Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 24/05/2022 2570
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_va_kiem_soat_no_cong_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam

  1. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TS Đoàn Ngọc Phúc* TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp về tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 được thu thập từ các Báo cáo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư. Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế, đồng thời vừa đảm bảo ổn định kinh tế xã hội của đất nước. Từ khóa: Nợ công, quản lý, kiểm soát, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế – xã hội khi nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế, đòi hỏi Chính phủ phải huy động các nguồn vốn từ các chủ thể trong và ngoài nước để trang trải các nhu cầu chi tiêu dưới hình thức vay nợ. Có thể nói, nợ công là một công cụ quan trọng để tài trợ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, nợ công cao vượt quá giới hạn an toàn sẽ làm giảm tích lũy vốn tư nhân, giảm tiết kiệm quốc gia, tạo áp lực lên lạm phát hoặc làm méo mó các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Thật vậy, trong những năm gần đây, một số quốc gia đã đối mặt với khủng hoảng nợ công đã để lại nhiều hệ lụy xấu về kinh tế xã hội như thất nghiệp, bất ổn và bất bình đẳng xã hội. Đối với Việt Nam, mặc dù nợ công vẫn còn nằm trong giới hạn an toàn, song việc quản lý nợ công nhằm đảm bảo nhu cầu tài chính cho phát triển kinh tế xã hội, không để xảy ra khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến đời sống xã hội và uy tín quốc gia là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nợ công Nợ công ở Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của Chính quyền địa phương (Luật Quản lý nợ công, 2017). Nợ Chính phủ là khoản nợ phát * Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 84 -
  2. sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh. Nợ của chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay (Luật Quản lý nợ công, 2017). Quản lý nợ công là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế và là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công. Theo IMF (2014), quản lý nợ công là quá trình thiết lập và thực thi chiến lược vay nợ của một quốc gia nhằm gây dựng được một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mục tiêu về chi phí và rủi ro, đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ khác của Nhà nước đặt ra. Mục tiêu chính của quản lý nợ công là để đảm bảo rằng các nhu cầu tài chính của chính phủ và các nghĩa vụ thanh toán nợ được đáp ứng với chi phí thấp nhất có thể trong trung và dài hạn, phù hợp với mức độ thận trọng trước rủi ro (IMF, 2014). Khung mục tiêu quản lý nợ công được hầu hết các quốc gia theo đuổi bao gồm (1) Huy động vốn vay trong nước và nước ngoài với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ; (2) Việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ vay trong nước và nước ngoài theo đúng cam kết; (3) Duy trì các chỉ số nợ công, nợ CP và nợ của quốc gia ở mức an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia (Hoàng Ngọc Âu, 2018). Nội dung của quản lý nợ công hướng đến xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách, giải pháp quản lý nợ công; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công; đánh giá hiệu quả sử dụng nợ công; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nợ công và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan (Hoàng Ngọc Âu, 2018). Quản lý nợ công cần tuân thủ các nguyên tắc: Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện đối với nợ công từ khâu huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ; bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý nợ công; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; gắn trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động vay, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; bảo đảm hiệu quả vay vốn và sử dụng vốn vay (Hoàng Ngọc Âu, 2018). - 85
  3. Mục tiêu Chủ thể quản lý Biện pháp, phương Công cụ quản lý thức quản lý Đối tượng quản lý Môi trường, điều kiện kinh tế xã hội Hình 1. Mô hình quản lý nợ công Nguồn: Hoàng Ngọc Âu, 2018 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp về tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 được thu thập từ các Báo cáo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và từ các công trình khoa học uy tín có liên quan. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, thống kê mô tả dữ liệu thu thập được thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ để đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam trong thời gian qua. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam Tính đến cuối năm 2020, nợ công Việt Nam khoảng 3630 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,8% GDP. Trong đó, nợ chính phủ chiếm 82,7%; nợ chính phủ bảo lãnh chiếm 16,12 % và nợ của chính quyền địa phương chiếm 1,12% . Bảng 1. Quy mô và cơ cấu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2020 Dư nợ (nghìn tỷ đồng) 889 1093 1279 1528 1826 2608 2867 3630 Nợ công/GDP (%) 56,3 54,9 50,8 54,5 58,0 62,2 63,6 55,8 86 -
  4. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2020 Cơ cấu nợ công (%) Nợ chính phủ 79,2 78,0 77,5 77,6 79,6 80,8 82,7 - Nợ được chính phủ bảo lãnh 20,5 21,0 20,6 20,7 19,0 17,8 16,12 - Nợ của chính quyền địa phương 0,30 1,00 1,00 1,70 1,40 1,40 1,12 - Nguồn: Bộ Tài chính Nếu xét theo cơ cấu loại tiền: đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; yên Nhật 13%; EURO chiếm 7%; các đồng tiền khác chiếm 9%. Nếu xét theo nguồn gốc vay nợ, nợ trong nước chiếm 60%; nợ nước ngoài chiếm 40%. Xét về kỳ hạn nợ: với nợ trong nước chủ yếu phát hành trái phiếu với kỳ hạn nợ có xu hướng tăng lên. Nếu trong giai đoạn 2011-2013 phần lớn là nợ ngắn hạn thì đến năm 2014 kỳ hạn nợ là 3 năm; năm 2015 kỳ hạn nợ là 4,4 năm; năm 2016 kỳ hạn là 5 năm. Năm 2020, Chính phủ đã phát hành 320,93 nghìn tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn bình quân là 13,53 năm. Còn đối với các khoản vay nước ngoài, chủ yếu là các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển chính thức đến từ các nước phát triển và các định chế tài chính quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, WB, IMF, với kỳ hạn tương đối dài (khoảng 30-40 năm) và lãi suất vay ưu đãi. Các khoản nợ nước ngoài của khu vực công hiện nay chủ yếu tập trung vào bốn loại ngoại tệ đó là USD, JPY, EURO, SDR; nhưng USD vẫn là đồng tiền chủ chốt (chiếm tới 50% trong giai đoạn 2006-2019). Nhìn chung, cơ cấu nợ công ở Việt Nam xét trên nhiều khía cạnh, từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững, phù hợp với chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030. Trong tổng nợ công của Việt Nam, tỷ trọng nợ nước ngoài có xu hướng giảm; tỷ trọng nợ trong nước có xu hướng tăng giúp cho nợ công của Việt Nam có thể tránh được các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nợ công gắn với vay nợ nước ngoài như rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, đồng thời giúp củng cố, phát triển bền vững hơn thị trường tài chính trong nước. 120,00% 100,00% 80,00% 44,02% 43,01% 41,26% 40,00% 43,70% 54,50% 55,72% 52,83% 47,95% 60,00% 40,00% 52,04% 55,97% 56,98% 58,74% 60,00% 56,30% 20,00% 45,49% 44,27% 47,16% 0,00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2020 Nợ trong nước Nợ nước ngoài Hình 2. Cơ cấu nợ công theo nguồn cho vay giai đoạn 2010 – 2020 Nguồn: Bộ Tài chính - 87
  5. Trong những năm gần đây, nợ công của Việt Nam tăng nhanh do nhiều nguyên nhân như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại; hiệu quả đầu tư công còn thấp; tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công; việc huy động, phân bổ vốn vay còn dàn trải nhưng theo chúng tôi, chủ yếu là do hai nguyên nhân chính: Một là, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên cần vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn 2001 – 2005, đầu tư toàn xã hội chiếm 39,1% GDP; giai đoạn 2006 – 2010 chiếm 39,2% GDP; giai đoạn 2011 – 2015 chiếm 31,7% GDP, giai đoạn 2016 – 2020 chiếm 33,7% GDP. Đầu tư ở mức cao trong khi tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế còn thấp, do vậy đi vay bù đắp hiếu hụt nguồn vốn cho đầu tư đã làm gia tăng nợ công. Trong cơ cấu đầu tư xã hội, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng trong một số ngành, vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội như giáo dục – đào tạo, y tế, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, thông tin và truyền thông, khoa học công nghệ Bảng 2. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2020 Năm 2001 – 2005 2006 – 2010 2011 – 2015 2016 – 2020 Vốn đầu tư phát triển 248,4 618,6 1123,2 1840,0 (nghìn tỷ đồng) Kinh tế nhà nước (nghìn tỷ đồng) 228,9 239,2 439,0 625,6 Tỷ trọng (%) 51,8 38,7 39,1 34,0 Kinh tế tư nhân (nghìn tỷ đồng) 80,7 223,1 429,9 791,2 Tỷ trọng (%) 32,5 36,1 38,3 43,08 Kinh tế có vốn nước ngoài 25,5 156,3 253,8 423,2 (nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 15,7 25,3 22,6 22,92 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hai là, bội chi ngân sách gia tăng trong thời gian dài, khiến vay nợ trở thành nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng chi ngân sách của Việt Nam quá nhanh trong khi nguồn thu ngân sách không tăng tương ứng dẫn đến thâm hụt ngân sách, làm tăng nợ công. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư có xu hướng ngày càng giảm, trong khi chi thường xuyên lại có xu hướng tăng đã không tạo nền tảng cho sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mặc dù tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách nhà nước giảm dần qua các năm nhưng đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay chủ yêu dựa vào nguồn bội chi ngân sách thông qua vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. 88 -
  6. Bảng 3. Thu, chi và bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – 2020 Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2017 2020 Thu ngân sách 588,4 721,8 734,9 828,4 877,7 996,9 1283,2 1512,3 Chi ngân sách 648,8 787,6 978,5 1088,3 1104 1177,1 1457,5 1747,1 Thâm hụt ngân sách 60,4 65,8 243,6 259,9 226,3 180,2 174,3 234,8 Bội chi/GDP (%) 5,8 5,3 4,8 5,3 4,95 6,1 3,38 3,95 Nguồn: Bộ Tài chính 4.2. Thực trạng quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam Trong thời gian qua, để quản lý nợ công, Việt Nam đã ban hành Luật quản lý nợ công 2009 và các văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Thủ tướng và một số thông tư của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo lập khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về nợ công. Đặc biệt, luật quản lý nợ công được Quốc hội khóa 14 thông qua năm 2017 đã khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật quản lý nợ công 2009 trong công tác quản lý nhà nước về nợ công như phân định rõ hơn về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về nợ công cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý nợ công của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quản lý nợ công trong thời gian qua như đề cập trên, việc quản lý và kiểm soát nợ công ở nước ta hiện nay cũng còn một số bất cập cần xem xét một cách khách quan, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tế về quản lý nợ công, cụ thể: Cách tính nợ công của Việt Nam hiện nay có sự khác biệt so với quốc tế. Theo Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 thông qua ngày 17/6/2009 và Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được thông qua ngày 23/11/2017, nợ công gồm có: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Với cách tính này, nợ công của Việt Nam hiện nay chưa bao gồm nợ của các doanh nghiệp nhà nước nên chưa phù hợp với cách tiếp cận của thế giới về phạm vi nợ công. Do vậy, nếu tính cả nợ của Ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, bảo hiểm xã hội, thì nợ công của Việt Nam có thể cao hơn mức công bố. Trong tình huống xấu nhất, nếu các tổ chức này này không trả được nợ hoặc các doanh nghiệp nhà nước bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và vị thế quốc gia nên chắc chắn Chính phủ sẽ phải đứng ra nhận trách nhiệm trả nợ thay cho những tổ chức hoặc doanh nghiệp này. Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam trong thời gian qua tăng khá nhanh, từ 50,8% năm 2012 lên 55,8% GDP năm 2020, có những năm chạm ngưỡng cho phép (65%GDP), - 89
  7. tiềm ẩn rủi ro về khủng hoảng nợ công trong tương lai. Hiện nay, nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách khá cao và có xu hướng tăng nhanh. Năm 2011, nghĩa vụ trả nợ so với thu ngân sách là 15,6%; năm 2012 là 14,6%; năm 2013: 12,6%; năm 2014: 13,8%; năm 2015: 14,9%; năm 2016 14,8%; năm 2017: 16%.; năm 2018: 16,1%; năm 2019: 17,4%. Riêng năm 2020, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 360.150 tỷ đồng, chiếm 24,1% GDP và tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%.vượt gần 10% so với mức trần do Quốc hội quy định là 25%. Bảng 4. Tỷ lệ nợ công/GDP và nghĩa vụ trả nợ/thu ngân sách giai đoạn 2010 – 2020 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2020 Nợ công/GDP (%) 56,3 54,9 50,8 54,5 58,0 62,2 63,6 62,6 55,8 Nợ công bình quân đầu 12,8 15,8 18,5 21,6 26,4 28,44 30,93 33,4 36,3 người (triệu đồng) Nghĩa vụ trả nợ/thu ngân 13,5 15,6 14,6 12,6 13,8 14,9 14,8 16,0 16,2 sách (%) Nguồn: Bộ Tài chính Hiệu quả sử dụng nợ chưa cao, phần lớn nợ công của Việt Nam được sử dụng cho mục đích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững nhưng tình hình sử dụng nợ công của Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn tình trạng chậm trễ, không đồng bộ trong giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ. Theo tổng cục thống kê, ước tính vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2017 khoảng 594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao. Điều này được thể hiện thông qua chỉ số ICOR: Bảng 5. Vốn đầu tư phát triển và hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 Giai đoạn 2001 – 2005 2006 – 2010 2011 – 2015 2016 – 2020 Tổng vốn đầu tư phát triển 248,8 618,6 1123,2 1840 (nghìn tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (%) 39,1 39,2 31,7 33,5 ICOR (Lần) 4,88 6,96 6,91 8,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ công. Năm 2010, nợ nước ngoài chiếm 31% GDP (khoảng 44,349 tỷ USD) đến năm 2017 chiếm khoảng 45,2% GDP (khoảng 109,9 tỷ USD) và giảm xuống còn 35,5% GDP. Tỷ lệ nợ nước ngoài cao không chỉ phản ánh khả năng tích lũy vốn trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào bên ngoài mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản ngoại tệ cho các tổ chức tài chính, đặc biệt là 90 -
  8. hệ thống ngân hàng thương mại nếu vấn đề kiểm soát dòng vốn ngoại tệ không hiệu quả. Các khoản nợ nước ngoài trước đây chủ yếu là nợ trung và dài hạn nhưng những năm gần đây (đặc biệt giai đoạn 2010 đến nay), tỷ lệ nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên (dưới 5 năm) do Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nên các ưu đãi vay bị cắt giảm, phải chuyển sang vay thương mại gây khó khăn cho ngân sách nhà nước do tỷ lệ trả lãi vay và nợ gốc so với tổng thu, chi ngân sách ở mức cao. Mặc khác, nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào 4 loại ngoại tệ USD, JPY, EURO, SRD có thể tạo ra các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn gắn với sự biến động giá trị của các đồng tiền này. 60,0% 46,0% 47,1% 47,9% 50,0% 43,1% 44,3% 45,2% 37,9% 37,4% 37,3% 38,3% 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 0,0% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Hình 3. Nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Nguồn: Bộ Tài chính Tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công còn phổ biến; tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải vẫn chưa được khắc phục; nhiều dự án thời gian thi công kéo dài, chậm tiến độ làm tăng vốn đầu tư gây thất thoát nguồn lực tài chính của Nhà nước. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý đầu tư công còn yếu kém; pháp luật đầu tư công chưa hoàn thiện, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý đầu tư công, gây khó khăn trong việc thực hiện đã làm chậm quá trình cải thiện hiệu quả đầu tư công ở nước ta. 5. Kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công ở Việt Nam Để quản lý và kiểm soát nợ công, coi nợ công là một công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước, theo chúng tôi, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Cần hạch toán nợ công theo chuẩn quốc tế để đảm bảo các chính sách liên quan đến nợ công thực tế hơn và mức độ nghiêm trọng của nợ công được xem xét một cách toàn diện hơn, đồng thời cần thiết lập cơ quan chuyên trách quản lý nợ công độc lập để theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về nợ công cũng như tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách trong những trường hợp cần thiết. - 91
  9. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc vay vốn, chỉ thực hiện cho vay đối với những dự án khả thi, có khả năng trả nợ; gắn trách nhiệm trả nợ cho đối tượng đầu tư và sử dụng vốn vay; thẩm định kỹ các khoản đầu tư, dự án cần vay vốn. Các công trình, dự án đang sư dụng nguồn vốn vay cần phải được thường xuyên kiểm soát tiến độ thực hiện, tránh thất thoát lãng phí, Cần quy định cụ thể về thời điểm công bố thông tin về số liệu nợ công; tăng cường kiểm tra, giám sát và minh bạch thông tin về nợ công; thường xuyên nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn, bền vững nợ công để kịp thời điều chỉnh cơ cấu nợ công phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách và khả năng trả nợ. Cần cân đối giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài; lựa chọn nguồn vốn phù hợp với nhu cầu tài trợ và tính chất của từng nguồn vốn; cần phân cấp rõ ràng trong quản lý nợ công, gắn quyền hạn với trách nhiệm giữa nhu cầu sử dụng vốn với trách nhiệm hoàn trả; đồng thời tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước về nợ công. Ban hành các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của nợ công, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của nợ công, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ; đồng thời cải cách mạnh mẽ công tác quản lý đầu tư công ở tất cả các khâu của chu ký dự án từ quy hoạch, lựa chọn dự án, giám sát thực hiện dự án đến đánh giá dự án công thông qua nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công. Chủ động điều hành ngân sách theo hướng siết chặt kỷ luật tài khóa, đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chế độ chính sách quy định, đúng dự toán được giao và khả năng thu ngân sách nhà nước; giữa bội chi ngân sách trong giới hạn cho phép; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Ngọc Âu (2018). Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Chính phủ (2012). Quyết định phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 27/7/2012. Hội Kinh tế Việt Nam (2021). Kinh tế 2020 – 2021: Việt Nam & Thế giới. Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông. Quốc hội (2017). Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật. International Monetary Fund (2014). Revised guidelines for public debt management. Washington, D.C. 92 -