Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm đầu tư và quy định của hiệp định EVIPA về bảo hộ đầu tư

pdf 9 trang Gia Huy 2870
Bạn đang xem tài liệu "Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm đầu tư và quy định của hiệp định EVIPA về bảo hộ đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsu_tuong_thich_giua_quy_dinh_phap_luat_viet_nam_hien_hanh_ve.pdf

Nội dung text: Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm đầu tư và quy định của hiệp định EVIPA về bảo hộ đầu tư

  1. SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƢ VÀ QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH EVIPA VỀ BẢO HỘ ĐẦU TƢ Ths. Đỗ Phƣơng Thảo Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020 đã được nhà trường phê duyệt từ đầu năm học, Khoa Kinh tế - Luật tổ chức buổi hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới thương mại và đầu tư của Việt Nam”. Là một giảng viên thuộc bộ môn Luật Chuyên ngành, Khoa Kinh tế - Luật, nh m thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cá nhân c ng như thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm học 2019-2020 của khoa, tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu với hội nghị một trong những vấn đề thuộc chủ đề của hội thảo, đó là: “Sự tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm đầu tư và quy định của hiệp định EVIPA về bảo hộ đầu tư”. Bài hội thảo đã trình bày về sự cần thiết, bối cảnh ra đời c ng như những nội dung cụ thể của vấn đề bảo đảm đầu tư được quy định trong hai văn bản nói trên. Từ đó phân tích và đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt nhất định giữa hai văn bản khi cùng đề cập đến một vấn đề đó là những cam kết của quốc gia tiếp nhận đầu tư đối với một số quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Qua đây, hy vọng bài hội thảo có thể đóng góp một phần nh bé vào quá trình hoàn thiện pháp luật đầu tư Việt Nam nói riêng c ng như cải thiện thể chế đầu tư nói chung trong tiến trình Việt Nam tham gia và phê chuẩn các hiệp định tự do thế hệ mới trong đó có EVIPA. Từ khoá: Bảo hộ đầu tư, quốc hữu hoá, trưng dụng, trưng mua 1. Giới thiệu khái quát về Hiệp định EVIPA Trong những năm vừa qua, hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam vẫn luôn được chú trọng và dành được nhiều thành tựu to lớn, không thể không kể đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài mà việc ký kết EVIPA – Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU vào tháng 6 năm 2019 là một minh chứng rõ rệt nhất cho những nỗ lực không ngừng nhà của nước để biến Việt Nam trở thành môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn và là hành trình về phương đông của các doanh nghiệp EU nói riêng cũng như các doanh nghiệp nước ngoài nói chung. EVIPA là hiệp định được tách ra từ hiệp định EVFTA(Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu) với tên gọi Hiệp định về bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được chính thức ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 và ở thời điểm hiện tại, cả hai hiệp định đều đang trong quá trình chờ phê chuẩn nội bộ của Việt Nam và EU để chính thức có hiệu lực với hai bên. Kết cấu của hiệp định EVIPA được xây dựng với 3 phần lớn: (i) Lời nói đầu; (ii) nội dung cụ thể được thiết kế thành bốn chương với Chương 1 là Mục tiêu và định nghĩa chung, Chương 2 là Bảo hộ đầu tư, Chương 3 là giải quyết tranh chấp, Chương 4 là các điều khoản thể chế, các điều khoản chung và các điều khoản cuối cùng; (iii) bên cạnh đó là 12 phụ lục về 1039
  2. các vấn đề chi tiết như: cơ quan có thẩm quyền, biên bản ghi nhớ về trưng dụng, ngoại lệ cho Việt Nam về đối xử quốc gia, tố tụng trọng tài, nợ công, cơ chế hoà giải cho giải quyết tranh chấp giữa các bên Với những cam kết dành sự đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong EVIPA sẽ tiếp tục góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý đầu tư minh bạch, giúp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư từ EU và các quốc gia khác. Đây được đánh giá là một bước tiến lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU về hợp tác kinh tế nói chung và hợp tác trong lĩnh vực đầu tư nói riêng. Mặc dù không thể phủ nhận những cơ hội to lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - đầu tư mà EVIPA mang lại như các thoả thuận về quy tắc đầu tư kinh doanh hiện đại, tiêu chuẩn cao, minh bạch, khả năng được bảo hộ tốt hơn, an toàn hơn khi các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào hai khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì ―Thị trường đã thông nhưng nếu thể chế không thoáng, cơ chế trói buộc doanh nghiệp thì sẽ không thực sự tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước”.Như vậy, một vấn đề quan trọng để Việt Nam có thể tận dụng được một cách tối đa những lợi thế từ EVPIA mang lại với mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư Việt Nam trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao và là cửa ngõ để các nhà đầu tư EU tiến vào các thị trường ASEAN đó là phải cải thiện được một thể chế đầu tư phù hợp tại Việt Nam. 2. Xem xét, đánh giá sự tƣơng thích giữa Luật Đầu tƣ Việt Nam hiện hành về những vấn đề chung đối với bảo đảm đầu tƣ và quy định về vấn đề này trong Hiệp định EVIPA Một trong những yếu tố cấu thành nên thể chế đầu tư của một quốc gia nói chung trong đó có Việt Nam đó chính là các quy định pháp lý về đầu tư. Đây được coi là yếu tố quan trọng chính yếu và có khả năng cải thiện rõ rệt trong nhóm các yếu tố tạo nên một cơ chế đầu tư tại một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Từ đó có thể thấy việc đảm bảo sự hài hoà hoá giữa pháp luật đầu tư của Việt Nam với các cam kết trong EVIPA là một yêu cầu cần thiết và mang tính quyết định ở thời điểm hiện tại. Hiện nay, các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện hành bao gồm: nhóm quy phạm pháp luật về các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; nhóm quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư trong nước, nhóm quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài, nhóm quy phạm pháp luật về các khu vực đầu tư có quy chế pháp lý đặc biệt (Luật Đầu tư 2014 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành). Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài hội thảo quốc gia có giới hạn về dung lượng, bài viết chỉ xem xét, nghiên cứu và đánh giá sự tương thích giữa quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm đầu tư tại Việt Nam và bảo hộ đầu tư theo EVIPA. Cụ thể: Thứ nhất, về tên gọi và vị trí của vấn đề được đề cập trong hai văn bản là Luật Đầu tư Việt Nam và Hiệp định EVIPA đều có một sự tương đồng nhất định. Theo đó, trong Luật đầu tư 2014, với tên gọi ―Bảo đảm đầu tư‖ được thiết kế trong những chương đầu tiên của văn bản luật, cụ thể là chương 2 của Luật Đầu tư 2014 như một sự cam kết của nhà nước Việt Nam về việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư (bao gồm an toàn về vốn tài sản và 1040
  3. bảo đảm các quyền tự chủ đầu tư) trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong khi đó, cũng với một vấn đề này trong Hiệp định EVIPA được kết cấu tại chương 2 và với tên gọi ―Bảo hộ đầu tư‖. Như vậy là về vị trí cả pháp luật Việt Nam và Hiệp định EVIPA đều ghi nhận nội dung mang tính thể hiện trách nhiệm của các quốc gia tiếp nhận đầu tư đối với quyền và lợi ích của nhà đầu tư trong những nội dung đầu tiên của văn bản. Điều này, thể hiện sự cần thiết, tầm quan trọng của nội dung ghi nhận và bảo đảm sự an toàn, bình đẳng của các nhà đầu tư trong cả văn kiện quốc gia cũng như văn kiện quốc tế. Ngoài ra, mặc dù giữa Hiệp định và Luật Đầu tư Việt Nam hiện hành có sử dụng tên gọi với hai thuật ngữ khác nhau là ―bảo đảm‖ và ―bảo hộ‖ để đề cập đến những cam kết của mình với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nhưng hai thuật ngữ này có cùng nội hàm, đó là đều thể hiện sự cam kết của các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong việc tạo ra và duy trì những điều kiện thuận lợi, công bằng, an toàn và thoả đáng đầu tư cho các nhà đầu tư mang các quốc tịch khác nhau. Có như vậy, mới tạo được sự an tâm, vững tin cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam hoặc EU để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai, nhìn chung về các nội dung của vấn đề bảo đảm đầu tư trong Luật Đầu tư Việt Nam và bảo hộ đầu tư trong hiệp định EVIPA cũng đảm bảo những sự phù hợp nhất định. Minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này đó là nội dung của những biện pháp bảo đảm đầu tư tại Việt Nam bao gồm các quy định về: bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư(điều 9 Luật Đầu tư 2014), bảo đảm quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư(Điều 10 Luật Đầu tư 2014), bảo đảm quyền chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư ra nước ngoài (Điều 11 Luật Đầu tư 2014), bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh của chính phủ đối với một số dự án(Điều 12 Luật Đầu tư 2014), bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có sự thay đổi pháp luật(Điều 13 Luật Đầu tư 2014), bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các nhà đầu tư (Điều 14 Luật Đầu tư 2014). Và những nội dung tương tự như vậy nhưng được thiết kế trong các điều luật mang các tên gọi khác nhau và cách diễn đạt không hoàn toàn đồng nhất là những cam kết của Hiệp định EVIPA, bao gồm: Phạm vi(2.1 EVIPA), Đầu tư và Biện pháp quản lý và Mục tiêu(2.2 EVIPA), Nguyên tắc đối xử quốc gia(2.3 EVIPA), Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(2.4 EVIPA), Đối xử đầu tư(2.5 EVIPA), Bồi thường thiệt hại(2.6 EVIPA), Trưng dụng(2.7 EVIPA), Chuyển tiền(2.8 EVIPA), Thế quyền(2.9 EVIPA). Như vậy có thể thấy các cam kết cụ thể của EVIPA về bảo hộ đầu tư và các biện pháp bảo đảm đầu tư trong luật Đầu tư 2014 của Việt Nam là khá tương thích với nhau. Có thể chỉ ra các quy định về bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư hiện diện trong những cam kết về nguyên tắc đối xử Quốc gia (NT) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(MFM) và nguyên tắc đối xử đầu tư trong Hiệp định. Thông qua các quy định này, các nhà đầu tư từ Việt Nam hay EU không phân biệt quốc tịch đều được nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của mình: đó là quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, địa bàn, phương thức kinh doanh, lựa chọn đối tác, lựa chon nguồn cung cấp nguyên liệu, linh phụ kiện Bên cạnh đó, là những quy định mang tính thừa nhận trường hợp có thể trong quá trình kinh doanh của nhà đầu tư, chính sách hoặc pháp luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư có thể có sự thay đổi nhất định 1041
  4. trong điều 2.2 của Hiệp định là một trong những nội dung được ghi nhận trong điều 13 Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam. Về vấn đề này, những quy định hiện hành của Việt Nam phần nào còn có sự cụ thể và chi tiết hơn khi đưa ra ―hứa hẹn‖ về quyền lợi của nhà đầu tư sẽ được đảm bảo theo hướng hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại cho các nhà đầu tư khi pháp luật có sự thay đổi về ưu đãi đầu tư đối với họ. Ngoài ra, trong hiệp định EVIPA cũng ghi nhận những trường hợp vì sức khoẻ cộng đồng, an toàn hoặc vì bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm đạo đức xã hội như là những ngoại lệ cần phải hiện diện trong Hiệp định trong việc thực thi các cam kết của các bên của Hiệp định EVIPA. Đồng thời những ngoại lệ tương tự như vậy cũng tồn tại trong Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam trong một số trường hợp nhất định như khi nhà nước quyết định việc trưng mua tài sản của nhà đầu tư(điều 9 Luật Đầu tư 2014), bồi thường cho nhà đầu tư khi bị thiệt hại khi bị tác động bởi sự thay đổi của pháp luật 3. Nghiên cứu, phân tích sự tƣơng thích giữa những quy định cụ thể về các cam kết bảo hộ đầu tƣ trong Hiệp định EVIPA và Luật đầu tƣ Việt Nam năm 2014 Bên cạnh đó, xem xét một số cam kết cụ thể của Hiệp định EVIPA và Luật Đầu tư 2014 về quy định liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn về tài sản, vốn của nhà đầu tư cũng như vấn đề đảm bảo quyền chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư ra nước ngoài có thể thấy hai văn bản có những nét tương đồng và khác biệt nhất định.(i) Cụ thể, quy định về cam kết đảm bảo an toàn tài sản cho các nhà đầu tư trong EVPIA và Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam như sau: Theo quy định tại điều 9 Luật Đầu tư 2014, hoạt động đầu tư kinh doanh được bắt đầu bằng việc nhà đầu tư phải tiến hành ―bỏ vốn‖ hay nói cách khác là phải ―sử dụng một lượng tài sản‖ của mình để tìm kiếm một lợi ích lớn hơn trong tương lai. Vậy thì vấn đề nhà đầu tư quan tâm hàng đầu trong trường hợp này là khối tài sản mà mình đem đi ―đầu tư‖ có luôn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình hay không?(trừ những trường hợp hoạt động đầu tư được tiến hành không hiệu quả nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ). Đây cũng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của nhà đầu tư xuất phát từ bản chất của chế độ tư hữu tài sản, bất kỳ chủ thể nào trong xã hội không riêng các nhà đầu tư khi tích luỹ được một khối tài sản nhất định đều có nhu cầu được bảo vệ và phát triển khối tài sản này. Đặc biệt khác với các chủ thể khác, các chủ đầu tư lại sử dụng khối tài sản này để bắt đầu hoạt động đầu tư kinh doanh thì nhu cầu này lại càng trở nên bức thiết bởi lẽ khối tài sản này sẽ được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế với khả năng gặp rủi ro là khá cao. Tuy nhiên, nếu chỉ với mục đích được công nhận quyền sở hữu tài sản nói chung trước các chủ thể khác trong xã hội thì chỉ cần sử dụng các quy định của hệ thống pháp luật Dân sự là nhà đầu tư có thể thiết lập một cơ chế bảo vệ khá hữu hiệu cho mình. Vấn đề đặt ra ở đây là hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư luôn được xác định bằng hành vi ―tạo lập tài sản‖ trong một lãnh thổ, địa bàn đầu tư nhất định. Do đó, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia với nội dung là mỗi một nhà nước có toàn quyền định đoạt tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình, bao gồm cả với công dân và tài sản của công dân. Vì vậy, tài sản của nhà đầu tư tạo lập được trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ trong tình huống này. 1042
  5. Trong những trường hợp nhất định, nhà nước tiếp nhận đầu tư có toàn quyền quyết định đối với tài sản của nhà đầu tư nói riêng cũng như tài sản của các chủ thể khác nói chung trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia của mình. Thậm chí có trường hợp quốc gia tiếp nhận đầu tư còn có quyền tuyên bố biến tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư thành tài sản thuộc sở hữu của nhà nước thông qua thủ tục ―quốc hữu hoá‖. Và không phải trường hợp nào các nhà đầu tư bị tuyên bố quốc hữu hoá tài sản cũng được đền bù kinh phí từ phía nhà nước thực hiện quy trình đặc biệt này. Như vậy, nhà đầu tư có thể sẽ ―mất trắng‖ tài sản đầu tư của mình khi bị nhà nước tiếp nhận đầu tư ―tịch thu‖ hay ―sung công‖ tài sản. Từ đây có thể thấy bên cạnh những nguy cơ xâm hại quyền sở hữu tài sản từ các chủ thể khác trong xã hội thì bản thân các nhà đầu tư lại phải đối mặt với một nguy cơ rất lớn là gặp rủi ro thiệt hại toàn bộ tài sản đầu tư trong kinh doanh đến từ chính các quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua quá trình thực thi quyền lực tuyệt đối của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Thực tế cũng không hiếm những trường hợp các quốc gia trên thế giới đã thực hiện quá trình quốc hữu hoá này, có thể kể đến trường hợp của các công ty khai thác và chế biến dầu của nước ngoài bị chính phủ Mexico tuyên bố quốc hữu hoá vào năm 1938 ; các trường hợp trưng thu tài sản của tư nhân của các nước Đông Âu sau thế chiến thứ hoặc quá trình tịch thu tài sản nhà đầu tư nước ngoài của các quốc gia đang phát triển trong quá trình thuộc địa hoá35. Một trường hợp điển hình gần đây là của chính phủ Argentina khi tuyên bố quốc hữu hoá công ty YPF – công ty xăng đầu lớn nhất đất nước này vào năm 2012. Được biết trước khi bị quốc hữu hoá công ty YPF do một công ty của Tây Ban Nha là Repsol nắm giữ phần lớn cổ phần và sau khi tuyên bố này của chính phủ Argentina thì số cổ phần mà công ty này nắm giữ giảm xuống chỉ còn khoảng 1/10 so với ban đầu. Việc này đã gây ra những căng thẳng nhất định cho hai quốc gia trong quan hệ kinh tế trong một thời gian dài, thậm chí Tây Ban Nha còn tiến hành các biện pháp trả đũa kinh tế và yêu cầu phía Argentina phải đền bù cho Repsol36. Như vậy có thể thấy, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác thì việc thực hiện quá trình quốc hữu hoá cũng sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho những nhà đầu tư là đối tượng của chiến địch này. Chính vì vậy để làm yên lòng các nhà đầu tư cũng như thể hiện sự thiện chí của mình đối với họ, các quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đó có Việt Nam luôn thiết kế các quy định mang tính cam kết bảo đảm quyền sở hữu tài sản của các nhà đầu tư với nội dung ―không quốc hữu hoá hoặc tịch thu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư b ng biện pháp hành chính‖37. Với cam kết này, các nhà đầu tư vào Việt Nam hoàn toàn yên tâm về việc tài sản hợp pháp của họ sẽ không bị nhà nước Việt Nam biến thành tài sản quốc gia thông qua các biện pháp hành chính. Và như vậy, nguy cơ rủi ro ở mức độ cao nhất là ―mất trắng‖ toàn bộ tài sản của nhà đầu tư vào tay nhà nước là bằng không nếu như tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Tiếp theo đó, kể cả trong những trường hợp ―vì lý do quốc phòng an ninh‖ hoặc ―vì 35 A.Lowenfeld(2002), International Economic Law, Oxford University Press 36 37 Khoản 1 điều 9 Luật Đầu tư 2014 1043
  6. lợi ích quốc gia‖ hay ―trong những tình trạng khẩn cấp‖ thì tài sản của nhà đầu tư cũng chỉ bị nhà nước Việt Nam ―trưng mua, trưng dụng‖ và trong tình huống này nhà đầu tư sẽ được ―thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan” (khoản 2 điều 9 Luật Đầu tư 2014). Như vậy, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư chỉ có khả năng bị xâm hại thông qua quy trình ―trưng mua, trưng dụng‖ cuả nhà nước với một sự đền bù kinh phí thoả đáng theo quy định của pháp luật. Quan trọng hơn, khả năng này cũng rất hạn chế xảy ra khi lý do để tiến hành ―trưng mua, trưng dụng‖ cũng chỉ được quy định hạn hẹp trong một số trường hợp nhất định. Ngoài ra, biện pháp bảo đảm đầu tư này là một sự hứa hẹn, cam kết dành cho tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật Việt Nam, không phân biệt quốc tịch cũng như nguồn gốc tài sản đầu tư của nhà đầu tư. Về vấn đề này, quy định của EVIPA cũng có những nội dung tương tự như Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam khi khẳng định ―Một Bên không được quốc hữu hóa hoặc trưng dụng các khoản đầu tư được bảo hộ của các nhà đầu tư của Bên kia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các biện pháp tương đương với quốc hữu hóa hoặc trưng dụng (sau đây gọi là “trưng dụng”), ngoại trừ: (a) vì mục đích công cộng; (b) được thực hiện thông qua quy trình hợp pháp;(c) dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử; và(d) được bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả‖38. Vậy là theo Hiệp định, các bên bao gồm Việt Nam và EU không được phép tiến hành biện pháp ―quốc hữu hoá‖ hoặc bất kỳ biện pháp gì có tính chất tương tự đối với tài sản hoặc những khoản đầu tư của nhà đầu tư phía bên kia để bảo đảm sự an toàn về tài sản của họ. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ khẩn cấp hoặc vì những lợi ích to lớn mang tính cộng đồng thì nhà nước tiếp nhận đầu tư có thể sử dụng biện pháp trưng dụng nhưng phải đảm bảo quy trình theo quy định của pháp luật, đối xử công bằng và đảm bảo bồi thường cho nhà đầu tư một cách kịp thời và thoả đáng Bên cạnh những điểm tương đồng trong việc đảm bảo quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư trước quyền tuyên bố trưng dụng tài sản của quốc gia tiếp nhận đầu tư thì vẫn có nét khác biệt giữa quy định của Hiệp định EVIPA so với Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam như sau: (1) Một là quy định về vấn đề bồi thường cho nhà đầu tư khi nhà nước tiếp nhận đầu tư thực hiện quyền trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong những trường hợp vì mục đích công cộng trong Hiệp định EVIPA cụ thể và chi tiết hơn Luật Đầu tư 2014, cụ thể: Trong EVIPA quy định rõ ràng và chi tiết là nhà đầu tư sẽ được nhận khoản bồi thường ―b ng giá trị thực của khoản đầu tư được bảo hộ ngay trước khi bị trưng dụng hoặc trước khi nguy cơ bị trưng dụng trở nên công khai, tuỳ trường hợp nào xảy ra trước, các khoản bồi thường như vậy c ng bao gồm cả lãi suất tính theo lãi suất thương mại thông thường cho tới ngày thanh toán. Khoản bồi thường như vậy được thực thi một cách hiệu quả, tự do chuyển nhượng phù hợp với Điều 2.8 (Chuyển nhượng)của Hiệp định và được thực hiện không chậm tr .39 Như vậy là 38 Khoản 1 điều 2.7 về Trưng Dụng của Hiệp định EVIPA 39 Khoản 2 điều 2.7 về Trưng Dụng của Hiệp định EVIPA 1044
  7. so với Luật Đầu tư 2014 về vấn đề bồi thường thiệt hại khi tài sản của nhà đầu tư bị trưng dụng, Hiệp định EVIPA có đề cập một cách cụ thể, chi tiết hơn về quyền của nhà đầu tư được nhận thêm ―lãi suất tính theo lãi suất thương mại‖ bên cạnh khoản bồi thường mà nhà nước tiếp nhận đầu tư phải chi trả. Mặc dù, quy định cụ thể về trường hợp, thẩm quyền, quy trình, điều kiện trưng mua trưng dụng tài sản của nhà nước Việt Nam được xây dựng trong Luật Trưng mua, trưng dụng năm 2008 nhưng cũng không tính đến quyền nhận lãi suất cho nhà đầu tư như trong Hiệp định. (2) Hai là, trong Hiệp định có đề cập đến trường hợp cấp ly xăng cưỡng bức về quyền sở hữu trí tuệ là một trường hợp ngoại lệ của quyền trưng dụng của nhà nước tiếp nhận đầu tư ―Việc cấp li-xăng cưỡng bức liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không tạo thành hành vi trưng dụng trong phạm vi khoản 1, mi n là việc cấp li-xăng phù hợp với Hiệp định các khía cạnh liên quan thương mại của quyền sở hữu trí tuệ trong Phụ lục 1C của Hiệp định WTO (sau đây gọi là “Hiệp định TRIPS”).40 Theo quy định này, yêu cầu nhà đầu tư cấp ly xăng cưỡng bức để chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong những trường hợp khẩn cấp hoặc vì mục đích cộng đồng, mục đích quốc gia sẽ không được coi một trường hợp của Trưng dụng tài sản, nghĩa là sẽ không tuân theo những quy định về điều kiện, quy trình mà Hiệp định đã đề cập. Cam kết này là hoàn toàn cần thiết đối với loại tài sản đặc thù như quyền hữu trí tuệ, bởi lẽ tài sản này được điều chỉnh theo quy định của Hiệp định TRIPs thuộc khuôn khổ những cam kết trong WTO để đảm bảo tính đặc trưng bản chất của tài sản. Hay nói cách khác, quyền sở hữu trí tuệ với những khác biệt rõ rệt với tài sản thông thường do đó không thể xác lập một quy chế trưng dụng của nhà nước giống như các loại tài sản hữu hình khác được. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền của nhà nước tiếp nhận đầu tư và gây thiệt hại nhất định cho nhà đầu tư bị yêu cầu cấp ly xăng cưỡng bức tài sản sở hữu trí tuệ. (ii) Về quy định đối với vấn đề chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư, Hiệp định quy định như sau: ―Mỗi Bên phải cho phép việc chuyển tiền liên quan đến khoản đầu tư được bảo hộ b ng bất kỳ đồng tiền tự do chuyển đổi nào, mà không có hạn chế hay sự chậm tr nào và với tỉ giá thị trường hối đoái vào thời điểm chuyển đổi. Việc chuyển tiền bao gồm: (a) góp vốn, ví dụ vốn ban đầu hoặc vốn góp thêm để duy trì, phát triển hoặc tăng khoản đầu tư; (b) lợi nhuận, cổ tức, thu nhập từ vốn hoặc các nguồn thu khác từ việc bán toàn bộ hay một phần khoản đầu tư hoặc từ việc thanh khoản một phần hay toàn bộ khoản đầu tư; (c) các khoản thanh toán tiền lãi, tiền bản quyền, phí quản lý, và hỗ trợ kỹ thuật và các khoản phí khác; (d) các khoản thanh toán theo một hợp đồng do nhà đầu tư ký kết hoặc khoản đầu tư được bảo hộ, bao gồm các khoản thanh toán th a thuận vay; 40 Khoản 4 điều 2.7 về Trưng Dụng của Hiệp định EVIPA 1045
  8. (e) thu nhập và khoản thù lao khác của nhân sự làm việc ở nước ngoài và có liên quan đến khoản đầu tư; (f) các khoản thanh toán căn cứ vào Điều 2.6 (Bồi thường thiệt hại) và Điều 2.7 (Trưng dụng); và (g) các khoản thanh toán thiệt hại căn cứ vào phán quyết theo Mục B (Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư và các Bên) của Chương 3 (Giải quyết tranh chấp)”41. Trong khi đó, Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam quy định ―Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: 1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; 2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; 3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.‖42 Như vậy, về vấn đề này Hiệp định đề cập đến quyền của nhà đầu tư liên quan đến vấn đề chuyển tiền có phạm vi rộng hơn so với quy định của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, Hiệp định quy định quyền của nhà đầu tư đối với tiền thuộc sở hữu hợp pháp của họ đối một cách tự do định đoạt nó dưới dạng ―góp vốn, chuyển lợi nhuận, chuyển tiền thanh toán, thu nhập dưới dạng thù lao, thanh toán thiệt hại .‖. Trong khi đó, Luật Đầu tư năm 2014 chỉ đề cập đến việc chuyển lợi nhuận và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với nhà nước Việt Nam. Mặc dù, về vấn đề này quy định của Luật Đầu tư hiện hành Việt Nam và Hiệp định có phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng vẫn gặp nhau ở một điểm đó là cùng đề cập đến quyền tự do chuyển lợi nhuận và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. 4. Kết luận Tóm lại sau khi xem xét, nghiên cứu về sự tương thích giữa các quy định của Luật Đầu tư Việt Nam hiện hành về bảo đảm đầu tư và các cam kết của EVIPA về bảo hộ đầu tư có thể nhận thấy những sự tương đồng và những điểm khác biệt nhất đinh. Tuy có những nội dung không hoàn toàn đồng nhất giữa hai văn bản nhưng xét một cách toàn diện những điểm tương đồng vẫn là chủ yếu. Điều đó cho thấy kỹ năng cũng như tư duy lập pháp của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đã có những bước tiến bộ đáng kể, rõ rệt, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và tư duy lập pháp của của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, trong tương lai khi có điều kiện thích hợp, chúng ta vẫn nên có sự sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Việt Nam về vấn đề trên để có thể góp phần hoàn thiện một thể chế đầu tư để từ đó có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà EVIPA mang lại trong quá trình tạo lập một môi trường đầu tư hoàn chỉnh. Cụ thể, nên bổ sung vào Luật về trưng mua, trưng dụng hiện hành của Việt Nam các quy định về việc tính lãi suất đối với khoản tiền bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của họ bị nhà nước Việt Nam tuyên bố trưng mua, trưng dụng ( có thể tham khảo quy định vấn đề này trong EVIPA). Ngoài ra, trong quy định về vấn đề thực 41 Điều 2.8 Hiệp định EVIPA 42 Điều 11 Luật Đầu tư 2014 1046
  9. hiện quyền trưng mua, trưng dụng có thể bổ sung quy định về các quy trình thủ tục khác nhau cho các loại tài sản khác nhau của nhà đầu tư để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư được bảo vệ triệt để nhất kể cả trong bối cảnh nhằm thực hiện những lợi ích mang tính quốc gia công cộng. Thiết nghĩ, nếu làm được như vậy sẽ góp phần xây dựng được một thể chế đầu tư hoàn thiện, giúp môi trường đầu tư Việt Nam thực sự trở thành một cửa ngõ đầu tư phương đông ―vừa thông vừa thoáng, vừa an toàn vừa hiệu quả‖. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp định EVIPA 2. Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành 3. Luật Trưng mua, trưng dụng năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành 4. Giáo trình Luật Đầu tư của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2015 5. A.Lowenfeld(2002), International Economic Law, Oxford University Press 6. 7. NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƢ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) – SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ VIỆT NAM Ths. Phùng Bích Ngọc Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Việc triển khai CPTPP và EVFTA là bước đi quan trọng thúc đẩy đa dạng hoá thị trường, mở rộng đối tác cho Việt Nam. Trong lĩnh vực thu hút FDI43, Việt Nam sẽ có cơ hội đón nhận dòng vốn FDI “chất lượng cao” của các nước thành viên CPTPP như Nhật Bản, Canada. Quy định liên quan tới đầu tư trong CPTPP được đánh giá là có tác động lớn trong việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do vậy, trọng tâm của bài viết là khái quát các quy định của CPTPP về đầu tư; đánh giá quy định về nguyên tắc đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư trong CPTPP với các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành để từ đó đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam sao cho phù hợp với các quy định trong CPTPP nh m tạo ra một môi trường đầu tư được bảo đảm toàn diện. Từ khoá: Đầu tư kinh doanh, đầu tư trong CPTPP. 43 Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) 1047