Thay đổi lớn trong dòng vốn đầu tư quốc tế và thách thức mới về thu hút vốn đầu tư dựa vào giá lao động rẻ của Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 3250
Bạn đang xem tài liệu "Thay đổi lớn trong dòng vốn đầu tư quốc tế và thách thức mới về thu hút vốn đầu tư dựa vào giá lao động rẻ của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthay_doi_lon_trong_dong_von_dau_tu_quoc_te_va_thach_thuc_moi.pdf

Nội dung text: Thay đổi lớn trong dòng vốn đầu tư quốc tế và thách thức mới về thu hút vốn đầu tư dựa vào giá lao động rẻ của Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 34. 1Nguyễn Hữu Lộc* Tóm tắt Bài viết dùng Phương pháp Thống kê mô tả, Tiếp cận Dunning và nguồn số liệu thứ cấp OECD-ilibrary, phân tích sự thay đổi về chất của các dòng vốn đầu tư quốc tế (FDI) dịch chuyển vào Việt Nam. Kết quả tìm thấy, dòng vốn từ Mỹ có hàm lượng chi tiêu R&D cao hơn vốn đầu tư của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Một khác biệt rõ giữa nguồn nhân lực có hàm lượng tri thức cao, thể hiện qua số năm giáo dục trung bình của Mỹ so với các dòng vốn FDI lớn vào Việt Nam, đặc biệt là Đài Loan và Singapore, tăng cường xác định các kết quả tìm thấy trước đây của Balwin về nghịch lý Leontiev. Thay đổi này chỉ ra thách thức mới về lợi thế cung lao động giá rẻ của Việt Nam trong thu hút FDI. Khuyến nghị chính sách tập trung vào việc đẩy mạnh các hỗ trợ làm thay đổi cung nhân lực Việt Nam có hàm lượng tri thức tăng dần, tương thích với đặc trưng về chất của dòng vốn đầu tư từ Mỹ và Tây Âu. Từ khóa: Tổng chi tiêu R&D, thị trường mới nổi quy mô lớn, sáng tạo nguồn,khuếch tán công nghệ, tiếp cận L-L-L. Sau hơn 32 năm thu hút vốn FDI, tính lũy kế đến hết 20-2-2021 Việt Nam có 31.345 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 369,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt 214,23 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực (Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 2021). Một đặc trưng đáng chú ý là vốn FDI vào Việt Nam phần lớn từ các nền kinh tế phát triển châu Á với top 5 là Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông mà không là các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, đặc biệt là Mỹ. 2 tháng đầu năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 4,1 tỷ USD, chiếm hơn 80% tổng vốn quốc tế trong kỳ. Trong năm 2020, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc thứ 2 với 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư cả năm 2020. Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc là các nhà đầu tư * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: huuloc@ueh.edu.vn 485
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lớn tiếp theo. Xét ngắn hạn, trong 2 năm 2019 và 2020, dòng vốn FDI vào Việt Nam dẫn đầu vẫn là Singapore và Hàn Quốc với tổng vốn lần lượt 13,50 tỷ USD và 11,82 tỷ USD chiếm tương ứng 20,3% và 17,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam.2 Trong dài hạn, tính đến tháng 10-2020, Hàn Quốc có khoảng 8.900 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 70,4 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng vốn FDI và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Tính lũy kế đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn vào Việt Nam và trong 9 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế này xếp vị trí thứ tư, (Bộ Công Thương, 2021). Riêng Đài Loan, từ 1988 đến tháng 11-2019, vốn đầu tư lũy kế vào Việt Nam 32,25 tỷ USD, tương đương 8,9% tổng số, là top 5 nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. 20 năm gần đây (Bảng 1), Việt Nam nhận tổng vốn FDI 59 tỷ USD từ Hàn Quốc; 49,8 tỷ USD từ Nhật Bản; 42,9 tỷ USD của Singapore và 30,8 tỷ USD từ Đài Loan. Dù Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ, BTA có hiệu lực từ tháng 12-2001, nhưng trong 2 thập niên nói trên Việt Nam chỉ thu hút khiêm tốn ở mức 9,9 tỷ USD vốn FDI từ Mỹ. Về giá tri lũy kế, vốn từ các nhà đầu tư châu Á cao hơn 18 lần vốn từ Mỹ vào Việt Nam cùng giai đoạn. Bảng 1: So sánh vốn FDI Mỹ vào Việt Nam so với Nhật và các nước châu Á giai đoạn 1998-2018 (Đơn vị tính: tỷ USD) Quốc gia Hàn Quốc Nhật Singapore Đài Loan Tổng Mỹ Vốn FDI 59,0 49,8 42,9 30,5 182,2 9,9 Tỷ lệ so với Hoa Kỳ 5,96 lần 5,03 lần 4,33 lần 3,08 lần 18,4 lần Nguồn: www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx và tính toán của tác giả Một câu hỏi đầu tiên xuất hiện: Tại sao cho đến nay, Việt Nam chỉ thu hút vốn đầu tư chủ yếu từ châu Á, tập trung vào Singapore, Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan, không phải từ dòng vốn đầu tư quốc tế của các nền kinh tế phát triển Tây Âu và Mỹ? Thập niên 2010-2020 có sự thay đổi lớn dần về chất trong dòng vốn FDI, trong đó không phải lợi thế so sánh về lao động rẽ hay nguồn vốn đầu tư dồi dào mà là hàm lượng tri thức, dưới tác động của các bước tiến của cách mạnh 4.0, đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thu hút đầu tư quốc tế. Đây là thách thức cho Quy luật lợi thế so sánh và Lý thuyết đầu tư quốc tế truyền thống, phổ quát trong các thập niên 1990s và 2000s. Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, về ngoại lực cần phải thay đổi trọng tâm và hướng mạnh hơn vào việc thu hút dòng vốn từ các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về kinh tế tri thức như Đức, Anh Quốc và Mỹ. 2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021, và tính toán của tác giả. 486
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chủ động thay đổi sự chuyển dịch dòng vốn FDI mạnh sang Mỹ và một số quốc gia Tây Âu còn dẫn đến đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dòng vốn quốc tế vào Việt Nam, tạo nhiều hoạt động mang lại giá trị gia tăng, tăng chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước3 . Có 2 câu hỏi liên quan đến mục tiêu trên: (i) Ở góc độ về hàm lượng tri thức, dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ có khác biệt gì so với từ Nhật, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan không? (ii) Chính sách thu hút vốn FDI trong hơn 30 năm hội nhập kinh tế có còn phù hợp với các biến động mới về sự dịch chuyển vốn FDI trong thập niên 2020 và những năm tiếp theo hay không? Trả lời 3 câu hỏi trên cần phân tích các đặc trưng khác biệt của dòng FDI của Hoa Kỳ so với các nền kinh tế phát triển châu Á đang đầu tư vào Việt Nam và lợi thế vị trí chuyên biệt của nền kinh tế Việt Nam. Giới hạn phân tích tiếp theo sẽ tập trung so sánh dòng FDI từ Mỹ với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore trong 2 thập niên vừa qua. Thay đổi trong dòng vốn FDI trong thập niên 2010-2020 tạo thách thức đối với Lý thuyết đầu tư quốc tế truyền thống. Lý thuyết Tân cổ điển về sự chuyển dịch vốn FDI (Salvatore, D. 2019), cho rằng dòng vốn đầu tư tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp có khuynh hướng dịch chuyển từ các quốc gia phát triển, có lãi suất thấp sang các quốc gia khan hiếm vốn và có lãi suất cao. Tiếp cận O-L-I, (Dunning, 1997) nhấn mạnh vai trò của lợi thế sở hữu về vốn đầu tư dư thừa, công nghệ - quản trị chiến lược của quốc gia đầu tư cùng với lợi thế so sánh về cung lao động rẽ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chính sách thuận lợi hóa đầu tư của nước chủ nhà là những nhân tố chính quyết định sự chuyển dịch vốn FDI. Dòng vốn FDI sẽ vào một nước khi có 3 điều kiện sau đây được đáp ứng: 1. Các doanh nghiệp đầu tư quốc tế phải có lợi thế sở hữu so với các doanh nghiệp khác. Lợi thế sở hữu gồm những tài sản hữu hình hay vô hình, công nghệ sẵn có của doanh nghiệp cho phép cạnh tranh với các đối thủ ở thị trường quốc tế. Lợi thế sở hữu giúp doanh nghiệp có thể hướng nguồn vốn đầu tư vào sản phẩm độc quyền (AT&T, Microsoft, Netflix, Facebook) hay về hướng khai thác lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Matsushita, Toyota). 2. Doanh nghiệp đầu tư quốc tế còn phải có lợi thế nội bộ hóa các lợi thế sở hữu trên đây nhờ khả năng thực hiện đầu tư trực tiếp ra thị trường nước ngoài, phương thức này mang nhiều lợi nhuận hơn là xuất nhập khẩu thuần túy hay cấp phép nhượng quyền. 3 Dự thảo Chiến lược và Định hướng chiến lược thu hút vốn đầu tư quốc tế thế hệ mới giai đoạn 2018 – 2030 487
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3. Nước nhận đầu tư phải có lợi thế vị trí chuyên biệt. Lợi thế vị trí chuyên biệt gồm khả năng cung cạnh tranh các nhân tố thuận lợi hóa đầu tư quốc tế của nước chủ nhà hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, (Dunning, 2006). Ở góc độ lợi thế sở hữu, có một khác biệt giữa dòng vốn FDI của Mỹ và dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản. Kojima (1984) đưa ra “Phương pháp tiếp cận kinh tế vĩ mô về vốn FDI” bằng việc cung bằng chứng khác biệt rõ rệt về việc thúc đẩy thương mại giữa dòng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và Mỹ. Khác với đầu tư thúc đẩy thương mại hiện nay, đầu tư ra nước ngoài ban đầu của Nhật chỉ nhằm khai thác tài nguyên hoặc sản xuất sản phẩm thâm dụng lao động ở các quốc gia đang phát triển có cung lao động dồi dào. Hầu hết sản phẩm thuộc dạng khai thác tài nguyên được chuyển về Nhật Bản, còn sản phẩm thâm dụng lao động được xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3. Ngược lại, vốn FDI của Hoa Kỳ thường hướng về sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, dựa trên sáng tạo nguồn4 và độc quyền, như đề cập trong các Lý thuyết độc quyền tổ chức công nghiệp và Lý thuyết chu trình sản phẩm. Về khía cạnh lan tỏa, vai trò chính của đầu tư quốc tế là chuyển giao công nghệ, năng lực sản xuất và phương pháp quản trị vượt trội cho nước nhận đầu tư. Dòng vốn FDI là tác nhân dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa cho các nước đang phát triển. Tri thức của các công ty đa quốc gia đem đến các nước đang phát triển thường tập trung vào ngành có lợi thế so sánh. Kojima (1975) cho rằng, sự khác biệt về công nghệ giữa ngành công nghiệp nước đầu tư và nước nhận đầu tư càng nhỏ càng dễ chuyển giao và nâng cấp công nghệ nước chủ nhà hơn. Khoảng cách công nghệ không quá lớn giữa Nhật Bản và các nước đang phát triển tạo lợi thế cạnh tranh cho Nhật Bản đầu tư vào ngành công nghiệp tương đối thuận lợi ở một nước đang phát triển. Lý thuyết đầu tư quốc tế nêu trên phổ quát và dường như cung cấp các giải thích hợp lý cho điểm đến của dòng vốn FDI là các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Mexico, Việt Nam, Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ trong thập niên 1980s-1990s, giai đoạn cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức chưa có tác động đáng kể lên chất lượng dòng vốn quốc tế so với thập niên 2020s, và lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa được các nhà kinh tế cho là quyết định chủ yếu bởi sự dư thừa tương đối về vốn đầu tư, lợi thế kinh tế theo quy mô và một phần của công nghệ; còn lợi thế vị trí chuyên biệt của nước chủ nhà-đang phát triển, được quy về nguồn cung lao động rẽ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa sản xuất và thị trường trong thập nhiên 2020-2030 dẫn đến các thay đổi lớn về sự phụ thuộc tương hỗ trong dòng vốn FDI. Hơn nữa, sự phát triển cách mạng 4.0 cho thấy vai trò của dồi dào hơn về tri thức và phát triển trí thông minh 4 Radial innovation 488
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nhân tạo mới chính là lợi thế sở hữu của dòng vốn quốc tế từ các nước phát triển phương Tây, đặc biệt là Mỹ, là nhân tố cần quan tâm hơn trong chính sách thu hút dòng vốn FDI của các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa khi tháng 2 năm 2021, Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh yêu cầu xây dựng chuỗi cung ứng công nghệ mới “không có Trung Quốc”, bằng cách tăng cường đầu tư và hợp tác giữa Mỹ với các quốc gia khác. Về phía cung, lợi thế về lao động có giá rẽ trong cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nền kinh tế mới nổi đang bị thách thức trước những thay đổi về chất trong dòng vốn này do sự trỗi dậy của cách mạng 4.0 và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Khái niệm mới về độ phức tạp của nền kinh tế 5 (Hausman, 2009) cho thấy, các quốc gia càng cải thiện độ phức tạp của nền kinh tế càng có nhiều tiềm năng phát triển nhanh. Các nước đang phát triển thường sản xuất một số ít sản phẩm đơn giản các gia đình có thể làm được. Ngược lại, các nước phát triển lại làm ra những sản phẩm rất khác biệt một vài gia đình không thể làm được, nên cần nhóm những người biết làm nhiều việc, có kỹ năng khác biệt và tri thức cao hơn. Chẳng hạn, ngành công nghiệp hàng không cần có khoa học gia, phi công, nhà thiết kế máy bay, kiểm soát viên không lưu. Như vậy, cần phải nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng khác nhau, thậm chí từ nhiều nền kinh tế phát triển hàng đầu, cùng cung cho việc sản xuất máy bay (Airbus) và dịch vụ hàng không. Phát triển kinh tế là quá trình đi từ sản xuất một vài mặt hàng giản đơn, với một vài người và một số kỹ năng, đến sản xuất những mặt hàng đa dạng hơn, đòi hỏi nhiều người với tri thức thâm dụng, kỹ năng phức tạp hơn. Thay đổi này sẽ tạo ra thách thức mới cho các nền kinh tế mới nổi hiện nay trong đó có Việt Nam với mục tiêu thành nước phát triển vào năm 2045 như đề cập trên đây. Cách mạng 4.0, với việc ứng dụng điều khiển học, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo đang thách thức Mô hình Tăng trưởng Thần kỳ châu Á. Chi phí sản xuất giảm bất ngờ, khiến việc thuê ngoài trong lý thuyết đầu tư quốc tế truyền thống dường như không còn cần thiết trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu mới đây của ADB (Trung tâm WTO, 2020), cho thấy chi phí lao động để sản xuất một áo sơ mi tại Mỹ trước đây 7USD so với 0,5USD ở Ấn Độ hoặc 0,22USD tại Bangladesh, nhưng nay còn 0,4USD nếu dùng robot. Kết quả này sẽ khuyến khích việc đưa dòng đầu tư quốc tế thuê ngoài về lại chính quốc, khi các nền kinh tế phát triển sẽ thay thế lao động của con người bằng máy móc và kết hợp với sự phát triển trí thông minh nhân tạo, do các nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu xuất hiện những khoảng thiếu hụt trong lợi thế vị trí chuyên biệt, không có khả năng cung nguồn nhân lực có hàm lượng tri thức tương thích. Khuynh hướng này tăng cường bởi sự 5 Economic Complexities 489
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thất bại của sự phụ thuộc tương hỗ vì toàn cầu hóa sản xuất khi nguồn cung có chi phí thấp từ Trung Quốc bất ngờ gián đoạn do Covid-19 đầu năm 2020. Để thấy được các thách thức mới về cung lao động giá rẻ của Việt Nam, hãy phân tích sâu hơn về hàm lượng tri thức trong dòng vốn quốc tế giữa Mỹ so với vốn các quốc gia phát triển đầu tư vào Việt Nam gần đây. Hàm lượng tri thức trong dòng vốn quốc tế giữa Hoa Kỳ so với vốn các quốc gia phát triển châu Á Môi trường công nghệ và hàm lượng tri thức trong dòng vốn đầu tư của một nước có liên quan đến tổng chi tiêu cho R&D (GERD) ở quốc gia đó. Xét từ phía nguồn vốn đầu tư (Bảng 2), dòng vốn đầu tư từ Mỹ có hàm lượng R&D khác biệt so với dòng vốn từ Nhật và nguồn vốn chủ yếu vào Việt Nam từ các nền kinh tế phát triển ở châu Á hiện nay. Bảng 2: So sánh Tổng chi tiêu quốc nội cho R & D (GERD), giá hiện hành-PPP của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore so với Mỹ 2005-2017 (Đơn vị tính: triệu USD) Quốc gia 2005 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trung Bình Nhật GERD 128.694 152.325 164.655 169.554 168.546 164.758 170.900 159.919 Tỷ lệ so với Mỹ 39% 35% 36% 36% 34% 32% 31% 35% Hàn Quốc GERD 30.618 64.862 68.234 73.099 76.932 80.465 90.979 69.313 Tỷ lệ so với Mỹ 9% 15% 15% 15% 16% 16% 17% 15% Đài Loan GERD 15.309 29.176 30.911 32.731 33.848 35.928 39.296 30.976 Tỷ lệ so với Mỹ 5% 7% 7% 7% 7% 7% 7% 7% Singapore GERD 5.007 8.052 8.587 9.842 10.681 10.579 10.479 9.032 Tỷ lệ so với Mỹ 1,5% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% Mỹ 328.128 434.349 454.821 476.452 495.098 516.254 543.249 464.050 Nguồn:oecd-ilibrary.org/science-and-technology/gross-domestic-expenditure-on-r-d-gerd-at-current- prices-and-ppp_2be7ef03-en#page1 và Tính toán của tác giả GERD là Tổng chi tiêu về R&D thực hiện trên lãnh thổ quốc gia trong khoảng thời gian nhất định, được tính bằng USD ngang giá sức mua, GERD gồm R&D được thực hiện trong một quốc gia và các khoản được tài trợ từ nước ngoài nhưng không bao gồm các khoản thanh toán cho R&D được thực hiện ở nước ngoài. Tính theo giá hiện hành, năm 2017 GERD của Mỹ đạt hơn 543 tỷ USD, gấp 3 lần Nhật. Giá trị này của 3 quốc gia phát triển đang đầu tư vào Việt Nam thấp hơn Mỹ rất nhiều. GERD của Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore lần lượt chỉ bằng 17%, 7% và thậm chí 2% của Mỹ. Khi tính trung bình trong giai đoạn 2005-2017 kết quả khảo sát vẫn không biến động đáng kể. 490
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Về mức chi R&D (PPP) bình quân đầu người, nền kinh tế Mỹ (2011) đạt giá trị cao nhất trong nhóm G7, ở mức 1275,6 USD, gấp rưỡi Đức; gấp đôi Anh, Pháp, Canada và gấp 4 lần Ý6 nên dù đều là các dòng vốn quốc tế có hàm lượng R&D cao so với các nước khác trên thế giới, dòng vốn quốc tế đến từ Mỹ và từ các nước G7 Tây Âu cũng có khác biệt về chất. Các kết luận trên đây còn được tăng cường khi quan sát chất lượng lao động tri thức của Mỹ thể hiện ở quy mô nhân lực nghiên cứu. Bảng 3: So sánh Nhân lực Nghiên cứu của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore so với Mỹ 2005-2016 Trung Quốc gia 2005 2012 2013 2014 2015 2016 Bình Nhật 680.631 646.347 660.489 682.935 662.071 665.566 666.340 Nhân lực 62% 52% 51% 51% 48% 49% 52% So với Mỹ Hàn Quốc 179.812 315.589 321.842 345.463 356.447 361.292 313.408 Nhân lực 16% 25% 25% 26% 26% 26% 24% So với Mỹ Đài Loan 88.859 140.102 141.159 142.983 145.381 147.710 134.366 Nhân lực 8% 11% 11% 11% 11% 11% 10% So với Mỹ Singapore 23.789 34.123 36.012 36.647 39.182 39.207 34.827 Nhân lực 2% 3% 3% 3% 3% 3% 3% So với Mỹ Mỹ 1.104.019 1.253.231 1.294.353 1.339.931 1.369.267 1.371.290 1.288.682 Nguồn: oecd-ilibrary.org/science-and-technology/total-researchers-in-full-time equivalent_f0a98e10- en#page1 và Tính toán của tác giả Trong bảng 3, giai đoạn 2005-2016, Mỹ là nền kinh tế có quy mô nhân lực nghiên cứu lớn nhất trong nhóm các nhà đầu tư vào Việt Nam với trung bình hơn 1 triệu 288 ngàn. Quy mô này lớn gấp đôi Nhật, gấp 4 lần Hàn Quốc, gấp 10 Đài Loan và 37 lần đảo quốc Singapore. Dù có các cố gắng chuyển dịch cơ cấu lao động quốc gia về hướng kinh tế tri thức của Hàn Quốc và Singapore của Tổng thống Park Chung Hee, Thủ tướng Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo 2 quốc gia trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21, khoảng cách này chưa có dấu hiệu rút ngắn. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho khả năng đầu tư bền vững, chú trọng vào năng suất, công nghệ và tri thức 6 Nguồn: oecd-ilibrary.org/science-and-technology/gross-domestic-expenditure-on-r-d-gerd-at-2010- prices-and-ppp_2be7ef03-en#page1 và Tính toán của tác giả. 491
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM của dòng vốn quốc tế từ Mỹ hơn so với dòng vốn đầu tư thuần túy từ Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Kết quả so sánh trên cũng giải thích lý do về một hạn chế lớn của hơn3 thập niên thu hút vốn FDI vào Việt Nam là khả năng khuếch tán công nghệ từ dòng vốn FDI cho các doanh nghiệp trong nước rất thấp. Thách thức đối với cung lao động Việt Nam trước các thay đổi về chất trong dòng vốn FDI Chất lượng nguồn nhân lực quốc gia đầu tư còn được đo bằng số năm giáo dục trung bình (Balwin & Venables, 2011). Số năm giáo dục trung bình của 1 nước là số năm mà 1 người trên 25 tuổi đã bỏ ra cho giáo dục chính quy. Bảng 4: Số năm giáo dục trung bình của nhân lực ở một số quốc gia Quốc gia Mỹ Nhật Singapore Việt Nam G7 OECD Năm 2000 12 9,5 7 4,8 9,69 9,42 Hạng thế giới 1 13 39 70 Năm 2013 12,9 11,8 10,7 5,7 Nguồn: www.nationmaster.com/country-info/stats/Education/Average-years-of-schooling-of-adults; hdr.undp.org/en/content/mean-years-schooling-males-aged-25-years-and-above-years Chất lượng nguồn nhân lực của Mỹ năm 2013 dẫn đầu các nước đầu tư vào Việt Nam (Bảng 4). Năm 2013, số năm giáo dục trung bình của Mỹ đạt mức cao 12,9, trong khi của Nhật 11,8 của Singapore 10,7 còn Việt Nam thấp ở mức 5,7 năm. Tiêu chí này của Mỹ cao hợn Nhật 1,1 năm, khoảng cách biệt là gấp đôi (2,2 năm) so với Singapore. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Balwin, 1971,2016) hậu thuẫn cho nghịch lý Leotief, về thực tế rằng Mỹ có khuynh hướng xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động tri thức hơn Nhật Bản. Hơn nữa, khoảng cách biệt về mức thâm dụng lao động tri thức (Bảng 4) có tăng lên sau nhiều thập niên. Từ phân tích trên đây, có thể thấy dòng vốn đầu tư của Mỹ có mục tiêu và động cơ hoàn toàn khác với các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam hiện nay. So với Nhật, các nhà đầu tư Mỹ thường không chú tâm vào các thị trường hàng hóa đã có người tiêu dùng, mà là thị trường chưa có khách hàng hay thị trường độc quyền và người Mỹ duy trì dòng vốn có hàm lượng R&D và đội ngũ khoa học tương đối cao. Khi đầu tư có quy mô nhỏ, doanh nghiệp Mỹ thường chọn thị trường USMCA của 2 nước láng giềng nơi có thuế quan ưu đãi đặc biệt từ NAFTA, chi phí vận tải tối thiểu, mức lương của Mexico thấp hơn hàng chục lần và điều kiện lao động dễ chịu hơn thị trường nội địa Mỹ. Khuynh hướng này tăng khi Joe Biden trở thành tổng thống và trong tuyên bố đầu năm 2021 sẽ từ bỏ mục tiêu “Nước Mỹ vĩ đại” và đẩy mạnh đầu tư, hợp tác với các đồng minh trong đó có Canada và Mexico. 492
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tuy nhiên, tăng cường thu hút vốn FDI từ Mỹ đang gặp rào cản từ phía cung là hàm lượng tri thức trong nguồn lao động của nước chủ nhà Việt Nam còn thấp, tạo khoảng trống không tương thích với cầu của dòng vốn quốc tế từ Hoa Kỳ có hàm lượng tri thức cao, và ngay cả khi so với vốn quốc tế từ các nền kinh tế châu Á nói trên. Tham chiếu với Nhật, Singapore và vài nước châu Á, số liệu (Bảng 4) cho thấy cách biệt về chất lượng nguồn nhân lực giữa Mỹ và Việt Nam rất lớn. Năm 2000, số năm giáo dục trung bình của Mỹ cao hơn Việt Nam 7,2 năm (gấp 2,5 lần) trong khi chỉ số này của Nhật cao hơn Việt Nam 4,7 năm còn Singapore hơn 2,2 năm. Hạn chế này chưa được cải thiện trong dài hạn, sau 13 năm dù trong giai đoạn đổi mới, Việt Nam đã có nhiều cải cách giáo dục, khoảng cách biệt này vẫn là 7,2 năm. Năm 2000 số năm giáo dục trung bình Việt Nam chỉ đạt mức 4,8 năm, tức chưa qua bậc tiểu học đã rời trường, và hơn thập niên sau, năm 2013 con số này chỉ 5,7 năm nghĩa là chỉ qua bậc tiểu học được 7 tháng. Kết luận này được tăng cường bởi việc so sánh số năm đi học trung bình của người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên trong năm 2018 là 8,2 năm, so với Philippin 9,4 năm; Malaysia 10,2 năm; Singapore 11,5 năm và Hàn Quốc 12,2 năm7. Cung nhân lực có hàm lượng GERD cải thiện của nước chủ nhà, ngoài nguyên nhân thu hút dòng vốn rất khác biệt của Mỹ, còn là nhân tố then chốt duy trì năng suất trong dài hạn và phúc lợi bền vững, giúp một quốc gia đang phát triển tránh bẫy thu nhập trung bình vươn thành một nước phát triển. Ở các quốc gia mới nổi, chất lượng nguồn nhân lực quốc gia cao là yếu tố hấp dẫn, lợi thế cạnh tranh quốc gia và được chấm điểm cao về lợi thế vị trí chuyên biệt, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư quốc tế chọn làm điểm đến. Nguồn lực thiên phú cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay giá lao động tương đối thấp có giá trị xác định và tới hạn, trong khi nguồn lực nâng cao gắn liền với đầu tư nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực quốc gia có thể tăng không giới hạn. Điều này có ý nghĩa hơn khi hiện nay trên toàn cầu, lợi thế cạnh tranh quốc gia đang chuyển trọng tâm từ tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ hay vốn đầu tư sang tri thức và đầu tư R&D quốc gia. Ở góc độ này, so với Mỹ cách biệt về GERD của Việt Nam rất lớn. Năm 2011, chi tiêu R&D bình quân đầu người của Việt Nam chỉ 5,8USD trong khi của Hoa Kỳ 1.275,6 USD (chênh lệch 220 lần). Tổng GERD bình quân của Việt Nam 2011 chỉ ở mức 0,5 tỷ USD so với Singapore 28 tỷ USD, Hàn Quốc 64 tỷ USD, Nhật 145 tỷ USD và Mỹ 417 tỷ USD. Cách biệt này tăng dần và chưa có dấu hiệu cải thiện trong dài hạn từ phía cung nên có tác động như một rào cản đến dòng vốn Mỹ vào Việt Nam trong 3 thập niên qua. Cuối cùng, đầu tư quốc gia cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, tính minh bạch hay mức độ sẵn lòng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước chủ nhà, là yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút dòng vốn quốc tế. Lợi thế vị trí chuyên 7 viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.html 493
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM biệt của Việt Nam trong thu hút dòng vốn Mỹ của Hoa Kỳ còn đo bằng số lượng bằng sáng chế đăng ký ở nước ngoài. Số lượng văn bằng bảo hộ sáng chế của Việt Nam hiện nay nằm trong tốp dưới của 10 nước AEC (WIPO, 2019, 2020). Hơn nữa, Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) dùng để đo hiệu quả đầu tư quốc gia cho đổi mới sáng tạo và cung cấp thông tin cho việc thúc đẩy sự phát triển của tri thức, khoa học và công nghệ, là nền tảng cho phát triển bền vững. Năm 2020, xếp hạng GII Việt Nam đứng thứ 42/131 nền kinh tế, tuy được WIPO8 đánh giá cao hơn so với trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam,9 việc thu hẹp ngăn cách về đổi mới sáng tạo toàn cầu giữa Việt Nam với các nền kinh tế phát triển là thách thức cho mục tiêu đẩy mạnh thu hút dòng vốn quốc tế từ Mỹ và Tây Âu và trở thành nền kinh tế phát triển. Việt Nam là nền kinh tế mới nổi, định vị ở khu vực kinh tế, thương mại năng động nhất toàn cầu, nên lợi thế cạnh tranh quốc gia hiện nay không còn ở nguồn lực thiên phú cơ bản, mà ở nguồn nhân lực có hàm lượng tri thức tương thích với dòng vốn quốc tế. Với vốn nhân lực dồi dào nhưng năng suất chưa cao, nền kinh tế Việt Nam đang tiệm cận kịch bản gần giống Singapore cách đây 50 năm: muốn phát triển phải dựa vào nguồn nhân lực nâng cao trong nước và nguồn vốn đầu tư quốc tế nhiều hơn, tốt hơn. Khoảng cách biệt lớn về trình độ nhân lực giữa nước đầu tư và nước chủ nhà luôn là yếu tố gây cản trở cho dòng vốn Mỹ vào thị trường các quốc gia mới nổi, đặc biệt đối với dòng vốn khai thác yếu tố độc quyền tương đối của Mỹ so với các nhà đầu tư châu Á. Kết luận Lý thuyết về dòng vốn FDI truyền thống chưa đặt trọng tâm vào vai trò của vốn tri thức, sự phát triển cách mạng 4.0 ở quốc gia đầu tư và hàm lượng tri thức tương thích trong nguồn cung lao động của nước chủ nhà, như là yếu tố cơn bản cho giải thích sự di chuyển lớn dòng vốn FDI thế hệ mới, trong thập niên 2020s và các năm tiếp theo. Nói cách khác lợi thế vị trí chuyên biệt do lao động giá rẻ của các nền kinh tế mới nổi và Việt Nam không còn phù hợp trong thu hút dòng vốn FDI từ các nước phát triển hàng đầu, trước các thay đổi mới trong bước tiến của cách mạng 4.0. Dòng vốn FDI từ Mỹ gồm nhân lực có chất lượng tri thức cao với mức độ R&D hơn hẳn dòng vốn từ một số quốc gia đầu tư chính hiện nay vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ có mục tiêu và động cơ hoàn toàn khác với các nhà đầu tư Nhật Bản hay các nền kinh tế phát triển ở châu Á, hàm ý về khía cạnh thu hút đầu tư quốc tế bền vững cần hướng trọng tâm vào tri thức và khả năng chuyển giao công nghệ hơn là mức độ dồi dào lượng vốn đầu tư thuần túy. Nội dung tìm thấy tiếp theo là trình độ tiếp thu công nghệ, mức độ 8 Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới 9 Bộ Khoa học và Công nghệ, 2020 494
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sẵn lòng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước chủ nhà đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn từ Mỹ. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các nhà đầu tư từ châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, như Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan trong dài hạn, mà thiếu sự hiện diện đủ lớn của dòng vốn từ Mỹ và các nước phát triển Tây Âu, tiềm ẩn khả năng chuyển mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay theo hướng không thuận lợi, khó nắm bắt thời cơ trở thành nước phát triển vào năm 2045 đúng lúc. Khuyến nghị chính sách vĩ mô Việt Nam cần tập trung vào tăng chi tiêu GERD, tạo lập nguồn cung nhân lực trong nước dần dần có hàm lượng tri thức tương thích với dòng vốn quốc tế cần thu hút và chú trọng bảo hộ quyền sở hửu trí tuệ, đây là nhiệm vụ xem chừng không đơn giản. Sau hơn 3 thập niên thu hút vốn FDI, trong khi tổng vốn thực hiện lũy kế từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật và Đài Loan thống trị tổng dòng vốn FDI vào Việt Nam, vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam còn rất thấp. Vốn đầu tư từ Tây Âu cũng chưa cao, nhiều nhất là Hà Lan, Pháp và Đức. Bài viết tiếp theo dùng thêm Tiếp cận L-L-L sẽ mở rộng hướng nghiên cứu định lượng tác động dòng vốn FDI từ các Thị trường Mới nổi Quy mô lớn vào Việt Nam so với dòng vốn lớn từ EU gồm Hà Lan, Pháp, Đức và Anh Quốc lên thay đổi năng suất lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp thuê ngoài, khi Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và EU đã ký kết năm 2019. Tài liệu tham khảo Baldwin, R. (2016). The Great Convergence: Information technology and the New Globalisation, Harvard University Press (Chapter 3). Baldwin, R. & Venables A. J. (2011). "Spiders and snakes: Offshoring and agglomeration in the global economy", Journal of International Economics 90(2): 245-254 Balwin, R. (1971). “Determinants of the Commodity Structure of U.S. Trade” American Economic Review, 1971, vol. 61, 126-46. Retrieved from Bộ Công Thương, (2021). “Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang tiến vào Việt Nam”, %C4%91ang-tien-vao-viet-nam-20436-22.html, truy cập 28/2/2021. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2021). Cổng Thông tin Điện tử; truy cập 27/2/2021. Bộ Khoa học và Công nghê, (2020). “Giới thiệu báo cáo chỉ số GII năm 2020 và kết quả của Việt Nam”, va-ket-qua-cua-viet-nam.aspx, truy cập 28/2/2021. Dunning, J. H. (2006). “Comment on Dragon Multinationals: New Players in 21st Century Globalization.” Asia Pacific Journal of Management, 23 (2):139–41. doi:10.1007/s10490-006 Dunning, J. H. (1997). Globalization and the Theory of MNE Activity, Macmillan. 495
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hausmann, R. (2009). “The Building Blocks of Economic Complexity”. Retrieved from working-papers/186.pdf. Joanna S. K. et-al (2019). “Innovation Through Linkage, Leverage, and Learning: The Case of Monk Fruit Corporation” International Studies of Management & Organization, DOI: 10.1080/00208825.2019.1608399. Kojima, K. (1975). “International Trade and Foreign Direct Investment: Substitutes or Complements,” Hitotsubashi Journal of Economics 16: 1-12.23 Kojima, K. and Terutomo O. (1984). “Micro- and Macro-Economic Models of Direct Foreign Investment: Toward a Synthesis,” Hitotsubashi Journal of Economics 25 (1): 1-20. Mathews, J. A. (2006). “Dragon Multinationals: New Players in 21st Century Globalization.” Asia Pacific Journal of Management, 23 (1):5–27. doi:10.1007/s10490-006-6113. Trung tâm WTO (2020). “Việt Nam Sẵn sàng đến đâu Để trở thành nền Kinh tế Phát triển” phat-trien; truy cập 28/2/2021. WIPO (2019,2020). World Intellectual Property Indicators, Geneva. www.hdr.undp.org/en/content/mean-years-schooling-males-aged-25-years-and-above-years, truy cập 28/2/2021 139372.html, truy cập 2/3/2021 con-nguoi-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.html, truy cập 28/2/2021 www.nationmaster.com/country-info/stats/Education/Average-years-of-schooling-of-adults, truy cập 28/2/2021 truy cập 2/3/2021 at-current-prices-and-ppp_2be7ef03-en#page1, truy cập 26/2/2021 truy cập 28/2/2021 496