Thao túng số liệu để Báo cáo mức lợi nhuận ổn định tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – bằng chứng từ độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền

pdf 19 trang Gia Huy 23/05/2022 1930
Bạn đang xem tài liệu "Thao túng số liệu để Báo cáo mức lợi nhuận ổn định tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – bằng chứng từ độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthao_tung_so_lieu_de_bao_cao_muc_loi_nhuan_on_dinh_tai_cac_n.pdf

Nội dung text: Thao túng số liệu để Báo cáo mức lợi nhuận ổn định tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – bằng chứng từ độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 THAO TÚNG SỐ LIỆU ĐỂ BÁO CÁO MỨC LỢI NHUẬN ỔN ĐỊNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – BẰNG CHỨNG TỪ ĐỘ DAO ĐỘNG CỦA LỢI NHUẬN VÀ LUỒNG TIỀN INCOME SMOOTHING AMONG VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS – EMPIRICAL EVIDENCES FROM VARIABILITY OF CASH AND NET INCOME Đào Nam Giang, Nguyễn Thị Thanh Mai Học viện Ngân hàng giangdn@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Xét về lý thuyết, các nhà quản trị nói chung và trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng luôn mong muốn báo cáo một mức lợi nhuận ổn định và do đó luôn có khả năng họ sử dụng các thủ thuật kế toán để đạt được mục đích này. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực chứng về vấn đề này tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng cho được chú ý và chưa có những kết luận nhất quán. Bên cạnh đó, một trong những mô hình phổ biến để kiểm định giả thuyết về thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận là mô hình so sánh độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền do Lang và các cộng sự (2003, 2006) và Leuz và các cộng sự (2003) đưa ra. Hơn nữa, mô hình này tránh được vấn đề về việc phải đánh giá đúng công cụ nào mà đơn vị đã lựa chọn để thao túng lợi nhuận báo cáo. Tuy nhiên, do những đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà mô hình này hầu như chưa được sử dụng cho các nghiên cứu với mẫu là các NHTM và các TCTC. Bài viết này phát triển mô hình so sánh độ dao động của lợi nhuận và độ dao động của luồng tiền do Leuz et al. (2003) đề xuất với những điều chỉnh cần thiết cho lĩnh vực tài chính ngân hàng để kiểm định xem các NHTM Việt Nam có thao túng số liệu để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định hay không. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC) công bố của 22 ngân hàng trong 8 năm từ 2008-2015, và được phân tích bằng phân tích bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam có độ dao động lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận công bố. Trong khi đó, nếu một đơn vị có luồng tiền dao động mạnh thì lợi nhuận cũng sẽ dao động tương ứng. Điều này chứng tỏ các NHTM đã sử dụng các thủ thuật kế toán một cách tích cực để ổn định lợi nhuận báo cáo. Từ khóa: Dự phòng rủi ro tín dụng, thao túng số liệu để ổn định lợi nhuận, độ dao động của lợi nhuận, độ dao động của luồng tiền, thao túng lợi nhuận. ABSTRACT In theory, managers in banks as well as other business always prefer to report a stable stream of earnings, thus there always a chance that they did using accounting tactics to smoothing income. However, empirical studies in this issue has not been addressed thoroughly in developing countries (including Vietnam) and not jet reached a consensus conclusion. One of general approach in examining hypothesis on income smoothing, that proposed by Lang et all (2003, 2006) and Leuz et all (2003) is comparing between variability of net income and variability of cash with an assumption that variability of cash and income should converged. This approach also helps to avoid making assumption on tools selected by manager to smooth income. However, this approach has rarely used in banking industry due to special effects forming changes in cash and net income. This research uses a modified version of the model developed by Leuz et al. (2003) comparing variability of cashflow and variability of net income to test the smoothing hypothesis on Vietnamese banking system. Data were collected from published financial statements of 22 commercial banks from 2008 to 2015, and analysed by panel regression method using R. The results show that the variability of changes in operating cashflow was much higher than the variability of changes in net income during the research period. While firms with more volatile cash flows typically have more volatile net income and vice-versa. This proves that Vietnamese banks actively use accounting techniques to smooth their income. Key words: Loan loss provision, income smoothing, income variability, cash variability, earnings management. 681
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Giới thiệu Lợi nhuận báo cáo bị thao túng sẽ sai lệch với lợi nhuận thực của đơn vị, nhưng ngoài các con số kế toán chúng ta không có thước đo nào khác đáng tin cậy về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị báo cáo. Mặt khác, lợi nhuận là kết quả của kế toán dồn tích là việc phân bổ luồng tiền của đơn vị vào các kỳ có liên quan. Do đó, xét ở từng kỳ có sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền nhưng xét ở qui mô lớn và trong dài hạn lợi nhuận và luồng tiền phải có sự tương đồng. Luồng tiền khó bị thao túng và ít bị tác động bởi các chính sách kế toán hơn so với lợi nhuận. Do đó, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được coi như một mốc chuẩn để xem xét về việc lợi nhuận có phản ánh đúng kết quả kinh doanh của đơn vị báo cáo hay không. Với cách tiếp cận như trên, có thể thấy nếu lợi nhuận không bị thao túng thì độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền khi xem xét ở phạm vi lớn và trong dài hạn thì phải có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, theo lý thuyết về tài chính thì lợi nhuận được coi là có chất lượng tốt nếu đảm bảo xu hướng ổn định qua thời gian, tính bền vững luôn là một đặc điểm được các nhà đầu tư đánh giá cao ở lợi nhuận báo cáo. Do đó các nhà quản trị có xu hướng mong muốn báo cáo mức lợi nhuận ổn định và có thể sử dụng các thủ thuật kế toán để đạt được điều này. Thao túng số liệu kế toán để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định qua thời gian được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán nói chung và chất lượng lợi nhuận báo cáo nói riêng ở cả lĩnh vực phi tài chính (Mary E Barth, Landsman, Lang, and Williams (2012); Mary E. Barth, Landsman, and Lang (2008); Leuz, Nanda, and Wysocki (2003) và trong các tổ chức tài chính (Chi-Chun and Ryan (2006), El Sood (2012), Kilic, Lobo, Ranasinghe, and Sivaramakrishnan (2013), Anandarajan, Hasan, and Lozano-Vivas (2003), Bouvatier, Lepetit, and Strobel (2014). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu tập trung xem xét việc thao túng một số khoản dồn tích cụ thể mà điển hình là dự phòng rủi ro để báo cáo mức lợi nhuận ổn định và kết luận cũng chưa hoàn toàn nhất quán đặc biệt là với các ngân hàng ở châu Á (Đào Nam Giang, 2016). Do đó, việc nghiên cứu về hành vi thao túng số liệu kế toán nhằm ổn định lợi nhuận thông qua xem xét mối quan hệ giữa độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền sẽ cũng cấp các thông tin bổ sung hữu ích cho các nghiên cứu trước để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này. Mô hình phổ biến nhất theo hướng tiếp cận này là mô hình do (Leuz et al., 2003), (Lang et al., 2003) đề xuất hầu như không được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Lý do chính là do trong các mô hình này đòi hỏi phải xác định các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và luồng tiền của đơn vị báo cáo, trong khi các nhân tố này có sự khác biệt khá lớn giữa 2 lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Bài viết này sẽ tham khảo thêm các nghiên cứu tập trung riêng cho lĩnh vực tài chính ngân hàng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền của các NHTM từ đó điều chỉnh mô hình gốc ban đầu của (Leuz et al., 2003), (Lang et al., 2003) để khảo sát ở các NHTM Việt Nam. Với mẫu nghiên cứu gồm 22 NHTM Việt Nam trong 8 năm (2008-2015) và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng, bài viết đã đưa ra bằng chứng có ý nghĩa thống kê về việc các NHTM Việt Nam đã thao túng số liệu kế toán để ổn định lợi nhuận báo cáo. Kết quả này cũng tương đồng với những khảo sát trước đó của nhóm nghiên cứu về phân phối lợi nhuận và tính bền vững trong lợi nhuận báo cáo của các NHTM. Các kết quả này củng cố những nhận định về thực trạng thao túng số liệu kế toán và sự thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và đây là một vấn đề các nhà làm chính sách và quản lý cần giải quyết cho để hướng sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính. 1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thao túng số liệu thông qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và luồng tiền Chất lượng thông tin kế toán công bố nói chung và thao túng số liệu kế toán nói riêng là một hướng nghiên cứu quan trọng trong kế toán tài chính. Tuy nhiên, việc đo lường và đánh giá mức độ thao túng số liệu kế toán luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo Mary E. Barth, Landsman, and Lang (2008), chất lượng thông tin kế toán, trong đó có lợi nhuận báo cáo, được củng cố khi các thước đo kế toán phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị và khả năng của nhà quản trị trong việc thao túng số liệu kế toán 682
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 bị giới hạn. Nói cách khác, chất lượng của thông tin lợi nhuận báo cáo cũng phụ thuộc vào mức độ mà nó phản ánh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo. Tuy nhiên, ngoài con số kế toán chúng ta không có thước đo thay thế đáng tin cậy nào khác về kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo. Do đó, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đo lường chất lượng thông tin một cách gián tiếp và thường chỉ có thể đánh giá ở một số khía cạnh nhất định. Một trong các cách tiếp cận để đánh giá về chất lượng của lợi nhuận công bố là dựa vào mối quan hệ giữa lợi nhuận, luồng tiền và các khoản hạch toán dồn tích (chênh lệch giữa lợi nhuận và luồng tiền. Quan điểm chung của các nhà nghiên cứu là luồng tiền ít bị thao túng hơn lợi nhuận kế toán vốn được ghi nhận theo kế toán dồn tích với việc sử dụng rất nhiều các các ước tính và xét đoán kế toán. Do đó, đặc điểm của luồng tiền có thể có thể sử dụng như một căn cứ để xem xét đặc điểm của lợi nhuận báo cáo. Bản thân các cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán (IASB hay FASB) cũng cho rằng thông tin lợi nhuận báo cáo có chất lượng tốt hơn khi nó có thể giúp người sử dụng thông tin dự báo chính xác hơn về luồng tiền trong tương lai. Đồng thời, do cả báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh và Bảng Cân đối kế toán đều được lập trên cơ sở kế toán dồn tích nên các doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải cung cấp thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Theo IAS07, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hữu ích bởi nó xóa bỏ được tác động của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một loại giao dịch và sự kiện kinh tế, nó cũng hữu ích trong việc xem xét mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và dòng tiền thuần của đơn vị. Theo phân tích của Dechow (2002) và các nhà nghiên cứu khác, kế toán dồn tích đã tạo nên sự khác nhau giữa lợi nhuận và luồng tiền, nhưng về mặt dài hạn, trong cả vòng đời của doanh nghiệp thì lợi nhuận và luồng tiền sẽ giống nhau. Chính vì thế, mối quan hệ giữa lợi nhuận và luồng tiền đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như một tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán nói chung và mức độ thao túng các BCTC nói riêng. Theo Francis, LaFond, Olsson, và Schipper (2004), J. Francis (2008), lợi nhuận là kết quả của việc phân bổ một cách hiệu quả luồng tiền vào các kỳ báo cáo thông qua kế toán dồn tích. Do đó, khi lợi nhuận báo cáo phản ánh trung thực kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo giữa lợi nhuận, luồng tiền và các thông tin kế toán khác (ví dụ, các khoản dồn tích) sẽ có mối quan hệ với nhau. Schipper và Vincent (2003), cũng đưa ra một nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận công bố thông qua mối quan hệ giữa lợi nhuận, các khoản dồn tích và luồng tiền. Tóm lại, khi lợi nhuận báo cáo bị thao túng nó sẽ sai lệch với lợi nhuận thực của đơn vị. Tuy nhiên, ngoài các con số kế toán chúng ta không có thước đo nào khác đáng tin cậy về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị báo cáo. Mặt khác, lợi nhuận là kết quả của kế toán dồn tích là việc phân bổ luồng tiền của đơn vị vào các kỳ có liên quan. Do đó, xét ở từng kỳ có sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền nhưng xét ở quy mô lớn và trong dài hạn lợi nhuận và luồng tiền phải có sự tương đồng. Luồng tiền khó bị thao túng và ít bị tác động bởi các chính sách kế toán hơn so với lợi nhuận. Vì vậy, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được coi như một mốc chuẩn để xem xét về việc lợi nhuận có phản ánh đúng kết quả kinh doanh của đơn vị báo cáo hay không. Với cách tiếp cận như trên, khi xem xét trong phạm vi hẹp hơn có thể thấy nếu lợi nhuận không bị thao túng thì độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền khi xem xét ở phạm vi lớn và trong dài hạn thì phải có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, theo lý thuyết về tài chính thì lợi nhuận được coi là có chất lượng tốt nếu đảm bảo xu hướng ổn định qua thời gian, tính bền vững luôn là một đặc điểm được các nhà đầu tư đánh giá cao ở lợi nhuận báo cáo. Do đó, các nhà quản trị có xu hướng mong muốn báo cáo mức lợi nhuận ổn định và có thể sử dụng các thủ thuật kế toán để đạt được điều này. Vấn đề này đã được phân tích trong rất nhiều nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán nói chung và chất lượng lợi nhuận báo cáo nói riêng (Mary E Barth, Landsman, Lang, and Williams (2012); Mary E. Barth, Landsman, and Lang (2008); Leuz, Nanda, and Wysocki (2003), (Burgstahler, Hail, & Leuz, 2006), (Jeanjean and Stolowy (2008); Stlowy and Breton (2004)) và các tác giả khác). Động cơ và xu hướng của việc thao túng này không bị tác động bởi lĩnh vực hoạt động hay đặc điểm ngành nghề của đơn vị báo cáo (tổ chức tài chính hay phi tài chính). Và thước đo điển hình để đánh giá mức độ thao túng này trong các nghiên cứu trước là so sánh độ dao dộng của lợi nhuận và luồng tiền do Leuz et al. (2003) và (Lang et al., 2003) đề xuất. Sự 683
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 phổ biến của việc sử dụng thước đo này trong đánh giá thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận (income smoothing) cũng được khẳng định trong tổng luận về các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán của P. Dechow, Ge, và Schrand (2010). Kế thừa cách tiếp cận của Leuz et al. (2003), (Lang, Raedy, & Yetman, 2003) đã xây dựng mô hình để đo lường mức độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền. Cách tiếp cận và mô hình của (Lang et al., 2003) được kế thừa và phát triển trong rất nhiều các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán sử dụng mẫu nghiên cứu đa quốc gia và đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS đến chất lượng thông tin kế toán như Mary E Barth et al. (2012), Mary E. Barth et al. (2008), Dimitropoulos, Asteriou, Kousenidis, and Leventis (2013), Iatridis (2010). (Lang et al., 2003) đã xây dựng 2 thước đo cụ thể để nghiên cứu việc điều chỉnh số liệu nhằm ổn định lợi nhuận là: (1) So sánh độ dao động của lợi nhuận và độ dao động của luồng tiền; và (2) Xác định hệ số tương quan giữa tăng/giảm của luồng tiền và tăng/giảm của các khoản hạch toán dồn tích. Thước đo thứ nhất được tính toán như sau: Tăng/giảm của lợi nhuận được hồi quy với các biến tác động đã được xác định từ các nghiên cứu trước (ví dụ, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng của doanh thu, số cổ phiếu phát hành, hệ số nợ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, vòng quay của tài sản hàng năm, được kiểm toán bởi Big 4 hay không). Độ dao động của lợi nhuận được xác định bằng độ lệch chuẩn (hoặc phương sai) của phần dư trong hồi quy trên. Tăng/giảm của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng được hồi quy với cùng một nhóm biến độc lập như tăng/giảm của lợi nhuận. Độ dao động của luồng tiền chính là độ lệch chuẩn hay phương sai của hồi quy thứ 2. Thước đo thứ 2 được xây dựng trên quan điểm các nhà quản trị có thể điều chỉnh các khoản hạch toán dồn tích để trung hòa những biến động thái quá của luồng tiền. Do đó, ta có thể xem xét hệ số tương quan giữa tăng/giảm của luồng tiền và tăng/giảm của tổng các khoản hạch toán dồn tích để đánh giá về mức độ điều chỉnh số liệu nhằm ổn định lợi nhuận. Cụ thể, theo (Leuz et al., 2003), do bản chất của kế toán dồn tích nên tăng/giảm của luồng tiền sẽ có mối tương quan âm với tăng/giảm các khoản hạch toán dồn tích. Tuy nhiên, nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan này lớn thì là bằng chứng về việc các khoản dồn tích được điều chỉnh để có mức lợi nhuận báo cáo ổn định. (Leuz et al., 2003) căn cứ vào các nghiên cứu trước cũng đã đề xuất công thức để tính toán giá trị của các khoản hạch toán dồn tích và luồng tiền cho các doanh nghiệp phi tài chính. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo trong các Ngân hàng thương mại và đề xuất về sử dụng cách tiếp cận so sánh độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền Như đã đề cập ở phần 1, thao túng số liệu kế toán nhằm báo cáo một mức lợi nhuận ổn định được coi là một động cơ phổ biến của nhà quản trị trong mọi lĩnh vực trong đó có các NHTM. Và một hướng tiếp cận phổ biến để nghiên cứu vấn đề này là so sánh giữa độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền. Hướng tiếp cận này không bị giới hạn hay tác động bởi các đặc điểm ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh của đơn vị báo cáo. Nó cũng không đòi hỏi phải đặt ra giả thuyết về công cụ (hay loại thu nhập/chi phí) được sử dụng để tạo ra sự ổn định giả tạo của lợi nhuận. Nói cách khác, cách tiếp cận này hoàn toàn có thể áp dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hay bất cứ lĩnh vực nào khác. Vậy các hoạt động thao túng số liệu dể ổn định lợi nhuận có phổ biến trong các NHTM hay không? Mối quan hệ giữa độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền trong lĩnh vực này như thế nào? Đào Nam Giang (2016) đã tổng quan các nghiên cứu trước và cho thấy phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng chủ yếu tập trung xem xét việc thao túng dự phòng rủi ro để báo cáo mức lợi nhuận ổn định. Mặt khác, để nghiên cứu mức độ sử dụng dự phòng để thao túng lợi nhuận, các nhà nghiên cứu cần xác định các biến kiểm soát để phân tách giữa giá trị dự phòng khách quan và giá trị dự phòng bị thao túng. Tuy nhiên, những biến kiểm soát nào cần đưa vào mô hình không hoàn toàn nhất quán trong các nghiên cứu. Mặt khác, kết luận về việc các ngân hàng có hay không điều chỉnh dự phòng để ổn định lợi nhuận báo cáo chưa hoàn toàn nhất quán giữa các nghiên cứu trước, đặc biệt là đối với các quốc gia châu Á. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định hành vi thao túng số liệu nhằm ổn định lợi nhuận báo cáo tại các NHTM (Chi-Chun and Ryan (2006), El Sood (2012), Kilic, Lobo, Ranasinghe, 684
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 and Sivaramakrishnan (2013), Anandarajan, Hasan, and Lozano-Vivas (2003), Bouvatier, Lepetit, and Strobel (2014) Tuy vậy, vẫn có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược. Theo Beatty, Chamberlain, and Magliolo (1995) và Ahmed, Takeda, and Thomas (1999) không có bằng chứng cho thấy các NHTM Mỹ lợi dụng dự phòng rủi ro để ổn định lợi nhuận báo cáo. Laeven and Majnoni (2003) đưa ra bằng chứng thông kê về việc các ngân hàng châu Á (trừ Nhật Bản) không thực hiện hành vi thao túng số liệu dự phòng rủi ro để báo cáo một mức lợi nhuận ổn định hơn. Riêng đối với Việt Nam, đã có hai nghiên cứu đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, kết luận nghiên cứu cho cùng một giai đoạn (từ 2006 - 2012) lại mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với những nghiên cứu trước khi xem xét các đặc điểm thể chế và văn hóa của Việt Nam (Bryce et al., 2015 và Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn, 2014). Nói cách khác, việc các NHTM có thao túng dự phòng để báo cáo mức lợi nhuận ổn định hay không vẫn là một câu hỏi mở. Mặt khác, do quá tập trung theo cách tiếp cận đánh giá chất lượng của các khoản dồn tích cụ thể mà điển hình là khoản dự phòng rủi ro tín dụng nên một số tiêu chí rất phổ biến trong nghiên cứu mức độ thao túng lợi nhuận kế toán nói chung nhưng hầu như không được đề cập trong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điển hình chính là việc xem xét mối quan hệ giữa mức độ dao động của lợi nhuận và mức độ dao động của luồng tiền trong đánh giá khả năng thao túng số liệu để ổn định mức lợi nhuận báo cáo. Trong khi đó, gần đây rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra để ổn định lợi nhuận báo cáo, các NHTM đang sử dụng rất nhiều các công cụ khác ngoài dự phòng rủi ro và việc sử dụng các công cụ này có những tác động qua lại lẫn nhau. (Kilic et al., 2013) cho rằng, quy định về kế toán công cụ phái sinh của FASB (SFAS133) có xu hướng khiến lợi nhuận báo cáo của các ngân hàng dao động nhiều hơn và do đó ngân hàng nào bị tác động lớn bởi các quy định này sẽ có xu hướng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để ổn định lợi nhuận nhiều hơn. Theo (Agarwal et al., 2007) chứng minh các ngân hàng Nhật Bản chuyển sang sử dụng lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư để ổn định lợi nhuận báo cáo. (Mary E Barth, Gómez-Biscarri, et al., 2012) đưa ra bằng chứng về việc sử dụng các khoản hạch toán dồn tích từ chứng khoán sẵn có để bán (AFS) của các ngân hàng Mỹ để ổn định lợi nhuận. Mô hình của (Leuz et al., 2003), (Lang et al., 2003) hầu như không được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng do vấn đề mấu chốt trong các mô hình này là xác định các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận và luồng tiền của đơn vị báo cáo. Tuy nhiên, các nhân tố này có sự khác biệt khá lớn giữa 2 lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Theo tác giả được biết, cho tới hiện nay mới chỉ có một số ít nghiên cứu triển khai theo hướng này cho lĩnh vực ngân hàng tài chính, điển hình là nghiên cứu của Biurrun and Rudolf (2010). Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ tính toán hệ số tương quan giữa tăng/giảm của luồng tiền với tăng/giảm tổng các khoản hạch toán dồn tích, không so sánh độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền. Trong đó tổng dồn tích được xác định theo mô hình của (Yasuda, Okuda, & Konishi, 2004). Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được xác định một cách gián tiếp bằng chênh lệch giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tổng dồn tích (các tác giả sử dụng dữ liệu từ Bankscope nên không có thông tin trực tiếp về luồng tiền từ hoạt động kinh doanh). Biurrun and Rudolf (2010) cho thấy, việc điều chỉnh số liệu để ổn định lợi nhuận phổ biến ở các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển và phổ biến hơn ở các nước có nguồn vốn đến từ hệ thống ngân hàng so với các nước có nguồn vốn của các doanh nghiệp đến chủ yếu từ thị trường chứng khoán. Đối với các nước châu Á trong mẫu nghiên cứu, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan là khá lớn ở các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Philippin nhưng tương đối nhỏ ở Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, với phương pháp của Biurrun and Rudolf (2010), mô hình xác định tổng dồn tích cho lĩnh vực ngân hàng vẫn cần có những thảo luận và đánh giá thêm. Một hướng để khắc phục hạn chế trong phương pháp của Biurrun and Rudolf (2010) là thu thập thêm thông tin về luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của các NHTM trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ (số liệu này không có trong cơ sở dữ liệu Bankscope). Từ đó, có thể xác định giá trị tổng dồn tích bằng chênh lệch giữa luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận. 685
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Tóm lại, do khó khăn và khác biệt trong cách thức xác định giá trị các khoản dồn tích nên việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận, luồng tiền và các khoản hạch toán dồn tích chưa thực sự được chú trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong khi đó, việc tổng hợp và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và luồng tiền của các NHTM có thể giúp phát triển các nghiên cứu so sánh độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền, so sánh giữa các khoản dồn tích và luồng tiền. Các nghiên cứu theo hướng này sẽ cung cấp những thông tin bổ sung hữu ích để đánh giá về hành vi điều chỉnh số liệu nhằm báo cáo mức lợi nhuận ổn định trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác, các nghiên cứu trước cũng khẳng định nếu các cơ chế quản trị công ty khuyến khích việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn thì các NHTM sẽ có xu hướng điều chỉnh số liệu kế toán nhiều hơn (ví dụ (Cornett, McNutt, & Tehranian, 2009), (Leventis & Dimitropoulos, 2012), (Altamuro & Beatty, 2010) Trong khi đó, theo (Nguyen Dinh Cung, 2008) mặc dù các quy định liên quan đến khung quản trị công ty của các công ty cổ phần ở Việt Nam đã được ban hành đầy đủ nhưng việc vận hành trong thực tế còn khác khá xa so với quy định. Cụ thể, cơ cấu quản trị công ty tại Việt Nam vẫn mang tính tập quyền với quyền lực tập trung ở một ít cá nhân, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, kiểm soát từ bên ngoài còn chưa hình thành hoặc không hiệu quả. Do đó, nguy cơ lạm quyền là rất cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của công ty, lợi ích của các cổ đông và các bên có liên quan cũng như lợi ích chung của cả nền kinh tế. (Tran Thi Thanh Tu, Nguyen Hong Son, Pham Bao Khanh, 2014) cũng kết luận rằng quản trị công ty của các NHTM Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu của OECD và còn thấp rất xa so với chuẩn mực quốc tế. Và những yếu kém trong quản trị công ty đưa đến hậu quả là xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, theo (Nobes & Parker, 2008) các nước có nguồn cung cấp tài chính của các doanh nghiệp chủ yếu đến từ ngân hàng, các nước có hệ thống luật dân sự thường có xu hướng bảo thủ và thận trọng hơn, do đó thường coi trọng sự ổn định của lợi nhuận báo cáo. Việc thiết lập các khoản dự trữ ngầm nhằm ổn định lợi nhuận được coi như một thông lệ tại một số quốc gia có hệ thống luật dân sự như Đức và điều này cũng được khẳng định trong các nghiên cứu thực chứng (ví dụ (Bornemann, Kick, Memmel, & Pfingsten, 2012; Hung & Subramanyam, 2007). Trong khi đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam là dân luật. Ngoài ra, theo (Kanagaretnam, Lim, & Lobo, 2011) các NHTM ở các nước chủ nghĩa cá nhân cao, khoảng cách quyền lực cao, và mức độ né tránh rủi ro thấp thì có xu hướng điều chỉnh số liệu nhằm báo cáo mức lợi nhuận ổn định nhiều hơn. Và theo G.Hofstede (2015), Việt Nam là nước có khoảng cách quyền lực cao và mức độ né tránh rủi ro thấp1. Từ những phân tích trên, có thể thấy chúng ta có căn cứ để đặt giả thuyết về việc các NHTM Việt Nam có điều chỉnh số liệu kế toán để báo cáo mức lợi nhuận ổn định. Vận dụng mô hình của Leuz et al. (2003) để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm chứng minh dự báo này, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là “tại các NHTM Việt Nam, độ dao động của lợi nhuận báo cáo thấp hơn so với độ dao dộng của luống tiền từ hoạt động kinh doanh”. 2. Các biến và thang đo sử dụng trong mô hình so sánh độ dao động của lợi nhuận và độ dao động của luồng tiền Khi xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và luồng tiền, một điều không thể phủ nhận là cả hai biến này bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố khác ngoài các vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán. Ví dụ, các ngành khác nhau sẽ có mức dao động của lợi nhuận và luồng tiền là khác nhau, các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro cũng có đặc điểm luồng tiền và lợi nhuận khác với các doanh nghiệp thận trọng. Do đó, để có cái nhìn chuẩn xác về mối quan hệ giữa độ dao động của lợi nhuận báo cáo và luồng tiền, ta cần đưa vào mô hình các biến số kiểm soát các yếu tố đặc thù này. Nghiên cứu này tập trung vào 1 ngành (lĩnh vực) tại một quốc gia, do đó các biến kiểm soát cần thiết chính là những biến liên quan đến đặc thù riêng của từng ngân hàng. Vậy những biến kiểm soát nào cần đưa vào mô hình? 1 Theo: truy cập tháng 12/2015. 686
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Theo (Mary E. Barth et al., 2008), (Ahmed, Neel & Wang, 2013), (Dimitropoulos et al., 2013) và các nghiên cứu trước, các biến kiểm soát được đưa vào mô hình bao gồm: Tăng trưởng (đo bằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu); tăng/giảm vốn chủ sở hữu (VCSH); tỷ lệ đòn bẩy (tổng nợ phải trả/tổng vốn chủ sở hữu); tăng/giảm tổng nợ; tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản; quy mô (logarit tự nhiên của giá trị vốn cổ phần) và luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều thực hiện trên các mẫu không bao gồm các doanh nghiệp tài chính. Và có thể thấy một số biến kiểm soát kể trên sẽ không phù hợp cho lĩnh vực tài chính, ví dụ doanh thu hay tăng/giảm doanh thu. Phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính cũng đo lường quy mô của ngân hàng bằng tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng cũng thường được đo tằng tỷ lệ tăng của tổng tài sản ((Beatty, Ke, & Petroni, 2002), (Altamuro & Beatty, 2010) và (Kanagaretnam, Lim, & Lobo, 2014) và các tác giả khác). Để xác định các biến kiểm soát phù hợp hơn, tác giả tham khảo thêm các nghiên cứu tập trung riêng cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể, (Altamuro & Beatty, 2010) và (Kanagaretnam et al., 2014) khi nghiên cứu về khả năng dự báo lợi nhuận và luồng tiền tương lai của lợi nhuận báo cáo, đã xác định các biến kiểm soát bao gồm: Quy mô, Tỷ lệ vốn huy động từ tiền gửi, và cơ cấu danh mục cho vay. (Beatty et al., 2002), (Altamuro & Beatty, 2010) và (Kanagaretnam et al., 2014), khi nghiên cứu khả năng các NHTM thao túng số liệu để tránh báo cáo lỗ và cố gắng báo báo mức lợi nhuận dương nhỏ, đã sử dụng các biến kiểm soát: quy mô, tăng trưởng, dự nợ tín dụng, hệ số đòn bẩy (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), tăng giảm luồng tiền thuần, và dự phòng rủi ro tín dụng. Trong đó theo (Altamuro & Beatty, 2010), DFRRTD đầu kỳ được đưa vào thay thế cho 2 biến thể hiện rủi ro trong danh mục tài sản sinh lời của ngân hàng là chi phí dự phòng và nợ xấu do những hạn chế về dữ liệu. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, Batten and Xuân Vinh (2013) đã tổng hợp các yếu tố: hệ số an toàn vốn CAR, mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng (được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, số dư DFRRTD, và nợ xấu); tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản, đặc điểm sở hữu (nhà nước hay tư nhân), mức độ tập trung và quy mô ngân hàng. Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh (2014) cũng tổng hợp từ các nghiên cứu trước và xác định các nhân tố nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các NHTM gồm: quy mô ngân hàng (xác định bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản); tiền gửi khách hàng, cấu trúc tài chính (đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), và tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Căn cứ vào những phân tích trên, các biến kiểm soát được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: Quy mô, tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng cho vay khách hàng để kiểm soát về khả năng sinh lời và rủi ro trong hoạt động ngân hàng; khả năng quản trị chi phí hoạt động và chi phí rủi ro tín dụng; luồng tiền từ hoạt động kinh doanh kỳ trước và lợi nhuận trước thuế của kỳ trước để phản ánh độ trễ của dữ liệu. Bảng 1: Mô hình nghiên cứu độ dao động của lợi nhuận và độ dao động của luồng tiền Tên mô hình Mô hình 1 (Dao động của lợi nhuận) dniit= γ1*bcfoit + γ 2*bebtit + γ 3*growthit + γ4*sizeit + γ5*ovhit + γ6*llpit + γ7*loanit + e Tên mô hình Mô hình 2 (Dao động của luồng tiền) dcashit= δ1*bcfoit +δ2*bebtit + δ3*growthit + δ4*sizeit + δ5*ovhit + δ6*llpit +δ7*loanit + e Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình như sau: dniit Tăng/giảm lợi nhuận ngân hàng i năm t, được tính bằng lợi nhuận trước thuế năm t trừ lợi nhuận trước thuế năm t-1 chia tổng tài sản đầu kỳ. dcashit Tăng/giảm luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng i năm t, được tính bằng chênh lệch giữa luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm t và t -1 chia tổng tài sản đầu kỳ. growthit Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng i năm t tính bằng chênh lệch giữa tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ chia tổng tài sản đầu kỳ. 687
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ovhit Khả năng quản trị và bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng i năm t, được tính bằng Chi phí hoạt động chia cho Tổng thu nhập trước chi phí hoạt động. llpit Khả năng quản trị và bù đắp chi phí dự phòng của ngân hàng i năm t, được tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chia cho Lợi nhuận trước thuế và dự phòng. sizeit Quy mô ngân hàng i năm t, bằng logarit tổng tài sản đầu năm t. loan Tốc độ tăng trưởng tín dụng, bằng Cho vay khách hàng năm t chia cho cho vay khách hàng năm t-1. bcfoit Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm t-1 của ngân hàng i. bebtit Lợi nhuận trước thuế năm t-1 của ngân hàng i. e: Phần sai số. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Các biến sử dụng trong các mô hình xác định độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền được trình bày cụ thể trong Bảng 1. Để đảm bảo khả năng so sánh trực tiếp cho giá trị phần dư thu được từ mô hình, cả 2 mô hình sử dụng chung một nhóm biến độc lập. Căn cứ theo lý thuyết về hoạt động ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng càng lớn thì độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền cũng lớn hơn. Do đó, các hệ số γ3; δ3 của biến “growth” trong cả 2 mô hình dự kiến đều mang dấu dương thể hiện mối quan hệ đồng biến với độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền. Các khoản cho vay là tài sản sinh lời chính của ngân hàng do đó nếu hoạt động tín dụng mở rộng sẽ là tiềm năng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng nếu kiểm soát rủi ro không tốt đây cũng là nguồn rủi ro tiềm tàng rất lớn. Hệ số γ7 của biến cho vay (loan) trong mô hình độ dao động của lợi nhuận (dni) dự kiến có dấu dương cho thấy nếu gia tăng tín dụng khả năng sinh lời có thể cao hơn, nhưng nếu mức độ gia tăng tín dụng lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn và thể hiện ở việc lợi nhuận có xu hướng dao động mạnh hơn. Mặt khác, mặc dù là tài sản sinh lời chính, nhưng giá trị cho vay thể hiện số vốn ngân hàng đã giải ngân cho khác hàng tức là luồng tiền ra chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế hệ số δ7 của biến “loan” trong mô hình ước tính độ dao động của luồng tiền (dcash) dự kiến có dấu âm. Các biến “bcfo” và “bebt” được đưa vào mô hình để kiểm soát độ trễ của dữ liệu và dự kiến sẽ có mối quan hệ nghịch biến với độ dao động của “dcash” và “dni” và các hế số tương ứng trong cả 2 mô hình sẽ có dấu âm. Đối với biến “size” phản ánh quy mô của ngân hàng, và các NHTM lớn thường có xu hướng hoạt động ổn định hơn, nhưng mặt khác các đơn vị có quy mô lớn có nhiều khả năng thực hiện các dự án, các hoạt đông lớn và do đó có thể tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động. Do đó nhóm tác giả không đưa ra dự báo về dấu của các hệ số hồi quy liên quan đến biến này. Các biến “ovh” và “llp” được đưa vào để phản ánh khả năng kiểm soát chi phí và rủi ro, các biến này gia tăng có nghĩa là phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh phải dùng để bù đắp cho các chi phí này lớn hơn và ngược lại. Theo kỳ vọng thông thường, các ngân hàng có thể quản trị rủi ro và chi phí tốt hơn sẽ có xu hướng hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, thận trọng hơn và do đó sự biến động của lợi nhuận và luồng tiền có xu hướng nằm trong một biên độ hẹp. Do đó, hệ số hồi quy của các biến này trong cả 2 mô hình được kỳ vọng có dấu âm Độ dao động của lợi nhuận VARIABILITY (dni) được xác định bằng phương sai của phần dư trong mô hình (1). Độ dao động của luồng tiền VARIABILITY (dcash) được xác định bằng phương sai của phần dư trong mô hình (2). Căn cứ vào giả thuyết nghiên cứu, nhóm tác giả kỳ vọng rằng “VARIABILITY (dni)” sẽ nhỏ hơn “VARIABILITY (dcash)”. Về phương pháp phân tích, căn cứ vào đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bảng cân bằng với sự hỗ trợ của phần mềm R; sử dụng các kiểm định phù hợp để đánh giá 688
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 về độ tin cậy của mô hình cũng như các kiểm định thống kê để chọn mô hình tối ưu. Về mẫu nghiên cứu, để đảm bảo tính đáng tin cậy của các kết quả hồi quy, chúng tôi thu thập dữ liệu của tất cả các NHTM Việt Nam, sau đó loại bỏ các trường hợp không đủ các dữ liệu nghiên cứu cần thiết cho cả 8 năm (từ 2008 - 2015). Mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 22 ngân hàng trong 8 năm với 154 quan sát (do biến độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền cần dữ liệu của 2 năm nên với dữ liệu liên tục của 8 năm thì sẽ xác định được 7 quan sát tương ứng với mỗi ngân hàng). 3. Kết quả thực nghiệm về độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 3.1. Thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu Thống kê mô tả về các biến sử dụng trong phân tích độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền của các NHTM Việt Nam được tổng hợp trong bảng 2. Căn vào số liệu trong bảng có thể thấy lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có mức bình quân thấp hơn so với luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và độ biến thiên cũng thấp hơn. Độ lệch chuẩn của “bebt” chỉ có 0,007 nhưng độ lệch chuẩn của biến “bcfo” lớn hơn gấp hơn 10 lần (0,102). Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (bebt = Lợi nhuận năm t-1/Tổng tài sản cuối năm t-1) chạy từ 0.02 - 5.2%. Tỷ lệ luồng tiền tương ứng biến động từ -47% - 36,7%. Các NHTM Việt Nam tăng trưởng quy mô tài sản trong giai đoạn nghiên cứu khá cao với tốc độ bình quân là 27,5%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các ngân hàng và giữa các năm thể hiện ở độ lệch chuẩn lên đến 32,6, dao động từ -37,3% đến trên 150%. Hình thái phân phối tương tự cũng có thể thấy ở các biến “size”, “loan” và “ovh”, tuy nhiên độ dao động ít hơn so với “growth” và “cfo”. Đặc điểm phân phối này một phần là do trong giai đoạn nghiên cứu, hệ thống NHTM Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn phát triển và tăng trưởng mạnh sang giai đoạn khó khăn và phải tái cơ cấu. Chính vì thế luồng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như các biến phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng như “loan”, “llp”, “ovh” và “growth” đều dao động rất mạnh. Tuy nhiên, lợi nhuận báo cáo không đi theo xu hướng chung này. Có thể thấy khá rõ tăng giảm luồng tiền khá lớn với bình quân của dcash là 0,009 với độ lệch chuẩn là 0,177. Lợi nhuận có xu hướng ổn định, tăng giảm của lợi nhuận (dni) bình quân chỉ 0,003 và độ lệch chuẩn là khoảng 0,01. Bảng 2: Nghiên cứu độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền của NHTM Việt Nam - Thống kê mô tả các biến Trung vị Độ lệch Trung bình (Rahdarian Biến Số quan sát chuẩn Min Max (Mean) & (St. Dev.) Hamedian) dcash 154 0.009 0.177 -0.685 -0.007 0.659 Dni 154 0.003 0.010 -0.028 0.001 0.050 bcfo 154 0.030 0.102 -0.470 0.032 0.368 bebt 154 0.013 0.007 0.0002 0.013 0.052 growth 154 0.275 0.326 -0.373 0.187 1.545 ovh 154 0.511 0.139 0.227 0.484 0.927 Size 154 17.904 1.234 14.894 17.994 20.310 Llp 154 0.326 0.257 -0.972 0.311 0.963 Loan 154 1.288 0.298 0.767 1.199 2.650 689
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Hình 1 cho thấy hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu. Theo đó, biến “growth” – tăng trưởng có mối tương quan chặt chẽ với cả biến động của dòng tiền và lợi nhuận. Hai nhân tố chính có tương quan với sự biến động của dòng tiền là dòng tiền năm trước và tốc độ tăng trưởng. Tăng/giảm lợi nhuận không cho thấy sự liên hệ rõ nét với lợi nhuận năm trước, nhưng có mối quan tương chặt chẽ với các nhân tố phản ánh đặc điểm tình hình tài chính và hoạt động của đơn vị. Khả năng bù đắp chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro thấp thì lợi nhuận tăng chậm lại; ngược lại tốc độ tăng trưởng tài sản nói chung và tốc độ tăng tín dụng - tài sản sinh lời chính của ngân hàng cao thì tương ứng tốc độ tăng của lợi nhuận cũng cao hơn. Hình 1: Hệ số tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Hình 1 cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập phần lớn dưới 0,5; ngoại trừ hệ số tương quan giữa biến “growth – tăng trưởng” và biến tăng trưởng tín dụng (loan) là 0,67. Điều này cho thấy về cơ bản mô hình không gặp các vấn đề về đa cộng tuyến. 3.2. Độ dao động của lợi nhuận báo cáo của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả hồi quy dữ liệu bảng với 3 mô hình (hồi quy gộp, tác động cố định và tác động ngẫu nhiên) trong đánh giá độ giao động của lợi nhuận báo cáo được trình bày trong bảng 3. Theo đó kết quả của cả 3 mô hình khá nhất quán, mô hình giải thích được trên 70% biến động của lợi nhuận báo cáo (dni). Cả 3 mô hình đều có ý nghĩa thống kê với trị số p của kiểm định F là rất nhỏ, phần lớn các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê, các nhân tố chính chi phối tới độ dao động của lợi nhuận báo cáo là tốc độ tăng trưởng, quy mô, chi phí dư phòng và chi phí hoạt động và lợi nhuận quá khứ. Dấu của hệ số hồi quy của các biến trong mô hình đều phù hợp với kỳ vọng theo lý thuyết đã được xác định ở phần 2. Cụ thể, hệ số hồi quy của của “growth” là 0,004, tốc độ tăng trưởng góp phần làm gia tăng sự biến động của lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng cao hơn 1% thì lợi nhuận cũng tăng nhanh hơn 0,004%. Lợi nhuận năm trước tác động ngược chiều đến biến động lợi nhuận năm nay với hệ số hồi quy là -0,852. Các biến phản ánh quy mô (size), chi phí dự phòng (llp), chi phí hoạt động (ovh) đều có hệ số hồi quy âm. Nói cách khác, các ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh năm trước tốt (lợi nhuận trước thuế kỳ trước), quản trị chi phí và rủi ro hiệu quả (llp và ovh), có quy mô lớn (size) có xu hướng có lợi nhuận báo cáo ổn định hơn. 690
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 3: Kết quả phân tích dữ liệu bảng của mô hình đánh giá độ dao động của lợi nhuận dni – tăng/giảm của lợi nhuận ngân hàng i năm t Mô hình tác động gộp FEM REM Bcfo -0.003 -0.004 -0.003 (-0.010, 0.004) (-0.011, 0.003) (-0.010, 0.004) Bebt -0.852 -1.027 -0.852 (-0.961, -0.742) (-1.151, -0.903) (-0.961, -0.742) Growth 0.004 0.004 0.004 (0.001, 0.007) (0.001, 0.008) (0.001, 0.007) Size -0.002 -0.003 -0.002 (-0.003, -0.001) (-0.005, -0.001) (-0.003, -0.001) Llp -0.011 -0.012 -0.011 (-0.014, -0.008) (-0.016, -0.009) (-0.014, -0.008) Ovh -0.049 -0.050 -0.049 (-0.056, -0.043) (-0.058, -0.042) (-0.056, -0.043) Loan 0.0004 -0.0001 0.0004 (-0.003, 0.003) (-0.003, 0.003) (-0.003, 0.003) Constant 0.076 0.076 (0.062, 0.090) (0.062, 0.090) Observations 154 154 154 R2 0.734 0.784 0.734 Adjusted R2 0.721 0.735 0.721 64.727 (df = 7; F Statistic 57.601 (df = 7; 146) 57.601 (df = 7; 146) 125) Residual Sum of 0.0037115 0.0029168 0.0037115 Squares Ghi chú: *p<0,1; p<0,05; p<0,01 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Các kiểm định về lựa chọn mô hình tối ưu trong Bảng 4 cho thấy mô hình tác động gộp là mô hình tối ưu. Cụ thể, kiểm định F có p-value lớn hơn 0,5 do đó mô hình tác động gộp được coi là tốt hơn so với mô hình tác động cố định; tương tự kiểm định Lagrange với p-value rất cao cũng cho thấy mô hình tác động gộp tốt hơn mô hình tác động ngẫu nhiên. 691
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 4: Nghiên cứu độ dao động của lợi nhuận của NHTM Việt Nam - Các kiểm định về lựa chọn mô hình pFtest(dnife,dnipool) F test for individual effects ## data: dni ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan ## F = 1.6218, df1 = 21, df2 = 125, p-value = 0.05419 phtest(dnife,dnire) Hausman Test ## data: dni ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan ## chisq = 122.53, df = 7, p-value < 2.2e-16 plmtest(dnipool) Lagrange Multiplier Test - (Honda) for balanced panels data: dni ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan normal = 0.75306, p-value = 0.2257 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Các kiểm định đánh giá độ tin cậy của mô hình tác động gộp được trình bày trong Bảng 5, theo đó kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-Godfrey đều cho thấy mô hình không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tự tương quan. Kiểm định studentized Breusch-Pagan cho thấy mô hình có dấu hiệu của phương sai sai số thay đổi nhưng không đáng kể, và có thể bỏ qua nếu lấy theo độ tin cậy 1%. Bảng 5: Các kiểm định về độ tin cậy của mô hình 1 (nghiên cứu độ dao động của lợi nhuận) pdwtest(dnipool) Durbin-Watson test for serial correlation in panel models ## data: dni ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan ## DW = 1.7338, p-value = 0.03504 pbgtest(dnipool) Breusch-Godfrey/Wooldridge test for serial correlation in panel models ## data: dni ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan ## chisq = 9.68, df = 7, p-value = 0.2074 bptest(dnipool) studentized Breusch-Pagan test data: dnipool BP = 16.79, df = 7, p-value = 0.0188 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Kế thừa các nghiên cứu trước, độ dao động của lợi nhuận được xác định bằng phương sai của phần dư. Cụ thể, mô hình tác động gộp cho Residual Sum of Squares bằng 0.0037115, số bậc tự do là 146 và do đó, phương sai của phần dư sẽ bằng: 0,00002542. 3.3. Độ dao động của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả phân tích dữ liệu bảng của mô hình 2 với biến phụ thuộc dcash – tăng/giảm của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được trình bày trong Bảng 6. Theo đó, cả 3 mô hình đều có ý nghĩa và có thể giải thích được khoảng 75% độ dao động của luồng tiền. 692
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 6: Kết quả phân tích dữ liệu bảng của mô hình đánh giá độ dao động của luồng tiền từ HĐKD của các NHTM Việt Nam Dcash – Tăng/giảm luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Mô hình tác động gộp FEM REM bcfo -1.246 -1.292 -1.246 (-1.367, -1.125) (-1.420, -1.164) (-1.367, -1.125) bebt 1.819 1.206 1.819 (-0.071, 3.709) (-1.052, 3.464) (-0.071, 3.709) growth 0.342 0.345 0.342 (0.288, 0.395) (0.282, 0.408) (0.288, 0.395) size 0.008 0.001 0.008 (-0.002, 0.019) (-0.034, 0.036) (-0.002, 0.019) llp 0.011 0.003 0.011 (-0.043, 0.064) (-0.058, 0.064) (-0.043, 0.064) ovh 0.057 0.086 0.057 (-0.052, 0.165) (-0.057, 0.230) (-0.052, 0.165) loan -0.112 -0.117 -0.112 (-0.165, -0.058) (-0.174, -0.060) (-0.165, -0.058) Constant -0.110 -0.110 (-0.348, 0.128) (-0.348, 0.128) 693
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Observations 154 154 154 R2 0.771 0.795 0.771 Adjusted R2 0.760 0.749 0.760 F Statistic 70.205 (df = 7; 146) 69.174 (df = 7; 125) 70.205 (df = 7; 146) RSS – Residual sum of square. 1,098 0,966 1,098 Ghi chú: *p<0.1; p<0.05; p<0.01 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng/giảm của luồng tiền là luồng tiền thuần kỳ trước, tốc độ tăng trưởng tài sản và quy mô cho vay khách hàng. Đối với các biến có ý nghĩa thống kê, hệ số hồi quy trong mô hình hoàn toàn phù hợp với dự kiến của nhóm nghiên cứu, cụ thể tốc độ tăng trưởng cao thì luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng biến động nhiều hơn. Ngược lại, việc gia tăng cho vay khách hàng sẽ tạo luồng tiền ra và có tác động ngược chiều đến dòng tiền thuần của đơn vị. Luồng tiền năm trước có quan hệ nghịch đảo với luồng tiền thuần của năm nay; có thể do xu hướng điều chỉnh nhằm duy trì dòng tiền tối ưu của đơn vị. Các biến phản ánh quy mô “size”, khả năng quản trị chi phí “ovh” và quản trị rủi ro “llp” không có ý nghĩa thống kê trong mô hình có thể do tác động của phương pháp kế toán dồn tích, các biến này có thể ảnh hưởng đến luồng tiền trong tương lai nhưng sẽ có sự khác biệt nhất định với luồng tiền kỳ hiện tại. Bảng 7 đưa ra kết quả của các kiểm định lựa chọn mô hình tối ưu. Theo đó, mô hình tác động gộp được coi là mô hình tối ưu (F test và Lagrange test). Bảng 7: Nghiên cứu độ dao động của luồng tiền từ HĐKD của NHTM Việt Nam - Các kiểm định về lựa chọn mô hình Lựa chọn mô hình tác động F test for individual effects gộp hay mô hình tác động F = 0.81146, df1 = 21, df2 = 125, p-value = 0.7014 cố định  Lựa chọn mô hình tác động gộp Hausman Test Lựa chọn mô hình tác động chisq = 7.296, df = 7, p-value = 0.3987 cố định hay ngẫu nhiên  Lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên Lagrange Multiplier Test - (Honda) Lựa chọn mô hình tác động normal = -0.76673, p-value = 0.7784 ngẫu nhiên hay mô hình gộp  Lựa chọn mô hình tác động gộp Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Các kiểm định để đánh giá tính đáng tin cậy cho mô hình tác động gộp được trình bày trong bảng 8, theo đó có thể thấy mô hình không có lỗi về tự tương quan (pdw test) nhưng có dấu hiệu của hiện tượng phương sai sai số thay đổi (bptest). 694
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 8: Các kiểm định về độ tin cậy của mô hình 2 (nghiên cứu độ dao động của lợi nhuận) pdwtest(dnipool) Durbin-Watson test for serial correlation in panel models ## data: dcash ~ bcfo + bebt + growth + size + llp + ovh + loan ## DW = 2.4909, p-value = 0.9981 bptest(dnipool) studentized Breusch-Pagan test data: dnipool BP = 38.093, df = 7, p-value = 2.909e-06 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Nhóm tác giả đã khắc phục hiện tượng này bằng phương pháp “robust standard error” với kết quả ước lượng lại được trình bày trong bảng 9. Theo đó, sai số chuẩn của các hệ số hồi quy sau khi điều chỉnh có thay đổi nhưng không nhiều và không ảnh hưởng lớn đến mức ý nghĩa của các biến trong mô hình. Sau điều chỉnh, các biến chính có ảnh hưởng đến độ dao động của luồng tiền với hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê cao là luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kỳ trước, tăng trưởng và quy mô cho vay. Ngoài ra, biến lợi nhuận trước thuế của năm trước có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, nếu lợi nhuận năm trước tăng thì mức độ gia tăng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm nay cũng cao hơn. Bảng 9: Nghiên cứu độ dao động của luồng tiền từ HĐKD của NHTM Việt Nam - Xử lý phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình tác động gộp bằng robust standard error coeftest(dcashpool,vcovHC(dcashpool)) ## ## t test of coefficients: ## Estimate Std. Error t value Pr(>|t|) ## (Intercept) -0.1099793 0.1376533 -0.7990 0.4256123 ## bcfo -1.2457787 0.0747117 -16.6745 < 2.2e-16 ## bebt 1.8187825 1.0283446 1.7687 0.0790404 . ## growth 0.3415663 0.0461645 7.3989 9.967e-12 ## size 0.0083451 0.0057953 1.4400 0.1520169 ## llp 0.0106354 0.0226785 0.4690 0.6397959 ## ovh 0.0566908 0.0671720 0.8440 0.4000704 ## loan -0.1115717 0.0302244 -3.6914 0.0003142 ## ## Signif. codes: 0 ' ' 0.001 ' ' 0.01 '*' 0.05 '.' 0.1 ' ' 1 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Kế thừa các nghiên cứu trước, độ dao động của luồng tiền được xác định bằng phương sai của phần dư. Cụ thể, mô hình tác động gộp cho Residual Sum of Squares bằng 1,098, số bậc tự do là 146 và do đó, phương sai của phần dư sẽ bằng: 0,00752 (=RSS/DF) Trước hết, nếu xem xét kết quả phân tích cho thấy độ dao động của luồng tiền từ HĐKD lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận, khoảng gần 296 lần. Kế thừa theo các nghiên cứu trước, đây là bằng chứng để khẳng định giả thuyết các NHTM Việt Nam điều chỉnh số liệu kế toán để báo cáo mức lợi nhuận ổn định. 695
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 10: Tổng kết về độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền của các NHTM Việt Nam Độ dao động của lợi Độ dao động của luồng tiền từ Độ dao động của luồng tiền HĐKD so nhuận (dni - mô hình tác HĐKD (dcash - mô hình tác với lợi nhuận động gộp) động gộp) (dcash/dni) 0,00002542 0,00752 296 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R Mặc dù độ dao động của luồng tiền là tương đối cao nhưng lợi nhuận báo cáo lại dao động trong một biên độ khá hẹp. Điều này có thể thấy ở ngay thống kê mô tả của các biến cũng như thông qua việc xem xét phần dư của các mô hình nghiên cứu về độ dao động của lợi nhuận và luồng tiền. Trong khi đó, về mặt lý thuyết, nếu một đơn vị có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh biến động nhiều thì lợi nhuận cũng sẽ dao động mạnh và ngược lại. Do đó, kế thừa theo các nghiên cứu trước, ví dụ: (Leuz et al., 2003), (Mary E Barth et al., 2012) đây là bằng chứng cho thấy các NHTM đã thao túng số liệu nhằm hạn chế sự dao động của lợi nhuận. Về cơ bản, kết quả nghiên cứu này chưa thể so sánh trực tiếp được với các nghiên cứu trước trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng do mô hình của Lang và các cộng sự (2003, 2006) hầu như chưa được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, việc độ dao động của luồng tiền quá lớn so với lợi nhuận cũng là một dấu hiệu đáng ghi nhận về khả năng thao túng số liệu để ổn định lợi nhuận báo cáo. Hơn nữa, nếu so sánh với các các nghiên cứu có cách tiếp cận tương tự trong lĩnh vực phi tài chính, vấn đề thao túng số liệu sẽ rõ nét hơn rất nhiều. Cụ thể, trong nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IAS đến chất lượng thông tin kế toán, Barth và các cộng sự (2008) đã tính toán tỷ lệ độ dao động của lợi nhuận so với độ dao động của luồng tiền của các công ty từ khoảng 20 nước và kết quả là khoảng 0,7. Thậm chí, đối với nhóm công ty đã áp dụng IAS/IFRS, lợi nhuận thậm chí còn có thể có độ dao động lớn hơn luồng tiền, (tỷ lệ độ dao động của dni so với độ dao động của dcash nhỉnh hơn 1). Điều này cho thấy mức độ khá nghiêm trọng của việc thao túng số liệu để ổn định lợi nhuận. Kết quả này cũng phù hợp với một số bằng chứng thực nghiệm khác mà nhóm nghiên cứu đã xác định trong các nghiên cứu trước liên quan đến lợi nhuận công bố của các NHTM. Đào Nam Giang (2018), căn cứ vào phân tích về phân phối của biến phản ánh lợi nhuận của 30 NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2004 - 2017 đã cho thấy bằng chứng về việc các các NHTM Việt Nam điều chỉnh số liệu kế toán để tránh báo cáo lỗ và tìm cách hạn chế sự biến động của lợi nhuận. Đào Nam Giang (2019) tiếp tục với hướng nghiên cứu này cũng đã đưa ra bằng chứng thống kê về việc lợi nhuận của các NHTM Việt Nam có tính bền vững nhưng nhiều khả năng tính bền vững này là kết quả của sự thao túng số liệu kế toán chứ không phải là kết quả của sự ổn định trong hoạt động của đơn vị hay sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng có ý nghĩa thống kê về việc các NHTM Việt Nam đã sử dụng các thủ thuật kế toán để thao túng và báo cáo mức lợi nhuận ổn định. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước về phân phối lợi nhuận và mối quan hệ giữa lợi nhuận với dự phòng rủi ro tín dụng trước của nhóm tác giả. Điều này có thể cho thấy sự thiếu minh bạch trong thông tin công bố của các NHTM Việt Nam và sự thiếu minh bạch này tất yếu sẽ dẫn đến những hệ quả không mong muốn của hoạt động thanh tra giám sát (Shen and Chih (2005)) hoặc góp phần vào sự đổ vỡ của hệ thống tài chính (Akindayomi (2012)). Điều này càng có ý nghĩa sống còn trong bối cảnh các NHTM đang chịu áp lực tái cơ cấu và bài toán nợ xấu. Chế độ kế toán cho các NHTM Việt Nam hiện nay đã có những cải cách rất lớn đi theo xu hướng hòa hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Bộ tài chính cũng đã có những nỗ lực liên tục để hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán nói chung. Đây là những bước 696
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đi đúng hướng, tuy nhiên chất lượng thông tin còn phụ thuộc rất lớn việc thực thi các chuẩn mực và chế độ trong thực tế. Do đó, nên chăng các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách cần chú trọng hơn vào đánh giá cũng như kiểm soát các yếu tố thuộc môi trường kế toán như các thể chế hay động cơ để cải thiện chất lượng thông tin công bố của các NHTM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Agarwal, S., Chomsisengphet, S., Liu, C., & Ghon Rhee, S. (2007). Earnings management behaviors under different economic environments: Evidence from Japanese banks. International Review of Economics & Finance, 16(3), 429-443. doi: [2] Ahmed, A. S., Neel, M., & Wang, D. (2013). Does Mandatory Adoption of IFRS Improve Accounting Quality? Preliminary Evidence. Contemporary Accounting Research, 30(4), 1344-1372. doi: 10.1111/j.1911-3846.2012.01193.x [3] Anandarajan, A., Hasan, I., & Lozano-Vivas, A. (2003). The Role of Loan loss provisions in earnings management, capital management and signaling: The spanish experence. Advances in International Accounting, 16(0), 45-65. doi: [4] Akindayomi, A. (2012). Earnings management and the banking crisis of the 1990s: evidence from Nigeria. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 16(3), 119. [5] Altamuro, J., & Beatty, A. (2010). How does internal control regulation affect financial reporting? Journal of Accounting and Economics, 49(1–2), 58-74. doi: 2009.07.002 [6] Barth, M. E., Landsman, W. R., Lang, M., & Williams, C. (2012). Are IFRS-based and US GAAP-based accounting amounts comparable? Journal of Accounting and Economics, 54(1), 68-93. [7] Barth, M. E., Gómez-Biscarri, J., Kasznik, R., & López-Espinosa, G. (2012). Fair value accounting, earnings management and the use of available-for-sale instruments by bank managers: School of Economics and Business Administration, University of Navarra. [8] Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. (2008). International Accounting Standards and Accounting Quality. Journal of Accounting Research, 46(3), 467-498. doi: 10.1111/j.1475- 679X.2008.00287.x [9] Batten, J. A., & Xuân Vinh, V. (2013). Determinants of Bank Profitability–Evidence from Vietnam. Available at SSRN 2485023. [10] Beatty, A., Chamberlain, S. L., & Magliolo, J. (1995). Managing financial reports of commercial banks: The influence of taxes, regulatory capital, and earnings. Journal of Accounting Research, 231-261. [11] Beatty, A. L., Ke, B., & Petroni, K. R. (2002). Earnings management to avoid earnings declines across pubicily and privately held banks. The Accounting Review, 77(3), 547-570. [12] Biurrun, V., & Rudolf, M. (2010). Mitigating Bank Earnings Management - The Role of Regulation and Supervision. Rochester: Social Science Research Network. [13] Bornemann, S., Kick, T., Memmel, C., & Pfingsten, A. (2012). Are banks using hidden reserves to beat earnings benchmarks? Evidence from Germany. Journal of Banking & Finance, 36(8), 2403-2415. doi: [14] Bouvatier, V., Lepetit, L., & Strobel, F. (2014). Bank income smoothing, ownership concentration and the regulatory environment. Journal of Banking & Finance, 41(0), 253-270. doi: [15] Bryce, C., Dadoukis, A., Hall, M., Nguyen, L., & Simper, R. (2015). An analysis of loan loss provisioning behaviour in Vietnamese banking. Finance Research Letters, 7. doi: /10.1016/j.frl.2015.05.014 697
  18. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [16] Burgstahler, D. C., Hail, L., & Leuz, C. (2006). The Importance of Reporting Incentives: Earnings Management in European Private and Public Firms. The Accounting Review, 81(5), 983-1016. doi: 10.2308/accr.2006.81.5.983 [17] Chi-Chun, L., & Ryan, S. G. (2006). Income Smoothing over the Business Cycle: Changes in Banks' Coordinated Management of Provisions for Loan Losses and Loan Charge-Offs from the Pre-1990 Bust to the 1990s Boom. The Accounting Review, 81(2), 421-441. [18] Cornett, M. M., McNutt, J. J., & Tehranian, H. (2009). Corporate governance and earnings management at large U.S. bank holding companies. Journal of Corporate Finance, 15(4), 412-430. doi: [19] Dechow, P., Ge, W., & Schrand, C. (2010). Understanding earnings quality: A review of the proxies, their determinants and their consequences. Journal of Accounting and Economics, 50(2–3), 344- 401. doi: [20] Dechow, P. M., & Dichev, I. D. (2002). The quality of accruals and earnings: The role of accrual estimation errors. The Accounting Review, 77(s-1), 35-59. [21] Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Dương Việt Anh. (2014). "Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam". Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tháng 11/2014(209), 13. [22] Dimitropoulos, P. E., Asteriou, D., Kousenidis, D., & Leventis, S. (2013). The impact of IFRS on accounting quality: Evidence from Greece. Advances in Accounting, 29(1), 108-123. doi: [23] Đào Nam Giang (2016), "Tổng quan nghiên cứu về thao túng số liệu để ổn định lợi nhuận công bố tại các NHTM", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tháng 7/2016. [24] Đào Nam Giang (2018), "Điều chỉnh số liệu kế toán để tránh báo cáo lỗ và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận- Bằng chứng thực nghiệm từ các NHTM Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tháng 6/2018. [25] Đào Nam Giang (2019), "Sự bền vững của lợi nhuận công bố bởi ngân hàng thương mại Việt Nam – bằng chứng thực nghiệm và một số thảo luận", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tháng 6/2019 và tháng 7/2019. [26] El Sood, H. A. (2012). Loan loss provisioning and income smoothing in US banks pre and post the financial crisis. International Review of Financial Analysis, 25(0), 64-72. doi: [27] Francis, J., LaFond, R., Olsson, P. M., & Schipper, K. (2004). Costs of equity and earnings attributes. The Accounting Review, 79(4), 967-1010. [28] Francis, J., P. O. a. K. S. (2008). Earnings Quality: Now publishers Inc. [29] Genay, H. (1998). Assessing the condition of Japanese banks: How informative are accounting earnings? ECONOMIC PERSPECTIVES-FEDERAL RESERVE BANK OF CHICAGO, 22, 12-34. [30] Hung, M., & Subramanyam, K. R. (2007). Financial statement effects of adopting international accounting standards: the case of Germany. Review of Accounting Studies, 12(4), 623-657. doi: [31] Iatridis, G. (2010). International Financial Reporting Standards and the quality of financial statement information. International Review of Financial Analysis, 19(3), 193-204. doi: /j.irfa.2010.02.004 [32] Jeanjean, T., & Stolowy, H. (2008). Do accounting standards matter? An exploratory analysis of earnings management before and after IFRS adoption. Journal of Accounting and Public Policy, 27(6), 480-494. doi: 698
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [33] Kanagaretnam, K., Lim, C. Y., & Lobo, G. J. (2011). Effects of national culture on earnings quality of banks. Journal of International Business Studies, 42(6), 853-874. [34] Kanagaretnam, K., Lim, C. Y., & Lobo, G. J. (2014). Effects of international institutional factors on earnings quality of banks. Journal of Banking & Finance, 39(0), 87-106. doi: j.jbankfin.2013.11.005 [35] Kilic, E., Lobo, G. J., Ranasinghe, T., & Sivaramakrishnan, K. (2013). The Impact of SFAS 133 on Income Smoothing by Banks through Loan Loss Provisions. The Accounting Review, 88(1), 233-260. [36] Laeven, L., & Majnoni, G. (2003). Loan loss provisioning and economic slowdowns: too much, too late? Journal of Financial Intermediation, 12(2), 178-197. doi: -9573(03)00016-0 [37] Lang, M., Raedy, J. S., & Yetman, M. H. (2003). How Representative Are Firms That Are Cross-Listed in the United States? An Analysis of Accounting Quality. Journal of Accounting Research, 41(2), 363-386. doi: 10.1111/1475-679X.00108 [38] Lang, M., Smith Raedy, J., & Wilson, W. (2006). Earnings management and cross listing: Are reconciled earnings comparable to US earnings? Journal of Accounting and Economics, 42(1–2), 255- 283. doi: [39] Leuz, C., Nanda, D., & Wysocki, P. D. (2003). Earnings management and investor protection: an international comparison. Journal of Financial Economics, 69(3), 505-527. [40] Leventis, S., & Dimitropoulos, P. (2012). The role of corporate governance in earnings management: experience from US banks. Journal of Applied Accounting Research, 13(2), 161-177. doi: [41] Nguyen Dinh Cung. (2008). Corporate governance in Vietnam: regulations, practices and problems. available at: www. sme-gtz. org. vn/Download/Component% 20I/English/1.% 20Research% 20and% 20Reports/Corporate% 20Goverance% 20in% 20V. pdf (accessed April 27, 2012). [42] Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn. (2014). Factors Affecting the Loan Loss Provision in Vietnamese System of Commercial Banks. Journal of Economic Devopment (Tạp chí Phát triển Kinh tế), 222, October 2014, 18. [43] Nobes, C., & Parker, R. H. (2008). Comparative international accounting: Pearson Education. [44] Rahdarian, A., & Hamedian, H. (2011). A Survey on the Assessment of Iranian External Auditors' Recognition of Materiality Levels. School of Doctoral Studies European Union Journal(3). [45] Schipper, K., & Vincent, L. (2003). Earnings quality. Accounting Horizons, 17, 97. [46] Shen, C.-H., & Chih, H.-L. (2005). Investor protection, prospect theory, and earnings management: An international comparison of the banking industry. Journal of Banking & Finance, 29(10), 2675-2697. doi: [47] Stlowy, H., & Breton, G. (2004). Accounts Manipulation: A Literature Review and Proposed Conceptual Framework. Review of Accounting & Finance, 3(1), 5-66. [48] Tran Thi Thanh Tu, Nguyen Hong Son, & Pham Bao Khanh. (2014). Testing the Relationship between Corporate Governance and Bank Performance–An Empirical Study on Vietnamese Banks. Asian Social Science, 10(9), p213. [49] Yasuda, Y., Okuda, S. y., & Konishi, M. (2004). The Relationship Between Bank Risk and Earnings Management: Evidence from Japan. Review of Quantitative Finance and Accounting, 22(3), 233-248. 699