Thay đổi nhân sự trong ngành ngân hàng trước áp lực chuyển đổi công nghệ số

pdf 9 trang Gia Huy 2160
Bạn đang xem tài liệu "Thay đổi nhân sự trong ngành ngân hàng trước áp lực chuyển đổi công nghệ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthay_doi_nhan_su_trong_nganh_ngan_hang_truoc_ap_luc_chuyen_d.pdf

Nội dung text: Thay đổi nhân sự trong ngành ngân hàng trước áp lực chuyển đổi công nghệ số

  1. 2. THAY ĐỔI NHÂN SỰ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TRƯỚC ÁP LỰC CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SỐ TS. Tô Anh Thơ – ThS. Trần Nguyễn Kim Đan – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Kỷ nguyên công nghệ số đang đặt ra một yêu cầu mới cho công tác quản lý nhân sự tại các ngân hàng thương mai Việt Nam. Đó là nhân sự tài chính phải có một mức am hiểu nhất định về công nghệ thông tin. Chính đòi hỏi này dẫn đến một thực trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong ngành tài chính khi xu hướng máy móc thiết bị được áp dụng để thay thế dần con người. Vấn đến này đang khiến cho các nhà quản lý nhân sự tại các ngân hàng cảm thấy khó khăn trong công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và duy trì nguồn nhân lực đặc thù này. Từ khoá: Nhân sự, ngân hàng, công nghệ 1. Phần mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang dần tạo một áp lực buộc các ngân hàng Việt Nam cần có những chuyển đổi nhanh chóng để thích ứng với thời đại công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hàng loạt các hoạt động nghiệp vụ, cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích nâng cao tính cạnh tranh. Quan điểm này được Tiến sĩ Nguyễn Bích Ngọc (Học viện ngân hàng) khẳng định rõ trong bài “Dấu ấn ngành ngân hàng năm 2019 và triển vọng năm 2020”. Bùi Quang Tiên (2017) cũng có cùng nhận định: các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ, nhờ ứng dụng kỹ thuật số, để làm hài lòng khách hàng. Đi cùng với đòi hỏi này, các yêu cầu mới đối với đội ngũ nhân sự - đặc biệt là các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin - cần được quan tâm và nghiên cứu, để giúp các ngân hàng có những thay đổi phù hợp trong công tác quản lý nhân sự nói riêng và định hướng phát triển chiến lược dài hạn nói chung. Trong những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam dần chú trọng gia tăng các vị trí công việc như phát triển phần mềm, quản lý công nghệ thông tin, lập trình cho các ứng dụng (Navigos Search, 2019). Các vị trí công việc này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để theo kịp với nhu cầu của khách hàng, cụ thể như các đòi hỏi liên quan đến giao dịch nhanh, thuận tiện, và an toàn. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đứng trước áp lực cạnh tranh trực tiếp với các công ty công nghệ tài chính (fintech). Vốn dĩ trước đó, ngành ngân hàng vẫn bị nhận định là ít linh hoạt và ít sáng tạo cho các nhân sự chất lượng cao về công nghệ (Phạm Mai Ngân và cộng sự, 2019). Xu hướng ngân hàng số ngày càng phát triển khiến các ngân hàng “khát” một lực lượng lớn lao động có am hiểu về công nghệ thông tin (Brett King, 2017). 8
  2. Tuy nhiên đòi hỏi các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận các nhân sự có chỉ chuyên về công nghệ thông tin, mà còn yêu cầu họ phải nắm được các nghiệp vụ về ngân hàng. Đây là một khó khăn lớn đối với các nhà quản trị trong công tác tìm kiếm các nhân sự có tính đặc thù cao như vậy. Mặc dù thấy rõ nhu cầu từ các ngân hàng, nhưng số lượng cơ sở đủ điều kiện để đào tạo kết hợp cả công nghệ và tài chính là rất hiếm tại Việt Nam. Thêm vào đó, các kiến thức về công nghệ mới như lập trình ứng dụng, trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data vẫn chưa được đào tạo phổ biến tại Việt Nam Khi nhu cầu đào tạo trong nước không có khả năng đáp ứng thì việc tiếp nhận các nhân sự nước ngoài là điều hiển nhiên và họ thường nắm giữ các vai trò vị trí kĩ thuật chủ chốt. Vấn đề này làm phát sinh khoản chi phí lớn trong công tác thu hút và giữ chân nhân viên. Hơn thế, vẫn tiềm ẩn các rủi ro liên quan đến công tác bảo mật thông tin. Các phần tiếp theo của bài nghiên cứu này sẽ mang lại một cái nhìn khái quát về xu hướng chuyển đổi cơ cấu nhân sự trong và ngoài nước. Từ đó, đánh giá lại ba chức năng quản lý nhân sự quan trọng (tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì) trong ngành ngân hàng theo hướng chuyển đổi công nghệ số. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý nhân sự ngân hàng trong tương lai. 2. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhân sự theo định hướng công nghệ a. Kinh nghiệm các nước Theo trang Thời Báo Ngân hàng với bài “Nhân sự ngân hàng dự báo thay đổi lớn?”, tác giả Minh Khôi (2019) đã những dẫn chứng những bài học kinh nghiệm rất thực tế từ các nước phát triển về ảnh hưởng của công nghệ đến cơ cấu nhân sự: “Các nhà băng tại Úc và New Zealand từ năm 2015 đã tiết kiệm chi phí thường niên khoảng 30% nhờ hơn 40 quy trình tác nghiệp được tự động hoá, việc mở tài khoản cũng giảm xuống chỉ còn 5 phút. Hay như Morgan Stanley cũng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch vụ tư vấn tài chính ” “Kết quả nghiên cứu của Mike Mayo - nhà phân tích cấp cao tại Wells Fargo Securities đưa ra, sẽ có 200.000 nhân viên ngân hàng sắp thất nghiệp. Theo nghiên cứu này, hàng năm các công ty tài chính Mỹ chi 150 tỷ USD cho công nghệ, giúp chi phí vận hành của ngành ngân hàng ở Mỹ giảm xuống. Áp dụng công nghệ khiến cho các nhân sự khối hỗ trợ nghiệp vụ, chi nhánh ngân hàng, tổng đài và khối khách hàng doanh nghiệp sẽ bị cắt giảm tới 1/3 lao động” 9
  3. “Tháng 5 vừa qua, McKinsey & Co đưa ra nhận định số lượng nhân sự trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong ngành ngân hàng sẽ bị giảm xuống khoảng 1/3 do sự phát triển của robot. HSBC cũng đang có kế hoạch cắt giảm 10.000 nhân viên để giảm thiểu chi phí. Tháng 8 vừa qua, Deutsche Bank của Đức cũng tuyên bố sa thải 18.000 nhân viên, Citigroup, Barclays cũng đều có kế hoạch cắt giảm nhân sự trong năm nay” Một minh chứng khác cho thấy: hiện nay trụ sở Goldman Sachs New York chỉ sử dụng 2 giao dịch viên cùng 200 kỹ sư máy tính cho các chương trình giao dịch tự động, thay vì 600 giao dịch viên vào năm 2000 tại bàn giao dịch cổ phiếu (Phan Thị Hồng Thảo, 2019). b. Thực trạng tại Việt Nam Theo Phan Thị Hồng Thảo (2019), có ba thay đổi đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng: Thứ nhất là hướng đến các giao dịch ngân hàng thông qua Internet thay vì các quầy giao dịch, ATM vật lý. Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, như: M-POS, Internet banking, Mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử ; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Nền tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng hoàn toàn diễn ra trên môi trường mạng internet, giúp khách hàng không phải tới ngân hàng cũng như ngân hàng không phải gặp trực tiếp khách hàng nhưng vẫn thực hiện được các giao dịch một cách nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Thứ hai, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi dần mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ và phương thức quản lý. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh trí tuệ thông minh nhân tạo và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ, đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai, trong đó có hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, công nghệ số gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng trong chuyển đổi tài sản, từ sử dụng nhân viên ngân hàng truyền thống sang gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo, nhận dạng số trở thành cơ sở nhận dạng cơ bản và được bảo mật thông qua các yếu tố sinh trắc học như giọng nói hay dấu vân tay, xác định danh tính, đối chiếu, kiểm tra, ngăn chặn gian lận, 10
  4. Thứ ba, hệ thống cơ sở dữ liệu ngân hàng được mở rộng và cải thiện. Đối với hệ thống ngân hàng, dữ liệu là tài sản lớn nhất, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Bởi, dữ liệu không chỉ giúp nâng cao quản trị nội bộ mà còn giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận, giúp ngân hàng phát triển đột phá và bền vững. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đang nỗ lực tiếp cận theo hướng khai thác dữ liệu để đổi mới các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. Với những ưu việt của công nghệ Big Data về quy mô, tốc độ xử lý việc thu thập và phân tích dữ liệu của ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, hỗ trợ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp. Vì thế, tính tự động hóa sẽ thúc đẩy sự thay đổi về cơ cấu nhân lực trong ngành ngân hàng. Theo Nguyễn Hồng Minh (2016) “trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên sẽ giảm đi 1/10 so với hiện nay”. Trong lĩnh vực ngân hàng, khoảng 30% công việc hiện có của nhân viên ngân hàng có thể bị thay thế bởi máy móc (Bank Governance Leadership Network, 2018). Với xu hướng hệ thống ngân hàng truyền thống dần bị thay thế bởi các ngân hàng hiện đại, sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch sẽ làm giảm một số vị trí việc làm như: giao dịch viên, bán lẻ Thậm chí, một số nhóm công việc có khả năng bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa, robot (Võ Thị Phương, 2019). Kết quả này cũng được dự đoán bởi Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV: ước tính trong 2-3 năm tới, máy móc có thể thay thế khoảng 30% công việc tại ngân hàng Việt Nam (Minh Khôi, 2019) 3. Những tác động của công nghệ đến công tác nhân sự trong ngành ngân hàng Việt Nam 3.1. Công tác tuyển dụng Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của các ngân hàng sẽ bị cắt giảm về số lượng. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của ngân hàng, như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng. Với xu hướng ngân hàng số phát triển mạnh mẽ, tác nghiệp ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế, khởi đầu bằng sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch, chi nhánh, kéo theo sự sụt giảm của một số vị trí như giao dịch viên, nhân viên bán lẻ, Theo các chuyên gia, với sự phát triển quá nhanh của công nghệ hiện nay, sẽ còn phát sinh thêm nhiều chức danh, việc làm mới. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đội ngũ nhân sự đảm nhận công việc này là không hề dễ dàng, bởi đây là một ngành có tính đặc 11
  5. thù cao, đòi hỏi nhân sự phải có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, quy trình, quy định, quản trị rủi ro, Do đó, đào tạo và thực tế làm việc không thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, gây ra khan hiếm số lượng nhân sự chất lượng trên thị trường. Hơn nữa, các vị trí kỹ thuật đặc thù này đòi hỏi ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm về các công nghệ mới, như máy học, trí tuệ nhân tạo, blockchain, là những công nghệ chưa được đào tạo rộng rãi ở Việt Nam. Cho nên, có nhiều công việc và chức danh sẽ không được trao cho các nhân lực người Việt mà rơi vào tay người nước ngoài. Các ngân hàng sẽ không ngần ngại chi lương thưởng cao để thu hút người tài, người nước ngoài vào làm việc để có thể hiện thực hóa khát vọng vươn ra hoạt động tại các thị trường khu vực và quốc tế. 3.2. Công tác đào tạo và phát triển Trong khi nhiều trường đại học của Mỹ đã và đang đưa các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, khoa học máy tính, lập trình, blockchain, big data vào giảng dạy và đổi mới giáo trình đào tạo nhân lực ngành tài chính thì các trường đại học kinh tế tại Việt Nam vẫn còn duy trì nội dung và cách đào tạo theo hướng truyền thống. Hay nói cách khác, các chương trình đào tạo đại học thay đổi rất chậm so với xu thế. Các ngân hàng trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore cũng đã có những bước chuẩn bị cho nguồn lực lượng chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ. Ngược lại, theo khảo sát của IDG (2017), tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao. Hiện các ngân hàng thương mại Việt Nam đang gia tăng dần hàm lượng công nghệ trong các dịch vụ và sản phẩm tài chính, nhưng chủ yếu dựa vào việc kết hợp với các công ty công nghệ hoặc thuê ngoài hơn là dựa vào chính nguồn nhân lực bên trong. 3.3. Công tác duy trì Nếu trước đây, nhân viên ngân hàng thường chỉ cần thông thạo một nghiệp vụ và tuân theo một lộ trình thăng tiến nhất định, thì giờ đây, cần phải đa năng hơn. Thay vì “số lượng”, ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến “chất lượng”. Để đáp ứng việc chuyển đổi theo mô hình công nghệ hiện đại cũng như nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân lực ngành tài chính, ngân hàng ngoài am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích dữ liệu, còn phải thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số. Ngoài ra, khi các ngân hàng áp dụng mô hình hoạt động linh hoạt thay vì cấu trúc phòng, ban cứng nhắc như trước đây, người lao động sẽ cần phải biết nhanh chóng thích ứng với việc luân chuyển giữa các bộ phận “tạm” được lập nên nhằm theo kịp các xu 12
  6. hướng và cách thức hoạt động mới của lĩnh vực ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà đi liền với đó là kỹ năng vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường CNTT. Tuy nhiên, để tuyển dụng được nguồn nhân lực này thì cần có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài hấp dẫn. Về vấn đề này, các ngân hàng ngoại có lợi thế hơn các ngân hàng nội nhờ tiềm lực tài chính, môi trường làm việc và chế độ lương, thưởng, đãi ngộ 4. Các đề xuất giải pháp và kiến nghị a. Về phía ngân hàng nhà nước Dưới Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành vào ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, ngân hàng nhà nước tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cấp đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán và bảo mật trong hoạt động ngân hàng, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Đặc biệt, một vấn đề rất quan trọng mà ngành Ngân hàng chú trọng là khâu đào tạo nguồn nhân lực để có thể thích ứng được yêu cầu rất cao của cuộc CMCN 4.0. Vào tháng 7/2019, ngân hàng nhà nước công bố quyết định số 1537/QĐ-NHNN về việc phê duyệt ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, các nội dung liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực cao, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin được nhấn mạnh. b. Về phía các ngân hàng thương mai Thực hiện tuyển dụng đội ngũ am hiểu về công nghệ thông tin và lập trình, sau đó tiến hành bồi dưỡng thêm các kiến thức và nghiệp vụ về tài chính. Hướng đi này cũng là một giải pháp cần được quan tâm hiện tại để gia tăng đội ngũ cho các bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin trong ngân hàng. Tiếp tục định hướng phát triển và tái cơ cấu nhân sự để phù hợp với mô hình và phương thức kinh doanh mới của ngân hàng số. Các ngân hàng phải có chính sách điều chỉnh nguồn nhân lực theo hướng gia tăng nhân sự ở các mảng việc liên quan công nghệ, ra quyết định, tư vấn và giảm nhân sự trong các lĩnh vực tác nghiệp, các lĩnh vực tự động hoá có thể thay thế. 13
  7. TS. Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) cũng chia sẻ, với những yêu cầu hoặc vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng và trình độ công nghệ thông tin cao, ngân hàng có thể xem xét việc thuê hoặc tuyển dụng mới nhân sự. Với từng dự án phát triển sản phẩm riêng biệt không đòi hỏi thời gian quá dài, nhà băng có thể hợp tác/thuê ngoài với thời hạn phù hợp. So với việc sắp xếp hay đào tạo lại nhân sự, việc đi thuê có thể rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Bởi vì đây là nhóm nhân sự khan hiếm nên chính sách đãi ngộ cần xây dựng hợp lý để giữ chân nhân viên, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” do các tổ chức tín dụng nước ngoài chiêu mộ. c. Về phía cơ sở đào tạo Cần xem xét đào tạo ngành ngân hàng trong mối liên kết với ngành công nghệ thông tin. Ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng, phân tích tài chính, fintech Việc chỉ đào tạo chuyên sâu về kiến thức tài chính đã trở nên quá phổ biến và gần như không có sự khác biệt lớn trong chương trình huấn luyện kỹ năng chuyên môn trong các trường đại học kinh tế. Do đó, việc gia tăng hàm lượng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin trong các môn học phục vụ cho ngành tài chính là cần thiết để phù hợp với đòi hỏi của ngành tài chính hiện đại và là điểm nhấn để tạo sự khác biệt hóa trong chất lượng đào tạo của các trường. Các trường không chỉ đổi mới chương trình đào tạo, phương thức giảng dạy cũng cần được đổi mới mạnh mẽ. Trong thời kỳ kỹ thuật số như hiện nay, các trường đại học cũng cần nghiên cứu, bổ sung thêm các chuyên ngành đào tạo các nghề về công nghệ thông tin, blockchain, trí tuệ nhân tạo để đáp ứng về nhu cầu nhân lực trong CMCN 4.0 Đồng thời, chú trọng trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo để phục vụ công việc sau này. Đối với những sinh viên chuyên ngành ngân hàng cần tìm hiểu xu hướng phát triển và đòi hỏi của ngành ngân hàng trong tương lại, để có bước chuẩn bị tốt cho lộ trình nghề nghiệp. Do vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, sinh viên cũng nên chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng hiện đại, có hiểu biết về CNTT, thương mại điện tử Đây sẽ là một lợi thế và điểm cộng quan trọng để các sinh viên có cơ hội thành công nhiều hơn trong ứng tuyển vào làm việc tại các ngân hàng thương mại. 14
  8. 5. Kết luận Tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần làm thay đổi cơ cấu nhân sự ngành ngân hàng theo hướng gia tăng tỷ trọng nhân sư có kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin trong tài chính. Đòi hỏi này làm cho các ngân hàng đối diện với vấn đề thiếu lực lượng nhân viên có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Đối diện với khó khăn như vậy, giải pháp đào tạo và bồi dưỡng là cần thiết nhưng lại đòi hỏi khá nhiều thời gian. Thêm vào đó, các ngân hàng thương mai trong nước còn đang đứng trước nguy cơ mất đi một lượng lớn nhân sự am hiểu công nghệ vào tay các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tài liệu tham khảo 1. Bank Governance Leadership Network (2018), The future of talent in banking: workforce evolution in the digital era, workforce-evolution-in-the-digital-era/6953 2. Brett King (2017), Bank 3.0 tương lai của Ngân hàng trong kỷ nguyên số, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Bùi Quang Tiên (2017), Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán, Tạp chí ngân hàng. 4. Minh Khôi (2019), Nhân sự ngân hàng dự báo thay đổi lớn, Thời báo ngân hàng, 5. Navigos Search (2019), Đặc san toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019. 6. Nguyễn Bích Ngọc (2020), Dấu ấn ngành ngân hàng năm 2019 và triển vọng năm 2020, 7) Tạp chí con số và sự kiện, nam-2019-va-trien-vong-nam-2020.htm. 7. Nguyễn Hồng Minh (2016), Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Trang Thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân dân, mang-cong-nghiep-4-0-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-he-thong-giao-duc-nghe- nghiep-viet-nam-3234 8. Phạm Mai Ngân, Hồ Nguyên Phương, Nguyễn Thị Huyền Trang (2019), Phát triển nhân lực ngành Ngân hàng trước yêu cầu kỷ nguyên số, Tạp chí ngân hàng, ky-nguyen-so.htm 9. Phan Thị Hồng Thảo (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhân lực ngành ngân hàng, Tạp chí thị trườn tài chính tiền tệ, mang-cong-nghiep-4-0-va-nhan-luc-nganh-ngan-hang-25430.html 15
  9. 10. Phạm Mai Ngân (2020), Phát triển nhân lực ngành ngân hàng trước yêu cầu kỷ nguyên số, Tạp chí ngân hàng, số 18/2019 11. Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG Vietnam (2017), Dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam. 12. Võ Thị Phương (2019), Triển vọng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí điện tử Tài chính. 16