Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhằm hạn chế tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

pdf 10 trang Gia Huy 24/05/2022 840
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhằm hạn chế tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_kha_nang_tiep_can_von_tin_dung_chinh_thuc_nham_ha.pdf

Nội dung text: Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhằm hạn chế tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC NHẰM HẠN CHẾ TÍN DỤNG ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Xuân Lãm, Đoàn Thị Thu Phương Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮT Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, nhu cầu về vốn vay của người dân cũng ngày càng gia tăng, trong khi tín dụng chính thức lại chưa thể đáp được nhu cầu vay vốn của đa số người dân cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, do đó, hoạt động tín dụng đen vẫn đang hoành hành và ngày càng phức tạp. Nhằm hạn chế vấn nạn tín dụng đen, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực như: đề nghị các tổ chức tín dụng điều chỉnh các sản phẩm phù hợp, đơn giản thủ tục hành chính trong cho vay, nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều người dân Quảng Ngãi vẫn còn khó khăn trong tiếp cận tín dụng chính thức như chưa tiếp cận kịp thời, chưa tiếp cận đủ vốn do vậy họ phải tìm đến tín dụng đen. Kết hợp với phương pháp thống kê kinh tế, nhóm tác giả tập trung phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người dân ở tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức, hạn chế tình hình tín dụng đen tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: tín dụng chính thức, tín dụng đen, tổ chức tín dụng (TCTD). ABSTRACT The economy is growing, the demand for loans of people is also increasing, while the official credit is not able to meet the needs of loans of the majority of people in general and Quang Ngai in particular, so the "black credit" is still raging and increasingly complex. In order to limit the problem of black credit, the State Bank has introduced many positive solutions such as: requesting credit institutions to adjust appropriate products, simplify administrative procedures in lending, improving people's ability to access capital. However, up to now, many people in Quang Ngai still have difficulties in accessing formal credit such as not having timely access, not having access to sufficient capital so they have to resort to black credit. Combined with the method of economic statistics, the authors focused on analyzing the situation of access to official credit capital of people in Quang Ngai province, based on which some recommendations were proposed to enhance the capacity access to formal credit, limit the situation of black credit in Quang Ngai province. Keywords: formal credit, black credit, credit institutions. 1. Đặt vấn đề "Tín dụng chính thức đang phủ kín nhưng tại sao tín dụng đen vẫn tăng?” Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với riêng Quảng Ngãi mà đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Là một tỉnh đang vươn mình phát triển mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị; nhu cầu vốn tại Quảng Ngãi đang tăng cao. Tuy có sự hiện diện của nhiều TCTD trên địa bàn, nhưng không phải người vay nào cũng có đủ điều kiện để vay vốn, dẫn đến sự tất yếu hình thành và phát triển tín dụng đen, đặc biệt tín dụng đen gia tăng mạnh từ cuối năm 2018, tập trung chủ yếu ở thành phố Quảng Ngãi và 2 huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành. Để hạn chế nạn tín dụng đen thì giải pháp cấp thiết hàng đầu là phải tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân. Trong phạm vi bài báo, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân và hộ sản xuất kinh doanh, không đề cập đến doanh nghiệp, dựa trên kết quả khảo sát 300 cá nhân 156
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 đại diện cho 3 nhóm ngành nghề: công nhân, nông dân, tiểu thương. Từ đó, đưa ra đánh giá chung về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất một khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen đang bùng phát tại tỉnh nhà thời gian gần đây. 2. Tổng quan về hoạt động tín dụng đen và chính sách tín dụng của Nhà nước nhằm hạn chế tín dụng đen 2.1. Đặc điểm của tín dụng đen Tín dụng đen chính là một hình thức cho vay nặng lãi, không nằm trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) hợp pháp, không theo các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng, ngân hàng. Ngoài ra, tín dụng đen còn được hiểu là hoạt động mà bên cho vay có yếu tố ép buộc, lừa dối bên đi vay hoặc có những dấu hiệu xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, chiếm đoạt tài sản của bên đi vay. Các hình thức vay tín dụng đen có thể được nhìn thấy dễ dàng ở khắp nơi, những mẩu giấy nhỏ được dán lên các vách tường, các cột điện như: “Cho vay tiền nhanh trong ngày. Không cần thế chấp”, “Gọi là có tiền, xin liên hệ số điện thoại .”. Người cho vay có thể là bất kỳ ai, miễn là có thể đáp ứng số tiền vay của người cần. Nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến tín dụng đen là vì họ không đủ điều kiện để vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, trong khi thủ tục, điều kiện cho vay của loại hình tín dụng đen lại đơn giản, thuận tiện và giải ngân nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cần tiền ngay. Nhìn chung, tín dụng đen có những đặc điểm cơ bản sau: - Hoạt động tín dụng đen nằm ngoài hệ thống tín dụng chính thức, không được pháp luật thừa nhận. - Thủ tục cho vay đơn giản, điều kiện cho vay dễ dàng, không cần tài sản thế chấp, không cần lập kế hoạch kinh doanh, phương án sử dụng vốn, thậm chí không cần hợp đồng vay vốn mà chỉ hợp đồng bằng miệng. - Giải ngân nhanh chóng, có trường hợp chỉ cần 30 phút sau khi yêu cầu vay là người vay vốn đã nhận được tiền. - Thời hạn cho vay: chủ yếu là cho vay ngắn hạn hàng tháng, hàng quý. - Phương thức trả nợ: Thường áp dụng phương thức trả góp nhiều đợt, mỗi đợt trả bao gồm cả gốc và lãi. - Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi trên, thì tín dụng đen có lãi suất cho vay thường rất cao, trên 100%/năm và có khi lên đến 300%/năm. Đồng thời, khi người vay chậm trả tiền hoặc mất khả năng thanh toán thì có thể bị trấn áp, uy hiếp để thu hồi nợ và thậm chí có thể bị chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp. 2.2. Hình thức phổ biến của hoạt động tín dụng đen: Nhằm tránh sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động tín dụng đen thường "núp bóng" dưới các hình thức kinh doanh sau: Tiệm cầm đồ, công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính; Các tổ chức tài chính hoạt động biến tướng dưới hình thức huy động vốn để đầu tư với lãi suất cao; Các tổ chức cho vay trực tuyến thông qua ứng dụng di động và các trang mạng xã hội với lãi xuất rất cao; Các cá nhân, nhóm cá nhân chơi hụi, họ, phường huy động vốn với lãi suất cao bất thường; 2.3. Thực trạng tình hình tín dụng đen tại Việt Nam và chính sách tín dụng của Nhà nước nhằm hạn chế tín dụng đen Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có khoảng 70% dân số chưa tiếp cận vốn ngân hàng, đây là khoảng trống để tín dụng đen tồn tại và phát triển1. Trên báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Ngân hàng BIDV năm 2018 thể hiện: Quy mô tín dụng phi chính thức tại Việt Nam tương đương khoảng 15-20% 1 Nguyễn Thanh Cai (2019), “Giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hoạt động tín dụng đen”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 6 năm 2019 157
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 tổng tín dụng của nền kinh tế; trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 450-550 nghìn tỷ đồng. Cho đến nay, tín dụng đen đã xuất hiện và hoạt động công khai trên khắp các tỉnh thành trong cả nước gây nên nhiều hệ lụy trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tạo bất ổn trong xã hội. Số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2018 cho thấy, cả nước đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1809 vụ lừa đảo, 3581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản trong đó có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng (vỡ nợ dây chuyền)2. Trước tình hình tín dụng đen ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và đời sống của người dân, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức để phục vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp ở vùng nông thôn, trong đó, có thể điểm qua một số chính sách cơ bản sau: NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 8/1/2019 chỉ đạo các TCTD quyết liệt triển khai các nhiệm vụ hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có nhiều giải pháp để góp phần hạn chế tín dụng đen. Một số ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai tích cực Chương trình tín dụng tiêu dùng với quy mô 5.000 tỷ đồng, tối đa 30 triệu đồng trên một món vay tiêu dùng với thủ tục xét duyệt và giải ngân nhanh chóng trong ngày; Ngân hàng Chính sách xã hội đã nâng mức cho vay không cần tài sản bảo đảm (TSBĐ) tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời, thời hạn cho vay được kéo dài từ 5 năm lên tối đa 10 năm. Chỉ đạo tích cực triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của NHNN tại Thông tư 25/2018/TT-NHNN để người dân nhanh chóng được hưởng những chính sách ưu đãi vừa được Chính phủ sửa đổi, bổ sung trong năm 2018. NHNN yêu cầu các NHTM tích cực phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng nông thôn còn khó khăn để tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn. Thời gian gần đây, NHNN tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen, thể hiện ở Quyết định 1178/QĐ-NHNN mà Thống đốc vừa ban hành ngày 13/9/2019 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế tín dụng đen. Theo quyết định này, Thống đốc giao nhiệm vụ do các đơn vị trực thuộc NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội để góp phần hạn chế tín dụng đen. Việc thực hiện đã đạt được kết quả khả quan: đến cuối tháng 8/2019, tín dụng cho vay phục vụ đời sống tăng hơn 14% so với cuối năm 2018. Riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh số cho vay của gói cho vay tiêu dùng 5.000 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình đạt 3.791,348 tỷ đồng, hiện 79.098 khách hàng còn dư nợ 1.667,328 tỷ đồng. Mới đây, ngày 4/11/2019, Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của các Công ty Tài chính (CTTC) đã được ban hành, nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các CTTC thông qua quản lý về qui mô, điều kiện kinh doanh, phạm vi địa bàn hoạt động, khuôn khổ lãi suất, để ngăn chặn sự tiếp tay cho hoạt động tín dụng đen. 2 Thông tin được ông Phạm Huyền Anh - Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng nhà nước) trình bày tại Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp ngăn chặn tín dụng đen của ngành ngân hàng ngày 26/12/2018. 158
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3. Tình hình hoạt động của tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 22 chi nhánh NHTM, 13 Quỹ tín dụng nhân dân và một số CTTC với dư nợ cho vay cuối năm 2018 là 18.518.782 triệu đồng, tuy nhiên con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân, tạo cơ hội cho hoạt động tín dụng đen tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tín dụng đen trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Những đối tượng thường tìm đến tín dụng đen là công nhân, nông dân và tiểu thương. Là một tỉnh ven biển, Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ, có nhiều tiềm năng trong thu hút đầu tư các dự án lớn về công nghiệp, du lịch, bất động sản Hiện tỉnh có 6 Khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp phụ trợ đang hoạt động hiệu quả, đặc biệt là Khu công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị VSIP đang phát triển mạnh và đã thu hút nhiều công nhân đến làm việc và sinh sống. Đối tượng công nhân có nhu cầu lớn trong vay tiêu dùng nhưng lại khó tiếp cận nguồn vốn vay tại các TCTD chính thức do đối tượng này có thu nhập tương đối thấp, công việc thường không ổn định, bên cạnh đó nhiều công nhân là người lao động từ các tỉnh khác đến khu công nghiệp để làm việc và sinh sống nên khó xác định yếu tố pháp lý khi thẩm định cho vay. Phần lớn tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh khó tiếp cận vốn ngân hàng nên sẽ tìm đến tín dụng không chính thức như chơi “hụi”, vay nóng để đáp ứng nguồn vốn nhanh, tạo điều kiện cho tín dụng đen phát triển. Thu nhập của người dân trong tỉnh tăng, thể hiện ở GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2018 đạt 57,8 triệu đồng/người, đời sống người dân dần nâng cao, nhu cầu vay tiêu dùng tăng. Trong khi nhiều người dân chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn tại các TCTD cũng như nhận thức về tài chính – tín dụng của người dân còn thấp, đặc biệt là người dân vùng nông thôn thì tín dụng đen lại bủa vây khắp nơi nên người dân dễ dàng tìm đến tín dụng đen. Hoạt động tín dụng đen tại tỉnh Quảng Ngãi gia tăng mạnh từ cuối 2018, chủ yếu tập trung ở thành phố Quảng Ngãi và 02 huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn. Thời gian vừa qua, công an tỉnh đã triệt phá nhiều vụ tín dụng đen trong đó chủ yếu là do người ngoài tỉnh vào thực hiện, nhiều nhất là các tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình. Chúng hoạt động rất tinh vi bằng cách phân chia địa bàn hoạt động, chia thành từng nhóm nhỏ đi rải tờ rơi khắp các địa phương thậm chí đến từng thôn, xóm, bản làng. Thông tin trên tờ rơi đơn giản, ngắn gọn chỉ với số điện thoại để người dân liên lạc nhằm tránh bị phát hiện, xử phạt hành chính. Đa số “hồ sơ vay” được quản lý thông qua công nghệ thông tin thay vì quản lý bằng giấy tờ như trước. Chỉ tính riêng năm 2019, Công an thành phố Quảng Ngãi đã điều tra, triệt phá 9 vụ - 33 đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, đồng thời đã khởi tố 06 vụ - 13 bị can về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự; xử lý hành chính 01 vụ - 08 đối tượng về hành vi phát tờ rơi liên quan đến “tín dụng đen” với tổng số tiền hơn 9,5 triệu đồng3. Trước tình hình đó, Công an Quảng Ngãi đã tăng cường nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn như: chặn phát tờ rơi, quảng cáo cho vay; thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt hoạt động cầm đồ, cho vay; tuyên truyền cho người dân tránh và tố giác “tín dụng đen”. Để nắm rõ thực trạng tín dụng đen và có cơ sở đề xuất giải pháp hạn chế tín dụng đen trên địa bàn tỉnh, tác giả thực hiện khảo sát khả năng tiếp cận vốn chính thức của người dân. Điều tra 300 cá nhân dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ, cụ thể chọn 300 người được đại diện cho 3 nhóm ngành nghề: công nhân, nông dân, tiểu thương (mỗi nhóm 100 người) thuộc 3 địa phương có hoạt động tín dụng đen gia tăng mạnh thời gian gần đây: huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi4. Thông tin được phân tích chủ yếu bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh dựa trên các chỉ tiêu 3 Cổng thông tin điện tử TP Quảng Ngãi: Thành phố Quảng Ngãi tích cực đấu tranh, phòng chống hoạt động “ tín dụng đen” (06/11/2019) 4 Trong 100 nông dân được khảo sát có 50 người thuộc huyện Nghĩa Hành và 50 người thuộc huyện Bình Sơn. Trong 100 công nhân có 50 người thuộc TP Quảng Ngãi và 50 người thuộc huyện Bình Sơn. Trong 100 tiểu thương có 40 người thuộc TP Quảng Ngãi, 30 người thuộc huyện Nghĩa Hành và 30 người thuộc huyện Bình Sơn. Nhóm tác giả lựa chọn người được khảo sát một cách ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. 159
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 chủ yếu như tỷ lệ người có nhu cầu vay vốn; tỷ lệ người được vay vốn từ các TCTD chính thức trong tổng số người điều tra; tỷ lệ người đã và đang vay vốn tín dụng đen, nguyên nhân tìm đến tín dụng đen, 4. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Cũng như các tỉnh khác, nguồn vốn tín dụng chính thức mà người dân tỉnh Quảng Ngãi có thể tiếp cận bao gồm vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân xã và các CTTC trên địa bàn. Người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức (TDCT) thông qua hai hình thức đó là tiếp cận trực tiếp (vay vốn trực tiếp từ các TCTD) và tiếp cận gián tiếp (vay vốn gián tiếp thông qua các tổ vay vốn tại địa phương). Những đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình khó khăn không có tài sản thế chấp thường sử dụng hình thức vay vốn gián tiếp. Vì vậy, các tổ vay vốn cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn TDCT của người dân, đặc biệt là những người dân khó khăn. Bảng 1: Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) trên 300 người Số người có nhu cầu vay vốn 286 95,3 Số người làm hồ sơ vay vốn tại các tổ chức tín dụng 239 79,7 Số người được vay vốn tại các tổ chức tín dụng 162 54 Số người đã vay vốn tín dụng đen 108 36 Số người có ý định tiếp tục tìm đến tín dụng đen 33 11 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2019) Số liệu điều tra từ bảng trên chứng tỏ rằng số người có nhu cầu vay vốn chiếm tỷ lệ cao. Trong số 300 người điều tra thì có đến 286 người (chiếm 95,3%) có nhu cầu vay vốn, nhưng chỉ có 239 người làm đơn vay vốn tại các TCTD và thực tế chỉ có 162 ngườivay được vốn tại các TCTD. Số người chưa vay được vốn tại các TCTD chiếm tỷ lệ cao nguyên nhân chủ yếu là do không đủ tài sản để thế chấp và không đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục vay vốn (hóa đơn, chứng từ ). Số liệu khảo sát cũng cho thấy số người đã vay vốn tín dụng đen chiếm tỷ lệ khá cao (36%), tuy nhiên với những hệ lụy mà tín dụng đen mang lại thì chỉ có 11% số người được khảo sát có ý định tiếp tục tìm đến tín dụng đen khi có nhu cầu về vốn. Bảng 2. Số tiền được vay mỗi lần Số tiền được vay Số người Tỷ lệ (%) Dưới 30 triệu đồng 27 16,7 Từ 30 đến dưới 50 triệu đồng 72 44,4 Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng 32 19,8 Từ 100 triệu đến dưới 150 triệu đồng 18 11,1 Trên 150 triệu đồng 13 8 Tổng 162 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2019) 160
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Qua kết quả khảo sát, ta thấy số người vay được số tiền từ 30 triệu đến dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất, có 72 hộ và chiếm tỷ trọng 44,4%. Kế đến, có 32 người có vay được số tiền từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,8%. Số người được vay trên 150 triệu đồng chiếm tỷ trọng thấp (8%). Nhìn chung, lượng vốn được vay của người dân còn ở mức thấp, đa số người được khảo sát cho rằng số tiền giải ngân chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của họ, đây là một trong những nguyên nhân họ tìm đến tín dụng đen. Bảng 3. Kênh thông tin về vốn tín dụng chính thức Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Không biết thông tin về vốn tín dụng chính thức 27 9 Biết thông tin về vốn tín dụng chính thức 273 91 Thông qua kênh thông tin: Truyền hình, truyền thanh 113 37,7 Bàn bè, hàng xóm 87 29 Người thân trong gia đình 104 34,7 Các hội đoàn thể địa phương 159 53 Khác 17 5,7 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2019) Thiếu thông tin là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người dân ở tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu khảo sát cho thấy, nhiều người đặc biệt là những người nông dân chỉ biết đến TCTD thông qua đài phát thanh của xã (37,7%) hoặc các buổi họp của các hội đoàn thể địa phương như Hội nông dân, Hội phụ nữ (53%). Tuy có 91% người điều tra biết thông tin vay vốn tại ngân hàng và các TCTD, nhưng đa số người được khảo sát chỉ biết đến ngân hàng mà chưa biết đến các TCTD chính thức ngoài ngân hàng như các công ty tài chính, có đến 61,6% số người điều tra chưa từng biết thông tin về vay vốn tại các TCTD ngoài ngân hàng. Như vậy có thế thấy rằng việc tiếp nhận thông tin về các TCTD chính thức của người dân chưa thực sự đầy đủ dẫn đến hạn chế về khả năng tiếp cận với nguồn vốn của các TCTD chính thức này. Bảng 4. Đánh giá của người dân về thủ tục cho vay của các TCTD chính thức Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Thuận lợi 23 9,6 Bình thường 92 38,5 Rườm rà 124 51,9 Tổng 239 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2019) Phần lớn (51,9%) người dân cho rằng thủ tục cho vay của các TCTD là rườm rà, phức tạp, chỉ có 9,6% số người được khảo sát cho rằng thủ tục vay vốn tại các TCTD là thuận lợi. Vấn đề về thủ tục vay vốn là nguyên nhân chính dẫn đến người dân e ngại việc vay vốn tại các TCTD chính thức. 161
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 5. Đánh giá của người dân về lãi suất cho vay của các TCTD chính thức Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Cao 47 19,6 Trung bình 166 69,5 Thấp 26 10,9 Tổng 239 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, 2019) Hầu hết người dân đánh giá lãi suất cho vay của các tổ chức TDCT ở mức trung bình và thấp, tuy nhiên vẫn có 47 người được khảo sát (18,9%) cho rằng lãi suất cho vay cao. Hiện nay lãi suất cho vay tại các ngân hàng nhìn chung không cao nhưng lãi suất cho vay tại các TCTD ngoài ngân hàng như các CTTC vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là lãi suất cho vay tín chấp có thể lên đến 62%/năm. 5. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Đa số người dân có biết thông tin về các TCTD chính thức trên địa bàn tỉnh và có làm hồ sơ vay vốn tại các TCTD. Lãi suất cho vay tại các TCTD chính thức ở mức phù hợp tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu cá nhân. Bên cạnh những kết quả tích cực trên thì vẫn còn nhiều mặt tiêu cực như: Số người được vay vốn chiếm tỷ lệ chưa cao và mức vốn vay bình quân trên một lần vay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân. Mặt khác, phần lớn người dân chỉ biết đến thông tin vay vốn tại các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH CSXH, mà chưa biết đến các TCTD ngoài ngân hàng như các công ty tài chính với các điều kiện vay thông thoáng hơn, sản phẩm vay đa dạng hơn và có thể vay tín chấp Việc thiếu thông tin này làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân. Tỷ lệ người dân tìm đến tín dụng đen do chưa vay được vốn tại các TCTD chính thức còn cao. Những hạn chế trên đến từ nhiều nguyên nhân như: - Nguyên nhân từ chính quyền địa phương, chính sách tín dụng của Nhà nước: Chính quyền địa phương vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cũng như giúp đỡ người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ tín dụng - ngân hàng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hoạt động, chính sách cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Tại một số địa phương việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục, giấy tờ liên quan đến tài sản còn rất chậm và không đồng bộ, gây khó khăn cho người dân về TSBĐ khi vay vốn. Mặc dù Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP với nhiều cơ chế, chính sách đột phá được ban hành có phần gợi mở hơn về điều kiện vay vốn những vẫn chưa đủ để người nông dân có thể tiếp cận vốn một cách tốt nhất như điều kiện vay vốn tuy được vay tín chấp nhưng TCTD vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa ra một số quy định về các các khoản vay theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao nhưng lại chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết từ NHNN và các NHTM cũng không có hướng dẫn cụ thể. Một số quy định, thủ tục cho vay còn mang nặng tính hình thức như: quy định về hoá đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rất khó thực hiện, đặc biệt là đối với đối tượng nông dân, tiểu thương vì các đối tượng đầu vào của sản xuất – kinh doanh thường phân tán, nhỏ lẻ. - Nguyên nhân từ các TCTD: 162
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Mặc dù các TCTD trên địa bàn đã có nhiều sửa đổi để đơn giản hồ sơ, thủ tục vay vốn cho khách hàng nhưng trên thực tế thủ tục cho vay vẫn còn phức tạp đối với phần lớn khách hàng là nông dân, công nhân có trình độ dân trí chưa cao. Tình trạng làm việc quá tải của nhân viên tín dụng của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là cán bộ tín dụng tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tại các TCTD thì việc một cán bộ tín dụng phải tiếp cận, xử lý, quản lý với khá nhiều khách hàng, trong khi đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn với khách hàng đa số là hộ nông dân, địa bàn ở xa trung tâm, khó khăn trong việc đi lại dẫn đến việc thẩm định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ, thu lãi không được thường xuyên, kịp thời và việc xét duyệt số tiền vay và thời hạn vay chưa phù hợp. Chưa có chiến lược tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện. Một bộ phận khách hàng ở vùng sâu, vùng xa chưa biết đến các sản phẩm của ngân hàng và các TCTD chính thức ngoài ngân hàng. - Nguyên nhân từ phía người dân: Đa số người dân gặp khó khăn trong vấn đề TSBĐ, một phần vì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục liên quan đến TSBĐ còn chậm, chưa đồng bộ giữa các địa phương, một phần, vì TSBĐ của người dân không đủ. Người dân tại các vùng nông thôn với trình độ dân trí chưa cao thường mắc phải khá nhiều sai sót trong việc lập các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn thiếu chính xác và hiệu quả gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định dự án. Đối tượng công nhân phần lớn từ địa phương khác đến, cư trú không ổn định nên khó khăn trong việc xác định yếu tố pháp lý khi các TCTD thẩm định cho vay. Người dân với thói quen thụ động, không muốn tìm hiểu các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng, cũng như không muốn học hỏi tìm tòi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Một số khác lại có chưa có ý thức trách nhiệm đối với khoản vay nên không muốn trả gốc và lãi đúng hạn cho TCTD, dẫn đến lịch sử tín dụng không tốt ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm. 6. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhằm hạn chế tín dụng đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Muốn đẩy lùi nạn tín dụng đen thì cần phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ trên nhiều lĩnh vực và tất yếu phải tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức và tình hình tín dụng đen hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nhóm tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau: Về phía Nhà nước và Chính quyền địa phương Đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, khuyến khích các ngân hàng, TCTD cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp, có chính sách thu hút và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính để mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp. Xem xét điều chỉnh kịp thời các bất cập, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP. Theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, tuy cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được TCTD cho vay không có TSBĐ nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi, nhiều hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nhiều hộ có con cháu trưởng thành đã tách hộ nhưng chưa tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được 1 thành viên khác trong gia đình tín chấp do vậy khi vay vốn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính. Vì vậy, Chính phủ cần điều chỉnh kịp thời các bất cập, vướng mắc trên giúp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận TDCT của người dân. 163
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các ban, ngành và địa phương trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, nhất là đối với các vườn, rẫy mà người dân tự khai phá và đã sử dụng trong nhiều năm, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, sai sót về giấy tờ, thủ tục có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có đủ điều kiện để vay vốn theo quy định. NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho trung tâm thông tin tín dụng để thông tin được thường xuyên kịp thời cập nhật, cung cấp cho các TCTD giúp cho việc xét duyệt hồ sơ vay diễn ra nhanh chóng, thuận lợi cho người dân. Cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược giáo dục tài chính và phát triển tài chính toàn diện; bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung kháp lý về cho vay tiêu dùng tín chấp. Người dân ở nông thôn với điều kiện thông tin còn hạn chế, khả năng nắm bắt thông tin chậm do đó tổ chức chính quyền xã, thôn và các hội đoàn thể địa phương cần phải giải thích, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về chính sách, thông tin vay vốn của các ngân hàng và các CTTC trên địa bàn để mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người kịp thời nắm bắt được các chủ trương, có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về chính sách vay vốn của các TCTD. Về phía các Tổ chức tín dụng Trước hết các TCTD cần phải hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chính sách tín dụng cần phải có sự đa dạng nhưng phải thống nhất nhằm mục đích phục vụ khách hàng trên từng địa bàn cụ thể, từng nhóm đối tượng cụ thể. Xây dựng quy trình, thủ tục cho vay theo hướng tinh giản, phù hợp với năng lực tiếp cận của nông dân, công nhân và tiểu thương. Các TCTD cần sử dụng nhiều kênh khác nhau để có thể đưa thông tin tín dụng đến với người dân như thông qua các buổi Hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các hội thảo về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu để tiếp cận với nông dân; cán bộ tín dụng có thể lồng ghép để giới thiệu sản phẩm của mình. Quán triệt cho cán bộ tín dụng xét duyệt số tiền vay dựa vào nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng chứ không chỉ dựa vào giá trị TSBĐ. Về phía người dân Cần tạo dựng uy tín tốt đối với các TCTD thông qua việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, chi trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật thông tin về các chính sách có liên quan đến tín dụng của các ngân hàng và công ty tài chính trên địa bàn tỉnh để việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Cần tham gia vào các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh để được hỗ trợ việc lập hồ sơ vay vốn, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, quản lý vốn vay có hiệu quả; được bảo lãnh để vay vốn tín chấp. Lựa chọn ngân hàng hoặc các CTTC uy tín để vay vốn, tránh sa vào bẫy tín dụng đen. Nếu không đáp ứng các điều kiện và thủ tục vay vốn tại các ngân hàng, người dân có thể vay vốn tại các CTTC không cần TSBĐ với thủ tục khá đơn giản và giải ngân nhanh chóng, tuy lãi suất vay cao hơn vay ngân hàng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tín dụng đen. 7. Kết luận Nhu cầu về vốn vay của người dân Quảng Ngãi ngày càng gia tăng, trong đó, số người chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức còn chiếm tỷ lệ cao. Với những khuyến nghị thiết thực mà nhóm tác giả đề xuất, hi vọng sẽ nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của người dân và hạn chế hoạt động tín dụng đen trên địa bàn trong thời gian tới. 164
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Cai (2019), “Giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hoạt động tín dụng đen”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 6 năm 2019 [2] Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Mậu Dũng (2011), “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội, nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập 9, Số 5, pp. 844 – 852. [3] Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. [4] Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP [5] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi: [6] [7] [8] 2018122615183004.htm [9] han-che-tin-dung-den-81208.aspx 165