Thanh niên khởi nghiệp và cảm nhận của thanh niên về một số chính sách khởi nghiệp hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Thanh niên khởi nghiệp và cảm nhận của thanh niên về một số chính sách khởi nghiệp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thanh_nien_khoi_nghiep_va_cam_nhan_cua_thanh_nien_ve_mot_so.pdf
Nội dung text: Thanh niên khởi nghiệp và cảm nhận của thanh niên về một số chính sách khởi nghiệp hiện nay
- HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.00107 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY Nguyễn Tuấn Anh1 , Nguyễn Nhược Hiếu2 1Viện Nghiên cứu Thanh niên 2Nhà nghiên cứu độc lập tuananhtwd@gmail.com, nhuochieu@gmail.com TÓM TẮT: Khởi nghiệp trong thanh niên là một trong những hiện tượng phổ biến ở nước ta hiện nay. Bài viết sử dụng dữ liệu từ ba cuộc điều tra được thực hiện trong năm 2018 và 2019 với sự tham gia của 6.100 thanh niên hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại 22 tỉnh, thành của Việt Nam. Công cụ sử dụng là bảng hỏi dạng tự khai báo. Bài viết cho thấy tinh thần khởi nghiệp của thanh niên khá cao. Tỉ lệ thanh niên có ý định khởi nghiệp khá lớn nhưng tỉ lệ thanh niên thực hiện dự án khởi nghiệp trên thực tế lại không cao. Động cơ khởi nghiệp lớn nhất của thanh niên là vi đam mê. Trong quá trình khởi nghiệp thanh niên gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp song nhiều quy định, chính sách còn chưa đạt hiệu quả và chưa phù hợp với mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dự án khởi nghiệp của thanh niên trong tương lai. Từ khóa: Khởi nghiệp, chính sách khởi nghiệp, thanh niên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp hiện đã trở thành một làn sóng tại nhiều quốc gia, trong đó có thanh niên Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, khởi nghiệp là bắt đầu một sự nghiệp. Khởi nghiệp tiếng Anh là Startup và ngay cả ý nghĩa tiếng Anh của nó cũng chưa được định nghĩa một cách rõ ràng. Tuy nhiên, có một khái niệm được nhiều người chấp nhận, đó là: “Startup là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công”. Hay một khái niệm khác cho rằng, “Startup là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo, đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô”. Thanh niên là lực lượng xã hội quan trọng, chiếm 23,8 % dân số cả nước [1], là một trong những lực lượng nòng cốt và tiên phong trong đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Tại Việt Nam, phần đông các startup ở độ tuổi rất trẻ. Đặc biệt, tốc độ hình thành của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam được ghi nhận trong những năm gần đây là rất lớn. Những năm gần đây, Việt Nam tham gia vào hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đánh dấu sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập vào các FTA thế hệ mới đem lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam xác định, doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là đối tượng quan trọng của nền kinh tế, là động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về vốn, đào tạo cho những đối tượng này. Bài viết của chúng tôi nhằm mục đích góp phần nhận diện thực trạng khởi nghiệp trong thanh niên Việt Nam cũng như những cảm nhận của thanh niên về những chính sách liên quan đến khởi nghiệp đang được triển khai tại nước ta hiện nay; từ đó gợi ý một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên thời gian tới. II. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu sử dụng trong bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của các cuộc điều tra, khảo sát sau đây: (1) Điều tra tình hình thanh niên năm 2018 do Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện. Cuộc điều tra tiến hành sử dụng bảng hỏi dạng tự khai báo đối với 1.500 thanh niên (tuổi từ 16 đến 30) hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại 07 tỉnh, thành: Lào Cai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Kon Tum, Long An và Tp. Hồ Chí Minh. (2) Điều tra tổng quan tình hình thanh niên giai đoạn 2014 - 2019 do TS. Nguyễn Tường Lâm thực hiện trong một nhóm gồm 1.600 thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại 08 tỉnh, thành: Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng công cụ là bảng hỏi dạng tự khai báo. (3) Điều tra đánh giá một số chính sách liên quan đến thanh niên do Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện năm 2019. Cuộc điều tra này thực hiện trong một nhóm gồm 3.000 thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) hiện đang học tập, sinh sống và
- 358 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY làm việc tại 12 tỉnh, thành: Cần Thơ, Quảng Trị, Phú Thọ, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Bình Dương, Bắc Giang, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Hà Nội, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này cũng sử dụng bảng hỏi điều tra dạng tự khai báo. Việc tiếp cận và lựa chọn thanh niên tham gia khảo sát được thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các tỉnh thành đoàn và đoàn cơ sở tại mỗi địa phương. Ngoài những câu hỏi phục vụ nội dung điều tra, bảng hỏi cũng bao gồm những thông tin cá nhân như giới tính; nơi sinh sống chủ yếu, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Những thông tin cá nhân được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích khoa học. Toàn bộ thanh niên tham gia khảo sát đều được trả kinh phí. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN A. Thực trạng khởi nghiệp trong thanh niên Thái độ của thanh niên đối với chỉ số tinh thần khởi nghiệp Tinh thần khởi nghiệp được hiểu thống nhất với thuật ngữ tinh thần doanh nhân khởi nghiệp. Đây là trạng thái để chỉ hoài bão vươn lên số phận, chấp nhận rủi ro, thậm chí là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi khởi nghiệp thất bại với tiêu chí đặt tinh thần khai phá, đổi mới lên hàng đầu. Tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới. Kết quả khảo sát về tinh thần khởi nghiệp (AGER, 2018) với chủ đề “Yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp” cho thấy, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về chỉ số tinh thần khởi nghiệp. Trước những kết quả này, 63,1 % thanh niên tỏ ra tự hào và có thêm động lực để khởi nghiệp. Tuy nhiên, khả năng hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp lại nằm trong nhóm 20 nước cuối cùng. Như vậy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí khởi nghiệp và hành động cụ thể là rất lớn. 10,2 Tự hào và thêm động lực khởi nghiệp Cảm thấy bình thường 26,7 Không quan tâm đến điều này 63,1 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) Hình 1. Thái độ của thanh niên đối với kết quả đánh giá Chỉ số tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam 90 80,4 80 70 51,6 48,4 60 2018 50 40 30 2019 20 13,6 10 0 Có ý định khởi nghiệp Đã hiện thực hóa ý định, kế hoạch khởi nghiệp Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) và Nguyễn Tường Lâm (2019) Hình 2. Tỉ lệ khởi nghiệp trong thanh niên Tỉ lệ khởi nghiệp trong thanh niên Thực hiện một dự án khởi nghiệp là mục tiêu của nhiều thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra năm 2018 cho thấy, hơn ½ thanh niên được hỏi cho rằng họ đã từng hoặc đang có ý định, dự định thực hiện hoặc tham gia một dự án khởi nghiệp. Tỉ lệ này trong nghiên cứu năm 2019 là 80,4 %. Tuy nhiên, như nhận định ở trên, khoảng cách giữa ý định, dự
- Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Nhược Hiếu 359 định và hiện thực là không giống nhau. Điều này được củng cố bằng kết quả khi chỉ có 14,3 % thanh niên (năm 2018) và 13,6 % (năm 2019) số thanh niên có dự định khởi nghiệp đã hiện thực hóa được ý định, mục tiêu khởi nghiệp của mình. Tỉ lệ này cũng gần tương đương với tỉ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam qua thống kê một vài năm gần đây (15,4 % năm 2013; 15,3 % năm 2014 và 13,7 % năm 2015) [2]. Một kết quả phản ánh tinh thần tích cực và bản lĩnh của thanh niên Việt Nam khi khởi nghiệp là có đến trên ¾ thanh niên tham gia khảo sát sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, thất bại khi khởi nghiệp. Đây là một đặc điểm phản ánh rất rõ nét đặc điểm tâm lý của thanh niên, đó là đam mê thử thách, thích khám phá để thỏa mãn bản thân cũng như chấp nhận những rủi ro mà đôi khi chưa lường hết được hậu quả đằng sau đó. Tiêu chí sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thất bại khi khởi nghiệp cũng là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam. Theo nghiên cứu của VCCI (2018), chỉ số lo sợ thất bại khi kinh doanh của Việt Nam năm 2017 tăng nhẹ so với các năm trước đó, từ 56,7 % năm 2013 xuống 46,6 % năm 2017 [3]. Rõ ràng, chúng ta thấy được một sự cẩn trọng hơn trong việc tính toán lên kế hoạch hoặc thực hiện các dự án khởi nghiệp trong thanh niên hiện nay. Rõ ràng chúng ta thấy, khởi nghiệp được thanh niên coi là dự án nghiêm túc, có đầu tư thực sự chứ không đơn thuẩn là để chỉ thỏa mãn đam mê hay sở thích. 24,5 Sẵn sàng Không sẵn sàng 75,5 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) Hình 3. Sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thất bại khi khởi nghiệp 60 48,8 53,7 50 40,8 Chung 40 32,8 30 18,6 Nam 20 14,5 11,9 10,2 11,9 7,4 10 Nữ 0 Đam mê Duy trì cuộc sống* Mong muốn tạo ra Mong muốn tạo ra những điều lớn những sự khác biệt* lao* Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) Hình 4. Động cơ khởi nghiệp Động cơ khởi nghiệp Hoạt động khởi nghiệp của thanh niên hiện nay xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, song lớn nhất là động cơ xuất phát từ đam mê của thanh niên (48,8 %). Trên thực tế, khởi nghiệp về bản chất cũng là một hoạt động sống của con người. Chính vì thế, hoạt động này cũng chịu tác động ảnh hưởng của cảm xúc, tình cảm, sự yêu thích, quyết tâm Động cơ lớn thứ hai xuất phát từ nhu cầu rất thực tế, có là nhằm “duy trì cuộc sống” của chính thanh niên (với tỉ lệ 40,8 %). Đây chính là mục tiêu kinh tế của hoạt động khởi nghiệp. Theo báo cáo của VCCI (2018), chỉ có 15,9 % người khởi sự kinh doanh vì không có sự lựa chọn công việc nào tốt hơn (tức để duy trì cuộc sống). Bên cạnh đó, báo cáo này cũng cho thấy, 73,0 % khởi nghiệp để tận dụng cơ hội hoàn thiện hơn [3].
- 360 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY Hai động cơ ít được thanh niên chọn nhất là “mong muốn tạo ra những điều lớn lao” (14,5 %) và “mong muốn tạo nên điều khác biệt” (10,2 %). Tuy hai động cơ này chiếm tỉ lệ thấp song cũng phản ánh tinh thần nỗ lực của thanh niên đó là mong muốn được thể hiện bản thân và đóng góp vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Rõ ràng sự khác biệt là điều vô cùng quan trọng bởi hiện nay, với vô vàn những sản phẩm, những lĩnh vực, việc tạo ra một dự án khởi nghiệp khác biệt, độc đáo sẽ mang lại những cơ hội thành công rất lớn. Thiết nghĩ, dù với bất kể động cơ nào, nhưng nếu thanh niên được hỗ trợ, đồng hành thì những động cơ ấy sẽ thành những động lực mạnh mẽ để thanh niên quyết tâm khởi nghiệp và đưa dự án của mình đạt được những kết quả tích cực. Kiểm định Chi-Square cho thấy, có mối liên hệ giữa động cơ khởi nghiệp với biến số giới tính của thanh niên. Theo đó, ở nam thanh niên, động cơ “duy trì cuộc sống” và “mong muốn tạo ra những điều lớn lao” mạnh mẽ hơn ở nữ thanh niên. Trong khi đó, nữ thanh niên lại có mong muốn “tạo ra sự khác biệt” đậm nét hơn nam thanh niên (p < 0,05). Chúng tôi không phát hiện ra một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa động cơ “đam mê” với giới tính của người trả lời. Ý kiến của thanh niên về mức độ cần thiết của các lĩnh vực kiến thức với quá trình khởi nghiệp Nhìn chung, thanh niên đánh giá rất cao vai trò của những lĩnh vực kiến thức từ kiến thức chuyên ngành, đến những kiến thức về quản lý, quản trị đối với quá trình khởi nghiệp (ĐTB = 2,60; ĐLC = 0,44). Trong số những vấn đề được khảo sát, thanh niên hiện nay coi trọng vai trò của những kiến thức chuyên ngành và kiến thức về quản lý nhân sự nhất đối với quá trình khởi nghiệp (ĐTB cùng là 2,63, cao hơn ĐTB của các câu trả lời). Điều này cho thấy, thanh niên coi trọng nhất hai yếu tố là kiến thức và con người. Những kiến thức chuyên ngành sẽ giúp thanh niên hiểu rõ về lĩnh vực ngành nghề mình khởi nghiệp, hiểu được quy luật vận hành, xu hướng thị trường, thị hiếu của khách hàng Đặc biệt, kiến thức chuyên ngành giúp thanh niên hiểu rõ nhất về chính sản phẩm của mình để từ đó có những tính toán phù hợp trong đầu tư và phát triển chiến lược kinh doanh. Đối với không chỉ các dự án khởi nghiệp mà còn đối với mọi hoạt động kinh doanh, yếu tố con người, quản lý nhân sự luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu (xét theo điểm phần trăm thì yếu tố này được thanh niên đánh giá mức độ “rất cần thiết” lên tới 66,4 %,). Bởi lẽ, chính con người là người lên kế hoạch, vận hành, triển khai dự án khởi nghiệp. Kiến thức về quản lý nhân sự sẽ giúp cho thanh niên lựa chọn được đúng những thành viên tham gia khởi nghiệp, hài hòa sự tương tác và lợi ích của các thành viên, từ đó, tạo một đường dây, mạng lưới hoạt động hiệu quả. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành và quản lý nhân sự, đối với quá trình khởi nghiệp, thanh niên cũng đánh giá rất cao mức độ cần thiết của những kiến thức về kinh doanh, tài chính và marketing. Bảng 1. Ý kiến của thanh niên về mức độ cần thiết của các lĩnh vực kiến thức đối với quá trình khởi nghiệp Không cần Bình Rất cần Điểm Độ lệch Lĩnh vực thiết thường thiết trung bình chuẩn 1. Kiến thức chuyên ngành 3,3 30,5 66,2 2,63 0,55 2. Kiến thức kinh doanh 4,2 31,1 64,7 2,60 0,57 3. Kiến thức về tài chính 4,4 29,9 65,7 2,61 0,57 4. Kiến thức về marketing 5,7 34,4 59,9 2,54 0,60 5. Kiến thức về quản lý nhân sự 3,8 29,8 66,4 2,63 0,56 Chung 2,60 0,44 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) Những khó khăn của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp Cũng như bất cứ hoạt động kinh doanh nào, hoạt động khởi nghiệp của thanh niên, nhất là trong giai đoạn đầu sẽ gặp rất nhiều những khó khăn trở ngại, gồm cả những khó khăn trong thực hiện, lên kế hoạch cũng như những khó khăn trong tiếp cận các chính sách liên quan đến khởi nghiệp (với mức độ đồng tình biến thiên từ 74,1 % đến 84,4 %). Về tiếp cận thông tin: Thanh niên hiện nay còn thiếu những thông tin về chính sách, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp (mức độ đồng tình 74,1 %); thiếu mạng lưới liên kết các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà trường và cá nhân khởi nghiệp (79 % đồng tình). Khi thanh niên còn thiếu thông tin về thị trường khởi nghiệp, thông tin về các chính sách hỗ trợ thì thanh niên sẽ rất khó chủ động lên các kế hoạch triển khai dự án khởi nghiệp của mình. Việc thiếu các mạng lưới liên kết giữa cơ sở đào tạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ làm thanh niên mất đi cơ hội hợp tác đầu tư, làm giảm chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cũng như làm thanh niên giảm các cơ hội được tiếp cận với thực hành nghề, tiếp cận các nguồn vốn vay, các nguồn hỗ trợ trong xã hội. Về tiếp cận nguồn vốn: Khó khăn lớn nhất của thanh niên gặp phải là khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi do yêu cầu về tài sản thế chấp (80,5 % đồng tình). Hiện nay, nhiều thanh niên mong muốn được vay vốn khởi nghiệp song điều kiện cho vay chặt chẽ, yêu cầu về tài sản thế chấp cũng đang là rào cản đối với thanh niên. Nhiều thanh niên chưa có tài sản riêng hoặc tài sản đứng tên của cha mẹ, ông bà nên việc tự lập trong đi vay là khó thực hiện. Mặt khác,
- Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Nhược Hiếu 361 nhiều gia đình, bố mẹ của thanh niên cũng đã sử dụng tài sản gia đình để thế chấp vay ngân hàng nên thanh niên không thể có tài sản để tiếp tục thế chấp. Về nguồn lực triển khai chính sách: 84,4 % thanh niên đồng tình rằng các điều kiện, nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các địa phương còn hạn chế. Thực chế cho thấy, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương mà tại đó, có những chính sách, hỗ trợ phù hợp với hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nhận thức, quan điểm của các cấp đảng ủy, chính quyền địa phương cũng sẽ có vai trò tác động rất quan trọng đến chủ trương, chính sách, chiến lược đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên tại nơi đó. Về môi trường khởi nghiệp: Các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp chưa rộng khắp, mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn (80,4 % đồng tình). Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục khởi nghiệp từ cấp THPT còn khá hạn chế (78,9 % đồng tình). Đây cũng chính là những lý do khiến cho nhận thức, hiểu biết của thanh niên về khởi nghiệp còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến tinh thần, mong muốn khởi nghiệp cũng như dẫn đến tình trạng các em không được định hướng về lĩnh vực, ngành nghề hay các điều kiện cần có để khởi nghiệp. Bảng 2. Ý kiến của thanh niên về những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp Đồng Không Đồng Khó khăn trong quá trình khởi nghiệp tình 1 đồng tình phần tình 1. Về tiếp cận thông tin Thiếu thông tin về chính sách, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp 74,1 20,8 5,2 Thiếu mạng lưới liên kết giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhà trường và cá nhân khởi 79,0 19,7 1,4 nghiệp 2. Về tiếp cận nguồn vốn Mức vay còn thấp so với nhu cầu khởi nghiệp 78,5 19,2 2,4 Khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi do yêu cầu về tài sản thế chấp 80,5 17,4 2,2 Chưa có quy định về ưu đãi về thuế thu nhập đối với nhà đầu tư dẫn đến việc thu hút 75,8 22,2 2,1 đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo còn hạn chế 3. Về nguồn lực triển khai chính sách Điều kiện, nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các địa phương 84,4 14,5 1,2 còn hạn chế Chính sách khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào mô hình doanh nghiệp 75,8 21,8 2,4 4. Về môi trường khởi nghiệp Việc giáo dục khởi nghiệp trong các trường THPT còn hạn chế 78,9 19,1 2,1 Chưa có nhiều sân chơi, CLB phát triển ý tưởng khởi nghiệp cho TN 76,2 20,6 3,3 Các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp chỉ tập trung ở các thành phố lớn 80,4 17,1 2,6 Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2019) Những mong đợi của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp Cũng khẳng định lại, dự án hay ý định khởi nghiệp của thanh niên sẽ rất khó thành công nếu như thanh niên không nhận được những sự hỗ trợ từ bên ngoài. Kết quả điều tra năm 2018 cho thấy, thanh niên hiện nay mong muốn nhận được sự hỗ trợ lớn nhất về vốn (78,5 %); được giáo dục về kiến thức khởi nghiệp (63,5 %); được giáo dục kiến thức về lĩnh vực ngành nghề khởi nghiệp (59,6 %). Kết quả điều tra năm 2019 cho thấy, thanh niên lại có mong muốn lớn nhất về được đào tạo các kiến thức lĩnh vực ngành nghề khởi nghiệp (58,0 %), trong khi yếu tố vốn đã thay đổi vị trí từ quan trọng nhất xuống vị trí thứ hai (54,9 %). Có thể khẳng định, yếu tố “vốn” là yếu tố giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với quá trình khởi nghiệp. Khi nói đến khởi nghiệp là nói đến sự chủ động, sự sẵn sàng gần như tuyệt đối của người sáng lập hoặc chủ dự án. Chính vì thế, khi thanh niên chủ động và sẵn sàng về vốn thì thanh niên mới có điều kiện và thỏa sức để phát triển những ý tưởng của mình. Có thể nối, vốn là một trong những nền tảng tiên quyết trong thực hiện các dự án khởi nghiệp. Một yếu tố cũng được coi là khá quan trọng đối với quá trình khởi nghiệp đó là những kiến thức về lĩnh vực ngành nghề khởi nghiệp và những kỹ năng khởi nghiệp. Như đã nói, lĩnh vực, kiến thức về ngành nghề khởi nghiệp sẽ giúp thanh niên hiểu được thị trường tiêu thụ sản phẩm, điều kiện cần có để phát triển sản phẩm, những sản phẩm giữ vai trò ưu tiên, thế mạnh của dự án. Ngoài ra, các kỹ năng khởi nghiệp cũng sẽ giúp thanh niên vận hành tốt doanh nghiệp của mình, sử dụng hài hòa nguồn lao động cũng như tạo thuận lợi cho quá trình gọi vốn đầu tư, phát triển sản phẩm. Những kỹ năng quan trọng cần có đối với những người khởi nghiệp có thể kể đến gồm: kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kỹ năng
- 362 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY hoạch định chiến lược; kỹ năng quản lý tài chính; quỹ năng xây dựng và lãnh đạo nhóm; kỹ năng bán hàng và marketing Bảng 3. Mong đợi về sự hỗ trợ của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp Lĩnh vực Tỉ lệ ( %) Năm 2018 Năm 2019 1. Được hỗ trợ về vốn 78,5 54,9 2. Được hỗ trợ về công nghệ 54,4 21,8 3. Được giáo dục về kiến thức khởi nghiệp 63,5 31,0 4. Được giáo dục về kiến thức lĩnh vực ngành nghề khởi nghiệp 59,6 58,0 5. Được đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp 54,3 38,5 6. Được tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh 49,4 23,0 7. Có người đồng hành, hỗ trợ 48,0 - Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2018) và Nguyễn Tường Lâm (2019) B. Cảm nhận của thanh niên về một số chính sách liên quan khởi nghiệp 1. Một số chính sách khởi nghiệp Trong một vài năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn xã hội đều quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp trong thanh niên. Những chủ trương, chính sách khuyến khích tinh thần khởi nghiệp hay hỗ trợ khởi nghiệp đã mang đến những lợi ích rất to lớn đối với toàn xã hội, trong đó có đối tượng thanh niên. Có thể kể ra một vài văn bản, chính sách trong lĩnh vực này như: Thứ nhất, nhóm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, gồm: Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, trong đó tại Điều 19 - Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp quy định rõ đối tượng hỗ trợ và nội dung hỗ trợ. Điều 23 quy định cụ thể về đối tượng vay vốn từ Quỹ. Quy định về mức vay, thời hạn vay vốn, lãi suất vay vốn, điều kiện đảm bảo cho vay được quy định tại các Điều 24-27. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 nhấn mạnh mục tiếu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động và quy định các nội dung hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 98/NQ-CP Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào một số nội dung quan trọng về hỗ trợ khởi nghiệp và các doanh nghiệp khởi sự như: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ít rủi ro, nhằm thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường; (2) Bãi bỏ rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; (3) Tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực; (4) Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” là văn bản đầu tiên quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới các đối tượng là cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành đã tạo ra khuôn khổ và hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho đối tượng học sinh, sinh viên được cụ thể hoá bằng Quyết định số 1665/QĐ-TTG ngày 30/10/2017 Thủ tướng Chính phủ cũng về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh,
- Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Nhược Hiếu 363 sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đề án này tập trung vào các biện pháp đẩy mạnh thông tin, truyền thông, hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, tạo môi trường khởi nghiệp, hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Sự ra đời của Đề án đã góp phần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Thông qua Đề án, học sinh, sinh viên được thụ hưởng nhiều ưu đãi từ khi họ hình thành các ý tưởng sáng tạo và xây dựng các chương trình, dự án khởi nghiệp. Thông tư 45/2019/TT-BTC Quy định quản lý tài chính thực hiện đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” quy định nội dung và mức chi hỗ trợ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Điều 10. Thứ hai, nhóm các văn bản luật cụ thể, gồm: Một loạt các văn bản luật có tác động lớn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp đã được Quốc hội ban hành năm 2014 có thể kể đến như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hải quan, Luật phá sản. Các luật này hướng đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế cũng như chính sách khuyến khích khởi nghiệp với mục tiêu tối đa hóa quyền tự do kinh doanh hợp pháp của người dân, đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm tăng cường tự do kinh doanh, tự do đầu tư, tự do thương mai và tự do lao động. Đó đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy khởi sự kinh doanh tại Việt Nam. Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12/6/2017 được coi là bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối của Đảng và các giải pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Với sự ra đời của luật này, nhiều điều khoản hỗ trợ và đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã được cụ thể hóa như quy định miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo của nhà đầu tư; hỗ trợ về công nghệ, đào tạo nhân lực, thu hút đầu tư, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại 2. Cảm nhận của thanh niên về các chính sách liên quan đến khởi nghiệp Cảm nhận của thanh niên về sự phù hợp của một số quy định về hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp 11,4 18,4 70,3 Hỗ trợ giá thuê mặt bằng tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng 9,2 17,9 73,0 Hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp 9,7 22,3 68,1 Mức lãi suất cho vay trực tiếp đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo từ Quỹ bằng 80% mức thấp nhất lãi 10,2 18,7 71,2 Miễn giảm thuế môn bài trong thời hạn 3 năm đầu đối với DN mới thành lập ,0.0,10.0,20.0,30.0,40.0,50.0,60.0,70.0,80.0,90.0,100.0 Không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Hình 5. Cảm nhận của thanh niên về sự phù hợp của một số quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Nhìn chung, đại đa số thanh niên được hỏi đều cho rằng, những quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay về cơ bản là phù hợp (ở cả hai mức độ đánh giá là ít phù hợp và rất phù hợp). Quy định được thanh niên đánh giá là phù hợp nhất là “hỗ trợ tối thiểu 50 % tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp” (73,0 % rất phù hợp và 17,9 % ít phù hợp). Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nội dung đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh chuyên sâu, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chế biến bao gồm: Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Khóa đào tạo quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh nhằm nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh.
- 364 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY Ngoài ra, tất cả những quy định khác đều được thanh niên đánh giá ở mức độ rất phù hợp tuy tỉ lệ thấp hơn song vẫn ở mức rất cao (dao động từ 68,1 % đến 71,2 %). Ý kiến của thanh niên về việc đề xuất hoàn thiện và bổ sung chính sách khởi nghiệp Từ thực trạng khởi nghiệp cũng như những khó khăn mà thanh niên gặp phải trong quá trình khởi nghiệp, chúng tôi khảo sát những đề xuất chính sách khởi nghiệp do chính thanh niên đưa ra. Đây cũng chính là những gợi ý mang tính thực tiễn góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khởi nghiệp ở nước ta hiện nay. Tổng hợp lại, chúng tôi nhận thấy, thanh niên đề xuất các nhóm giải pháp chính sau đây: Nhóm giải pháp chính sách ưu đãi phát triển khởi nghiệp: Bao gồm hỗ trợ vay ưu đãi, giảm giá thuê đất, giảm thuế cho thanh niên khởi nghiệp (93,4 % thanh niên cho là cần thiết). Đồng thời cần có chính sách khuyến khích kết nối các nguồn vốn quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (86,8 % cần thiết). Bảng 4. Đề xuất chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Cần Ít cần Không Nội dung chính sách thiết thiết cần thiết 1. Chính sách ưu đãi phát triển khởi nghiệp Nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giao đất, giảm giá thuê đất và giảm thuế cho 93,4 5,5 1,1 thanh niên khởi nghiệp Kết nối các nguồn vốn quĩ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ TN khởi nghiệp 86,8 11,9 1,3 2. Thông tin, tư vấn khởi nghiệp Tổ chức các chương trình, hoạt động hợp tác, kết nối, trao đổi thông tin, kiến thức 91,9 7,5 0,7 và kỹ năng khởi nghiệp Xây dựng cổng thông tin quốc gia về khởi nghiệp để hỗ trợ thanh niên kết nối 90,9 8,4 0,8 thông tin và ý tưởng Thanh niên khởi nghiệp được hỗ trợ về thông tin, tư vấn pháp lý và hỗ trợ phát 93,1 5,9 1,0 triển nguồn nhân lực 3. Chính sách tạo môi trường phát triển nghề nghiệp Đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 88,2 10,2 1,7 Có chính sách đầu tư phát triển các trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm, hệ sinh thái 88,1 10,7 1,3 khởi nghiệp cho thanh niên ở trung ương, cấp tỉnh và tại các doanh nghiệp Có chương trình, chính sách phát triển ý tưởng khởi nghiệp 92,9 6,7 0,5 Đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các mô hình, câu lạc bộ khởi nghiệp trong các cơ sở 91,4 8,0 0,6 giáo dục đại học, cơ sở đào tạo nghề nghiệp Các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tổ chức các khóa học khởi nghiệp, kinh 92,0 7,4 0,7 doanh cho thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp. Miễn giảm phí các chương trình đào tạo hướng dẫn về lập phương án sản xuất 89,9 8,9 1,3 kinh doanh, phát triển ý tưởng kinh doanh Nguồn: Viện Nghiên cứu Thanh niên (2019) Nhóm giải pháp về thông tin, tư vấn khởi nghiệp: Trong nhóm giải pháp này, thanh niên đề xuất tập trung vào các hoạt động hợp tác, kết nối, trao đổi thông tin kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp (91,9 % cần thiết) cũng như tư vấn các thông tin pháp lý về khởi nghiệp (93,1 % cần thiết). Nhóm giải pháp chính sách về tạo môi trường phát triển nghề nghiệp cho thanh niên: Đối với nhóm giải pháp này, thanh niên đề xuất tập trung vào các vẫn đề như: cần Có chương trình, chính sách phát triển ý tưởng khởi nghiệp (92,9 % cần thiết); Các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tổ chức các khóa học khởi nghiệp, kinh doanh cho thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp (92,0 % cần thiết) hay đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các mô hình, câu lạc bộ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo nghề nghiệp (91,4 % cần thiết). Nhóm chính sách này rất cần được đáng quan tâm hiện nay với những đề xuất cụ thể như chú trọng hoạt động giáo dục khởi sự kinh doanh ngay từ trong nhà trường,
- Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Nhược Hiếu 365 tạo sự kết nối trong hệ sinh thái khởi nghiệp, có những hỗ trợ cụ thể về mặt chi phí cho việc đào tạo khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp do thanh niên làm chủ. Có thể thấy, các ý kiến đề xuất của thanh niên đều hướng tới việc hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Để mục tiêu khởi nghiệp của thanh niên thành công, cần kết hợp đồng bộ những giải pháp nêu trên, một mặt vừa giúp đỡ được thanh niên nhưng một mặt những chính sách đó xuất phát từ chính nhu cầu, mong muốn của thanh niên nên sẽ mang tính thực tiễn và phù hợp rất cao đối với thanh niên. IV. KẾT LUẬN Bài viết trên đã bước đầu nhận diện thực trạng tinh thần khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên hiện nay. Từ các nội dung của bài viết, chúng tôi nhận thấy, tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam là khá cao, thể hiện ở tinh thần sẵn sàng đối mặt với những thách thức, rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy, thanh niên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình khởi nghiệp. Những kết quả thu được từ các cuộc điều tra cho thấy, hệ thống chính sách cho hoạt động khởi nghiệp nói chung vẫn còn những mặt hạn chế. Do vậy, để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, Nhà nước cần: - Xem xét về việc ban hành văn bản thống nhất về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp khởi nghiệp, cá nhân hay nhóm có dự án hoặc ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay chưa nhấn mạnh đến vấn đề ưu đãi cho chủ thể đối tượng thanh niên, mặc dù họ chính là lực lượng xã hội có tiềm năng nhất trong hoạt động khởi nghiệp. Do vậy, để tạo điều kiện cho thanh niên khởi nghiệp, nhất thiết cần đưa chủ thể thụ hưởng chính sách là thanh niên trong các văn bản quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp do thanh niên làm chủ. - Có sự đầu tư thích đáng vào hoạt động giáo dục khởi nghiệp cho thanh niên. Thực tế ở nước ta đang thiếu những giải pháp căn bản và đồng bộ để kết nối giáo dục với hoạt động kinh doanh và khởi nghiệp. Mặt khác, giáo dục khởi nghiệp cần được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân ít nhất từ bậc trung học phổ thông để các em có hiểu biết, kiến thức nền tảng về khởi nghiệp trước giai đoạn bước vào giáo dục chuyên nghiệp. - Cần thiết lập kênh giao tiếp hay mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp và các trường đại học nhằm tạo ra cơ sở dữ liệu liên quan đến việc thu thập, cập nhật dữ liệu, tư vấn và cung cấp thông tin và có những hỗ trợ kịp thời đối với thanh niên có dự định khởi nghiệp. - Nhà nước xây dựng, vận hành và cập nhật thường xuyên cổng thông tin quốc gia về khởi nghiệp để hỗ trợ thanh niên kết nối thông tin, ý tưởng, nguồn vốn khởi nghiệp. - Cần có chính sách cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh chẳng hạn như chính sách định hướng nhận biết các cơ hội kinh doanh hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ra nhập thị trường, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở trong các trường học, ở các địa phương. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thuế, phí, quyền sử dụng đất và một số cơ sở vật chất khác cho thanh niên khởi nghiệp. - Nhà nước có chính sách đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông dành cho thanh niên. Nhà nước khuyến khích thanh niên chia sẻ các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp; đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các chương trình phát triển ý tưởng khởi nghiệp, mô hình câu lạc bộ khởi nghiệp kinh doanh trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo nghề nghiệp. - Nhà nước hỗ trợ về thông tin, tư vấn pháp lý và phát triển nguồn nhân lực cho các mô hình khởi nghiệp của thanh niên; khuyến khích thanh niên khởi nghiệp qua đăng kí kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ tương tự doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với một số mô hình kinh doanh không phải doanh nghiệp (hộ kinh doanh, tổ hợp tác) V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục Thống kê. 2019. Số liệu thống kê dân số, lao động thanh niên (Số liệu Viện Nghiên cứu Thanh niên đặt hàng). [2] AGER. 2018. What drives the entrepreneurial spirit?. [3] VCCI. 2018. Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018. NXB. Thanh niên.
- 366 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP VÀ CẢM NHẬN CỦA THANH NIÊN VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY STARTUP AMONG YOUTH AND IT FEELINGS ABOUT SOME OF THE STARTUP POLICIES Nguyen Tuan Anh, Nguyen Nhuoc Hieu ABSTRACT: Starting a business among young people is one of the common phenomena in our country today. The paper uses data from three surveys conducted in 2018 and 2019 with the participation of 6,100 young people currently living, studying and working in 22 provinces and cities of Vietnam. The tool used is a self-declared questionnaire. The article shows that entrepreneurial spirit of young people is quite high. The percentage of young people who intend to start a business is quite large, but the percentage of young people implementing a startup project is not really high. The biggest motivation for starting a youth is micro passion. In the process of starting a business, young people face many difficulties. The State has also issued many policies to support young people to start their businesses, but many regulations and policies have not been effective and not suitable to the wants, needs and aspirations of young people. The article also proposes some solutions to improve the effectiveness of youth entrepreneurship projects in the future.