Tác động của yếu tố quy mô công ty đến điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết tại Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 2080
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của yếu tố quy mô công ty đến điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_yeu_to_quy_mo_cong_ty_den_dieu_chinh_loi_nhuan.pdf

Nội dung text: Tác động của yếu tố quy mô công ty đến điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết tại Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ QUY MÔ CÔNG TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM IMPACT OF FIRM SIZE ON EARNINGS MANAGEMENT OF THE LISTED COMPANIES IN VIET NAM Trình Hoa Kiều, Phan Thị Diệu Nhi, Trương Văn Thông GVHD: ThS. Huỳnh Thị Phương Anh Trường Đại học Thái Bình Dương htpanh@pou.edu.vn TÓM TẮT Thông tin trên báo cáo tài chính chỉ thực sự hữu ích khi phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuân thủ theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho họ, và lợi nhuận là thông tin được điều chỉnh nhiều nhất. Mặc dù, BCTC của các DN niêm yết thường được kiểm toán nhưng những giới hạn nhất định trong kiểm toán đã không thể phát hiện được hết các gian lận, sai sót. Điều này đã gây bất lợi cho nhà đầu tư, các cổ đông trong việc đưa ra những phán đoán và đánh giá không phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Chúng tôi tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa quy mô công ty và điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, dữ liệu từ 2010 đến 2013 và chọn ra 100 công ty ngẫu nhiên phi tài chính. Kết quả cho thấy rằng yếu tố tác động đến điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào qui mô doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với điều chỉnh lợi nhuận. Từ khóa: Quản trị lợi nhuận; Quy mô công ty; Báo cáo tài chính ABSTRACT Information on the financial statement is only really useful when it report true and fair financial situation of enterprises, comply with the principles, accounting standards and in accordance with the provisions of law. However, in practice managers tend to adjust the financial statements in favor of them, and profit is adjusted information most. Although, the financial statements of listed companies often audited but certain limitations in the audit was not able to detect all fraud or error. This adverse to investors, shareholders in making judgments and assessments in line with the actual situation at the enterprises. We examined the relationship between firm size and earnings management of companies listed on Vietnam stock market, data from 2010 to 2013, and the selected randomly 100 non-financial companies. Results showed that factors affecting adjusted corporate profits depend on the size and scale enterprise businesses impact positive earnings management. Keywords: Earning management, size firm, financial reporting. 1. Giới thiệu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Thông tin trên báo cáo tài chính chỉ thực sự hữu ích khi phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuân thủ theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho họ, và lợi nhuận là thông tin được điều chỉnh nhiều nhất. Mặc dù, BCTC của các DN niêm yết thường được kiểm toán nhưng những giới hạn nhất định trong kiểm toán đã không thể phát hiện được hết các gian lận, sai sót. Điều này đã gây bất lợi cho nhà đầu tư, các cổ đông trong việc đưa ra những phán đoán và đánh giá không phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, có rất nhiều nhân tố tác động dẫn đến nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như : khủng hoảng kinh tế, cơ cấu vốn, các giao ước nợ, lợi ích của người quản lý khi có sự tách biệt giữa người quản lý và người sở hữu, quy mô công ty Việc tìm hiểu và nhận dạng những nhân tố tác động từ đó đưa ra những phán đoán về thông tin cung cấp trên báo cáo 132
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD tài chính là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính. Đã có các nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý được thực hiện tại Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích liệu có hay không quy mô công ty tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đó là lý do người viết chọn đề tài:” Tác động của yếu tố quy mô công ty đến điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết tại Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính yếu của đề tài là nhận diện mối quan hệ giữa quy mô công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty niêm yết tại Việt Nam, từ đó có thể giúp người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra những phán đoán phục vụ cho các quyết định của mình. 1.3. Giới hạn của nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ phân tích tác động của quy mô công ty đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam, không bao gồm những công ty tài chính, ngân hàng và chứng khoán. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Về định tính, người viết thực hiện việc phân loại, chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan để giải quyết vấn đề tổng quan điều chỉnh lợi nhuận, mối liên hệ giữa quy mô công ty và điều chỉnh lợi nhuận.Về định lượng, người viết dựa vào nghiên cứu của Ali, Usman và cộng sự (2015) để phân tích tác động của yếu tố quy mô công ty đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thống kê mô tả, tương quan và hồi quy được sử dụng để phân tích tác động. 1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn: Về mặt khoa học: Thông qua đề tài người viết đã hệ thống hóa được lý thuyết về quy mô công ty, điều chỉnh lợi nhuận, mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận. Về mặt thực tiễn: Thấy được mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận, người sử dụng BCTC có thể phân tích và đưa ra những phán đoán phù hợp phục vụ cho các quyết định đầu tư. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Quy mô công ty Các nghiên cứu thực nghiệm xác định quy mô doanh nghiệp dựa theo số lượng nhân viên, tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận, năng lực sản xuất hoặc giá trị vốn thị trường, rủi ro thanh khoản hoặc thậm chí là tính chính trị cũng được xác định (Ball & Foter,1982 – trích bởi Laia Castany -2008). Laia Castany (2008), Usman Ali (2015), Teuta Llukani (2013), N.Beneda (2013) cũng dựa vào tổng tài sản để xác định quy mô của một doanh nghiệp.Tại Việt Nam, để xác định quy mô của doanh nghiệp lớn nhỏ hay vừa thường căn cứ vào số lượng lao động hay tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước, người viết xác định quy mô doanh dựa vào tổng tài sản để phân tích tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. 2.1.2. Điều chỉnh lợi nhuận a) Khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận 133
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Điều chỉnh lợi nhuận là hành động có mục đích của NQT bằng cách sử dụng các hình thức chi phối thu nhập như lựa chọn chính sách kế toán hay thông qua các nghiệp vụ kinh tế, sử dụng các hành động quản lý nhằm mục đích gây hiểu nhầm khi cung cấp thông tin cho người sử dụng nhằm đạt mục đích nào đó. b) Cơ sở và mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồn tích. Mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận Theo Healy và Wahlen (1999) có ba động cơ chủ đạo để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận: (i) Động cơ về thị trường vốn; (ii) động cơ về chi phí hợp đồng, (iii) động cơ đáp ứng các quy định về phía nhà nước Các hành vi về điều chỉnh lợi nhuận Có thể phân loại theo hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo bốn loại: (i) Điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán - Lựa chọn chính sách kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn - Lựa chọn chính sách kế toán đánh giá hàng tồn kho: - Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: - Lựa chọn chính sách kế toán về đánh giá tổn thất tài sản (ii) Điều chỉnh lợi nhuận thông qua thực hiện ước tính kế toán: - Ước tính thời gian khấu hao tài sản cố định - Ước tính số lần phân bổ hay mức phân bổ của chi phí trả trước - Ước tính chi phí bảo hành sản phẩm - Ước tính khoản phải thu khó đòi để lập dự phòng - Ước tính khoản giá trị hàng tồn kho bị giảm giá để lập dự phòng (iii)Điều chỉnh lợi nhuận thông qua quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế - Chính sách quyết định về việc thực hiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm - Chính sách về thực hiện nghiệp vụ thanh lý tài sản dài hạn - Quyết định về việc thực hiện các khoản chi phí (iv) Điều chỉnh lợi nhuận thông qua hành vi vận dụng sai các quy định kế toán. Các mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong nghiên cứu thực nghiệm:  Mô hình tổng accruals trung bình Healy (1985) Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDAt) = trung bình của biến kế toán dồn tích (TAt- j) (j=1 .n)  Mô hình DeAngelo (1986) Mô hình DeAngelo so sánh các biến dồn tích (accurals) giữa thời kỳ t với các accurals thời kỳ t-1 và chênh lệch giữa hai thời kỳ này chính là các biến kế toán được điều chỉnh (DA). Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DAt)= Biến kế toán dồn tích (TAt)- Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDAt) (3) Trong đó: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDAt) = Biến kế toán dồn tích (TA t-1) Suy ra: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DAt)= Biến kế toán dồn tích (TAt)- Biến kế toán dồn tích (TA t-1) 134
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD  Mô hình Friedlan (1994) Mô hình Friedlan giả định rằng sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai giai đoạn gồm có hai thành phần: (1) sự thay đổi do tăng trưởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát hành. Mô hình này như sau: Biến kế toán Biến kế toán dồn tícht (TAt) Biến kế toán dồn tícht-1 (TAt-1) dồn tích có = - thể điều chỉnh = Doanh thut Doanh thut-1 (DAt) Phần biến kế toán có thể được điều chỉnh (DAt) chính là lợi nhuận được điều chỉnh  Mô hình Jones (1991) Mô hình này rất hiệu quả trong việc nhận diện điều chỉnh lợi nhuận ở các nước phát triển. Để phát hiện biến kế toán dồn tích có điều chỉnh, thực hiện qua 2 bước. - Xác định biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) như sau (4): NDATAREVPPEtttt 1 123 AAAAAttttt 11111 α1, α2, α3 là những tham số được tính bằng ước lượng OLS của a1, a2, a3 trong mô hình sau: TAREVPPEttt 1 aaaa0123 t AAAAtttt 1111 Phần nhiễu ε trong mô hình đại diện cho biến chưa thể nhận diện được và cả biến DAt Tính DA: DAt = TAt - NDAt  Mô hình Dechow, Sloan and Sweeney (1995) Dechow, Sloan and Sweeney (1995) đã cải tiến mô hình của Jones (1991).Mô hình Jones được cải tiến như sau (8): NDAREVRECPPEtttt 1 () 123 AAAAtttt 1111 Trong đó RECt là sự thay đổi trong tài khoản nợ phải thu  Mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) Kothari, Leone and Wasley (2005) đã tiếp tục phát triển mô hình của Jones (1991) và Dechow, Sloan and Sweeney (1995). Mô hình như sau: NDAt1 () REV t REC t PPE t 1 2 3 4ROAt 1  AAAAt 1 t 1 t 1 t 1 Trong đó : ROAt-1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1 2.1.3. Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận Hai quan điểm trái ngược trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận. Một số ý kiến cho rằng quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với điều chỉnh lợi nhuận, ngược lại một số khác lại cho rằng quy mô có mối quan hệ thuận chiều với điều chỉnh lợi nhuận. 135
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận Kim, Liu và Rhee (2003), Paiva và Lourenço (2013), Ali, Usman và cộng sự (2015), các nghiên cứu này có cùng kết luận rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến điều chỉnh lợi nhuận. Mặt khác, Swastika (2013), Teuta Llukani (2013), các nghiên cứu này cho thấy quy mô doanh nghiệp không tác động đến việc điều chỉnh lợi nhuận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị Giả thuyết để kiểm định đó là: Ho: Không có mối liên hệ giữa quy mô công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận H1: Có mối liên hệ đáng kể giữa quy mô công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận Mô hình nghiên cứu: EMit = βo + ∑βi Xit + ε EM = βo + β1 X1 + ε Trong đó: βo : điểm cắt EM : điều chỉnh lợi nhuận X1 : quy mô công ty β1 : hệ số của X1 2.2.2. Giới thiệu tổng thể nghiên cứu và lựa chọn mẫu nghiên cứu: a) Tổng thể nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện chọn mẫu từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. b) Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu khảo sát cho nghiên cứu này là 100 công ty niêm yết được chọn trong 4 năm từ năm 2010 đến 2013 trên 2 sàn giao dịch chứng khoán: Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Mẫu ngẫu nhiên được chọn theo phương pháp lấy ngẫu mẫu ngẫu nhiên phi xác suất. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính mức độ điều chỉnh lợi nhuận (DA) và phần mềm Stata để đo lường mối quan hệ giữa quy mô công ty và điều chỉnh lợi nhuận. 2.2.4. Đo lường các biến nghiên cứu Biến độc lập: Biến X1: Quy mô (SIZE) được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến phụ thuộc : Biến EM : Điều chỉnh lợi nhuận (DA). Mô hình như sau: Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA): NDAt TA t1 REV t PPE t 1 2 3 AAAAAt 1 t 1 t 1 t 1 t 1 136
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Trong đó: NDAt là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được năm t TAt: Tổng biến dồn tích năm t At-1: Tài sản cuối năm t-1 REVt: Biến động doanh thu thuần RECt: Biến động khoản phải thu khách hàng PPEt là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình Sau khi thực hiện hồi quy OLS 100 công ty từ năm 2010 đến năm 2013 (giả định rằng số liệu hồi quy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian trong khoảng từ 2010 đến 2013) tương ứng với 400 quan sát ta được α1 α2 α3. Thay vào phương trình tính được NDA (Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh) NDATAREVRECPPEttttt 1 () 123 AAAAAttttt 11111 Suy ra: DAt = TAt – NDAt 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Thống kê mô tả . summarize DA LoTA Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max DA 400 3.10e+10 4.67e+11 -3.00e+12 4.90e+12 LoTA 400 27.09203 1.496872 23.1799 31.95876 Kết quả thống kê mô tả trong Bảng 1 cho thấy: + Điều chỉnh lợi nhuận (DA) trung bình là 3.10e+10 >0, giá trị nhỏ nhất là -3.00e+10, lớn nhất là 4.90e+12, độ lệch chuẩn là 4.67e+11. + Quy mô công ty (SIZE) trung bình của các doanh nghiệp là 27.09203, giá trị nhỏ nhất là 23.1799, lớn nhất là 31.95876, độ lệch chuẩn là 1.496872. 3.1.2. Phân tích tương quan Bảng 2. Ma trận tương quan . pwcorr DA LoTA DA LoTA DA 1.0000 LoTA 0.1352 1.0000 Bảng 2 cho thấy biến phụ thuộc có quan hệ phụ thuộc với biến độc lập với 0,1352. 137
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.1.3. Kết quả hồi quy Bảng 3. Kết quả hồi qui theo mô hình hồi quy Pool – OLS . regress DA LoTA Source SS df MS Number of obs = 400 F( 1, 398) = 7.41 Model 1.5883e+24 1 1.5883e+24 Prob > F = 0.0068 Residual 8.5298e+25 398 2.1432e+23 R-squared = 0.0183 Adj R-squared = 0.0158 Total 8.6886e+25 399 2.1776e+23 Root MSE = 4.6e+11 DA Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] LoTA 4.21e+10 1.55e+10 2.72 0.007 1.17e+10 7.26e+10 _cons -1.11e+12 4.20e+11 -2.64 0.009 -1.94e+12 -2.85e+11 Bảng 3 cho thấy, R2 hiệu chỉnh là 0,0158, biến qui mô LoTA có ý nghĩa thống kê 5%. Mô hình hồi qui Pool- OLS có nhược điểm là: Nhận dạng sai thể hiện ở DW; Ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, điều này khó xảy ra trong thực tế. Vì vậy, để khắc phục các nhược điểm gặp phải ở mô hình Pure Pooled OLS, mô hình FEM và REM được sử dụng. Bảng 4. Kết quả hồi qui theo mô hình tác động cố định (FEM) . xtreg DA LoTA, fe Fixed-effects (within) regression Number of obs = 400 Group variable: firm Number of groups = 100 R-sq: within = 0.0022 Obs per group: min = 4 between = 0.0827 avg = 4.0 overall = 0.0183 max = 4 F(1,299) = 0.67 corr(u_i, Xb) = -0.7135 Prob > F = 0.4123 DA Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] LoTA -1.08e+11 1.32e+11 -0.82 0.412 -3.68e+11 1.51e+11 _cons 2.96e+12 3.57e+12 0.83 0.407 -4.06e+12 9.99e+12 sigma_u 3.167e+11 sigma_e 4.691e+11 rho .31304756 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0: F(99, 299) = 0.89 Prob > F = 0.7397 Kết quả ở bảng 4 cho thấy rằng biến qui mô LoTA trong mô hình không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%. Mặt khác, kết quả kiểm tra về tính hợp lệ của các mô hình cho thấy rằng giá trị của Prob> χ2 lớn hơn 10%. Kết quả ở bảng 4 cho thấy rằng biến qui mô LoTA trong mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Mặt khác, kết quả kiểm tra về tính hợp lệ của các mô hình cho thấy rằng giá trị của Prob> χ2 nhỏ hơn 1%, có nghĩa là các mô hình có hiệu lực. Các kết quả hồi quy yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh giai đoạn 2010 – 2013 với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) gồm qui mô doanh nghiệp LoTA với R2 hiệu chỉnh là 0,0183 và hệ số tác động là 4.21e+10. 138
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD . est store fBảnge 5. Kết quả hồi qui theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) . xtreg DA LoTA, re Random-effects GLS regression Number of obs = 400 Group variable: firm Number of groups = 100 R-sq: within = 0.0022 Obs per group: min = 4 between = 0.0827 avg = 4.0 overall = 0.0183 max = 4 Wald chi2(1) = 7.41 corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0065 DA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] LoTA 4.21e+10 1.55e+10 2.72 0.006 1.18e+10 7.25e+10 _cons -1.11e+12 4.20e+11 -2.64 0.008 -1.93e+12 -2.88e+11 sigma_u 0 sigma_e 4.691e+11 rho 0 (fraction of variance due to u_i) Bảng 6. Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM . hausman fe re Coefficients (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) fe re Difference S.E. LoTA -1.08e+11 4.21e+10 -1.50e+11 1.31e+11 b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(1) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 1.32 Prob>chi2 = 0.2506 Kết quả kiểm định Hausman cho thấy, mô hình REM là mô hình phù hợp nhất trong nghiên cứu này. Như vậy, theo mô hình REM, điều chỉnh lợi nhuận (DA) chịu ảnh hưởng bởi yếu tố Quy mô công ty (SIZE- LoTA). Qui mô công ty (LoTA) tác động cùng chiều với DA có mức ý nghĩa mức 1%. Hàm ý rằng công ty qui mô càng lớn sẽ càng điều chỉnh lợi nhuận DA 3.2. Đánh giá Điều chỉnh lợi nhuận (DA) trung bình là 3.10e+10 >0, có thể kết luận có việc điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị và việc điều chỉnh này là điều chỉnh tăng. Tương quan kiểm tra mối quan hệ giữa biến độc lập có quan hệ phụ thuộc với biến độc lập với 0,1352. Kết quả này là tương đồng với nghiên cứu của Naz và cộng sự (2011); cũng như tương đồng với nghiên cứu của Rahmani và Akari’s (2013) và nghiên cứu của Usman Ali (2015. Các kết quả hồi quy yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2013 với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy sự thay đổi qui 139
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng mô doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự thay đổi trong điều chỉnh lợi nhuận. Giá trị p-value của LoTA có ý nghĩa cao có nghĩa rằng sự gia tăng của tổng tài sản sẽ dẫn đến sự thay đổi của điều chỉnh lợi nhuận. 4. Kết luận Qua số liệu của 100 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên đa ̃ kiểm điṇ h trên cho thấy: Hầu hết các doanh nghiệp tùy theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện hành đôṇ g điều chỉnh lợi nhuận. Đối với các công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chiếm ưu thế hơn. Nghiên cứu về các yếu tố tác động, qui mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với điều chỉnh lợi nhuận. Do đó, khi có một sự thay đổi trong tổng tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng báo cáo tài chính nên xem xét các vấn đề liên quan đến điều chỉnh lợi nhuận để phục vụ cho các quyết định của mình. Đối với hướng nghiên cứu tương lai, cần chú ý hướng vào nâng cao nghiên cứu này bằng cách xem xét kích thước mẫu lớn hơn và tăng thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, bằng cách thêm một số biến mà không được thử nghiệm ở đây, chẳng hạn như lạm phát, cơ chế quản trị doanh nghiệp, sẽ tạo ra một kết quả mạnh mẽ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Mai Hoài, Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) – Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Trường hợp Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 22 (32) – Tháng 05-06/2015. [2] Đường Nguyễn Hưng (2013) – Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên báo cáo tài chính. Tạp chí kế toán và kiểm toán (số 3). [3] Giang Thanh (2011) – Lợi nhuận ảo lộ diện trong báo cáo tài chính soát xét. Tạp chí đầu tư chứng khoán. Có thể download tại: nhuan-ao-lo-dien-trong-bao-cao-tai-chinh-soat-xet.aspx [4] Huỳnh Thị Vân (2012) - Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế- Trường ĐH Đà Nẵng. [5] Nguyễn Anh Hiền, Phạm Thanh Trung (2015) – Kiểm định và nhận diện mô hình nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí phát triển KH & CN, Tập 18, Số Q3 – 2015. [6] Nguyễn Thị Phương (2013) – Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính và quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM [7] Nguyễn Thị Minh Trang (2011) – Kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Tạp chí nghiên cứu khoa học - Khoa Tài chính Kế toán – Đại học Đông Á. [8] Nguyễn Thị Minh Trang (2012) – Vận dụng mô hình DeAngelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Tạp chí nghiên cứu khoa học - Khoa Tài chính Kế toán – Đại học Đông Á. [9] Ali, Usman, et al. "Impact of Firm Size on Earnings Management: A Study of Textile Sector of Pakistan." European Journal of Business and Management7.28 (2015). [10] Apedzan Kighir, Normah Omar & Norhayati Mohamed:” Earnings management Detection 140
  10. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Modeling: A Methodological Review”.World Journal of Social Sciences Vol.4.No.1. March 2014 Issue,Pp 18-32. [11] Cinthia Valle Ruiz:”Literature review of earnings management: Who, why, when, how and what for?”. Finish Business Review – Published online, March 11, 2016. [12] Llukani, Teuta. "Earnings management and firm size: an empirical analyze in Albanian market." European Scientific Journal 9.16 (2013). [13] Burgstahler, David, and Ilia Dichev. "Earnings management to avoid earnings decreases and losses." Journal of accounting and economics 24.1 (1997): 99-126. [14] Duarte Trigueiros . “A Theoretical Definition and Statistical Description of Firm Size”. The paper accepted to be presented at the Annual Conference of the British Accounting Association, Exeter, April 2000. [15] Laia Castany.” The Role of Firm size in Training Provision Decision: Evedence from Spain”. Reseach Institute of Applied Economics 2008. Working Papers 2008/08, 33 papers. 141