Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 2370
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_doi_voi_nguon_nh.pdf

Nội dung text: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng

  1. 8. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ThS. Võ Thị Kim Ngân – UFM Tóm tắt: Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc gia, vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi rất lớn trong hoạt động của ngân hàng trên tất cả các phương diện. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, ngân hàng nào nắm bắt được xu hướng thời đại công nghệ số trước và phát triển phù hợp theo xu thế đó sẽ tiến lên trước. Bài viết phân tích những thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó đưa ra các khuyến nghị cho ngân hàng cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành khác nhằm giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được với thuận lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 mang lại trong hoạt động ngân hàng. Từ khóa: nguồn nhân lực, ngân hàng, công nghệ 1. Tổng quan cách mạng công nghiệp 4.0 1.1 Giới thiệu Cách mạng công nghiệp là khái niệm về cuộc cách mạng liên quan chủ yếu đến sản xuất; đi cùng với nó là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, kĩ thuật và công nghệ. Nếu cuộc cách mạng về khoa học – kỹ thuật, về khoa học và công nghệ thường được bắt nguồn từ các phát minh vĩ đại thì kết quả của cách mạng công nghiệp phải có cú “sốc”, có bước đột phá về xã hội, về kinh tế, về văn hóa Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu vào đầu Thế kỉ 21, trên nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT), vật liệu mới , đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Đó là cuộc cách mạng của sự hội tụ ở đỉnh cao, sự tiết kiệm các nguồn lực ở mức tối ưu nhất từ trước tới nay. Khái niệm Industry 4.0 hay là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo giáo sư Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (FIR), là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ 67
  2. thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với Internet của vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua Internet của các dịch vụ thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Hình 1 Các cuộc cách mạng công nghiệp 1.2 Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là khai thác nguồn lực số. Cùng với thời gian, các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời và khai thác các nguồn lực trong tự nhiên, xã hội, từ nguồn lực tài nguyên thiên nhiên (Đất, nước, hầm mỏ, rừng, biển ); năng lượng (Than, dầu, nước, gió, mắt trời, hạt nhân ); vốn (tiền, vàng, , chứng khoán ); đến là nguồn lực con người (lao động, dân số, tuổi, sức lao động, năng lực và trình độ học vấn, trình độ quản lí, trí tuệ ); và hiện nay là nguồn lực số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba trụ cột chính: Một là nguồn dữ liệu lớn (Big data). Dữ liệu lớn được thể hiện ở cả ba bình diện: thời gian, không gian, đối tượng. Đã có rất nhiều kết quả thú vị, quan trọng dựa trên dữ liệu lớn. Hiện nay, thế giới đang đứng trước cơ hội và thách thức của việc dữ liệu qua biên giới. Thứ hai, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence/AI). Trí tuệ nhân tạo được thể hiện trên nhiều bình diện, khía cạnh khác nhau như robot và camera nhận diện thông minh. Robot đã làm thay con người rất nhiều việc. Hiện robot bắt đầu chuyển trạng thái 68
  3. tự sửa chữa cho nhau. Camera nhận diện thông minh không những chỉ tiếp nhận hình ảnh, còn truyền tải thông tin về trung tâm và nhận thông tin xử lí. Thứ ba là Internet kết nối vạn vật (Internet of things). Internet ngày càng trở thành một lực lượng vật chất quan trọng đối với mọi góc cạnh của cuộc sống. Đặc biệt, đó là năng lực xử lí thông tin hỏi đáp và tích hợp với các công nghệ khác. Ví dụ gắn GPS vào Internet hay thiết kế đồ họa trên Internet 2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động sâu rộng đến mọi ngành nghề và ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Trong tương lai, hệ quả rõ ràng nhất bởi tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng chính là các hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi các ngân hàng công nghệ hiện đại, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa và từng bước trở thành ngân hàng số khi hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua Internet. Đây là tác động mạnh mẽ và rõ nét nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng. Ứng dụng tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ tài chính đã hình thành nên những kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới như Internet Banking, Mobile Banking Nhờ công nghệ kỹ thuật số, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm, dịch vụ phụ trợ. Sự thay đổi này tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ và phương thức quản trị nhờ sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI). AI là một bước tiến đáng kể trong việc số hóa chuyển đổi các doanh nghiệp hiện đại. Hiện nay, trong lĩnh vực ngân hàng, AI đang được thử nghiệm để nhận dạng thời gian thực và ngăn chặn gian lận trong ngân hàng trực tuyến. Tương tự, AI cũng được thử nghiệm trong các quy trình để xác định danh tính khách hàng, Robot cố vấn cũng phát triển theo thời gian để trở thành giải pháp AI thực sự. Với những tiến bộ đó, các ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu. Hệ thống cơ sở dữ liệu ngân hàng được mở rộng và cải thiện. Đối với hệ thống ngân hàng, dữ liệu là tài sản lớn nhất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Bởi, dữ liệu không chỉ giúp nâng cao quản trị nội bộ mà còn giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tối đa 69
  4. hóa lợi nhuận, giúp ngân hàng phát triển đột phá và bền vững. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đang nỗ lực tiếp cận theo hướng khai thác dữ liệu để đổi mới các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. Với những ưu việt của công nghệ Big Data về quy mô, tốc độ xử lý việc thu thập và phân tích dữ liệu của ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, hỗ trợ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp. Rủi ro về bảo mật thông tin, an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng: Xu hướng tội phạm công nghệ đang chuyển dần từ tấn công cơ học sang khai thác các lỗ hổng về công nghệ và người dùng. Do đó, việc ứng dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo áp lực không nhỏ lên hạ tầng an ninh mạng của ngân hàng. 3. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với những đột phá về công nghệ, internet, kỹ thuật số sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà con người sống, làm việc, sản xuất; đặc biệt trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần thay thế con người tự động hóa sẽ tác động sâu sắc đến lực lượng lao động, làm giảm số lượng việc làm, đặc biệt đối với lao động trình độ thấp và trung bình bởi sự thay thế của máy móc. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động sâu rộng đến mọi ngành nghề và ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Trong tương lai, hệ quả rõ ràng nhất bởi tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng chính là các hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi các ngân hàng công nghệ hiện đại. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đang trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá, phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm chủ công nghệ mới. Thêm vào đó, áp lực trong việc giữ nguồn nhân lực chất lượng cao gắn bó lâu dài với tổ chức trước làn sóng dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao đang ngày một gia tăng. 70
  5. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành Tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người. Những thách thức lớn và hiện hữu của ngành Ngân hàng trước cách mạng công nghiệp 4.0, là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố quyết định đến sự thành công và cạnh tranh về nguồn lực chất lượng cao là yếu tố làm nên sự thành công trong hội nhập (Jan Smit, Stephan Kreutzer, Carolin Moeller & Malin Carlberg, 2016). Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Internet banking, Mobile Banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử ; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Tuy nhiên, nếu đặt sự phát triển nhanh chóng của cách mạng số trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do với luồng lao động nội - ngoại được dịch chuyển dễ dàng và cạnh tranh hơn, có thể thấy thách thức cho các lao động Việt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là rất lớn. Có thể thấy một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác phát triển nguồn nhân lực ngân hàng như sau: Tác động đến việc làm: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng chính là xu hướng ngân hàng số ngày càng phát triển do đó rất cần nguồn lao động công nghệ thông tin để đáp ứng được xu hướng công nghệ số (Brett King, 2017). Hệ thống ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi các ngân hàng hiện đại, sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch sẽ làm giảm một số vị trí việc làm tại ngân hàng như: giao dịch viên, bán lẻ Thậm chí, một số nhóm nghề này có khả năng bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa, robot Điều này khiến cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng bị cắt giảm, khiến tình trạng nghỉ việc, thất nghiệp tăng. Tác động đến đào tạo nguồn nhân lực: Ngành Ngân hàng đang tồn tại tình trạng nguồn nhân lực “vừa thừa lại vừa thiếu”, trong đó, rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ. Theo Lê Thanh Tâm (Viện Ngân hàng - Tài chính, 2018), một trong những điểm yếu lớn của ngành Tài chính – Ngân hàng hiện nay là khan hiếm nghiêm trọng nguồn lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế và đặc biệt là các chuyên gia Tài chính – ngân hàng có 71
  6. bằng cấp quốc tế. Theo khảo sát của IDG (2017), tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao, các chương trình đào tạo đại học thay đổi rất chậm so với xu thế. Theo Manpower Group, “ngành bán lẻ và tài chính chịu tác động rất lớn với 47% hoạt động mà nhân viên làm hàng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ; đối với công việc kế toán, ghi sổ và xử lý dữ liệu khác, tỷ lệ này lên tới 86%”. Trong lĩnh vực ngân hàng, “máy móc có thể thay thế khoảng 30% công việc hiện có của nhân viên ngân hàng” (Bank Governance Leadership Network, 2018). Tác động đến chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài: Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà đi liền với đó là kỹ năng vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để tuyển dụng được nguồn nhân lực này thì cần có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài hấp dẫn. Về vấn đề này, các ngân hàng ngoại có lợi thế hơn các ngân hàng nội nhờ tiềm lực tài chính, môi trường làm việc và chế độ lương, thưởng, ưu đãi Tác động đến chính sách tuyển dụng: Trước thực trạng lỏng lẻo trong bảo mật thông tin khách hàng và tình trạng cán bộ, nhân viên tiếp tay cho các vụ vi phạm những năm gần đây, các ngân hàng cần xem lại chính sách tuyển dụng và điều chỉnh một cách phù hợp; Cần khắt khe hơn về tính cách, đạo đức của ứng viên nhằm bảo mật thông tin một cách tuyệt đối. Các ngân hàng cũng nên ứng dụng các công cụ giúp kiểm định nhân cách của ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, những vị trí quản lý hoặc chuyên gia cấp cao cần có sự hỗ trợ của các công ty tư vấn tuyển dụng, nhằm giảm thiểu nguy cơ tuyển dụng những ứng viên không phù hợp trên phương diện này Tác động đến việc vận hành hạ tầng công nghệ: Trước xu thế tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, thị trường lao động trong ngành Ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm giao dịch viên, giao dịch chi nhánh và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi cả chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Do vậy, để đáp ứng việc chuyển đổi theo mô hình công nghệ hiện đại, bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, hầu hết ngân hàng tại Việt Nam đều đang có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành chính xác, hiệu quả hạ tầng này trong. Hiện nay, nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao còn ít so với nhu cầu của ngành, nhất là đội ngũ chuyên gia làm công tác an ninh thông tin. Chính sự thiếu hụt này dẫn đến công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cũng như quản lý, kiểm soát an toàn bảo mật không tương xứng với nhu cầu hoạt động của ngân hàng, không 72
  7. đảm bảo an toàn bảo mật, dễ rơi vào tình trạng lúng túng, bị động trước những cuộc tấn công quy mô lớn, có tổ chức của tội phạm công nghệ cao 4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực ngành ngân hàng dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm nâng cao chất lượng nhân lực để đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của công nghệ hiện đại các ngân hàng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Một là, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực: Để thực hiện được điều này, thiết nghĩ Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dự báo nguồn nhân lực trong từng thời kỳ để có kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo khung trên cơ sở chuẩn mực quốc tế; xây dựng bộ giáo trình chuẩn theo tiêu chuẩn ở những quốc gia phát triển có chỉnh sửa cho phù hợp trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức ngành ngân hàng Các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng cần xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với nhu cầu thị trường, không nên đào tạo chạy theo số lượng mà bỏ qua đến chất lượng đào tạo, từ đó dẫn tình trạng cung lớn hơn cầu lao động. Hai là, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đồng bộ: Nếu nền tảng thông tin không tốt, mạng internet thường xuyên gián đoạn thì khách hàng rất khó khăn khi tiếp cận các tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại của ngân hàng, từ đó việc triển khai dịch vụ ngân hàng gặp vấn đề và ngân hàng rất khó tối ưu được hiệu quả kinh doanh của mình. Do đó, Chính phủ cần có chính sách phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đồng bộ, ngoài ra cần đảm bảo an ninh mạng tài chính quốc gia, gia tăng tính bảo mật dữ liệu thông tin cho hệ thống ngân hàng nhằm ứng phó với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm công nghệ cao. Ba là, hệ thống khen thưởng phải được quản trịmột cách cẩn thận, tỉ mỉ và không thiên vị. Nếu những tiêu chuẩn hoạt động được đặt quá cao, không thực tế cũng như những đánh giá hoạt, những động cơ khích lệ phải được xây dựng nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục động cá nhân không chính xác và không được chứng minh cẩn thận thì sự bất mãn, bất bình với hệ thống này sẽ hủy hoạt bất kỳ những lợi ích tích cực nào. Những động cơ khích lệ phải được xây dựng nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu hoạt động được nêu trong kế hoạch. Việc đánh 73
  8. giá hoạt động dựa vào những yếu tố không liên quan tới chiến lược phát tín hiệu rằng kế hoạch là không hoàn hảo (vì những mục tiêu hoạt động quan trọng không được đưa vào) hay những hoạt động thực sự của cấp quản trị là những hoạt động không được nêu ra trong kế hoạch, Cần có chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng cần tăng cường đào tạo và đạo tào lại cán bộ đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để vận hành và làm chủ công nghệ. Để làm được điều này, các ngân hàng thương mại có thể phối hợp với các tổ chức hoặc trung tâm đào tạo chuyên nghiệp nhằm cải thiện kỹ năng chuyên nghiệp của nhân viên ngay cả khi họ đang làm việc. Bốn là, đổi mới phương pháp dạy và học, tạo môi trường học tập nghiên cứu lành mạnh cho sinh viên: để có nguồn nhân lực chất lượng tốt thì đào tạo nguồn nhân lực từ ghế nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triển ngành ngân hàng, vì đây chính là nguồn lực cung ứng cho ngành ngân hàng, cần đầu tư hệ sinh thái phù hợp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Các chương trình giảng dạy cần thay đổi nhiều hơn để sẵn sàng cho nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của ngành Ngân hàng, tránh việc chảy máu chất xám. Bên cạnh đó, cần chú trọng tới đào tạo liên ngành từ trong trường đại học như: công nghệ thông tin trong tài chính - ngân hàng, phân tích kinh doanh, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, digital banking, quản trị công nghệ thông tin Các trường đại học cũng cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp, không nên đào tạo chạy theo số lượng mà bỏ qua đến chất lượng đào tạo, từ đó dẫn tình trạng cung lớn hơn cầu lao động. Cuối cùng, cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía doanh nghiệp có nhu cầu gắn kết với nhà trường – nhà khoa học, còn nhà trường, nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ động hợp tác với doanh nghiệp. Các trường đại học ở Việt Nam cần học tập, kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học ở nước ngoài, trong việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn rất chặt với Doanh nghiệp. Nhờ những trung tâm đó, sinh viên được học tập ở môi trường rất thật; các Doanh nghiệp liên kết với các trường để tìm nguồn nhân lực tương lai. Hoạt động của trung tâm đổi mới sáng tạo ở trường 74
  9. phải thiết thực và đi cùng với nhịp thở cuộc sống, thoát ly lý thuyết thuần tuý. Từ đây, cần xây dựng môi trường dạy và học mà phải gắn rất chặt với môi trường kinh doanh, với thực tiễn đặt hàng của xã hội ./. Tài liệu tham khảo Bank Governance Leadership Network (2018), The future of talent in banking: workforce evolution in the digital erea, truy cập từ: banking/$FILE/ey-the-future-of-talent-in-banking.pdf (truy cập: 05/11/2020). Brett King (2017), Bank 3.0 tương lai của Ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Earn & Young, 2018, The future of talent in banking: workforce evolution in the digital era; Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Thọ. (2014). Biến động nhân lực ngành ngân hàng tại VN - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản. Truy cập từ: chat-luong-cao-cho-nganhngan-hang-.html (ngày truy cập 05/11/2020). Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Vietnam (2017), Dịch vụ Ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam. Võ Thị Phương (2019), “Triển vọng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 6/2019. 75