Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị

pdf 15 trang Gia Huy 24/05/2022 2930
Bạn đang xem tài liệu "Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_doi_voi_hoat_dong_ki.pdf

Nội dung text: Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" TáC ĐỘNG CUỘC CáCH mạng công NGHIệP 4.0 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CáC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, THỰC TẾ TẠI VIệT Nam VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ThS. Nguyễn Đình Dũng, ThS.L ại Thị Thanh Loan1 Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tóm tắt Thế giới đang chuyển mình trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như điện toán đám mây, công nghệ di động, Internet vạn vật (Internet of Things), Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội đóng vai trò chủ đạo. Cuộc cách mạng này có những tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó ngành ngân hàng đã và đang chứng kiến những thay đổi căn bản trong phương thức kinh doanh, tương tác với khách hàng Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần thiết phải thay đổi về mô thức kinh doanh, có sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng số hóa. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, ngân hàng thương mại 1. TáC động Của CáCh mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đang thay đổi với nhịp độ chưa từng thấy trong cuộc CMCN 4.0. Tác động của công nghệ số được dự báo là sẽ tạo nên bức tranh hoàn toàn khác về thị trường dịch vụ ngân hàng trong tương lai và điều này mang đến cả những cơ hội và thách thức cho các ngân hàng đang hoạt động. 1.1. Thay đổi về phương thức phục vụ khách hàng Dưới sự tác động của công nghệ, kỳ vọng và hành vi khách hàng của ngân hàng đã và đang có sự thay đổi quan trọng. Thứ nhất là thay đổi kỳ vọng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, không chỉ ở chất lượng, tốc độ và độ tin cậy mà còn cần cả những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, khép kín và có tính khác biệt. Nói cách khác, khách hàng đang yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng “hệ sinh thái 1 Email của tác giả: loanltt@bidv.com.vn 123
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" s ố ngân hàng” mà ở đó mọi nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng đồng bộ, tiện lợi, tiết kiệm và hoàn hảo như các “công ty nền” (như facebook, amazon ) đã thực hiện. Đáp ứng kỳ vọng này, ngành ngân hàng đang nhanh chóng chuyển đổi. Theo đánh giá của tác giả, trong dài hạn, xu hướng phát triển sẽ tập trung vào: - Xây dựng giao diện trực quan, thuận tiện và theo xu hướng cung cấp qua các thiết bị di động. - Phát triển sản phẩm theo hướng “cá nhân hóa” hay được may đo và phù hợp với từng khách hàng dựa trên cơ sở nhận diện khách hàng (Know Your Customer - KYC). Đặc biệt, xu hướng hiện nay là thực hiện eKYC (nhận diện khách hàng điện tử) thông qua sinh trắc học như giọng nói, vân tay, khuôn mặt, mống mắt - Chuẩn hóa sản phẩm nhằm xây dựng “ngân hàng mở”. Hiện nay, đã hình thành các cộng đồng tiêu chuẩn hóa cho hoạt động công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng như BIAN2, “Dự án ngân hàng mở” (openbankproject.com) hoặc “OpenID Connect”. Khách hàng có thể đồng thời truy cập đa ứng dụng hoặc nhiều nhà cung cấp để có thể quản lý tổng thể về các sản phẩm đầu tư và tài chính của họ tại nhiều nơi khác nhau. Đặc biệt, mô hình kinh doanh mở được nhận định sẽ thay thế dần mô hình kinh doanh truyền thống, theo đó các ngân hàng phải chấp nhận và chủ động hợp tác với các đối tác nhằm cung cấp tốt nhất dịch vụ đến khách hàng, điều này tác động đến cả mô hình kinh doanh B2B (business to business) và B2C (business to customer) của Ngân hàng. Ví dụ, ngân hàng sẽ chia sẻ liên kết với bên thứ ba (như Facebook, Google, các Fintech, nhà mạng, trang bán hàng online ). Theo đó, hệ thống dữ liệu của các ngân hàng về thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được cung cấp cho bên thứ ba trên cơ sở đồng ý của họ nhằm tạo thuận lợi hơn trong giao dịch. Thứ hai là thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng đang ngày càng cởi mở, tin tưởng và ưa chuộng công nghệ hơn nhờ các đặc tính về tiết kiệm, nhanh chóng, tiện lợi và minh bạch. Các công nghệ mới, điển hình như Công nghệ không dây và thiết bị di động, Công nghệ các quầy tự phục vụ, Công nghệ sinh trắc học, Truyền thông và truyền thông đa phương tiện, Các mạng xã hội, Công nghệ sử dụng/nhận dạng giọng nói, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn , đang được các ngân hàng tập trung phát triển để thích ứng với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Trong khi đó, vai trò của kênh phân phối truyền thống (vật lý) ngày càng giảm. Nhiều ngân hàng 2 BIAN (The Banking Industry Architecture Network) là một hiệp hội độc lập, thuộc sở hữu của các thành viên, hoạt động phi lợi nhuận nhằm thiết lập và phát triển một khung kiến ​trúc chung, giúp tạo ra một khung ngữ nghĩa chuẩn, đảm bảo thống nhất các định nghĩa, thuật ngữ cho hoạt động CNTT trong ngành ngân hàng. 124
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" trên thế giới đang có xu hướng thu hẹp hoặc tái cơ cấu, nâng cấp kênh truyền thống song song với việc phát triển kênh điện tử. Trong hội thảo về “Chuyển đổi sang môi trường kinh doanh số - Cơ hội và thách thức” do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tổ chức vào 16/5/2017, diễn giả đến từ công ty tư vấn và đào tạo KDi Asia cho rằng, trong tương lai, dự báo vào năm 2020, dịch vụ ngân hàng sẽ được cung cấp chủ yếu qua kênh trực tuyến như điện thoại di động (khoảng 80%); quầy tự phục vụ, kể cả ATM (18%); và hình thức phục vụ tại quầy gần như biến mất (chỉ còn 2%), việc tư vấn dựa trên video và các công cụ mới phục vụ khách hàng trở nên phổ biến hơn. Mặt khác, đã có nhiều dự báo về sự phát triển của các ngân hàng 100% ảo (pure digital banks) trong tương lai. Do đó, theo quan điểm của tác giả thì trong dài hạn, những ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua mọi kênh giao dịch sẽ được ưa chuộng. 1.2. Thay đổi về ốđ i thủ tiềm năng của ngân hàng Ngày nay các ngân hàng đều thừa nhận các công ty cạnh tranh bằng công nghệ đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đây là những công ty hoạt động trong lĩnh vực ngoài tài chính - ngân hàng nhưng có thể cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng nhờ công nghệ và nền tảng khách hàng sẵn có. Các công ty này tiết kiệm được hầu hết chi phí về kênh phân phối truyền thống do ứng dụng nền tảng Web; tối thiểu hóa rủi ro kèm theo tối đa hóa lợi nhuận thông qua liên tục đánh giá được rủi ro, thu nhập và sở thích của khách hàng trước và trong quá trình cung cấp dịch vụ để điều chỉnh sản phẩm phù hợp. Trong dài hạn, tác giả đánh giá đây mới chính là những đối thủ đáng gờm nhất và quyết định đến sự tồn vong của các ngân hàng, và có thể phân chia thành 2 nhóm chính gồm: Các đơn vị viễn thông được phép tham gia vào hoạt động ngân hàng ở mức nhất định (tham gia vào thị trường tài chính vi mô, tài chính toàn diện) và đã phát huy tốt vai trò cung cấp dịch vụ ngân hàng cho tầng lớp dân chúng ít có điều kiện tiếp xúc dịch vụ ngân hàng chính thống như Mpesa ở Kenya. Một số khác xây dựng hệ sinh thái thanh toán, ví điện tử cho riêng khách hàng của mình và mở rộng tầm ảnh hưởng của dịch vụ ra các khách hàng ngoài hệ sinh thái và có khả năng cạnh tranh dịch vụ thanh toán với ngân hàng như các ví điện tử. Các công ty Fintech có thể giúp cho các giao dịch tài chính dễ dàng, minh bạch hơn và có chi phí thấp hơn. Theo thống kê trên toàn thế giới, đến tháng 8/2015 có hơn 12.000 Fintech tham gia vào các hoạt động ngân hàng như các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet), dịch vụ “robot tư vấn” (robot adviser) sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng 125
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Hiện nay có rất nhiều đánh giá nhìn nhận xu hướng hợp tác giữa các công ty công nghệ và ngân hàng sẽ là xu hướng chủ đạo. Cơ sở của nhận định này là mỗi phía đều có những lợi thế và nhược điểm riêng trong hoạt động nên cần hợp tác với nhau. Ví dụ như các Fintech có hạn chế về nền khách hàng còn nhỏ và sẽ tốn rất nhiều chi phí để có được nền khách hàng như của các ngân hàng hiện nay. Do đó các Fintech sẽ cần hợp tác với các ngân hàng để nhanh chóng phát triển. Ngược lại các ngân hàng lại cần Fintech ở lợi thế về công nghệ và tính linh hoạt. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giá, đánh giá tổng thể có thể thấy xu hướng cạnh tranh mới là xu hướng cơ bản. Về bản chất các công ty công nghệ có thể hợp tác với rất nhiều đối tượng để có được nền khách hàng rộng lớn. Trường hợp điển hình là các “công ty nền” như Facebook, Amazon, Alibaba Đây là những công ty vừa có nền tảng công nghệ rất mạnh vừa có nền tảng khách hàng rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả ngân hàng. Những công ty nền đang ngày càng cung cấp nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Ranh giới giữa ngành tài chính ngân hàng với các ngành khác đang dần trở nên mờ nhạt hơn. Cạnh tranh sẽ không chỉ trong nội bộ ngành mà còn mở rộng ra ngoài ngành. Đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng sẽ không chỉ là các định chế tài chính mà bất kỳ tổ chức nào có khả năng cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. 1.3. Thay đổi về sản phẩm dịch vụ Dưới tác động của CMCN 4.0, các sản phẩm trong lĩnh vực thanh toán và bán lẻ được dự báo là sẽ có những thay đổi lớn nhất và nhanh nhất. Bên cạnh đó hoạt động phục vụ doanh nghiệp cũng đang bắt đầu có sự thay đổi. Cụ thể: - Hoạt động thanh toán: trong cuộc CMCN 4.0, hoạt động thanh toán được nhìn nhận là lĩnh vực thay đổi đầu tiên và mạnh nhất. Lợi nhuận ngân hàng có thể giảm khi việc thanh toán của cá nhân qua ngân hàng hoặc thẻ tín dụng giảm hoặc các sản phẩm thanh toán phục vụ doanh nghiệp bị thay thế (ví dụ như tài trợ thương mại). Theo đánh giá của tác giả thì lĩnh vực thanh toán sẽ vận động theo các xu hướng chính gồm: + Thương mại điện tử đang nở rộ và xu hướng thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử là một xu hướng trọng yếu. Các giải pháp thanh toán ứng dụng công nghệ ngày càng được ưa chuộng như thanh toán phi tiếp xúc - ứng dụng của công nghệ NFC3, thanh toán bằng QR code, ví điện tử Để đáp ứng, các ngân hàng thực hiện chuyển đổi mô hình ngân hàng số. 3 NFC (Near - Field Communication): là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm gần 4cm sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau (Ví dụ: điện thoại di động và máy POS). 126
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" + Các Fintech tham gia nhiều nhất vào mảng thanh toán và cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng: Lĩnh vực thanh toán đang thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức phi ngân hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau từ các nhà sản xuất thiết bị như Apple, Samsung, đến các hãng công nghệ như Google, Facebook, Amazone , các nhà bán lẻ như chuỗi cà phê Starbucks, chuỗi siêu thị Walmart đến các nhà mạng và các công ty khởi nghiệp startup. Hiện nay, các tổ chức này chưa thể cạnh tranh trực diện trên diện rộng với ngân hàng, tuy nhiên một số hãng công nghệ, công ty Fintech đã có sự cạnh tranh đáng nể ở một số phân khúc thanh toán đặc thù như thanh toán tầm gần, thanh toán qua ứng dụng di động, chuyển tiền hàng ngang P2P + Công nghệ blockchain4 (chuỗi khối) sẽ làm thay đổi hoạt động thanh toán trong tương lai: Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất của blockchain là hợp đồng thông minh (smart contract). Khi chạy trên blockchain, một hợp đồng thông minh sẽ giống như một chương trình máy tính tự thực thi mỗi khi các điều khoản được đáp ứng. Vì chạy trên nền blockchain, chương trình sẽ chạy đúng như được lập trình mà không sợ bị kiểm duyệt, lừa đảo hay can thiệp từ bên thứ ba. Một ví dụ đơn giản: nếu một công ty bán hàng cho đối tác, khi việc giao nhận thành công, blockchain sẽ ngay lập tức tự động kích hoạt thanh toán, các bên liên quan không sợ trả tiền mà hàng không có, hoặc hàng đã đến mà bên kia không trả. Trong tương lai, tất cả các giao dịch thanh toán của ngân hàng có thể thực hiện thông qua blockchain với chi phí thấp, loại bỏ được các khâu trung gian (khi đó các giao dịch thanh toán là tức thời), và không có nguy cơ lừa đảo. Hiện nay, công nghệ blockchain đang được các ngân hàng bắt đầu ứng dụng trong thanh toán, tài trợ thương mại, xác thực, nhận biết khách hàng (KYC) - Hoạt động bán lẻ: Các sản phẩm ngân hàng bán lẻ truyền thống được phát triển thông qua mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng. Nhưng hiện nay, mối quan hệ trên đang đứng trước những thử thách do rất nhiều chủ thể mới tham gia thị trường đưa ra sản phẩm mới với tính năng tương tự nhưng chi phí lại thấp hơn do ứng dụng công nghệ hiện đại. Vì vậy, trong tương lai, hoạt động này sẽ thay đổi như sau: + Hoạt động tín dụng (đặc biệt là thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro) trong tương lai sẽ được hỗ trợ đắc lực bởi công cụ Dữ liệu lớn (Big Data). Theo óđ , phân tích hành vi 4 Blockchain được định nghĩa là một dạng sổ cái mở và phân quyền, ghi lại các giao dịch một cách công khai trên hệ thống máy tính đồng đẳng theo phương thức mã hóa, từ đó loại bỏ các bên trung gian thứ 3 và tạo ra vô vàn ứng dụng giúp tăng cường sự tin tưởng, trách nhiệm và minh bạch với chi phí, rào cản pháp lý và thủ tục quy trình được giảm đáng kể. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi dữ liệu: một khi dữ liệu đã được ghi thì không có cách nào thay đổi được nó. 127
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" kh ách hàng sẽ là xu hướng tương lai khi có thể thu thập một khối lượng lớn dữ liệu bên trong và bên ngoài ngân hàng. Đặc biệt, việc tiếp cận và truy xuất dữ liệu số về thông tin của từng khách hàng có thể giúp các ngân hàng mở rộng việc cho vay và tăng trưởng tín dụng bền vững. + Hiện nay, mô hình P2P Lending - cho vay ngang hàng là một mô hình đang rất thành công của Fintech, 42% trong số 19 công ty công nghệ tài chính có giá trị trên 1 tỷ USD hiện nay đều hoạt động trong mảng này. Nền tảng cho vay ngang hàng giúp người có nhu cầu mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian, với khả năng kết nối thành công tăng nhờ nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tài chính tiên tiến, tự động hoá quá trình thẩm định tín dụng nhờ ứng dụng Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo (AI). Các khoản vay thường là nhỏ từ nhiều người cho vay khác nhau, với thời hạn trung bình từ 1 tháng đến 2 năm. - Hoạt động ngân hàng phục vụ doanh nghiệp: Tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong thời gian qua sẽ thay đổi cách thức các ngân hàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Theo đánh giá của các giả, 3 điểm quan trọng nhất có thể được kể đến là: (i) Dịch vụ ngân hàng trực tuyến thông suốt (seamless online banking): Theo đó, khách hàng có thể truy cập nhiều ứng dụng thông qua một lần đăng nhập (SSO); được phê duyệt tín dụng trước (credit preapproval); quá trình kết nối các thiết bị và các kênh thông suốt; dễ dàng truy cập ảo tới bộ phận Quan hệ khách hàng (RMs); chuỗi công việc được xử lý thẳng với các chức năng tăng lên nhưng các thao tác thì giảm; (ii) Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn số: Thiết bị này cho phép các dữ liệu chuyển thành dịch vụ tư vấn nhằm cải thiện dịch vụ, duy trì mối quan hệ và tăng doanh thu. Lịch sử giao dịch và dữ liệu trên tài khoản giúp ngân hàng phát triển các mô hình dự báo rủi ro nhằm cải thiện chất lượng thẩm định tín dụng, mở rộng chuỗi cung cấp tài chính và cung cấp dịch vụ tư vấn phù hợp. Ví dụ, một ngân hàng tạo ra một mạng xã hội nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nguồn doanh thu từ mạng trên chiếm tới 20% tổng doanh thu liên quan tới việc truy cập tài khoản qua điện thoại di động. Đồng thời, biến ngân hàng thành người dẫn đầu về phục vụ DNVVN với số lượng lên đến 1 triệu doanh nghiệp; (iii) Hỗ trợ đưa ra quyết định theo thời gian thực: Các phân tích chính xác và công cụ hỗ trợ quyết định (dựa trên đối chiếu số dư tự động) giúp khách hàng tạo ra các thông tin mong muốn nhanh hơn và thực hiện điều chỉnh thời gian thực nhằm cải thiện tình hình vốn lưu động và quản lý tiền mặt. Các mô hình hiện đại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng quản lý thanh khoản và đầu tư. Các thuật toán đặc biệt giúp khách hàng thực hiện các phân tích sâu theo các tiêu chí khác nhau. Đồng thời, các ngân hàng có thể đưa ra các gợi ý về dịch vụ trong quá trình khách hàng tương tác với chương trình. 128
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 1.4. Thay đổi về quản trị Công nghệ số (gồm: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, lưu trữ và xử lý Dữ liệu lớn) đang và sẽ đóng vai trò lớn trong lĩnh vực ngân hàng với các ứng dụng cụ thể như: phân tích, phân loại sự hài lòng và hành vi khách hàng; phân tích phát hiện và cảnh báo, ngăn chặn các hành vi rủi ro, giả mạo; tối ưu hóa hoạt động xử lý dữ liệu trong quá trình vận hành phân tích và hỗ trợ ra quyết định Trong dài hạn hơn, nền tảng công nghệ mới sẽ biến ngân hàng trở thành trung tâm xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh. Cụ thể những công nghệ có thể được kể đến là: - Dữ liệu lớn: trên cơ sở tổng hợp và phân tích được các dữ liệu từ các nguồn Internet, mạng xã hội, giao dịch điện tử, điện thoại di động, điện toán đám mây, thiết bị giám sát, cảm biến bên cạnh những dữ liệu ngân hàng đã có, công nghệ Dữ liệu lớn giúp các ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng từ đó có những quyết định chính xác hơn và có thể tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Dữ liệu lớn cũng được các ngân hàng áp dụng trong công tác phòng tránh được tội phạm, nhất là trong hoạt động rửa tiền. - Điện toán đám mây (ĐTĐM): Theo nghiên cứu của Viện Brooking Institure - Mỹ thì ứng dụng giải pháp ĐTĐM có thể tiết kiệm được 25 đến 50% chi phí liên quan đến đầu tư, vận hành cơ sở hạ tầng, nhân sự và tiêu hao năng lượng trong lĩnh vực CNTT. Hiện nay, các NHTM đã bắt đầu nghiên cứu và nhìn nhận ĐTĐM như là một phương thức để đơn giản hóa các hoạt động CNTT, tạo ra một cơ sở hạ tầng CNTT linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động. - Trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo có thể nhận biết được các mối quan hệ phức tạp và phi tuyến tính trong các bộ Dữ liệu lớn và có thể đưa ra các mô hình rủi ro có độ chính xác cao hơn. Các mô hình này xem xét tới từng đơn vị thông tin được thu thập, qua đó có thể cải thiện khả năng dự báo theo chuỗi thời gian. Hiện nay, một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng thử nghiệm (ví dụ, trong nhờ thu hoặc phát hiện thẻ tín dụng gian lận) nhưng các kết quả rất đáng khích lệ (chỉ số đo lường khả năng dự báo của mô hình (Gini) thường xuyên được cải thiện). Trí tuệ nhân tạo được kì vọng có thể áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong chức năng quản lý rủi ro của các ngân hàng như: phát hiện tội phạm tài chính, bảo lãnh tín dụng, hệ thống cảnh báo sớm và hoạt động nhờ thu phục vụ khách hàng cá nhân và DNVVN. Nhờ vậy, tiến bộ công nghệ và phương pháp phân tích hiện đại sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản trị tập trung chính vào việc ra quyết định và trong quản trị rủi ro trên cơ sở hiểu rõ khách hàng hơn nhờ đánh giá và phân tích hành vi khách hàng. 129
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ngo ài ra, công nghệ mới sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn những rủi ro mới, chưa được quan tâm hiện nay, đặc biệt là những rủi ro phi tài chính được đánh giá là đang trong xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây như: Rủi ro lan truyền (do mối liên kết giữa hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mô làm cho các nền kinh tế, các công ty và các ngân hàng dễ bị tổn thương dưới tác động của sự lan truyền); Rủi ro mô hình (do các ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào các mô hình đòi hỏi các nhà quản lý rủi ro có sự hiểu biết và vận hành mô hình rủi ro tốt hơn); và Tấn công mạng (do các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các phần mềm, hệ thống, công nghệ thông tin và dữ liệu). 2. vận động ngành ngân hàng Việt Nam trong cuộC CMCN 4.0 Với đặc điểm dân số trẻ, yêu thích công nghệ xu hướng sử dụng điện thoại thông minh và nối mạng Internet, tham gia các mạng xã hội, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi rất lớn cần phải vận động và thích nghi với cuộc CMCN 4.0 hiện nay. 2.1. Quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước Có thể nhận định, trong lĩnh vực ngân hàng, quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với cuộc CMCN 4.0 hiện nay đang theo xu hướng ủng hộ, hỗ trợ. Cụ thể Chính phủ đã xác định chủ trương và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017, theo đó, yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ nhằm: (i) Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông; (ii) Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Đối với hệ thống ngân hàng, NHNN cũng đã và đang chủ động, khẩn trương triển khai các nội dung thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg với các hành động, cụ thể: - Tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin cho ngành Ngân hàng. Thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; Tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn đối với các hệ thống thanh toán, Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, an ninh bảo mật nhằm ứng phó với những thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra. - Xây dựng chiến lược, chương trình hành động của ngành Ngân hàng phù hợp với 130
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" xu thế của CMCN 4.0 và đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn ngành Ngân hàng. - Tích cực hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp tài chính công nghệ (Fintech), đồng thời NHNN dự kiến triển khai nghiên cứu 06 vấn đề trọng tâm liên quan đến lĩnh vực Fintech để hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực Fintech của NHNN do Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh làm Trưởng ban. NHNN cũng đã thực hiện khảo sát điều tra mức độ tiếp cận CMCN 4.0 của các TCTD, kết quả cho thấy nhận thức của các ngân hàng Việt Nam khá đồng đều và các ngân hàng đều đang bắt tay xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo các đặc trưng của cuộc CMCN 4.0. Câu lạc bộ Fintech Việt Nam được xây dựng chính thức với sự tài trợ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Vietnam Bankers Association - VNBA) nhằm thực hiện các hoạt động như truyền thông, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với các hoạt động tích cực của giới khởi nghiệp, đến nay tại Việt Nam, công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam cùng với các dịch vụ tài chính đa dạng như thanh toán, chuyển tiền, huy động vốn, quản lý tài chính. 2.2. Thực ết đẩy mạnh ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - Tại các ngân hàng: Xu hướng phát triển ngân hàng số buộc các ngân hàng phải thay đổi để thích ứng. Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng đã thể hiện sự chuyển đổi bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng số, một số ngân hàng đã đưa ra thị trường những sản phẩm công nghệ số và lựa chọn các giải pháp Core banking mới nhằm hỗ trợ tốt cho định hướng phát triển ngân hàng số. Tháng 3/2016, Vietcombank đã cho ra mắt không gian giao dịch công nghệ số Vietcombank Digital Lab tại Hà Nội và TP HCM, khách hàng có thể trải nghiệm một khu vực giao dịch tự phục vụ ngay chính bên trong ngân hàng. Không gian giao dịch công nghệ số nằm trong tổng thể dự án xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại Smart branch theo chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank, với mục tiêu lớn nhất chính là hướng tới sự hài lòng cho khách hàng khi được trải nghiệm đồng nhất các dịch vụ trên tất cả các các kênh giao dịch của ngân hàng, từ truyền thống đến hiện đại. 131
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" TPBank thể hiện rõ chiến lược phát triển ngân hàng số thông qua thông điệp của Tổng Giám đốc: “Với định hướng chiến lược là trở thành “ngân hàng số”, ứng dụng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động và tất cả các nghiệp vụ trong ngân hàng, chúng tôi đã và đang đầu tư một nguồn lực đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào các sản phẩm, dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng”. Tháng 2/2017, TPBank đã chính thức ra mắt mô hình ngân hàng tự động 24/7 LiveBank. Tại LiveBank, khách hàng mở tài khoản chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học Biometrics giúp tăng cường tính bảo mật; các quy trình vận hành hoàn toàn tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn hẳn giao dịch tại quầy TP Bank cũng bước đầu ứng dụng Trí tuệ nhân tạo để phục vụ khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng số với tên gọi T’Aio trên Facebook Fanpage (tháng 7/2017). Tốc độ phản hồi của T’Aio khi nhận được đề nghị giao tiếp thông tin từ khách hàng chưa tới 5 giây, hoạt động liên tục và liên tục học hỏi, hoàn thiện qua những lần hỗ trợ khách hàng để dần trở nên thông minh và giống con người hơn nhờ Trí tuệ nhân tạo (AI). VPBank đã liên kết với Công Ty TNHH Lifestyle Project Management Việt Nam triển khai trang web timo.vn và ứng dụng Timo trên điện thoại di động với quảng cáo là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam. Timo có thể cung cấp cho khách hàng những chức năng của một ngân hàng như: Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống online, thanh toán hóa đơn online gồm hóa đơn sinh hoạt như tiền điện, tiền nước, Internet, và hóa đơn mua sắm; gửi tiết kiệm online với lãi suất cạnh tranh; vay mượn ngân hàng; tham gia các sản phẩm tài chính; quản lý số dư, tài chính, tiết kiệm linh hoạt Timo miễn phí hầu hết giao dịch cơ bản mà ngân hàng truyền thống tính phí như chuyển tiền, rút tiền ; có tính bảo mật rất cao với 3 lớp khóa. Ocean Bank với trang web Bankstore.vn hỗ trợ việc bán nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân một cách tiện lợi trên website cho khách hàng. VIB đang đẩy mạnh chiến lược Ngân hàng Công nghệ số: triển khai ứng dụng Ngân hàng di động MyVIB, trang web vib.com.vn mới trên nền tảng công nghệ hiện đại và tốc độ xử lý nhanh, có tính tương tác cao với khách hàng. VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình mở và kích hoạt tài khoản cũng như dịch vụ tiết kiệm trực tuyến tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu (MOS). VIB cũng đã thành lập khối Ngân hàng công nghệ số, giúp VIB nhanh chóng thiết lập và phát triển năng lực kinh doanh sản phẩm thẻ tín dụng qua cả kênh truyền thống và kênh kỹ thuật số và phân khúc khách hàng am hiểu kỹ thuật, đồng thời triển khai kinh doanh các sản phẩm mới về cho vay không có tài sản đảm bảo. Từ năm 2016, VIB cũng đẩy mạnh chiến lược 132
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tìm kiếm và chăm sóc khách hàng trên các kênh truyền thông đa phương tiện như: VIB Website, Internet Banking, Ngân hàng di động MyVIB, Facebook, Call Center - Tại các công ty Fintech: Theo thống kê chính thức, hiện có khoảng 70 Công ty Fintech đang hoạt động trên các mảng dịch vụ của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tuy nhiên trên thực tế số lượng công ty Fintech tại Việt Nam còn lớn hơn nhiều. Có 2/3 doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến (123Pay, MoMo), cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS (iBox, Moca), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn) Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam còn có doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng (FundStart, Firststep), dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi, Tima), quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (Mobivi, Moneylover), quản lý dữ liệu khách hàng (CircleBi, Trusting Social), ngân hàng kỹ thuật số (Timo), so sánh dịch vụ tài chính (BankGo, GoBear), cầm đồ online (F88) Tuy đã xuất hiện với số lượng lớn, song thực tế tiềm lực và quy mô của các công ty Fintech tại Việt Nam còn rất nhỏ bé. Nếu như ở các nước, Fintech ra đời khi đã có hệ sinh thái lớn, còn ở Việt Nam Fintech ra đời nhiều nhưng rất non trẻ, mặc dù không gặp khó khăn về công nghệ và nhân sự nhưng các Fintech ở Việt Nam lại đặc biệt khó khăn về vốn và khuôn khổ pháp lý, cũng như chưa nhận được sự trợ giúp cần thiết từ phía ngân hàng. 2.3. Dự báo xu hướng vận động trong thời gian tới Mô hình kinh doanh mở thay thế dần mô hình kinh doanh truyền thống - Các ngân hàng phải chấp nhận và chủ động hợp tác với các đối tác nhằm cung cấp tốt nhất dịch vụ đến khách hàng. Điều này tác động đến cả mô hình kinh doanh Business to Business (B2B) và Business to Customer (B2C) của ngân hàng, một ví dụ điển hình về nhu cầu sử dụng dịch vụ Mobile Banking các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Có nhiều phương án để thực hiện việc này, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng sẽ chọn cách kết hợp với đối tác để cung cấp dịch vụ Mobile Banking, về phía ngân hàng sẽ cung cấp các API5 để đối tác kết nối và cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Hệ sinh thái tài chính sẽ phát triển nhanh và sâu rộng bao trùm mọi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, các hoạt động của đơn vị Fintech ngày càng mở rộng góp thêm các mảnh ghép để nâng cao khả năng thỏa mãn người dùng và khách hàng. 5 API (application programming interfaces) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cho phép các yêu cầu có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và cho phép dữ liệu được trao đổi qua lại giữa chúng. 133
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Công nghệ mới đã dần được định hình và ứng dụng tại Việt Nam (với sự hỗ trợ của các khuôn khổ pháp lý cần thiết): - Dịch vụ điện toán đám mây được kỳ vọng sẽ được áp dụng rộng rãi trong nền tảng CNTT của các doanh nghiệp. - Áp dụng các công cụ phân tích nâng cao đối với dữ liệu nhằm đáp ứng quản trị rủi ro và tuân thủ. - Chuẩn hóa thư viện APIs của các dịch vụ công (dữ liệu dân cư và quốc gia, cơ quan thuế, hải quan, ) cho phép các ngân hàng, các định chế tài chính, Fintech dễ dàng kết nối để mở rộng nền khách hàng và cung ứng dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi. - Áp dụng Sinh trắc học phục vụ nhận dạng và xác thực khách hàng, cho phép xác thực khách hàng theo phương thức điện tử, từ xa giảm thiểu các quy trình thủ công (eKYC). - Tự động hóa (Robotics) và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu, hỗ trợ khách hàng - Các thuật toán mới phục vụ kinh doanh và phân tích số liệu ngày càng nở rộ, nền tảng blockchain được ứng dụng vào hoạt động tài chính một cách rõ ràng. Trong quá trình tái định hình chiến lược CNTT, dự kiến Chi phí cho đầu tư hệ thống CNTT, các giải pháp số hóa, kết nối đa kênh, phòng ngừa rủi ro và an ninh mạng, thay đổi quy trình, tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo sẽ tăng mạnh và là chi phí đầu tư chủ yếu của các định chế tài chính trong thời gian tới. Các đối tác tham gia hình thành và xây dựng phát triển hệ sinh thái tài chính sẽ trở nên ngày càng đa dạng, bao gồm nhưng không hạn chế: Các trung gian thanh toán; Các đơn vị cho vay ngang hàng (P2P Lending); Các đơn vị xử lý thông tin thị trường và khách hàng; Các đơn vị tư vấn, quản lý tài chính cá nhân; Các đơn vị phân tích và quản lý rủi ro Bên cạnh đó, xu hướng thương mại điện tử đang nở rộ, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tiếp tục là thị trường dẫn đầu khu vực châu Á, Việt Nam cũng nằm trong top đầu các quốc gia mà thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Do vậy, xu hướng thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử là một xu hướng trọng yếu, các phương thức thanh tóan mới như Apple Pay, Android Pay, QR Code ngày càng trở nên phổ biến. Kết quả dự kiến của các nỗ lực nên trên sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện, với mục tiêu toàn bộ người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách 134
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" phù hợp. Song song đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại những thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại như: Áp lực cạnh tranh gia tăng khi công nghệ số tạo ra minh bạch gần như hoàn hảo bằng việc dễ dàng so sánh giá cả, chất lượng dịch vụ và hình thức sản phẩm giữa các ngân hàng/nhà cung cấp. Đồng thời, việc dịch chuyển cũng trở nên dễ dàng hơn khiến vận động của dòng tiền/ khách hàng đạt vận tốc và quy mô lớn hơn gấp nhiều lần. Vai trò các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP) thay đổi mạnh mẽ: (i) Lợi thế từ vốn không còn: Những Fintech thành công nhờ nền tảng công nghệ tốt dễ dàng thu hút lượng vốn đầu tư lớn. Trên toàn cầu, từ năm 2003 đến 2015, đầu tư mạo hiểm vào Fintech tăng vọt từ 4 tỷ USD lên 19,1 tỷ USD; (ii) Lao động công nghệ cao sẽ hội tụ tại các startup do chính sách thân thiện với nhân viên. Trong khi đó, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc giữ chân/tìm kiếm và thậm chí là thiếu hụt nhân sự trong các lĩnh vực lập trình Trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia chịu trách nhiệm thiết kế mô hình/chiến lược CNTT phục vụ mô hình kinh doanh mới của ngân hàng ; (iii) TFP thay đổi khi công nghệ mang tính quyết định bên cạnh mạng lưới sẵn có phương tiện truyền thông xã hội, điện toán đám mây giúp các ý tưởng kinh doanh mới ngay lập tức được tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ (Mô hình kinh doanh “kết nối và thực hiện” (plug and play)). Hội tụ cung ứng toàn thế giới: Công nghệ số không có biên giới, nhu cầu khách hàng về trải nghiệm mới đang đòi hỏi các sản phẩm ngân hàng phải được chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay các khách hàng tổ chức đã yêu cầu phải được phục vụ các dịch vụ tiêu chuẩn để dễ dàng phối hợp với các dịch vụ khác tạo thành chuỗi tuần hoàn không ngừng. Do đó, ngân hàng phải đồng bộ các sản phẩm, thậm chí tạo ra gói sản phẩm riêng phục vụ đối với từng khách hàng chính theo yêu cầu. Điều này đòi hỏi sự đồng bộ về nền tảng, hiểu biết/phòng vệ những rủi ro mất an toàn công nghệ giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Đối với những ngân hàng đi sau, việc này sẽ là thách thức lớn bởi thiếu hụt về nhiều mặt từ nhân lực đến cơ sở hạ tầng thiết yếu. 3. mộT số đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nướC và CáC ngân hàng Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình pháT triển lĩnh vực ngân hàng trong cuộC CMCN 4.0 3.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước Để ngành ngân hàng Việt Nam chủ động và chuyển đổi thành công trong cuộc CMCN 4.0, vai trò của Chính phủ, các Bộ, ngành trong kiến tạo và hỗ trợ đối với việc 135
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ph át triển khoa học công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đặc biệt quan trọng. Theo đó, để thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 trong ngành ngân hàng, đề xuất: - Tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường tốt cho các TCTD và các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp. - Đề nghị sớm triển khai hệ thống dữ liệu tập trung về dân cư và quốc gia sẽ được triển khai trên cơ sở chỉ thị 07/CT-TTg ngày 13/03/2017 xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) về dân cư. Thông qua ệh thống này mỗi người dân sẽ có một định danh duy nhất. Hệ thống có thể nhận dạng thông qua hình thức sinh trắc học để người dân có thể sử dụng đăng ký các dịch vụ công trực tuyến. Điều này cũng cho phép các khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ tài chính từ xa (eKYC). - Tiếp tục nâng cao năng lực của hạ tầng CNTT quốc gia, đặc biệt là hạ tầng Internet. Chú trọng quản lý an ninh mạng, theo đó cần sớm ban hành các chính sách quản lý an ninh mạng và an toàn thông tin. - Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng. 3.2. một số gợi ý với các ngân hàng thương mại Trước xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong cuộc CMCN 4.0, các NHTM cũng cần lưu ý nắm rõ xu thế, chuẩn bị điều kiện và nguồn lực để nhanh chóng thích ứng, cụ thể: - Xác định chiến lược kinh doanh thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, phát triển mô hình ngân hàng mở (open banking) thông qua hợp tác và kết nối với các đối tác. - Định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng - giúp họ tương tác tốt hơn. Việc xây dựng các chi nhánh này chủ yếu dựa vào nền tảng công nghệ tự động, kết nối đa chiều. - Mở rộng của các kênh phân phối hiện đại: Phát triển kênh phân phối của ngân hàng trong tương lai là tích hợp đa kênh, giúp đồng nhất tất cả các kênh giao dịch, cải thiện hiệu quả phục vụ khách hàng. - Phát triển sản phẩm ngân hàng số như: Internet Banking, Mobile Banking, công nghệ thẻ chip không tiếp xúc, mPOS, QR Code nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm chi phí giao dịch. 136
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" - Đẩy mạnh thiết kế và bán theo gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho những phân khúc khách hàng phù hợp thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử cá nhân và phát triển các thiết bị tự phục vụ. - Ứng dụng phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) trong hoạt động ngân hàng nhằm thu thập, phân tích và xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ trực tuyến, cho phép các ngân hàng có được cái nhìn toàn diện về khách hàng. Từ đó các ngân hàng có thể thiết kế và cung cấp các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, hỗ trợ quá trình phân tích và ra quyết định Tài liệu tham khảo 1. Mc Kinsey (2017), Abrave new world for global banking. 2. Mc Kinsey (2014), The rise of the digital bank. 3. Tài liệu hội thảo Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai, ngày 4-5/12/2017 4. Các Website geektime.vn/ Ngày gửi bài: 19/5/2018 Ngày gửi lại bài: 30/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 137