Thận trọng – cách nhìn mới từ chuẩn mực kế toán quốc tế

pdf 7 trang Gia Huy 1850
Bạn đang xem tài liệu "Thận trọng – cách nhìn mới từ chuẩn mực kế toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthan_trong_cach_nhin_moi_tu_chuan_muc_ke_toan_quoc_te.pdf

Nội dung text: Thận trọng – cách nhìn mới từ chuẩn mực kế toán quốc tế

  1. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam THẬN TRỌNG – CÁCH NHÌN MỚI TỪ CHUẨN MỰC KẾ TỐN QUỐC TẾ #TS. Nguyễn Thục Anh Trường Đại học Ngoại thương Thận trọng là một yêu cầu cơ bản được nhắc đến khá nhiều trong kế tốn và ảnh hưởng đến việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày các yếu tố trong báo cáo tài chính (BCTC). Trong gần ba thập niên qua, cách hiểu về nội hàm cũng như vị trí, vai trị của Thận trọng trong hệ thống Chuẩn mực kế tốn (CMKT) quốc tế cĩ nhiều thay đổi, tác động lớn đến việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định kế tốn. Với nỗ lực làm cho thơng tin kế tốn ngày càng trở nên hữu ích cho người sử dụng, năm 2015, Ủy ban CMKT quốc tế đã cơng bố Dự thảo Khuơn khổ Khái niệm ED/2015/03, đưa ra một cách nhìn nhận mới về Thận trọng trong kế tốn, tạo ra một nền tảng mới cho việc xây dựng cũng như áp dụng các chính sách kế tốn. Bài viết này, làm rõ sự thay đổi trong quy định của Ủy ban CMKT quốc tế về khái niệm Thận trọng cũng như tác động của nĩ đến việc thay đổi các quy định hiện tại của kế tốn Việt Nam, trong quá trình cân nhắc đưa CMKT quốc tế vào áp dụng. Trong hệ thống CMKT Việt Nam, Thận trọng được quy định trong CMKT số 01 – Chuẩn mực chung là một trong những nguyên tắc cơ bản của kế tốn, để xác định cách xử lý kế tốn trong điều kiện khơng chắc chắn. Theo CMKT Việt Nam, “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đốn cần thiết để lập các ước tính kế tốn trong các điều kiện khơng chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng địi hỏi: (i) Phải lập các khoản dự phịng nhưng khơng lập quá lớn; (ii) Khơng đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; (iii) Khơng đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; (iv) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận, khi cĩ bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn chi phí phải được ghi nhận khi cĩ bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”. Trên cơ sở nguyên tắc chung đã được xác định như trên, các quy tại các chuẩn mực và hướng dẫn kế tốn cụ thể ở Việt Nam khơng ghi nhận là tài sản trong một số trường hợp khơng chắc chắn về lợi ích kinh tế tương lai (LTTM, chi phí nghiên cứu và phát triển) cũng như yêu cầu xác định lại giá trị của tài sản khi cĩ dấu hiệu giảm giá (thơng qua trích lập dự phịng tổn thất tài sản), ghi nhận chi phí và nợ cĩ khả năng xảy ra (ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng, các chi phí cĩ thể phát sinh trong tương lai) nhưng khơng xác định lại giá trị của tài sản khi cĩ dấu hiệu tăng cũng như ghi nhận các khoản thu nhập và tài sản tiềm tàng. Cách quy định này của Việt Nam đồng nhất với quan điểm của CMKT Quốc tế (CMKTQT) được quy định trong Khuơn khổ Lập và Trình bày BCTC tồn tại từ năm 1989 đến năm 2010. Trong quá trình phát triển của CMKTQT, Thận trọng là một trong các yêu cầu gây khá nhiều tranh cãi, thể hiện ở việc thay đổi, chỉnh sửa, đưa vào cũng như loại bỏ nguyên tắc này trong các ấn bản khác nhau của Khuơn khổ Khái niệm trong Hệ thống CMKTQT. Trong Khuơn khổ Lập và Trình bày BCTC được ban hành lần đầu của Ủy ban CMKTQT năm 1989, Thận trọng được coi là một yêu cầu cơ bản của thơng tin kế tốn. Tuy nhiên, sau những cân nhắc về những tác động của Thận trọng đối với tính đáng tin cậy của thơng tin kế tốn, Ủy ban CMKTQT đã loại bỏ yêu cầu này, trong khi sửa đổi Khuơn Khổ khái niệm năm 2010. Mặc dù, khơng cịn là một yêu cầu cơ bản nhưng sự hiện diện của Thận trọng trong các 182
  2. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam CMKT cụ thể cũng như trong thực tiễn kế tốn cho thấy, sự cần thiết của nguyên tắc Thận trọng trong việc lập và cung cấp BCTC. Chính vì vậy, trong Dự thảo sửa đổi Khuơn khổ khái niệm mới năm 2015, Ủy ban CMKTQT lại đề xuất đưa Thận trọng là một yêu cầu cơ bản của thơng tin kế tốn nhưng với một sự chỉnh sửa về nội hàm yêu cầu này, sao cho tránh các xung đột với các yêu cầu cơ bản. Vậy Thận trọng được hiểu như thế nào trong cách nhìn của Ủy ban CMKTQT, tác động của Thận trọng đối với chất lượng thơng tin kế tốn cũng như ảnh hưởng của việc thay đổi nội hàm Thận trọng đối với các xử lý kế tốn như thế nào trong tương lai? Quá trình thay đổi quy định về Thận trọng trong CMKTQT Trong Khuơn khổ Lập và Trình bày BCTC được ban hành năm 1989, Thận trọng được coi là một yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo Tính đáng tin cậy (Reliability) của thơng tin kế tốn. Tính đáng tin cậy được hiểu là thơng tin khơng cĩ sai sĩt và khơng thiên lệch, phản ánh đúng nội dung dự định truyền tải. Tuy nhiên, trong quá trình lập BCTC cĩ thể xảy ra một số trường hợp khơng chắc chắn, ví dụ như nợ phải thu cĩ thể khơng thu hồi được hoặc, tài sản cố định cĩ thể khơng mang lại lợi ích như dự kiến . Trong những trường hợp đĩ, để đảm bảo thơng tin đáng tin cậy, việc ghi nhận cũng như xác định giá trị của các khoản mục trên BCTC, địi hỏi phải cĩ sự cân nhắc cẩn thận. Chính vì vậy, Khuơn khổ mà Ủy ban CMKTQT đưa ra năm 1989 quy định yêu cầu để đảm bảo Tính đáng tin cậy của BCTC địi hỏi người cung cấp BCTC phải cẩn trọng trong việc xem xét đánh giá trong điều kiện khơng chắc chắn. Sự “cẩn trọng” này được giải thích cụ thể hơn là sự cẩn trọng để sao cho tài sản và thu nhập khơng bị thổi phồng và chi phí và nợ phải trả khơng bị đánh giá thấp nhưng cũng khơng cho phép việc tạo lập các quỹ chìm hoặc lập dự phịng quá mức để “cố tình” đánh giá thấp tài sản, thu nhập hoặc thổi phồng chi phí và nợ phải trả. Việc “cố tình” tạo quỹ chìm hoặc dự phịng quá mức được coi như giảm tính “trung lập” của thơng tin kế tốn và do đĩ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thơng tin. Hình 1: Yêu cầu cơ bản của BCTC theo quy định của CMKTQT từ 1989-2010 Dễ hiểu Thích hợp Đáng tin cậy Cĩ thể so sánh Cĩ giá trị Cĩ giá trị Phản ánh Nội dung hơn Trung Thận Đầy hình thức dự báo xác nhận trung thực lập trọng đủ Trọng yếu (Nguồn: Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statement, IASC 1989 được IASB cơng nhận năm 2001) 183
  3. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam Như vậy, cĩ thể thấy, khái niệm Thận trọng theo cách hiểu của Khuơn khổ Khái niệm 1989 thể hiện một sự bất cân xứng khi cung cấp thơng tin vì nĩ chỉ cho phép ghi nhận sự giảm xuống của giá trị tài sản thuần trong điều kiện khơng chắc chắn, trong khi khơng cho phép ghi nhận giá trị tài sản thuần tăng lên. Lý do của sự bất cân xứng này, là để hạn chế xu hướng tự nhiên là các nhà quản lý doanh nghiệp thường thơng tin quá lạc quan về hoạt động của mình và cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về những rủi ro mất vốn, vì thơng thường, đây là loại rủi ro mà các nhà đâu tư lo lắng hơn so với rủi ro tăng vốn. Tuy nhiên, nhìn từ gĩc độ lý thuyết trong Khuơn khổ Khái niệm, sự bất cân xứng này được coi là xung đột với yêu cầu về tính trung lập của thơng tin kế tốn. Yêu cầu về tính trung lập địi hỏi doanh nghiệp cĩ xử lý kế tốn như nhau, khơng thiên lệch đối với các trường hợp ghi nhận những sự kiện cĩ lợi hoặc bất lợi đối với tài sản, nợ phải trả, thu nhập cũng như chi phí. Một câu hỏi đặt ra là, nếu như mục đích của thơng tin kế tốn hướng tới việc cung cấp thơng tin hữu ích cho chủ sở hữu vốn (bao gồm cổ đơng và chủ nợ) như định hướng sử dụng BCTC hiện nay thì việc tạo ra một sự bất cân xứng trong thơng tin khi các xử lý kế tốn theo nguyên tắc thận trọng dẫn đến việc định giá thấp tài sản và thu nhập do khơng ghi nhận sự tăng giá của tài sản cũng như khơng ghi nhận lãi chưa thực hiện khi cĩ những bằng chứng xác thực về khả năng thu được những khoản lãi như vậy liệu cĩ tác động đến nhà đầu tư, trong việc nắm giữ cổ phần của cơng ty hay khơng? Liệu những thơng tin về tài sản thuần thấp hơn giá trị thực tế cĩ tác động bất lợi đến quyết định đầu tư và khuyến khích nhà đầu tư bán cổ phần của cơng ty hay khơng? Việc trì hỗn ghi nhận lãi cĩ ảnh hưởng đến tính hữu ích của thơng tin khơng. Nếu như việc trì hỗn này, làm cho người sử dụng khơng phân biệt được một cơng ty thực sự hoạt động kém hiệu quả với một cơng ty bị đánh giá là kém hiệu quả chỉ bởi vì lợi nhuận tiềm năng chưa được ghi nhận? Nếu trường hợp đĩ xảy ra, thì tính đáng tin cậy của thơng tin kế tốn thực sự bị ảnh hưởng và làm cho thơng tin kế tốn trở nên khơng hữu ích, khơng đảm bảo yêu cầu cơ bản đặt ra. Thận trọng với yêu cầu như quy định tại Khuơn khổ Khái niệm 1989, cĩ thể gây ra một sự thiên lệch trong BCTC. Chính vì sự xung đột này, mà trong quá trình sửa đổi Khuơn khổ Khái niệm, đặc biệt là trong dự án thực hiện cùng với Ủy ban CMKT Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2004, Uỷ ban CMKTQT đã cân nhắc việc loại bỏ Thận trọng như là một yêu cầu cơ bản, tương đương với Trung lập. Việc quy định Thận trọng trong các đánh giá, xem xét và cân nhắc làm cho thơng tin thiên lệch và do đĩ ảnh hưởng đến tính Trung lập, một yêu cầu cơ bản của thơng tin mà Uỷ ban CMKTQT đánh giá là cần thiết để đảm bảo tính hữu ích. Hơn nữa, Uỷ ban CMKTQT cho rằng, việc quy định Thận trọng để phản ánh giá trị tài sản và thu nhập thấp hơn thực tế ở kỳ này, cũng cĩ thể dẫn đến giá trị tài sản và thu nhập bị thổi phồng ở kỳ sau và như vậy cũng khơng hẳn là Thận trọng. Kết quả là, trong bản sửa đổi Khuơn Khổ Khái niệm năm 2010, Ủy Ban CMKTQT đã đưa Thận trọng khỏi các yêu cầu cơ bản của kế tốn. Thay vì yêu cầu thơng tin Đáng tin cậy, Uỷ ban CMKTQT đã thay bằng Phản ánh Trung thực, với yêu cầu rằng, thơng tin phải Đầy đủ, Trung lập và Khơng sai sĩt (Hình 2). Sửa đổi này của Ủy ban CMKTQT nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số câu hỏi đã được đặt ra như sau: - Trước hết, liệu cĩ đúng là thơng tin mà người sử dụng mong muốn luơn là thơng tin khơng thiên lệch? Trong các mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người ủy thác và một bên 184
  4. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam là người đại lý như quan hệ giữa cổ đơng (người ủy thác) và nhà quản lý (người đại diện), quan hệ giữa chủ nợ và (người ủy thác) và người chủ sở hữu (người đại diện), do sự bất cân xứng về thơng tin cũng như trách nhiệm hữu hạn của người đại diện, người ủy thác cần những thơng tin mang tính cảnh báo sớm tình hình bất lợi, để họ cĩ thể thực hiện các biện pháp kiểm sốt ngay khi cĩ dấu hiệu rủi ro. Trong trường hợp này, thơng tin thận trọng cĩ vẻ như hữu ích hơn là thơng tin khơng thiên lệch. - Việc loại bỏ Thận trọng cĩ thể dẫn đến sự “thiếu thận trọng” và thổi phồng lợi nhuận, định giá thấp nợ phải trả như việc áp dụng giá hợp lý dẫn đến việc ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện một cách khơng hợp lý hay khơng? Hình 2: Yêu cầu cơ bản của BCTC trong Khuơn Khổ Khái niệm của CMKTQT năm 2010 Thích hợp Phản ánh trung Yêu thực cầu cơ bản Cĩ giá trị Cĩ giá trị Đầy đủ Trung lập Khơng Yêu cầu dự báo xác nhận sai sĩt bổ sung Cĩ thể so Cĩ thể Kịp thời Dễ hiểu sánh xác minh (Nguồn: Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, IASB 9/2010) - Trên thực thế thì, Thận trọng hiện diện rất nhiều trong quy định các CMKTQT cụ thể, dẫn đến sự khơng nhất quán giữa Khuơn khổ Khái niệm – nền tảng để ban hành các CMKTQT cụ thể và bản thân các CMKTQT đĩ. Sự thận trọng được thể hiện trong việc ghi nhận, xác định giá trị cũng như cơng bố thơng tin. Việc ghi nhận tài sản trong các CMKT cụ thể chặt chẽ hơn so với ghi nhận nợ phải trả, vì thơng thường tài sản chỉ được ghi nhận khi cĩ khả năng (gần như chắc chắn) thu được lợi ích kinh tế, giá trị được xác định một cách đáng tin cậy trong khi nợ phải trả cĩ thể được ghi nhận khi cĩ thể xác định một cách đáng tin cậy giá trị nợ phải trả. Trong xác định giá trị, các quy định về đánh giá tổn thất tài sản (impairment test) để xác định lại giá trị tài sản khi cĩ dấu hiệu suy giảm giá trị (impairment loss) hiện diện trong rất nhiều CMKTQT như IFRS 4- Hợp đồng bảo hiểm, IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và chấm dứt hoạt động, IFRS 9 – Cơng cụ tài chính, IAS 2 – Hàng tồn kho, IAS 19 – Tài sản cố định hữu hình, IAS 39 – Cơng cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị, IAS 36 – Tổn thất tài sản, IAS 40 – Bất động sản đầu tư; quy định ghi nhận nợ phải trả tiềm tàng nhưng khơng ghi nhận tài sản tiềm tàng trong IAS 37 – Dự phịng, Nợ phải trả và Tài sản tiềm tàng, ghi nhận nợ khi chưa thực sự tồn tại trong IFRS 2 – Thù lao bằng cổ phiếu; IAS 19 – Lợi ích của Nhân viên . Thận trọng cũng thể hiện trong các quy định về cơng bố thơng tin như cơng bố giá trị suy giảm trong Báo cáo kết quả kinh doanh nhưng giá trị tăng lên trong Báo cáo Thu nhập tổng hợp (IAS 16), quy định cơng bố thơng tin về lỗ tiềm tàng nhưng khơng quy định cơng bố thơng tin về lãi tiềm tàng (IFRS 7 – Cơng cụ tài chính: Cơng bố thơng tin) 185
  5. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong Khuơn khổ Khái niệm cũng như sự nhất quán giữa Khuơn khổ Khái niệm và các CMKTQT cụ thể, năm 2015, Uỷ ban CMKTQT đã cơng bố Dự thảo sửa đổi Khuơn khổ Khái niệm năm 2015, với những thay đổi cơ bản, trong cách hiểu về tính Trung lập cũng như Thận Trọng. - Tính Trung lập: Trung lập bao gồm 2 khía cạnh, trung lập trong lựa chọn chính sách kế tốn sao cho cĩ thể phản ánh trung thực bức tranh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp và trung lập trong việc áp dụng chính sách kế tốn đã lựa chọn. - Thận trọng: Ủy ban CMKTQT phân chia Thận trọng thành hai dạng: (i) Thận trọng mang tính cẩn trọng (cautious prudence) trong đánh giá, xem xét và cân nhắc trong điều kiện khơng chắc chắn nĩi chung, khơng phân biệt việc đánh giá, xem xét và cân nhắc đĩ liên quan đến việc tạo nên tài sản hay nợ phải trả, lợi nhuận hay thua lỗ; (ii) Thận trọng bất cân xứng (asymmetric prudence) liên quan đến việc ghi nhận lỗ sớm hơn so với việc ghi nhận lãi. Thận trọng mang tính cẩn trọng, khơng những khơng ảnh hưởng đến tính Trung lập mà cịn cần thiết để đảm báo tính trung lập trong việc áp dụng các chính sách kế tốn, hạn chế những lạc quan thái quá của doanh nghiệp khi áp dụng các chính sách kế tốn. Trong khi đĩ, Thận trọng bất cân xứng, khi được sử dụng để lựa chọn chính sách kế tốn (tức là khi Ủy ban CMKTQT áp dụng để xây dựng các CMKTQT cụ thể) cũng sẽ khơng tác động đến tính trung lập của các chính sách kế tốn. Tuy nhiên, Thận trọng bất cân xứng khơng phải là một đặc điểm mong muốn của thơng tin tài chính. Với những cân nhắc như trên, Ủy ban CMKTQT đã quyết định đưa Thận trọng trở lại là một trong những yêu cầu cơ bản của thơng tin kế tốn hỗ trợ tính Trung lập với một cách hiểu mới là “Sự cẩn trọng trong việc nhận định, đánh giá và cân nhắc trong điều kiện khơng chắc chắn”. Yêu cầu này, nhằm đảm bảo cho tài sản, thu nhập khơng bị thổi phồng, nợ phải trả và chi phí khơng bị đánh giá thấp, nhưng đồng thời cũng nhằm để tài sản và thu nhập khơng bị đánh giá thấp và nợ phải trả, chi phí khơng bị đánh giá cao. Điều đĩ cĩ nghĩa là, kế tốn mang tính trung lập. Đây là điểm thay đổi lớn trong cách hiểu về thận trọng, đảm bảo sự cân xứng trong xử lý kế tốn, khi mà các điều kiện khơng chắc chắn thay đổi tác động thuận chiều và ngược chiều đối với tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Hình 3: Yêu cầu cơ bản của BCTC trong Dự thảo Khuơn Khổ Khái niệm của CMKTQT năm 2015 Thích hợp Phản ánh trung thực Yêu cầu cơ Cĩ giá trị Cĩ giá trị Đầy đủ Khơng bản Trung lập dự báo xác nhận sai sĩt Yêu cầu bổ sung Cĩ thể so Cĩ thể Kịp thời Thận trọng Dễ hiểu sánh xác minh (Nguồn: Exposure Draft ED/2015/3, www.ifrs.org) 186
  6. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam Tác động của quan điểm mới về Thận trọng trong CMKTQT tới các quy định về kế tốn hiện hành của Việt Nam và một số lưu ý khi áp dụng Như đã phân tích ở trên, quan điểm về Thận trọng trong hệ thống CMKTVN đồng nhất với quan điểm về Thận trọng của Ủy ban CMKTQT năm 1989, hay nĩi cách khác là, Thận trọng bất cân xứng. Sự thay đổi các quan điểm về Thận trọng trong quá trình sửa đổi CMKTQT cho thấy, Thận trọng bất cân xứng cĩ thể gây ảnh hưởng đến tính hữu ích của thơng tin kế tốn, đặc biệt là khi áp dụng các chính sách kế tốn. Việc thay đổi cách hiểu về Thận trọng theo hướng là “Sự cẩn trọng trong việc xem xét, cân nhắc trong điều kiện khơng chắc chắn nĩi chung, khơng phân biệt việc đánh giá, xem xét và cân nhắc đĩ liên quan đến việc tạo nên tài sản hay nợ phải trả, lợi nhuận hay thua lỗ” sẽ cĩ những tác động lớn đến hệ thống kế tốn hiện tại. Địi hỏi phải cĩ sự cân nhắc, chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt quy định cũng như mơi trường, để đảm bảo duy trì tính hữu ích của thơng tin kế tốn trong trường hợp đưa CMKTQT vào áp dụng: - Khuơn khổ Khái niệm trong CMKTQT cũng như CMKTVN số 01 tạo ra một cơ sở lý thuyết để xây dựng các chuẩn mực cụ thể và xử lý kế tốn trong trường hợp chưa cĩ chuẩn mực cụ thể. Hệ thống kế tốn Việt Nam hiện tại được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Thận trọng bất cân xứng và do đĩ, chưa thực sự phù hợp với cách hiểu mới về Thận trọng. Điều này cũng là thực trạng của một số CMKTQT hiện nay. Như giải thích của UBCMKTQT thì, cách hiểu mới về Thận trọng chủ yếu được ứng dụng trong việc áp dụng chính sách kế tốn hơn là lựa chọn chính sách kế tốn. Điều đĩ cĩ nghĩa là, việc ban hành các quy định về kế tốn trên cơ sở Thận trọng bất cân xứng vẫn cĩ thể xảy ra và khơng bị coi là trái ngược với nguyên tắc đưa ra trong Khuơn khổ Khái niệm. Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán và rõ ràng trong khi xây dựng hệ thống kế tốn, cần phải làm rõ phạm vi áp dụng cách hiểu về Thận trọng mang tính cẩn trọng và trường hợp cĩ thể áp dụng Thận trọng bất cân xứng. - Do kết quả áp dụng nguyên tắc Thận trọng (bất cân xứng) mà các quy định về kế tốn hiện nay đang ghi nhận tài sản và thu nhập chậm hơn ghi nhận nợ phải trả và chi phí. Cách ghi nhận này cĩ những tác dụng nhất định làm giảm chi phí người đại diện (agency costs) do những tác động mang tính cảnh báo sớm rủi ro cho cổ đơng, chủ nợ. Khi áp dụng Thận trọng theo cách hiểu mới, những tác dụng trên cĩ thể mất đi, địi hỏi phải cĩ những biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, ví dụ như tăng cường thêm các quy định về cơng bố thơng tin khi ghi nhận tài sản, thu nhập hoặc quy định rõ ràng hơn các tiêu chí ghi nhận tài sản, thay vì tiêu chí tương đối khĩ đánh giá là “cĩ khả năng” thu được lợi ích kinh tế. - Việc thay đổi khái niệm Thận trọng là tiền đề để đưa giá trị hợp lý vào trong quy định về xác định giá trị. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý vấp phải một khĩ khăn là khả năng xác minh tính hợp lý của giá trị này. Ngồi trường hợp tồn tại thị trường hoạt động thì việc xác định giá trị hợp lý khơng đơn giản. Chính vì vậy, để cĩ thể áp dụng CMKTQT địi hỏi cần cĩ sự hướng dẫn rất sát sao, cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Kết luận Áp dụng CMKTQT là một xu hướng hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới, để tăng cường chất lượng thơng tin kế tốn, tăng cường khả năng so sánh tình hình tài chính và 187
  7. n trÞ - Kinh nghiƯm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViƯt Nam hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh doanh, qua đĩ nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tuy nhiên, để cĩ thể áp dụng thành cơng CMKTQT địi hỏi phải nắm bắt được quan điểm của Ủy ban CMKTQT, sự thay đổi quan điểm trong quá trình xây dựng CMKTQT để cĩ những chuẩn bị phù hợp cũng như áp dụng đúng tinh thần của các Chuẩn mực. Tài liệu tham khảo 1. Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statement, IASC 1989, www.ifrs.org 2. Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, IASB 9/2010, www.ifrs.org 3. Exposure Draft ED/2015/3, Conceptual Framework for Financial Reporting, IASB 5/2015, www.ifrs.org 4. Basis for Conclusion, Exposure Draft ED/2015/3, Conceptual Framework for Financial Reporting, IASB 5/2015, www.ifrs.org 5. ACCA (08/2014). "Prudence and IFRS." ACCA Global Forum for Corporate Reporting. 6. Barker, R. and A. McGeachin (2015). "An Analysis of Concept and Evidence on the Question of whether IFRS Should be Conservative." Abacus 51(2): 39. 188