Tác động của vốn FDI đến nền kinh tế và giải pháp sử dụng hiệu quả

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2790
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của vốn FDI đến nền kinh tế và giải pháp sử dụng hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_von_fdi_den_nen_kinh_te_va_giai_phap_su_dung_hi.pdf

Nội dung text: Tác động của vốn FDI đến nền kinh tế và giải pháp sử dụng hiệu quả

  1. TÁC ĐỘNG CỦA VỐN FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Sau 30 năm, nguồn vốn FDI đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn, những hệ lụy trong quá trình thu hút FDI cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc sàng lọc các dự án, các nhà đầu tư để việc thu hút vốn FDI ngày càng hiệu quả và chất lượng. Từ khóa: Nguồn vốn FDI, Chuyển giá, Trốn thuế, Ô nhiễm môi trường I. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NỀN KINH TẾ Năm 2017, Việt Nam thu hút 2.591 dự án FDI mới, với tổng 21,3 tỷ USD, tăng 3,5% về số dự án và tăng 42,3% về vốn so với cùng kỳ năm 2016; có 1.188 lượt dự án tăng vốn đầu tư đạt 8,4 tỷ USD, tăng 49,2%; có 5.002 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần là 6,2 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016. Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký mới và bổ sung; Thanh Hóa có số vốn FDI đăng ký lớn nhất, chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký cấp mới của 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký cấp mới trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2017. Nhìn chung, đến nay, FDI đã có mặt ở cả 63 tỉnh thành trong cả nước và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ khai khoáng, nông - lâm nghiệp đến công nghiệp chế biến và các ngành dịch vụ như bất động sản, y tế, giáo dục, khách sạn, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (53,8%), tiếp theo là dịch vụ bất động sản (20,9%), còn lại các ngành khác có tỷ trọng dưới 5%. Tổng cộng có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hong Kông Khu vực doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư xã hội (tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.667,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, trong đó: Vốn khu vực nhà nước chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; khu vực ngoài nhà nước 290
  2. chiếm 40,5% và tăng 16,8%; khu vực FDI chiếm 23,8% và tăng 12,8%); đóng góp 18,7% GDP, khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra là 3,2 triệu việc làm (năm 2013) và chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm (riêng Samsung tại Việt Nam mỗi năm đã xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam) và tạo động lực tích cực cải thiện cơ cấu xuất khẩu và cân đối ngoại thương của Việt Nam. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Có thể nói trong 30 năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp hết sức tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút FDI đã bổ sung nguồn vốn lớn vào đầu tư phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, góp phần hiện đại hóa các đô thị, công nghiệp hóa đất nước. Bên cạnh những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập, hệ lụy mà khu vực FDI để lại cho Việt Nam rất nghiêm trọng. Một trong những mất mát lớn của Việt Nam chính là có nhiều DN FDI khi hoạt động tại Việt Nam đã gây ra các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm 2008, Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan - Trung Quốc) làm cho sông Thị Vải (Đồng Nai) bị ô nhiễm 80 – 90%. Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại Phú Thọ đã nhiều lần bị phát hiện xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn. Năm 2015, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tỉnh Bình Thuận xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân địa phương đã phong tỏa quốc lộ 1 để phản đối. Và thảm họa ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016 do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) gây ra là đỉnh điểm của vấn nạn này. Ông Phan Hữu Thắng từng đánh giá, đây là thất bại lớn nhất trong thu hút và quản lý FDI của Việt Nam. Bên cạnh đó, dù được kỳ vọng nhiều song đến nay, kết nối giữa các DN FDI và DN cung ứng trong nước còn tương đối yếu. Khu vực FDI đa phần còn hoạt động riêng lẻ thay vì đóng vai trò chung làm xúc tác tăng trưởng do tác động lan tỏa đến khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang phải đối phó với vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Chỉ riêng tại TP.HCM, dù các doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm qua, nhưng cũng đang phát sinh nhiều vấn đề đáng chú ý, điển hình là tình trạng khai lỗ trong khu vực DN này còn phổ biến. Theo Cục Thuế TP.HCM, trong năm 2017, đơn vị đã thực hiện thanh tra 99 doanh nghiệp có giao dịch liên kết, truy thu được trên 116 tỷ đồng, giảm lỗ trên 871 tỷ đồng, 291
  3. giảm khấu trừ trên 1,3 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp mặc dù khai lỗ nhưng vẫn bị ấn định và truy thu với số thuế từ 2 đến 16 tỷ đồng/doanh nghiệp. Có thể nói, trong 30 năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp khoảng 19% GDP của Việt Nam, khoảng ¼ tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra hàng triệu việc làm trong khu vực doanh nghiệp, tương đương với 7% lực lượng lao động của Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập như đã đề cập ở trên. Bởi vậy cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để sáng lọc các dự án và sử dụng vốn FDI một cách hiệu quả. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN FDI Về pháp luật, chính sách - Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung; cần sớm ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư; tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; kịp thời hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) phù hợp với quy định của Luật mới. Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới. - Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế. - Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều hành chung các dự án. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN - Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn. 292
  4. - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. - Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ĐTNN ở cả trung ương lẫn địa phương. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư - Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư chú trọng các đối tác chiến lược. Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên cứu và xác định qua kinh nghiệm vấn đề đầu tư tại Nhật Bản vừa qua, cần tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, hoặc lĩnh vực tại các địa bàn có thế mạnh với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành. - Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN. - Phối hợp triển khai Đề án kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN. - Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về ĐTNN. - Nghiên cứu các địa bàn đầu tư tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả. Giải pháp về lao động tiền lương Sớm xem xét bổ sung hoặc ban hành các chính sách về tiền lương, bảo hiểm, nhà ở và một số chính sách xã hội khác, đồng thời tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các chính sách đó để đảm bảo lợi ích chính đáng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Giải pháp về thuế Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài; 293
  5. thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, đang góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO. Để đảm bảo chính sách nhất quán mở cửa thị trường nói chung và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, chúng tôi chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, đổi mới công nghệ, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế, hải quan nhằm đảm bảo chính sách động viên GDP phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế. Những năm tới trình Quốc hội sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế tài nguyên và pháp luật phí, lệ phí (sửa đổi) và trình Quốc hội ban hành mới các Luật: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao hiện hành và Luật quản lý thuế – một bước đột phá trong hành chính thuế ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Giải pháp nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Giải quyết một cách cơ bản vấn đề nhận thức còn khác nhau về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Khẩn trương cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp lý, thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư). - Cụ thể hoá các định hướng toàn diện về thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sớm bổ sung các quy hoạch còn thiếu và nâng cao chất lượng của các quy hoạch. -Đa dạng hóa hình thức và mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động và xúc tiến đầu tư. - Phát triển thị trường lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 294
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, 2004. 2. Lê Minh Toàn, Tìm hiểu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 3. Ngô Công Thành, Thực trạng và xu hướng vận động của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, 2000. 4. Nguyễn Bích Đạt, Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: kết quả và giải pháp thúc đẩy, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 375, trang 3-5), 2004. 5. Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp bộ B98-38-14, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1999. 295