dục, bao gồm tiền lương và các khoản theo lương và không bao gồm đầu tư vốn vào các tòa nhà và thiết bị, theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 2.1.2 Chi tiêu chính phủ cho giáo dục cho mỗi học sinh: Tài trợ ban đầu của chính phủ cho mỗi học sinh (bậc trung học), theo 111
  14. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ phần trăm GDP bình quân đầu người. 2.1.3 Tuổi thọ trung bình đến trường: Tổng số năm đi học bình quân của một trẻ em, giả định rằng tỷ lệ đi học ở bất kỳ độ tuổi cụ thể nào bằng với số học sinh ghi danh hiện tại ở độ tuổi đó. 2.1.4 Đánh giá về đọc, toán và khoa học: Thang điểm trung bình của PISA trong môn đọc, toán và khoa học 2.1.5 Tỷ lệ học sinh-giáo viên, cấp trung học: Là tỷ số giữa số học sinh ghi danh học ở bậc trung học chia cho số giáo viên (không phân biệt nhiệm vụ giảng dạy). 2.2. Giáo dục 2.2.1 Ghi danh đại học: Tỷ lệ tổng số học sinh ghi danh đại học, sau trung bất kể tuổi tác, với dân số của độ tuổi chính thức tương ứng với học phổ trình độ học vấn đại học. thông 2.2.2 Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật: Tỷ trọng của tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học về khoa học, sản xuất, kỹ thuật và xây dựng trong các sinh viên tốt nghiệp đại học. 2.2.3 Tỷ lệ di chuyển nhân lực cấp đại học cao đẳng trong nước: Số lượng sinh viên từ nước ngoài học tập tại một quốc gia, theo tỷ lệ phần trăm tổng số học sinh ghi danh đại học ở quốc gia đó. 2.3 Nghiên 2.3.1 Các nhà nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu toàn thời gian tính cứu và trên một triệu dân. Các nhà nghiên cứu trong R&D là các chuyên phát triển gia tham gia vào việc tạo ra kiến thức, sản phẩm, quy trình, phương pháp hoặc hệ thống mới và cũng như trong các vị trí quản lý các dự án này. 2.3.2 Tổng chi cho R&D (GERD): Tổng chi tiêu nội bộ trong nước về R&D trong một khoảng thời gian theo tỷ lệ GDP. 2.3.3 Chi tiêu cho R&D trung bình của 3 công ty hàng đầu có đầu tư ra nước ngoài. 2.3.4 Điểm xếp hạng trung bình của ba trường đại học hàng đầu trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS 3. Cơ sở hạ tầng 3.1. Công nghệ 3.1.1 Truy cập ICT: Chỉ số truy cập ICT là chỉ số tổng hợp có 5 thông tin chỉ số ICT (20% mỗi chỉ số). Đây là chỉ số đầu tiên có các chỉ số và truyền phụ. 112
  15. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ thông 3.1.2 Sử dụng ICT: Chỉ số sử dụng ICT là chỉ số tổng hợp có ba (ICT) chỉ số ICT (33% mỗi chỉ số). Đây là chỉ số thứ hai có các chỉ số phụ. 3.1.3 Dịch vụ trực tuyến của Chính phủ: Các nhóm nghiên cứu đánh giá trang web quốc gia của mỗi quốc gia, bao gồm cổng thông tin trung tâm quốc gia, cổng dịch vụ điện tử và cổng tham gia điện tử cũng như các trang web của các bộ giáo dục, lao động, dịch vụ xã hội, y tế tài chính và môi trường, nếu có. 3.1.4 Tham gia trực tuyến điện tử: Chỉ số tham gia trực tuyến của Liên Hợp quốc dựa trên khảo sát được sử dụng cho Chỉ số Dịch vụ Trực tuyến của Liên Hợp quốc. Cuộc khảo sát được mở rộng với các câu hỏi nhấn mạnh chất lượng trong giai đoạn hiện diện kết nối của chính phủ điện tử. 3.2. 3.2. Cơ sở 3.2.1 Sản lượng điện: Sản xuất điện được đo tại các đầu cuối của hạ tầng các đơn vị phát điện. chung 3.2.2 Năng lực logistics: Đánh giá đa chiều về năng lực logistics thông qua Chỉ số năng lực Logistics (LPI), so sánh các hồ sơ hậu cần thương mại của 160 quốc gia và đánh giá trên thang điểm từ 1 (tồi tệ nhất) đến 5 (tốt nhất). 3.2.3 Tích lũy tài sản cố định gộp: Tỷ lệ tổng nguồn vốn gộp trong nội tệ hiện tại so với GDP theo nội tệ hiện tại. 3.3. Sinh thái 3.3.1 GDP trên một đơn vị sử dụng năng lượng: GDP theo sức bền vững mua tương đương tính trên mỗi kilogam dầu sử dụng. 3.3.2 Hiệu suất môi trường: Chỉ số này xếp hạng các quốc gia trên 20 chỉ số hiệu suất được theo dõi trên các danh mục chính sách bao gồm cả sức khỏe cộng đồng và sức sống của hệ sinh thái. Các chỉ tiêu này đánh giá quốc gia đạt được mục tiêu chính sách môi trường ở mức độ nào. 3.3.3 Chứng nhận môi trường ISO 1400, cụ thể là năm 2018 là chứng chỉ phiên bản ISO 14001: 2015. 4 Mức độ phát triển của thị trường 4.1. Tín dụng 4.1.1 Mức độ dễ dàng tiếp cận tín dụng. 4.1.2 Tín dụng trong nước cho khu vực tư nhân: Tín dụng trong 113
  16. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ nước cho khu vực tư nhân là tài chính cung cấp cho khu vực tư nhân bởi các công ty tài chính, như cho vay, mua trái phiếu, tín dụng thương mại và các khoản phải thu khác. 4.1.3 Danh mục cho vay gộp của các tổ chức tài chính vi mô: Được tính bằng số cân bằng cho vay của mỗi tổ chức tài chính vi mô (hiện tại là US $), chia cho GDP (hiện tại là US $) và nhân với 100. 4.2. Đầu tư 4.2.1 Dễ bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số 4.2.2 Vốn hóa thị trường: Vốn hóa thị trường (còn được gọi là 'giá trị thị trường') là giá cổ phiếu lần số cổ phiếu đang lưu hành. 4.2.3 Giao dịch vốn mạo hiểm: Dữ liệu Thomson Reuters về giao dịch cổ phần tư nhân, với mỗi giao dịch, có thông tin về vị trí đầu tư, công ty đầu tư, nhà đầu tư, quỹ, cùng với các thông tin chi tiết khác. 4.3. Quy mô 4.3.1 Thuế suất áp dụng thương 4.3.2 Cường độ cạnh tranh của địa phương: Câu trả lời trung bình mại, cạnh cho câu hỏi khảo sát: Ở nước bạn, mức độ cạnh tranh khốc liệt ở tranh và thị các thị trường địa phương như thế nào? [1 = không mãnh liệt; 7 = trường cực kỳ dữ dội] 4.3.3 Quy mô thị trường nội địa: Quy mô thị trường nội địa được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo PPP (năm 2018 tính theo tỷ USD) 5 Mức độ phát triển kinh doanh 5.1. Nhân viên 5.1.1 Lao động trong các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao: tri thức Việc làm trong các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao trong tổng lực lượng lao động (% lực lượng lao động) 5.1.2 Các doanh nghiệp cung cấp đào tạo chính thức: Tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp các chương trình đào tạo chính thức cho nhân viên chính thức của họ. 5.1.3 GERD được thực hiện bởi doanh nghiệp kinh doanh: Tổng chi phí cho R&D được thực hiện bởi doanh nghiệp kinh doanh theo phần trăm GDP. 5.1.4 GERD được tài trợ bởi doanh nghiệp kinh doanh: Tổng chi 114
  17. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ phí cho R&D được tài trợ bởi doanh nghiệp kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí cho R&D. 5.1.5 Lao động nữ có trình độ cao: Tỷ lệ nhân viên nữ có trình độ cao trong tổng số người được tuyển dụng. 5.2. Liên kết 5.2.1 Hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học và doanh nghiệp đổi mới hay ngành: Câu trả lời trung bình cho câu hỏi khảo sát: Ở quốc gia của bạn, bao nhiêu người cộng tác và chia sẻ ý tưởng giữa các công ty và các trường đại học / tổ chức nghiên cứu? [1 = không hề; 7 = đến một mức độ lớn] 5.2.2 Tình hình phát triển cụm ngành/ doanh nghiệp: Câu trả lời trung bình cho câu hỏi khảo sát về vai trò của các cụm trong nền kinh tế: Ở quốc gia của bạn, mức độ phát triển rộng và cụm sâu (tập trung địa lý của các công ty, nhà cung cấp, nhà sản xuất sản phẩm và dịch vụ liên quan tổ chức chuyên ngành trong một lĩnh vực cụ thể)? 5.2.3 GERD được tài trợ bởi nước ngoài: Tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí cho R&D được tài trợ bởi nước ngoài. 5.2.4 Thỏa thuận liên doanh / liên minh chiến lược: Dữ liệu của Thomson Reuters về các giao dịch liên doanh / liên minh chiến lược, theo đó, mỗi giao dịch được cung cấp đầy đủ các chi tiết về quốc gia xuất xứ của các công ty đối tác, trong số những người khác. 5.2.5 Các bộ bằng sáng chế nộp tại ít nhất hai văn phòng: Số bộ bằng sáng chế được đệ trình bởi người dân ở ít nhất hai văn phòng. 5.3 Hấp thụ tri 5.3.1 Thanh toán tài sản trí tuệ: Phí sử dụng tài sản trí tuệ không thức bao gồm các khoản thanh toán khác (% tổng số giao dịch) theo phân loại EBOPS 2010. 5.3.2 Nhập khẩu công nghệ cao: Nhập khẩu công nghệ cao trừ đi tái nhập khẩu (% tổng số thương mại). 5.3.3 Nhập khẩu dịch vụ ICT: Các dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin (% tổng số giao dịch) theo phân loại EBOPS 2010. 5.3.4 Tỷ lệ giá trị ròng của dòng vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị ròng của dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào (dòng vốn đầu tư vào 115
  18. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ mới trừ đi phần rút vốn đầu tư) chia cho GDP. 5.3.5 Tài năng nghiên cứu trong doanh nghiệp: các chuyên gia tham gia vào việc tạo ra kiến thức, sản phẩm, quy trình, phương pháp và hệ thống mới, cũng như trong các vị trí quản lý các dự án này, được chia nhỏ theo các lĩnh vực mà họ được tuyển dụng. 6 Sản phẩm công nghệ và tri thức 6.1. Sự sáng 6.1.1 Đơn đăng ký sáng chế theo nguồn gốc: Số đơn đăng ký sáng tạo kiến chế được nộp tại một văn phòng cấp bằng sáng chế quốc gia hoặc thức khu vực nhất định (tính trên một tỷ USD GDP theo sức mua tương đương) 6.1.2 Ứng dụng quốc tế PCT theo nguồn gốc: Số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế được đệ trình bởi người dân tại Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (tính trên mỗi tỷ USD GDP theo sức mua tương đương) 6.1.3 Các ứng dụng mô hình tiện ích theo nguồn gốc: Số lượng các ứng dụng mô hình tiện ích do người dân nộp tại văn phòng bằng sáng chế quốc gia (tính trên mỗi tỷ USD GDP theo sức mua tương đương) 6.1.4 Các ấn phẩm khoa học và kỹ thuật: Số bài báo khoa học và kỹ thuật (tính trên mỗi tỷ USD GDP theo sức mua tương đương) 6.1.5 Chỉ số H về trích dẫn tài liệu: Chỉ số H là số lượng các bài báo đã công bố của một nền kinh tế (H) đã nhận được ít nhất H lần trích dẫn trong giai đoạn 1996–2014 6.2 Đầu ra tri 6.2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động thức 6.2.2 Mật độ kinh doanh mới: Số lượng doanh nghiệp mới tính trên 1000 dân trong độ tuổi từ 15-64. 6.2.3 Tổng chi tiêu phần mềm máy tính: Chi tiêu phần mềm máy tính bao gồm tổng giá trị mua hoặc thuê phần mềm như hệ điều hành, hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ lập trình, tiện ích và ứng dụng. Dữ liệu được báo cáo dưới dạng phần trăm GDP. 6.2.4 Chứng nhận chất lượng ISO 9001: Số lượng chứng chỉ ISO 9000 phiên bản ISO 9001: 2015. 6.2.5 Đầu ra công nghệ cao và công nghệ trung bình cao: Sản 116
  19. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ lượng công nghệ cao và công nghệ trung bình cao theo tỷ lệ phần trăm tổng sản lượng sản xuất, trên cơ sở phân ngành của OECD. 6.3 Lan tỏa tri 6.3.1 Biên lai sở hữu trí tuệ: Các khoản phí sử dụng tài sản trí tuệ thức không bao gồm các khoản khác ( tính theo tỷ lệ % tổng giao dịch) theo phân loại ngành EBOPS 2010. 6.3.2 Xuất khẩu công nghệ cao: Xuất khẩu công nghệ cao trừ đi tái xuất khẩu (% tổng giá trị). 6.3.3 Xuất khẩu dịch vụ ICT: Viễn thông, máy tính và dịch vụ thông tin (% tổng giá trị giao dịch) theo phân loại ngành EBOPS 2010. 6.3.4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng: Tỷ lệ giá trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ròng trên GDP. 7 Sản phẩm sáng tạo 7.1 Tài sản vô 7.1.1 Đăng ký nhãn hiệu theo nước xuất xứ: Số đơn đăng ký nhãn hình hiệu được cấp cho người dân ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể (trên một tỷ đô la GDP theo PPP) 7.1.2 Thiết kế công nghiệp theo nước xuất xứ: Số lượng thiết kế trong các ứng dụng thiết kế công nghiệp ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể (trên một tỷ đô la GDP theo PPP) 7.1.3 ICT và tạo mô hình kinh doanh: Câu trả lời trung bình cho câu hỏi: Ở quốc gia của bạn, ICT cho phép tạo ra các mô hình kinh doanh mới ở mức độ nào? [1 = không hề; 7 = đến một mức độ lớn] 7.1.4 ICT và tạo mô hình tổ chức: Câu trả lời trung bình cho câu hỏi: Ở quốc gia của bạn, ICT cho phép tạo ra các mô hình tổ chức mới (ví dụ: các nhóm ảo, làm việc từ xa, telecommuting) trong các công ty ở mức độ nào? [1 = không hề; 7 = đến một mức độ lớn] 7.2 Hàng hóa 7.2.1 Xuất khẩu dịch vụ sáng tạo: Giá trị xuất khẩu dịch vụ sáng và dịch vụ tạo (% tổng xuất khẩu) theo phân loại dịch vụ EBOPS 2010. sáng tạo 7.2.2 Các phim truyện quốc gia được sản xuất: Số phim truyện quốc gia được sản xuất (trên một triệu dân từ 15–69 tuổi). 7.2.3 Thị trường giải trí và truyền thông toàn cầu: Triển vọng thị 117
  20. TT Trụ cột Chỉ số thành phần lớn/ nhỏ trường giải trí và truyền thông toàn cầu, dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng và các công ty quảng cáo trong 5 năm đã qua và dự đoán 5 năm tới, tính cho 13 phân khúc giải trí và truyền thông, 61 quốc gia. 7.2.4 Đầu ra xuất bản và in ấn: Xuất bản, in ấn và sao chép sản phẩm nghe nhìn, tính theo tỷ lệ phần trăm tổng sản lượng sản xuất. 7.2.5 Xuất khẩu sản phẩm sáng tạo: Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa sáng tạo ròng. 7.3 Sáng tạo 7.3.1 Tên miền xếp hạng cao (gTLD): Tên miền xếp hạng cao trực tuyến (gTLD) (trên một nghìn dân số từ 15–69 tuổi). 7.3.2 Tên miền xếp hạng cao được cấp mã quốc gia (ccTLD): Tên miền xếp hạng cao được cấp mã quốc gia (ccTLD) (trên một nghìn dân số từ 15–69 tuổi). 7.3.3 Chỉnh sửa hàng năm trên Wikipedia: Các chỉnh sửa trên trang Wikipedia tính theo năm (trên một triệu dân số từ 15–69 tuổi). 7.3.4 Tạo ứng dụng dành cho thiết bị di động: Các ứng dụng được tải xuống trên toàn cầu tính cho một quốc gia hoặc một khu vực, theo cách quy định của hãng HQ, được tính theo tỷ lệ trên GDP theo PPP. 118