Tác động của hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 3250
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hoat_dong_ngoai_bang_den_ty_suat_sinh_loi_tai_c.pdf

Nội dung text: Tác động của hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Phan Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tẻ Quôc dán Email: hapt@.neu.edu.vn Trần Thị Thanh Diệu Trường Đại học Quy Nhơn Email: tranthìthanhdieu@qnu.edu.vn Ngày nhận: 24/02/2019 Ngày nhận ban sừa: 20/ặ/2019 Ngày duyệt đăng: 05/01/2021 Tóm tắt Bài viết nàv nghiên cứu về tác động cùa các hoạt động ngoại bâng đến tỳ suât sinh lời tại 31 ngán hàng thương mại cô phần Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2018. Các tác giả sử dụng phương pháp ước lượng lượng mô men tông quát hệ thống hai bước (2-steps SGMM) đôi với dữ liệu bảng không cân đê xem xét mối quan hệ này. Ket quả ước lượng cho thây các chi tiều phản ánh hoạt động ngoại báng có tác động thúc đấy gia tăng mức sinh lời của các Ngân hàng thương mại, đồng thời nó mang lại rủi ro tín dụng và rủi ro tiềm ân này có tác động tiêu cực đối với tỳ’ suất sinh lời. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một so khuyến nghị nhăm giúp các Ngân hàng thương mại quan tâm hơn đên lợi nhuận cũng như rủi ro tín dụng có thê phát sinh từ các hoạt động ngoại bảng. Từ khóa: Khoản mục ngoại bảng, tỷ suất sinh lời, Việt Nam Mã JEL: C33, G21, G32. The impact of off-balance sheet activities on performance of Vietnamese commercial banks Abstract: This paper empirically examines the impact of off-balance sheet activities on the profitability’ of 31 joint stock commercial banks in Vietnam from 2009 to 2018. We used the two steps System Generalized Method of Moments estimation method (2-steps SGMM) for unbalance panel data to consider this relationship. The results show that off-balance sheet activities help to improve bank profitability as well as bring about credit risk which affects negatively on bank performance. Also, this paper gives some recommendations for banks to focus on revenue as well as credit risk hidden from off-balance sheet items. Keywords: Off-balance sheet, profitability, Vietnam JEL Codes: C33, G21, G32. l.Giới thiệu Trong những năm gần đây, một xu hướng phát triển khá nổi bật của các Ngân hàng thưoug mại trên thế giới là tham gia vào các hoạt động ngoại bàng (Off-Balance Sheet Activities - OBS). Sự phát triên của thị trường tài chính đã có tác động mạnh mẽ đến mức sinh lời, từ đó thúc đây các ngân hàng cung câp các sản phẩm và dịch vụ mới để cải thiện hiệu quả hoạt động. Các hoạt động ngoại bảng giúp ngân hàng gia tăng thu nhập mà không cần phải cân đối nguồn tài sản, đông thời tránh được các ràng buộc vê quy định pháp lý so với các hoạt động nội bảng (Lozano-Vivas & Pasiouras, 2014). Sự phát triên của các hoạt động ngoại báng đà thu hút sự quan tâm của rất nhiều nghiên cứu, đặc biệt là xoay quanh lợi nhuận và rủi ro do các hoạt Số 283 tháng 01/2021 34 kinMiiil liién
  2. động này mang lại. Khi so sánh hiệu quả hoạt động với sự tham gia của khoản mục ngoại bảng và không có các khoản mục này, các nghiên cứu đều cho thấy việc bỏ qua các khoản mục ngoại bảng có thể dần đến những kết luận không chính xác về hiệu quả hoạt động cũng như mức sinh lời của các ngân hàng (Rogers, 1998; Clark & Siems, 2002). Một số hoạt động ngoại bảng được xem là nguồn thay thế cho các khoản tín dụng trực tiếp với cùng một khoản chi phí thông tin ban đầu, một số khác lại được sử dụng để bảo hiểm rủi ro và tạo ra thu nhập (Lozano-Vivas & Pasiouras, 2014). Các khoản mục ngoại bảng giúp ngân hàng tránh được các chi phí về mặt pháp lý như dự trừ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi và yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, từ đó tác động tích cực tới lợi nhuận (Lozano-Vivas & Pasiouras, 2014). Tham gia vào các hoạt động ngoại bảng có thể giúp cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động cũng như đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập, tuy nhiên các hoạt động này, chăng hạn như bảo lãnh, có thể mang lại rủi ro tiềm ẩn khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tưcmg lai (Hassan & cộng sự, 1993). Các khoản mục ngoại bảng có thể tạo ra rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá cũng như làm gia tăng mức độ biến động lợi nhuận của ngân hàng và tác động tiêu cực đến mức sinh lời trong dài hạn. Việc đánh giá và phân tích rủi ro của các hoạt động ngoại bảng không có khác biệt so với rủi ro từ các hoạt động nội bảng, và cũng không nên tách rời rủi ro từ các hoạt động này ra khỏi rủi ro chung của ngân hàng (BIS, 1986). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của các hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời vẫn còn rất ít và chưa làm rõ được mối quan hệ này. Theo báo cáo tài chính của các Ngân hàng thưcmg mại, tỷ lệ của các khoản mục ngoại bảng trên tổng tài sản có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2014 (Bảng 1). Sự gia tăng của các khoản mục ngoại bảng cũng như những vụ kiện liên quan đến các hoạt động bảo lãnh trong thời gian gần đây càng khắng định tầm quan trọng của việc xem xét tác động của các khoản mục này đến tỷ suất sinh lời. Đê đánh giá tác động của các khoản mục ngoại bảng đèn tỷ suât sinh lời, bài viết đã sử dụng kết hợp hai thước đo đê làm rõ vai trò của các hoạt động này trong việc tạo ra lợi nhuận và mang lại rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, các biến giải thích tác động đến tỷ suất sinh lời liên quan đến yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý đê đưa ra những chính sách phù hợp nhăm gia tăng thu nhập và giảm thiêu rủi ro do các khoản mục ngoại bảng mang lại. 2 .Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm và đo lường Các hoạt động ngoại bảng được hiếu là các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mang lại thu nhập từ phí nhưng không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán (Hassan & cộng sự, 1993), nhưng cũng có thể làm gia tăng rủi ro tiêm ân cho các ngân hàng (Avery & Berger, 1991). Các khoản mục ngoại bảng có thể được chia thành 4 nhóm chính: bảo lãnh, cam kết cho vay, các sản phẩm phái sinh và các hoạt động khác theo quy định và chức năng quản lý (Khambata & Hirche, 2002). Đê đo lường rủi ro và lợi nhuận phát sinh từ các khoản mục ngoại bảng, đa số các nghiên cửu trước đây sừ dụng tỷ lệ các khoản mục ngoại bảng trên tong tài sản, tỷ lệ các khoản mục ngoại bảng trên tổng tài sản cộng với các khoản mục ngoại bảng, tỷ lệ các khoản mục ngoại bảng trên tổng dư nợ cộng với các khoản mục ngoại bảng, logarithm tự nhiên của các khoản mục ngoại bảng, hoặc logarithm tự nhiên của từng khoản mục ngoại bảng (Avery & Berger, 1991; Angbazo, 1997; Sayilgan & Yildirim, 2009; Calmes & Theoret, 2010; Kashian & Tao, 2014). Tỷ suất sinh lời thể hiện hiệu quả hoạt động cũng như sức mạnh tài chính của các Ngân hàng thương mại. Các tỷ suất sinh lời được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước đây là ROA, ROE, NIM. ROA được đánh giá là thước đo rât quan trọng khi đánh giá mức sinh lời của các Ngân hàng thương mại (Athanasoglou & cộng sự, 2008), trong khi đó ROE có thể cung cấp thông tin sai lệch vì nó bị ảnh hưởng bời đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các tỷ suất sinh lời khác cũng được đề cập như tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, các tỷ suất sinh lời có điều chỉnh rủi ro 2.2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết đầu tư dưới mức (Underinvestment) của James (1988) cho rằng các khoản mục ngoại bảng có tác động tích cực đến mức sinh lời của ngân hàng vì nó cho phép ngân hàng mở rộng đầu tư cho những dự Số 283 thảng 01/2021 35 KinhtỌhattriến
  3. Bảng 1: Tỷ lệ của các khoản mục ngoại bảng trên tổng tài sản của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam Đơn vị tính: % Năm CTG MBB VPB TCB HDB EIB SEA VIB MSB TPB OCB 2009 11,02 39,74 6,77 12,55 7,49 6,29 5,11 9,41 4,21 - 0,59 2010 9,96 52,63 6,13 9,28 2,45 3,94 4,05 6,30 5,03 - 1,26 2011 11,39 54,60 9,32 10,38 1,20 3,40 2,93 4,42 6,21 2,51 1,69 2012 11,08 41,73 12,50 12,33 2,48 2,96 1,58 6,63 2,21 4,69 3,19 2013 11,15 28,89 4,65 18,46 2,29 3,94 0,29 5,32 2,07 10,95 9,42 2014 12,18 38,90 6,59 25,14 3,22 5,36 0,62 67,49 2,20 5,77 9,57 2015 20,87 40,52 29,92 28,95 10,18 31,62 4,35 34,88 38,01 15,32 10,44 2016 26,71 44,95 27,11 42,67 26,16 27,57 41,65 30,43 52,66 44,55 18,73 2017 30,77 59,69 37,59 66,77 24,78 49,51 67,82 40,39 102,13 53,84 51,98 2018 27,34 66,49 63,88 125,20 39,55 66,10 70,80 57,14 73,48 49,02 35,19 Nguồn: Tông hợp từ Báo cáo tài chính cùa các Ngán hàng thương mại án có thể bị bở qua trong trường họp bị hạn chế về vốn tài trợ. Các khoản mục ngoại báng cũng yêu câu mức vốn thấp nên các ngân hàng sẽ tăng các khoản mục ngoại bảng theo cách tăng rủi ro cùa tài sản và nâng cao giá trị trợ cấp cùa bảo hiểm tiền gửi nếu phí bảo hiêm không phản ánh rủi ro cận biên găn liền với cơ hội đầu tư mới. Lý thuyết đánh đổi lợi nhuận - rủi ro (Risk-Return Trade-Off) cho rằng đa dạng hóa hoạt động sang lĩnh vực phi truyền thống sẽ có tác động giảm thiểu rủi ro chung của ngân hàng nếu tỷ suất sinh lời hoặc dòng tiền của các hoạt động này thấp hơn tỷ suất sinh lời hoặc dòng tiền chung của ngân hàng, đồng thời việc đa dạng hóa sẽ giúp giảm bớt sự biến động của tỷ suất sinh lời trước sự thay đôi của thị trường và kinh tế vĩ mô (Peter Rose, 1989). Các cam kết cho vay được xem là thành phần chính của các khoãn mục ngoại bảng có thể giúp giảm thiểu rủi ro đạo đức và rủi ro danh mục tài sản của ngân hàng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động cùa ngân hàng. Nguyên nhân là do các khách hàng vay dưới dạng cam kết cho vay thường sẽ ít rủi ro hơn các khách hàng vay trực tiếp, thậm chí trong trường họp ngân hàng phải cho vay theo cam kết, rủi ro của các khoản cho vay này cũng thấp hơn. Avery & Berger (1991) lại cho rằng các cam kết cho vay có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lời nhưng sẽ làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt sẽ càng tăng thêm khi xuất hiện những vấn đề về rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi liên quan đến các cam kết này. Tuy nhiên, trong trường họp có đủ thông tin, các khách hàng liên quan đến những vấn đề này có thê bị loại bỏ, và do vậy rui ro sẽ giam thiểu. Như vậy, về mặt lý thuyết, các khoản mục ngoại bàng nói chung và cam kết cho vay nói riêng có liên quan đến mức sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Các cam kết cho vay mang lại rủi ro cao hơn vì các ngân hàng có nghĩa vụ phải cho vay trong tương lai ngay cả khi ngân hàng đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa, nếu các cam kết cho vay quá nhiều có thể gây ra rủi ro thanh khoan. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng lựa chọn được khách hàng tốt, các khoản vay hình thành từ các cam kết cho vay sẽ an toàn hơn so với các khoản vay khác và tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời (Kashian & Tao, 2014). 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm Tống quan các nghiên cứu về tác động của các khoản mục ngoại bàng đến tỷ suất sinh lời tại Ngân hàng thương mại cho thấy nhiều kết quả trái chiều và vẫn còn nhiều tranh cãi. Avery & Berger (1991) trong nghiên cứu thực nghiệm của họ đã chỉ ra rằng các khoản mục ngoại bàng có tác động nhẹ tới sự gia tăng của tỷ suất sinh lời. Angbazo (1997), Calmes & Theoret (2010) cũng tìm thấy tác động tích cực của các khoản mục ngoại bàng đến thu nhập lãi cận biên để bù đắp cho sự gia tăng của các rủi ro tiềm tàng từ các hoạt động ngoại bảng. Kashian & Tao (2014) cùng đồng ý với các nghiên cứu nói trên, các khoản mục ngoại bảng mà trong đó các cam kết cho vay sẽ giúp gia tăng tỷ suất sinh lời ờ mức vừa phải. Nhìn chung, các khoản mục Sổ 283 thảng 01/2021 36 Kinh IilPIiìH triến
  4. ngoại bảng đóng vai trò tạo ra thu nhập cho ngân hàng một cách đáng kế hơn là đóng góp trực tiếp vào rủi ro của ngân hàng (Bora Aktan & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, khi các khoản mục ngoại bàng tăng lên, rủi ro tù các hoạt cộng này cũng tăng lên và có thể dẫn đến tình trạng mất thanh khoản hoặc những tổn thất bất ngờ (Hassan <1 cộng sự, 1993). Các khoản mục ngoại bang co quan hệ VỚI rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suât và rủi ro thanh kho.m, khi các khoản mục ngoại bảng càng tăng thì các rủi ro này càng tăng (Angbazo, 1997; Kashian & Tao, 2014). Calmes & Theoret (2010) cung chi ra răng các khoản mục ngoại bảng làm giảm tỷ suât sinh lời và t.2ng sự biến động của tăng trưởng lợi nhuận. Tác động tiêu cực của các khoản mục ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời có thể là do ngân hàng phải tăng thêm chi phí quản lý rủi ro đối với các hoạt này như chi phí dự phòng (Sayilgan & Yildirim, 2009), hoặc lợi nhuận yêu cầu của cồ đông giảm trong trường họp các hoạt động này giúp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng (Bora Aktan & cộng sự, 2013). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khoản mục ngoại bảng và tỷ suất sinh lời vẫn chưa thu hút nhiêu sự quan tâm. Trước đây, các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản mục ngoại bảng và phải hạch toán vào bảng cân đối kế toán theo đúng quy định. Nhưng từ năm 2013, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (2013), các ngân hàng thương mại chỉ trích lập dự phòng chung cho các khoản mục ngoại bảng (ở tỷ lệ 0,75%) và trích lập dự phòng cụ thể khi các khoản mục này xảy ra rủi ro. Thông tư này giúp các ngân hàng giảm tác động tiêu cực cùa các khoản mục ngoại bang đen lợi nhuạn VI dự phong sẽ được trừ vào phân lợi nhuận hoạt động ròng. Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết cho vay, bảo lãnh hoặc rủi ro trong các trường hợp khác, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị tác động đáng kê và có thể chịu những tổn thất bất ngờ. Do vậy, nghiên cứu tác động của các khoản mục ngoại bảng đên tỷ suất sinh lời tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các ngân hàng ngoại, những thay đổi trong cơ câu thu nhập cùa ngân hàng và sự phát triên của thị trường phái sinh. Nghiên cứu này sẽ làm rõ tác động tích cực của các khoản mục ngoại bảng trong việc tạo ra thu nhập cho ngân hàng cũng như gây ra rủi ro tiềm ẩn có thể tác động tiêu cực tới tỷ suất sinh lời cùa ngân hàng. 3 .Phương pháp nghiên cứu 3. ĩ. Mô hình nghiên cứu Đê xem xét tác động cùa các khoản mục ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, chúng tôi sử dụng mô hình nghiên cứu có dạng như sau: Yit — ơ + PjXj it + X/c=l PkXk.it + PlX[ị[ + Uit Trong đó, i là ngân hàng, t là thời gian, u là phần dư. Y đại diện cho tỷ suất sinh lời, X là các biến giải thích và được chia thành 3 nhóm: X. it đại diện cho các khoản mục ngoại bảng, Xk |t là các nhân tố bên trong ngân hàng, X] it là các yếu tố kinh tế VI mô. Đê đo lường tỷ suât sinh lời, các tác giả sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên tài san (ROAỴ. Đây là chi tiêu phan anh mưc độ tạo ra thu nhập từ tài sản cũng như năng lực quản lý tài sản của các nhà quàn lý ngân hàng (Dietrich & Wanzenried, 2011). Đê đánh giá tác động của các khoản mục ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời, nhóm tác giả sừ dụng 2 thước đo như sau: + Ty lệ khoan mục ngoại bảng (OBSTA) được đo băng tỷ lệ cúa các khoản mục ngoại bảng trên tổng tài sản nội bảng vì các khoản mục ngoại bảng sẽ góp phần tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Thước đo này có dấu tác động kỳ vọng là dương và đã được sư dụng trong các nghiên cứu của Angbazo (1997), Sayilgan & Yildirim (2009), Perera & cộng sự (2014). + Rủi ro tín dụng của các khoản mục ngoại bàng (OBSRlSK) được đo bằng dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản mục ngoại bảng chia cho giá trị của các khoán mục ngoại bảng (Dieu & Ha, 2019). Chỉ tiêu này dùng đê đo lường tác động của rủi ro tín dụng phát sinh từ các khoản mục ngoại bảng và được kỳ vọng có tác động tiêu cực đên tỷ suât sinh lời. Chi tiêu nàỵ được tính như sau: trước năm 2013, giá trị dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản mục ngoại bang được lấy trực tiếp từ báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại chia cho các khoản mục ngoại bảng; từ năm 2013 trở về sau, giá trị này bằng 0,75% (tỷ lệ dự phòng Sổ 283 tháng 01/2021 37 KinhleAiílriến
  5. Bảng 2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Biến Tên biến Đo lường Dấu kỳ Cư sỡ lý thuyết vọng Biến phụ thuộc ROA Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế Athanasoglou & tài sàn Tổng tài sản bình quân cộng sự (2008), Dietrich & Wanzenried (2011) Biến nghiên cứu OBSTA Tỷ lệ khoản mục Giá trị các khoản mục ngoại bảng + Angbazo (1997), ngoại bàng Tổng tài sản nội bảng Sayilgan & Yildirim (2009), Perera & cộng sự (2014) OBSR1SK Rủi ro tín dụng của Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Dieu & Ha (2019) các khoản mục ngoại các khoản mục ngoại bang bảng Yếu tố bên trong ngân hàng LA Tỷ trọng cho vay Dư nợ cho vay + Lee & Hsieh (2013) Tổng tài sản ETA Cấu trúc vốn Vốn chủ sở hữu +/- Angbazo (1997). Tổng tài sản Athanasoglou & cộng sự (2008), Dietrich & Wanzenried (201 ỉ) HHI Đa dạng hóa thu nhập Thu nhập từ lãi «2 Mercieca & cộng sự ''Thu nhập hoạt động! (2007) Thu nhập ngoài lãi 2 ''Thu nhập hoạt âộng ZSCORE Nguy cơ vỡ nợ ẼÕÃ + ETA +/- Mercieca & cộng sự ơROA (2007), Hien & Dung Trong đó: RO A là giá trị trung bình (2018) của ROA, ơROA là độ lệch chuẩn cúa ROA. LNTA Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên của tông tài sàn +/- Angbazo (1997). Athanasoglou & cộng sự (2008), Dietrich & Wanzenried (2011) Yếu tố bên ngoài ngân hàng CR3 Mức độ tập trung của Tỳ trọng tài sàn cũa 3 ngân hàng + Athanasoglou & thị trường lớn nhất cộng sự (2008), Dietrich & Wanzenried (2011) INF Lạm phát Tốc độ tăng/giảm cùa CPI hăng +/- Athanasoglou & năm cộng sự (2008). Maja Pervan & cộng sự (2015) GDP Tăng trưởng kinh tế Tôc độ tăng/giảm cửa GDP hăng + Dietrich & năm Wanzenried (2011), Maja Pervan & cộng sự (2015) Nguồn: Tỏng hợp cùa các tác giả. SỐ 283 tháng 01/2021 38 kinh 01(11 trh'fi
  6. chung) cộng với tỷ lệ dự phòng cụ thể khi ngân hàng phát sinh rủi ro. Tỷ suất sinh lời của Ngân hàng thương mại chịu tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm: + Tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản (LA) được kỳ vọng có tác động thúc đẩy gia tăng tỷ suất sinh lời vì nguôn thu nhập chính của các ngân hàng đến từ hoạt động cho vay (Trujillo-Ponce, 2013). + Cấu trúc vốn (ETA) hợp lý sẽ giúp các ngân hàng duy trì được mức sinh lời ổn định (Dietrich & Wanzenried, 2011; Trujillo-Ponce, 2013). Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này cao thì tỷ suất sinh lời của các ngân hàng sẽ có xu hướng giảm theo lý thuyết đánh đổi rủi ro-lợi nhuận (Dietrich & Wanzenried, 2011). + Mức độ đa dạng hóa thu nhập (HHI) được kỳ vọng có chiều tác động âm với tỷ suất sinh lời, tức là đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời (Mercieca & cộng sự, 2007). + Nguy cơ vỡ nợ (ZSCORE) tác động đến tỷ suất sinh lời theo 2 hướng: các ngân hàng có mức độ rủi ro thâp, tức là ZSCORE cao, sẽ có tỷ suất sinh lời cao (Mercieca & cộng sự, 2007; Hien & Dung, 2018); tuy nhiên, các ngân hàng có tỷ trọng cho vay và thu nhập ngoài lãi cao sẽ có tỷ suất sinh lời cao nhưng làm gia tăng rủi ro vỡ nợ, tức là ZSCORE thấp (Mercieca & cộng sự, 2007). + Quy mô tống tài sản (LNTA) tác động đến tỷ suất sinh lời theo 2 hướng: thúc đẩy gia tăng tỷ suất sinh lời nhờ việc đa dạng hóa sản phâm, phân tán rủi ro và nhận lợi ích gia tăng theo quy mô; làm suy giảm tỷ suất sinh lời nếu ngân hàng có quy mô quá lớn, làm gia tăng các chi phí như chi phí vãn phòng và các chi phí quản lý khác (Dietrich & Wanzenried, 2011). + Mức độ tập trung cúa ngành (CR3) được kỳ vọng có tác động tích cực đối với tỷ suất sinh lời theo lý thuyết Cấu trúc - Tiến hành - Hiệu suất (Structure Conduct Performance - SCP) (Dietrich & Wanzenried, 2011). + Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lời vi khi nền kinh tê tăng trưởng, nhu câu vay vôn và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng sẽ gia tăng (Athanasoglou & cộng sự, 2008; Trujillo-Ponce, 2013). + Tỷ lệ lạm phát (INF) có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới tỷ suất sinh lời tùy thuộc vào việc nó có được dự đoán trước hay không. Nêu được dự đoán trước, lạm phát sẽ có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời và ngược lại (Trujillo-Ponce, 2013). Nghiên cứu này bao gồm 2 mô hình: mô hình (1) có biến nghiên cứu là OBST' nhằm xem xét tác động Bảng 3: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Biến Số quan Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn sát nhất ROA 295 0,7594 0,5093 0,0218 1,7469 OBSTA 295 12,894 13,553 0,0483 41,648 OBSrisk 294 0.7203 0,2467 0,1956 1,2736 LA 295 0,5294 0,1316 0,1448 0,806 ETA 295 9,7003 3,8966 3,2572 18,453 HHI 294 0,7319 0,1546 0,5 1,0929 ZSCORE 295 25,863 13,155 2,4155 56,536 LNTA 295 18,185 1,1613 15,02 21 CR3 310 40,267 6,1524 25,884 50,498 INF 310 6,1365 3,5955 0,88 13,885 GDP 310 6,1497 0,6016 5,2474 7,08 Nguôn: Kêt quả từ Stata. SỐ 283 tháng 01/2021 39 Klllh tyiliil triếu
  7. Bảng 4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến OBSTA OBSI 0,05), F-test cho thấy ước lượng GMM là có ý nghĩa (p-value 0,05 chứng tỏ các biến công cụ sử dụng trong mô hình là phù hợp, AR( 1) và AR(2) đều thòa mãn điều kiện và chứng tò không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Kết quả ước lượng cho thấy OBST4 có tác động tích cực đối với ROA, trong khi OBSRỈSK có tác động tiêu Số 283 tháng 01/2021 40 Kiiilili'J’hiillrii‘11
  8. cực đối với ROA và có ý nghĩa ở mức 1%. Các biến giải thích như LA, ZSCORE, INF và GDP đều có tác động tích cực đến ROA ở mức ý nghĩa 1%. Các biến có tác động tiêu cực đối với ROA bao gồm ETA, HHI và LNTA (đêu ở mức ý nghĩa 1 %). Biến CR3 không có ý nghĩa trong cả 2 mô hình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thây sự gia tăng của tỷ suât sinh lời tại các ngân hàng thưong mại cổ phần Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào tỷ suât sinh lời trong quá khứ, tỷ trọng cho vay và mức độ đa dạng hóa thu nhập. 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả ở Bảng 5 cho thấy hầu hết các biến đều có tác động đến tỷ suất sinh lời theo đúng kỳ vọng của các tác giả. OBSTA có tác động tích cực đối với ROA chứng tỏ các khoản mục ngoại bảng đã mang lại thu nhập cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua các khoản phí và lợi nhuận ngoài lãi khác. Kết quả này cũng đông nhất với kết quả của Avery & Berger (1991), Angbazo (1997), Bora Aktan & cộng sự (2013), Kashian & Tao (2014). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rủi ro tín dụng phát sinh từ các khoản mục ngoại bảng (OBSRỈSK) có tác động tiêu cực đến ROA. Tác động ngược chiều này đồng nhất với nghiên cứu của Calmes & Theoret (2010), Sayilgan & Yildirim (2009), Bora Aktan & cộng sự (2013). Mặc dù tác động bất lợi của các khoản mục ngoại bảng đối với tỷ suất sinh lời có thể nhỏ trong ngắn hạn, nhưng tác động tích lũy cùa nó trong dài hạn thì cần phải được chú ý (Kashian & Tao, 2014). Các trường họp thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy tác hại của rủi ro tín dụng phát sinh từ các giao dịch ngoại bảng như: Ngân hàng Agribank và công ty Cao Trường Sơn liên quan đến một khoản cam kết bảo lãnh thanh toán trị giá 50 tỷ VND, do bên thứ ba không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nên Agribank phải trả cho Cao Trường Sơn 38,5 tỷ VND; hay Ngân hàng SeAbank phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán Bảng 5: Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM hệ thống 2 bước Biến độc lập (1) (2) ROAt-1 0,6188 0,5560 OBSTA 0,006 OBSRISK -0,1587 LA 1,1545 ’ 1,2651 ETA -0,0190’ -0,0163 HHI -0,5614 -0,6286 ZSCORE 0,0122 0,0137 LNTA -0,0770*’* -0,0803*’* CR3 0,0014 -0,0005 INF 0,0455 0,0426 GDP 0,1457 0,1961 Mean VIF 1,58 1,53 Ramsey test 0,3954 0,1105 So quan sát 232 232 So nhóm 31 31 Số công cụ 31 31 F test 0,000 0,000 Sargan test 0,553 0,274 Hansen test 0,605 0,642 AR(1) 0,006 0,008 AR (2) 0,854 0,935 Chú thích: (*), ( ) và ( ) tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Nguồn: Kết quả từ Stata SỐ 283 tháng 01/2021 41 KiiiliteJ’liiiHiieii
  9. trái phiếu Vina Megastar trị giá 150 tỷ VND đối với công ty tài chính VVF sau khi Vina Megastar không chịu trả nợ. Các Ngân hàng thương mại luôn tìm cách đẩy mạnh cho vay đê thu vê lợi nhuận cao, do vậy LA có tác động thúc đẩy gia tăng tỷ suất sinh lời. Tác động ngược chiều của ETA với ROA chứng tỏ các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã vượt qua ngưỡng cấu trúc vốn tối ưu, do vậy sự gia tăng của tỷ lệ này dân đến sự suy giâm cùa tỷ suất sinh lời (Hien & Dung, 2018). LNTA có tác động tiêu cực đôi với tý suât sinh lời có nghĩa rằng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không đạt được lợi thê vê khả năng sinh lời theo quy mô (Hien & Dung, 2018). HHI có tác động ngược chiêu đôi VỚI ROA chưng to da dạng hoa thu nhập sẽ giúp thúc đẩy gia tăng thu nhập ngoài lãi, từ đó tác động tích cực đên tỷ suât sinh lời. Hệ sô tương quan của HHI đối với ROA cao chứng tỏ các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang đây mạnh đa dạng hóa thu nhập sang các hoạt động phi lãi. Tác động tích cực của rủi ro vờ nợ (ZSCORE) có thê được giải thích là do trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải tăng vốn đề đáp ứng các yêu cầu của Basel II và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Điều này giúp cho các ngân hàng có mức độ an toàn cao hơn, rủi ro vỡ nợ giảm và giúp gia tăng tỷ suất sinh lời. Có thể thấy rằng các yếu tố bên ngoài ngân hàng đều có tác động tích cực đôi với tỷ suât sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Cả hai biến đại diện cho yếu tổ kinh tế vĩ mô (GDP và INF) đều có tác động tích cực ở mức ý nghĩa 1% trong cả 2 mô hình. Kêt quả này là do tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được dự đoán trước bởi Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều có sự điêu chỉnh lãi suât nhằm thu về mức sinh lời cao. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây cũng kích thích nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng không thê thiêu trong cuộc sông, từ đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ tập trung cùa ngành (CR3) lại không có ý nghía trong cả 2 mô hình. Điều này có thể là do quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã hình thành nên những ngân hàng có quy mô lớn và hiệu quả hoạt động cao, đông thời các ngân hàng Việt Nam phải đôi mặt VỚI sự cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng ngoại. Do vậy, các ngân hàng thương mại cô phân Việt Nam không thu được thu nhập độc quyền theo lý thuyết SCR 5 .Kết luận và khuyến nghị Nghiên cửu này chi ra tác động tích cực cua các hoạt động ngoại bảng trong việc gia tăng thu nhập cho các Ngân hàng thương mại, đồng thời các hoạt động này củng tiêm ân những nguy cơ rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viêt sử dụng dừ liệu cùa 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2018, và phương pháp ước lượng S-GMM 2 bước. Kết quả cho thấy hầu hết các nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đều có tác động đến tỷ suât sinh lời ở mức ý nghĩa 1%, trong đó tỷ trọng cho vay và mức độ đa dạng hóa thu nhập có tác động lớn đên sự thay đối của tỷ suất sinh lời. Từ kết quả nghiên cửu, các tác giả đê xuât một sô khuyên nghị như sau. Thứ nhât, các khoan mục ngoại bảng mang lại thu nhập nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, nên các ngân hàng nen cân trọng trong các giao dịch liên quan đến các khoản mục này. Thứ hai, các khoản mục ngoại bảng cần được đối xừ như các khoản mục nội bảng, đặc biệt là rủi ro tín dụng phát sinh từ các khoản mục ngoại bảng (BIs, 1 9ồ6). Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản mục này cần được quan tâm chú trọng hơn nhăm giV.:!ì thiêu tôn thât khi phát sinh rủi ro. Thứ ba, ngân hàng cần có quy trình quản lý rủi ro tín dụng cho các khoan mục ngoại bảng một cách chi tiết và phù hợp hơn, vì khi thị trường phái sinh phát triển mạnh và những thay đổi trong cấu trúc thu nhập của ngân hàng sẽ thúc đẩy các khoản mục ngoại bảng có xu hướng gia tăng trong tương lai. Nghiên cứu này được thực hiện với mầu nghiên cứu chĩ bao gồm các ngân hàng thương mại cô phân Việt Nam, chưa bao gồm các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, tinh trạng cùa các khoán mục ngoại bảng, bao gôm thu nhập và rủi ro của các khoản mục này, cũng chưa được thê hiện rõ trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại nên dữ liệu nghiên cứu vẫn còn hạn chê. Sổ 283 tháng 01/2021 42 KinhtêdHiiittnẽn
  10. Tài liệu tham khảo Angbazo, L. (1997), ‘Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk, and off-balance sheet banking’, Journal of Banking and Finance, 21(1), 55-87. Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. & Delis, M.D. (2008), ‘Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitabilityJournal of International Financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136. Avery, R. & Berger, A. (1991), ‘Loan Commitments and Bank Risk Exposure’, Journal ofB anking and Finance, 15(2), 173-92. Bank for International Settlements (BIS) (1986), The management of banks ’ off-balance-sheet exposures: a supervisory perspective, Switzerland. Bora Aktan, Sok-Gee Chan, Sasa Zikovic & Pinar Evrim-Mandaci (2013), ‘Off-Balance Sheet Activities Impact on Commercial Banks Performance: An Emerging Market Perspective’, Economic Research-Ekonomska Istrazivanja, 26(3), 117-132. Calmes, C. & Theoret, R. (2010), ‘The impact of off-balance-sheet activities on banks returns: an application of the ARCH-M to Canadian data’. Journal of Banking and Finance, 34(7), 1719-17. Clark, A.J. & Siems, T.F. (2002), ‘X-efficiency in banking: looking beyond the balance sheet’, Journal of Money, Credit and Banking, 34(4), 987-1013. Dietrich, A. & Wanzenried, G. (2011), ‘Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland’. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 21(3), 307-327. Dieu, T.T. Tran & Ha, T.T. Phan (2019), ‘The impact of off-balance sheet credit exposure on bank performance in Vietnam’, International Conference on Business and Finance 2019 - Ho Chi Minh City - Vietnam, University of Economic. Vietnam. James, c. (1988), ‘The use of loan sales and standby letters of credit by commercial banks’, Journal of Monetary Economics 22(3): 395-422. Hassan M.K., Karels G.v & Peterson M.o. (1993), ‘Off-Balance Sheet Activities and Bank Default-Risk Premia: A Comparison of Risk Measures’, Journal of Economics and Finance, 17(3), 69-83. Hien, T.K. Nguyen & Dung, T. Nguyen (2018), ‘Globalisation and Bank Performance in Vietnam’, Malaysian Journal of Economic Studies, 55(1), 49-70. Kashian, R.D. & Tao, Ran (2014), ‘Off-balance sheet activities and community bank performance’, Journal of Economic Studies, 41(6): 789-807. Khambata D. & Hirche s. w. (2002), ‘Off-Balance-Sheet Credit Risk of the Top 20 European Commercial Banks’, Journal of International Banking Regulation, 4(2), 107-122. Lee, C.-C., & Hsieh, M.-E (2013), ‘The impact of bank capital on profitability and risk in Asian banking’, Journal of International Money and Finance, 32(C), 251-281 Lozano-Vivas, A. & Pasiouras, F. (2014), ‘Bank productivity change and off-balance-sheet activities across different levels of economic development', Journal of Financial Services Research, 46(3), 271-294. Maja Pervan, Iva Pelivan & Josip Americ (2015), ‘Profit persistence and determinants of bank profitability in Croatia’, Economic Research-Ekonomska Istrazivanja, 28(1), 284-298. Mercieca, s., Schaeck, K. & Wolfe, s. (2007), ‘Small European banks: Benefits from diversification’, Journal of Banking & Finance, 31(7), 1975-1998. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đế xử lý rủi ro trong hoạt động cua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013. Perera, A., Ralston, D. & Wickramanayake, J. (2014), ‘Impact of off-balance sheet banking on the bank lending channel of monetary transmission: Evidence from South Asia Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 29(C), 195-216. Peter, Rose s. (1989), ‘Diversification of the banking firm’, The Financial Review, 24(2), 251- 280. Rogers, K.E. (1998), ‘Nontraditional activities and the efficiency of US commercial banks’, Journal of Banking and Finance, 22(4), 467 482. Sayilgan, G. & Yildirim, o. (2009), ‘Determinants of Profitability in Turkish Banking Sector: 2002 - 2007’, International Research Journal of Finance and Economics, 1(28), 207-214. Trujillo-Ponce, A. (2013), ‘What determines the profitability of banks? Evidence from Spain’, Accounting and Finance, 53(2), 561—586. So 283 tháng 01/2021 43 Kinh (eJ’hattrim