Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động

pdf 6 trang Gia Huy 2630
Bạn đang xem tài liệu "Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthanh_tra_kiem_tra_doanh_nghiep_fdi_ve_thuc_hien_cac_quy_din.pdf

Nội dung text: Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp FDI về thực hiện các quy định lao động

  1. THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG ThS. Phạm Thị Ngọc Mai Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Tóm tắt Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật Việt Nam về lao động. Việc vi phạm này ở các khía cạnh sau: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, không huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động (AT - VSLĐ), không đo kiểm môi trường lao động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Do hoạt động thanh tra, kiểm tra lao đông không thể tiến hành kiểm tra hết các doanh nghiệp FDI hiện nay. Điều này tạo những lỗ hổng cho các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Quy định lao động, I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG Về cơ bản các doanh nghiệp FDI thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, (96% giao kết hợp đồng có thời hạn từ 1 - 3 năm và hợp đồng không xác định thời hạn); tiền lương thực trả cao hơn tiền lương ghi trong hợp đồng từ 14 - 15%; tiền lương thực trả có xu hướng tăng từ 10 - 25%/năm; chênh lệch giữa tiền lương thực trả cho lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất so với lao động phổ thông là 3,5 lần; 80 - 90% doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động tương đối tốt do mới được thành lập và có trang thiết bị, máy móc hiện đại; 3/4 số doanh nghiệp được điều tra đã có tổ chức công đoàn với 80% người lao động tham gia công đoàn; 56% doanh nghiệp đã có thoả ước lao động tập thể và 45% có cán bộ hoà giải cấp cơ sở. Tuy nhiên bên cạnh những con số khả quan do công tác thanh tra, kiểm tra mang lại thì những cuộc đình công của người lao động thuộc doanh nghiệp FDI cũng gia tăng không ngừng. Điều này cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều vấn đề cần xem xét lại. Thứ nhất, lượng doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong khi số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm không đủ. Năm 2017, cả nước chỉ tiến hành được 4.184 cuộc thanh tra về thực hiện các quy định lao động và 1.366 cuộc kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất lượng chưa cao. Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao động cho thấy, 60% cuộc thanh tra diễn ra trong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn tới thực trạng, 222
  2. số các doanh nghiệp FDI không được thanh tra còn rất nhiều. Như vậy rõ ràng vấn đề đảm bảo về vi phạm lao động trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên. Thứ hai, lực lượng thanh tra viên về quy định lao động còn thiếu rất nhiều. Thống kê năm 2016 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), hiện cả nước có 420 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về quy định lao động trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 130 người). Như vậy, tính bình quân một thanh tra viên phải quản lý trên 1.300 doanh nghiệp. Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình quân một thanh tra viên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết số doanh nghiệp mà mình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm. Theo khuyến cáo của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển như nước ta, trung bình 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao động. Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta hiện nay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động. Thứ ba, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% là cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thức tế, Thanh tra các Sở LĐ- TBXH ở các tỉnh thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch. Thứ tư, hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ phục vụ cho việc thanh tra lao động cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự. Thứ năm, công tác quản lý về quy định lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ thống pháp luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động chưa tập trung, lực lượng thanh tra còn quá mỏng; tình hình thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện các quy định lao động trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn nhiều. Thứ sáu, thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên số lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề. Thứ bảy, hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về lao động. 223
  3. Thứ tám, việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp FDI hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước II. NGUYÊN NHÂN Một là, các ngành chức năng ở Trung ương cũng như địa phương, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, cũng như chưa thấy hết được tác hại và hậu quả xã hội nghiêm trọng do điều kiện lao động xấu, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Hai là, nhiều nội dung quan trọng về lao động chưa được quy định hoặc không thể quy định rõ trong trong Bộ luật Lao động, mà cần phải có quy định chi tiết mới thể hiện được. Ba là, hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng giúp Chính phủ thi hành Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, trước hết là hệ thống tổ chức Thanh tra lao động chưa được kiện toàn. Bộ máy biên chế và trình độ năng lực của các cơ quan thanh tra bất cập với nhiệm vụ và tình hình phát triển các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong kinh tế thị trường. Mặt khác chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra, kiểm tra khách quan, nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến; các cơ quan Kiểm sát, Tòa án nói chung chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa ra khởi tố và xét xử những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn lao động chết người, nhưng hầu hết các vụ tai nạn lao động chết người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng này đều được xử lý hành chính nội bộ nên không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa ngăn chặn các vụ tai nạn; sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động còn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Bốn là, một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như buộc người sử dụng lao động phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý thích đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Năm là, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới kéo theo người lao động phải làm việc trong điều kiện có nhiều nguy cơ mất an toàn. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng; việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề; kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao độngvà chăm sóc sức khỏe người lao động của doanh nghiệp còn rất hạn hẹp. 224
  4. Sáu là, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ; một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp công đoàn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động do đó chưa thực sự quan tâm, coi trọng thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, chưa thấy hết ý nghĩa và tác động của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường đối với đời sống người lao động Chính từ nguyên nhân trên dẫn tới kết quả thanh tra cho biết: hầu hết các doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện thấy vi phạm. Như số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2016 cho biết: qua thanh tra tại 2.149 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thì có tới 2.130 đơn vị vi phạm. Các doanh nghiệp FDI thường vi phạm pháp luật về quy định lao động như: thiếu giải pháp về kỹ thuật an toàn, trang bị bảo hộ lao động; trang bị bảo hộ lao động cho người lao động chưa đủ hoặc chưa trang bị; không bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại; không có hồ sơ sức khỏe đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp; che dấu khung số tai nạn lao động III. KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP FDI VỀ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH LAO ĐỘNG Một là hoàn thiện về pháp luật Hành lang pháp lý trong công tác thanh tra lao động bao gồm những quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức thanh tra lao động các cấp và thanh tra viên; phạm vi hoạt động; các quy định chế tài và thực hiện pháp luật đối với đối tượng thanh tra; các quy định về tổ chức, biên chế và cơ chế hoạt động của thanh tra chuyên ngành về lao động. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 tuy đã góp phần vào việc thực hiện pháp luật lao động, nhưng một số các quy định trong Nghị định này chưa sát với thực tế, còn có điểm chưa phù hợp, đòi hỏi trong thời gian tới phải ban hành Nghị định mới hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, là một công cụ pháp lý phục vụ cho công tác thanh tra lao động. Hai là tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện nay nước ta có 63 tỉnh, thành phố. Đó là vùng lãnh thổ về hành chính mà cần phải tính tới khi thực hiện việc Thanh tra độc lập. Theo khuyến cáo của Tổ chức lao động Quốc tế, nếu lấy tiêu thức về số lượng lao động tại các cơ sở sản xuất, hiện có 3 mức về số lao động để bố trí 1 thanh tra viên : 225
  5. - Tại các nước Công nghiệp phát triển nên bố trí mức 80.000 lao động có một thanh tra viên. - Tại các nước Công nghiệp mới phát triển nên bố trí mức 60.000 lao động có 1 thanh tra viên. - Tại các nước đang phát triển nên bố trí mức 40.000 lao động có 1 thanh tra viên. Tuy nhiên cũng có một số tiêu thức khác để xác định số lượng thanh tra viên như: Dựa theo số lượng doanh nghiệp trên địa bàn hoặc theo tiêu thức diện tích vùng lãnh thổ, đặc điểm địa lý, mật độ dân cư . Theo một số nghiên cứu thì 1 thanh tra viên nên phụ trách khoảng 300 doanh nghiệp trong điều kiện bình thường, với số doanh nghiệp như vậy thì trong vòng 2 năm các doanh nghiệp đều được thanh tra, kiểm tra. Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ khác và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm chí là cần đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng vào ngành nói chung. Ba là đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao động – Thương binh và xã hội Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và xã hội. Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho thanh tra viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn về nghiệp vụ thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Bốn là kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ theo hướng các phòng nghiệp vụ phụ trách từng lĩnh vực chuyên sâu. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của thanh tra các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo hướng có các bộ phận chuyên trách, phân công thanh tra viên phụ trách địa bàn quận, huyện, thị xã. Thành lập văn phòng đại diện của Thanh tra Bộ tại miền Trung, miền Nam. Thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra lao động, tiến tới nâng cấp thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra lao động khu vực ASEAN. Năm là tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. 226
  6. Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như khi đi công tác như diện tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy ảnh, các thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại v v Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết luận: Nhìn chung, công tác thanh tra nhà nước về lao động trong doanh nghiệp FDI những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong việc tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp FDI đã bắt đầu thừa nhận và thấy vai trò, tầm quan trọng của công tác thanh tra nhà nước về lao động tại doanh nghiệp của họ đối với việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các quan hệ lao động tại doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung 2012) 2. Luật Thanh tra 2010 3. Luật Đầu tư 4. Tổng cục Thống kê 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 6. Cục an toàn lao động 227