Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (lacepede, 1801) nuôi thử nghiệm với các loại thức ăn khác nhau tại Quảng Bình

pdf 10 trang Gia Huy 3310
Bạn đang xem tài liệu "Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (lacepede, 1801) nuôi thử nghiệm với các loại thức ăn khác nhau tại Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_tang_truong_ve_khoi_luong_ca_ca_chim_trang_vay_vang_trach.pdf

Nội dung text: Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (lacepede, 1801) nuôi thử nghiệm với các loại thức ăn khác nhau tại Quảng Bình

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) SỰ TĂNG TRƯỞNG VỀ KHỐI LƯỢNG CẢ CÁ CHIM TRẮNG VÂY VÀNG - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) NUÔI THỬ NGHIỆM VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI QUẢNG BÌNH Lê Thị Nam Thuận Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: namthuanle010161@yahoo.com TÓM TẮT Kết quả bước đầu nuôi thử nghiệm cá chim trắng vây vàng với các loại thức ăn khác nhau tại Quảng Bình có sự tăng trưởng về khối lượng đạt được như sau: Sự tăng trưởng trung bình, tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá đạt cao nhất đối với CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống), tiếp đến là CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn công nghiệp - 50% thức ăn tươi sống). Kết quả đạt thấp nhất đối với CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp). Cụ thể là: Khối lượng trung bình: 116,73g/con (CT3); 113,93g/con (CT2); 105,63 g/con (CT3). Tốc độ tăng trưởng về khối lượng: 1,104g/con/ngày (CT3); 1,076g/con/ngày (CT2); 0,993g/con/ngày (CT3). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng: 2,931%/ngày (CT3); 2,907%/ngày (CT2); 2,831%/ngày (CT3). Có thể xem đây là cơ sở khoa học và thực tế để tiếp tục triển khai nuôi cá chim trắng vây vàng ở Quảng Bình trong thời gian tới, khi môi trường biển được phục hồi và ổn định. Từ khóa: Sự tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng khối lượng, tốc độ tăng trưởng đặc trưng, cá chim trắng vây vàng, thử nghiệm, Quảng Bình ĐẶT VẤN ĐỀ Cá chim trắng vây vàng Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) được nuôi thành công ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc [8,9]. Tại Việt Nam, đây là đối tượng nuôi mới đang được khuyến khích trở thành loài nuôi chính vì có giá trị kinh tế cao, kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, lại có hình thái đẹp, thịt thơm ngon, ít xương, nhu cầu thị trường lớn cả trong và ngoài nước. Trong thời gian vừa qua, cá chim trắng vây vàng đã được nuôi thử nghiệm ở nhiều địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang, Nghệ An nhưng chưa đạt hiệu quả cao và bền vững [1,4,5,6] . Nghiên cứu nuôi thử nghiệm đối tượng này trên hệ thống ao đất ven biển Quảng Bình với một số loại thức ăn khác nhau nhằm bước đầu cung cấp 143
  2. Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) một số cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho mở rộng đối tượng nuôi thủy sản của địa phương hiệu quả. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015 tại trang trại nuôi trồng nước mặn, lợ Quảng Phúc, Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Cá thí nghiệm được bố trí trong 09 giai có kích thước 1,6m x 2,5m x 2m, các giai được bố trí trong ao đất có diện tích 3.500 m2. Ao nuôi có hệ thống lấy nước, thải nước riêng biệt, chủ động. Nguồn nước cung cấp cho ao được lấy từ sông Gianh qua hệ thống kênh cấp chính. Thí nghiệm (TN) gồm 3 công thức (CT), mỗi công thức được lặp lại 3 lần theo sơ đồ bố trí ở bảng 1. Trong đó: CT1: Khẩu phần gồm 100% thức ăn công nghiệp; CT2: Khẩu phần gồm 50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tươi sống; CT3: Khẩu phần gồm 100% thức ăn tươi sống. + Cá giống nuôi thử nghiệm: Hình 1. Cá chim trắng vây vàng giống Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Số đợt TN Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 CT1 CT2 CT3 Công thức TN CT3 CT1 CT2 CT2 CT3 CT1 Cá thí nghiệm có chiều dài trung bình 5,41 ± 0,52 cm/con; khối lượng trung bình 6,33 ± 0,58 g/con, được mua tại Nghệ An. Mật độ nuôi thí nghiệm: 40 con/01giai/4m2 (10 con/m2). Thức ăn cho cá có thành phần dinh dưỡng như sau: Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn trong thí nghiệm Loại thức ăn DM (%) Protein (%DM) EE (%DM) CF (%DM) TĂ CN 89,0 22,47 4,49 7,86 TĂ TS* 23,6 49,64 14,00 0,54 * Theo Lã Văn Kính (2003), Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp [2,3]. 144
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) Thức ăn công nghiệp: thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Rô phi (Nhãn hiệu Sea PRO) của Công ty Cổ phần Phát triển nguồn lợi thủy sản. Thức ăn (TĂ) tươi sống là cá nục cắt nhỏ để cá ăn trong ngày. Chăm sóc và quản lý: trong thời gian nuôi cá được cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn được tính theo trọng lượng khô, 4 - 7% trọng lượng thân đối với TĂ công nghiệp, 10 - 15% trọng lượng thân đối với TĂ tươi sống t y từng giai đoạn, theo d i lượng thức ăn thiếu hoặc thừa trong ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho ph hợp. Các yếu tố môi trường tương tự nhau giữa các giai trong thời gian thí nghiệm. Hàng ngày theo d i tình hình thời tiết, hoạt động và sức khỏe của cá. Phương pháp xác định tăng trưởng về khối lượng cá thí nghiệm Khối lượng cá được kiểm tra 10 ngày 1 lần, d ng vợt vớt ngẫu nhiên mẫu khoảng 30 con, đem cân để xác định khối lượng và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu; đo chiều dài toàn thân cá bằng cách đặt cá trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li (chính xác đến 0,1 mm). Xác định tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo công thức [2,7]: W 2 W 1 Cw T2 T1 Trong đó: W2: khối lượng trung bình tại thời điểm T2 (g) W1: khối lượng trung bình tại thời điểm T1 (g) Cw: tốc độ tăng trưởng theo khối lượng (g/con/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (Specific Growth Rate) (%/ngày) [7] ln W2 ln W1 Tăng trưởng theo khối lượng: SGRW 100% T2 T1 Với: W2 : khối lượng cá đo lần sau (g) ; W1 : khối lượng cá đo lần trước (g) T2- T1 : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (ngày) Phương pháp xử lý số liệu: Xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ biểu đồ được xử lý trên chương trình Microsoft Excel 2007. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tăng trưởng về khối lượng của cá nuôi thí nghiệm Trong suốt quá trình thí nghiệm, cá chim trắng vây vàng khỏe mạnh, hoạt động bắt mồi tốt. Khối lượng của cá thu được qua các đợt theo dõi ở các công thức thí nghiệm khác nhau được trình bày trong bảng 3 và hình 2. Kết quả cho thấy, khối lượng của cá trong thời gian thí nghiệm tăng lên t y từng khẩu phần thức ăn và thời gian nuôi khác nhau nhưng tăng trưởng 145
  4. Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) bình thường so với đặc điểm sinh trưởng của cá chim trắng vây vàng, càng về sau chênh lệch khối lượng trung bình càng lớn giữa các khoảng thời gian thí nghiệm. Cụ thể: Ở 30 ngày đầu thí nghiệm, khối lượng của cá ở CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) tăng lên cao nhất đạt 21,83g/con; tiếp theo là CT2 (khẩu phần chứa 50% TĂ ăn công nghiệp - 50% TĂ tươi sống) đạt 20,63g/con; cá ở CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) có khối lượng trung bình thấp nhất đạt 19,63g/con. Bảng 3. Khối lượng của cá nuôi qua các đợt theo dõi Khối lượng trung bình (g/con) Ngày nuôi CT1 CT2 CT3 100% TA CN 50% TA tươi sống - 50% TA CN 100% TA tươi sống Ban đầu 6,33 ± 0,58a 6,33 ± 0,58a 6,33 ± 0,58a 10 9,63 ± 0,81 c 9,93 ± 0,87 b 10,33 ± 1,04 a 20 14,33 ± 1,31 c 14,93 ± 1,34 b 15,73 ± 1,38 a 30 19,63 ± 2,06 c 20,63 ± 2,14 b 21,83 ± 2,22 a 40 27,13 ± 3,07 c 28,73 ± 3,03 b 30,53 ± 3,06 a 50 36,73 ± 3,66 c 38,93 ± 4,31 b 41,33 ± 4,06 a 60 47,73 ± 4,74 c 50,53 ± 5,39 b 53,33 ± 5,03 a 70 57,53 ± 4,96 b 61,53 ± 5,28 a 64,33 ± 5,73 a 80 72,13 ± 5,37 b 77,43 ± 6,80 a 80,23 ± 5,00 a 90 86,13 ± 5,54 b 92,93 ± 7,72 a 95,73 ± 4,76 a 100 105,63 ± 9,00 b 113,93 ± 12,61 a 116,73 ± 9,52 a Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự a, b, c khác nhau sai khác p<0,05. CT1 CT2 W W (g/con) CT3 Ngày nuôi Hình 2. Khối lượng của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi 146
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) Kết quả phân tích phương sai cho thấy, có sự sai khác về khối lượng trung bình của cá giữa CT1, CT2 và CT3 (p 0,05). Điều này chứng tỏ rằng việc thay thế 50% thức ăn tươi sống bằng 50% thức ăn công nghiệp trong khẩu phần ăn của cá chim trắng vây vàng đã không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về khối lượng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu thay thế thức ăn tươi sống bằng 100% thức ăn công nghiệp thì kết quả cho thấy cá có sự suy giảm về khối lượng rõ rệt. 2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá nuôi thí nghiệm Khối lượng trung bình của cá khi bắt đầu thả nuôi ở các công thức thí nghiệm là như nhau. Tuy nhiên, qua thời gian nuôi, khối lượng của cá đã có sự thay đổi, chính sự thay đổi này cho thấy các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng khối lượng của cá Chim trắng vây vàng (bảng 4 và hình 3). Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm tăng dần theo thời gian, chứng tỏ cá ngày càng tăng trưởng và phát triển nhanh, hấp thu thức ăn tốt. Ở ngày 30 của thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở CT3 cao nhất đạt 0,610g/con/ngày; tiếp theo là CT2 đạt 0,570g/con/ngày; cá ở CT1 có tốc độ tăng trưởng khối lượng thấp nhất đạt 0,530g/con/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy, có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá giữa CT1, CT2 và CT3 (p<0,05). Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các đợt theo dõi Tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình (g/con/ngày) CT2 Ngày nuôi CT1 CT3 50% TA tươi sống 100% TA CN 100% TA tươi sống - 50% TA CN 10 0,330 ± 0,184 c 0,360 ± 0,192 b 0,400 ± 0,191 a 20 0,470 ± 0,216 c 0,500 ± 0,254 b 0,540 ± 0,243 a 30 0,530 ± 0,242 c 0,570 ± 0,274 b 0,610 ± 0,278 a 147
  6. Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) 40 0,750 ± 0,309 c 0,810 ± 0,448 b 0,870 ± 0,387 a 50 0,960 ± 0,349 c 1,020 ± 0,644 b 1,080 ±,0,502 a 60 1,100 ± 0,503 c 1,160 ± 0,353 b 1,200 ± 0,406 a 70 0,980 ± 0,161 b 1,100 ± 0,156 a 1,100 ± 0,124 a 80 1,460 ± 0,139 b 1,590 ± 0,120 a 1,590 ± 0,090 a 90 1,400 ± 0,072 b 1,550 ± 0,067 a 1,550 ± 0,154 a 100 1,950 ± 0,039 b 2,100 ± 0,021 a 2,100 ± 0,033a Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng hàng có các kí tự a, b, c khác nhau sai khác p 0,05). Kết quả trên cũng cho thấy, giai đoạn 70 ngày và 90 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở các công thức đều giảm xuống. Điều này có thể giải thích do vào thời gian này, nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp (16 - 180C) làm giảm khả năng tăng trưởng nên tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá giảm. Xét trên cả đợt thí nghiệm, cá ở CT3 tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất (1,104g/con/ngày); tiếp theo là CT2 (1,076g/con/ngày) và thấp nhất là CT1 (0,993g/con/ngày). So sánh với kết quả của Nguyễn Văn Quyền (2010), nuôi cá chim trắng vây vàng trong ao đất với mật độ 3 con/m2 tại Yên Hưng, Quảng Ninh thì kết quả trên có tốc độ tăng trưởng thấp hơn do mật độ nuôi tại thí 148
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) nghiệm cao hơn (10 con/m2) và thức ăn có độ đạm thấp hơn [5]. Kết quả phân tích phương sai cho thấy, có sự sai khác thống kê giữa CT1, CT2 và CT3 (p 0,05). Từ kết quả của thí nghiệm, ta có thể thấy từ lúc bắt đầu thả nuôi đến ngày 60 của thí nghiệm khi cho cá ăn bằng CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) thì cá có tốc độ tăng trưởng khối lượng tốt nhất, tiếp đến CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn tươi sống - 50% thức ăn công nghiệp) và CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất do trong điều kiện tự nhiên cá chim trắng vây vàng ăn thức ăn tươi sống tự tìm kiếm nên trong thời gian đầu thí nghiệm cá chưa thích nghi với thức ăn công nghiệp. Nhưng từ 60 ngày nuôi đến cuối thí nghiệm cá đã dần thích nghi với thức ăn công nghiệp nên tốc độ tăng trưởng của cá ở CT2 bằng với CT3 do dinh dưỡng trong thức ăn công nghiệp tốt và cân đối hơn. 3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRW) (%/ngày) W SGR Hình 4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên SGRW (%/ngày) Hình 4 chỉ ra rằng cá được cho ăn tại CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) đạt 2,931%/ngày cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng cao hơn so với cho tại CT2 (khẩu phần chứa 50% TĂ tươi sống - 50% TĂ công nghiệp) đạt 2,907%/ngày và cho ăn tại CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) cho kết quả thấp nhất đạt 2,831%/ngày. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự sai khác thống kê giữa tốc độ đặc trưng về khối lượng của cá ở CT1 với CT2, CT3 (p 0,05). Điều này chứng tỏ rằng việc thay thế 50% thức ăn tươi sống bằng 50% thức ăn công nghiệp trong khẩu phần ăn của cá chim trắng vây vàng đã không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu thay thế thức ăn tươi sống bằng 100% thức ăn công nghiệp thì kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng có sự suy giảm rõ rệt. 149
  8. Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Kết quả thí nghiệm cá chim trắng vây vàng với các loại thức ăn khác nhau có sự tăng trưởng về khối lượng đạt được như sau: 1. Khối lượng trung bình cá được cho ăn CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) cao nhất đạt 116,73g/con; tiếp đến CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn công nghiệp - 50% thức ăn tươi sống) đạt 113,93g/con và CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) thấp nhất đạt 105,63 g/con. 2. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá tại CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) cao nhất đạt 1,104g/con/ngày; tiếp đến là CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn công nghiệp - 50% thức ăn tươi sống) đạt 1,076g/con/ngày và CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) thấp nhất đạt 0,993g/con/ngày và. 3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá tại CT3 (khẩu phần chứa 100% thức ăn tươi sống) cao nhất đạt 2,931%/ngày; CT2 (khẩu phần chứa 50% thức ăn công nghiệp - 50% thức ăn tươi sống) đạt 2,907%/ngày và CT1 (khẩu phần chứa 100% thức ăn công nghiệp) thấp nhất đạt 2,831%/ngày. Đề nghị Tiếp tục tạo điều kiện nuôi thử nghiệm cá chim trắng vây vàng ở quy mô rộng hơn với công thức nuôi đa dạng hơn để sớm xác định được công thức nuôi thích hợp nhất cho vùng nuôi trong ao đất và ao vây lưới ở ven biển tỉnh Quảng Bình (sau khi môi trường biển ổn định, đảm bảo các điều kiện nuôi cho phép và phù hợp). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Thái Thanh Bình và Trần Thanh (2008). Kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp. Tóm tắt báo cáo hội thảo khoa học trẻ toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Tổ chức tại Viện Nghiên Cứu NTTS I Bắc Ninh. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. [2]. Châu Văn Thanh và nnk (2015). Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên sinh trưởng, mức độ phân đàn, hệ số chuyển đổi thức ăn, tỉ lệ sống và năng suất của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giai đoạn nuôi con giống lớn. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản (20), 56-59. [3]. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009). Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. [4]. Lại Văn H ng và Ngô Văn Mạnh (2011). Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN tỉnh Khánh Hòa. 150
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) [5]. Nguyễn Văn Quyền (2010). Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède 1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (17), 87-92. [6]. Lê Xân (2007). Thử nghiệm nuôi 2 loài cá biển Lutjanus argentimaculatus Forskal 1775 và Trachinotus blochii Lacepede 1801 tại Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Thuỷ sản (2), 18-20. [7]. Cowey, C.B. and Sargent, J.R. (1979). Nutrition in Fish physiology, Academic Press, New York, NY. p. 1-69. [8]. Gopakumar (2012). “Broodstock development through regulation of photoperiod and controlled breeding of silver pompano, Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) in India”, Indian J. Fish., 59(1) : 53-57. [9]. PinLan.H., Cremer C.M., Chappell J., Hawke.J., O’Keefe T.Growth (2007). Performance of Pompano (Tranchinotus blochii) fed fishmeal and soy based diets in offshore OCAT ocean cages. Result of the 2007 OCAT cage feefing trial in Hainam, China. U.S. Soybean Export Council. THE WEIGHT GROWTH OF SILVER POMPANO Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) IN EXPERIMENTAL CULTURE CONDITION WITH VARIOUS KINDS OF FOOD AT QUANG BINH PROVINCE Le Thi Nam Thuan Department of Biology, Hue University College of Sciences Email: namthuanle010161@yahoo.com ABSTRACT Preliminary results of experimental culture of silver pompano Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) including various kinds of food at Quang Binh have gained the growth as follows: The average growth, the growth speed and specific growth rate of fish reached the highest for CT3 which accounts for 100% of fresh food; CT2 which accounts for 50% of industrial food and 50% of fresh food respectively. The lowest position is CT3 (ration accounting for 100% of industrial food). This experiment have gained specially results such as: The average weight: 116.73gr/individual (CT3), 113.93gr/individual (CT2), 105.63 gr/individual (CT3); the growth speed of weight: 1.104gr/individual/day (CT3), 1.076gr/individual/day (CT2), 0.993gr/individual/day (CT3); specific growth rate: 2.931%/day (CT3); 2.907%/day (CT2); 2.831%/day (CT3). These results can be seen as practical and scientific bases to continue to culture silver pompano Trachinotus blochii 151
  10. Sự tăng trưởng về khối lượng cả cá chim trắng vây vàng - Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) (Lacepede, 1801) at Quang Binh in the coming years when marine environment will have been recovery and stable. Keywords: experiment, feature reached, Quang Binh, silver pompano Trachinotus blochii (Lacepede, 1801), the growth, the growth speed of fish. 152