The impacts of bank diversification on profitability of commercial banks in vietnam

pdf 13 trang Gia Huy 1870
Bạn đang xem tài liệu "The impacts of bank diversification on profitability of commercial banks in vietnam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthe_impacts_of_bank_diversification_on_profitability_of_comm.pdf

Nội dung text: The impacts of bank diversification on profitability of commercial banks in vietnam

  1. Journal of Finance – Marketing; Vol. 63, No. 3; 2021 ISSN: 1859-3690 DOI: ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 63 - Tháng 06 Năm 2021 Journal of Finance – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING THE IMPACTS OF BANK DIVERSIFICATION ON PROFITABILITY OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM Pham Duy Phu Thinh1, Phan Thi My Hanh2 & Phan Thu Hien3* 1Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development 2University of Finance – Marketing 3University of Economics Ho Chi Minh City ARTICLE INFO ABSTRACT DOI: The study analyses and examines the impacts of bank diversification on 10.52932/jfm.vi63.163 profitability of commercial banks in Vietnam over the period of 2007 – 2018. The results show that income diversification has a positive effect Received: on Return on equity (ROE). Both asset growth and bank size positively August 13, 2020 affect bank profitability. Moreover, economic growth and financial crisis Accepted: make bank profitability greater. By contrast, when market concentration October 07, 2021 increases, the bank profitability decreases. From these findings, the study Published: recommends some solutions to increase the profitability of commercial June 25, 2021 banks in Vietnam, thereby helping them develop more sustainably. Keywords: Bank diversification, commercial banks, profitability. *Corresponding author: Email: phanthuhien@ueh.edu.vn 53
  2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 ISSN: 1859-3690 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH - MARKETING Số 63 - Tháng 06 Năm 2021 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing JOURNAL OF FINANCE - MARKETING TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Phạm Duy Phú Thịnh1, Phan Thị Mỹ Hạnh2 & Phan Thu Hiền3* 1Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 2Trường Đại học Tài chính – Marketing 3Trường Đại học Kinh tế TPHCM THÔNG TIN TÓM TẮT DOI: Nghiên cứu phân tích và đánh giá tác động của đa dạng hóa đến khả năng 10.52932/jfm.vi63.163 sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2007 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập tác động dương Ngày nhận: đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tốc độ tăng trưởng tài sản 13/08/2020 và quy mô ngân hàng đều ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài Ngày nhận lại: chính cũng giúp cho ngân hàng gia tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, khi 07/10/2020 mức độ tập trung thị trường càng tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng Ngày đăng: càng giảm. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm gia 25/06/2021 tăng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, từ đó giúp hệ thống ngân hàng phát triển bền vững hơn. Từ khóa: Đa dạng hóa ngân hàng, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại. 1. Đặt vấn đề có tổng tài sản đạt 11,06 triệu tỷ đồng (tăng Trong những năm gần đây, với những sự 10,6% so với cuối năm 2017), tổng vốn điều nỗ lực không ngừng, ngành ngân hàng Việt lệ đạt 576,3 nghìn tỷ đồng (tăng 12,5% so với Nam luôn đạt được những kết quả hoạt động cuối năm 2017), vốn tự có đạt 806,1 nghìn tỷ đồng (tăng 12,9% so với cuối năm 2017), khả khả quan. Đến cuối năm 2018, toàn hệ thống năng sinh lời ROA và ROE lần lượt là 0,9% và 11,8% đều gia tăng so với năm 2017 (Ngân *Tác giả liên hệ: hàng Nhà nước Việt Nam, 2019). Tuy nhiên, Email: phanthuhien@ueh.edu.vn 54
  3. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 cơ cấu thu nhập của các NHTM Việt Nam vẫn 2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng với đa dạng hóa đến khả năng sinh lời của tỷ lệ đóng góp 82% tổng thu nhập hoạt động NHTM của các ngân hàng vào năm 2015 và có xu Đa dạng hóa ngân hàng có thể được xem hướng giảm nhẹ xuống 75% vào năm 2018. xét ở khía cạnh đa dạng hóa thu nhập hay đa Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tích cực trong dạng hóa tài sản. Các ngân hàng có thể đa năm 2018 là nhờ vào sự gia tăng thu nhập từ dạng hóa thu nhập bằng cách tạo ra thu nhập các hoạt động như thu phí dịch vụ, liên kết lãi thuần và thu nhập ngoài lãi từ hoạt động bảo hiểm, môi giới và đầu tư chứng khoán, dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, giao dịch vàng và hối đoái, hoạt động thoái mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán vốn đầu tư và thanh lý tài sản ngoại bảng. chứng khoán đầu tư, thu nhập từ góp vốn mua Theo Chương trình hành động của ngành cổ phần. Bên cạnh đó, theo Syed Moudud-Ul- ngân hàng, thực hiện chiến lược phát triển Huq và cộng sự (2018) các ngân hàng có thể ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, đa dạng hóa danh mục tài sản bằng cách mở định hướng đến năm 2030, được ban hành rộng thực hiện các hoạt động mới, chẳng hạn kèm theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày như cung cấp dịch vụ môi giới, đầu tư và bảo 07 tháng 01 năm 2019 của Thống đốc Ngân lãnh phát hành và chứng khoán kinh doanh. hàng Nhà nước, nêu rõ “Tăng tỷ trọng thu Do đó, các ngân hàng sẽ đa dạng hóa tài sản nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong bằng cách hình thành cả tài sản tạo ra thu tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16- nhập ngoài lãi và tài sản tạo ra thu nhập từ lãi. 17%”. Do đó, đây cũng là xu hướng mà các Một số nghiên cứu cho rằng việc gia tăng NHTM hiện nay đang hướng tới, đó là cơ lợi nhuận có liên quan đến đa dạng hóa nguồn cấu lại cấu trúc thu nhập, chú trọng và đầu thu nhập (Baele và cộng sự, 2007, Lee và cộng tư nhiều hơn vào các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi, giúp giảm áp lực cạnh tranh sự, 2013). Khi các ngân hàng đa dạng hóa thu huy động vốn, giảm phụ thuộc quá nhiều vào nhập thì ngân hàng sẽ sử dụng có hiệu quả hoạt động tín dụng, từ đó giúp hạn chế rủi ro hơn các nguồn lực về vật chất và lao động do cho ngân hàng. đó sẽ giảm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động, từ đó làm gia tăng lợi nhuận, ngoài ra Những nghiên cứu trước đây cũng đã phân tích tác động của đa dạng hóa đến khả năng các ngân hàng có thể phân tán và giảm rủi ro sinh lời như Birchwood và cộng sự (2017), trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, chiến Hussain (2014), Trujillo – Ponce (2013), Hồ lược đa dạng các nguồn thu nhập ngoài lãi còn giúp ngân hàng giảm sự phụ thuộc vào Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), hoạt động tín dụng và tăng khả năng cạnh Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai tranh. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2013) (2015), Naiwei và cộng sự (2018). Tuy nhiên, về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hầu hết các nghiên cứu này chỉ nghiên cứu khả năng sinh lời và rủi ro của 967 NHTM riêng lẻ tác động của đa dạng hóa thu nhập tại 22 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1995 – hoặc đa dạng hóa tài sản đến khả năng sinh 2009 đã chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập có lời của NHTM và các kết quả nghiên cứu vẫn lợi cho các ngân hàng ở các nước thu nhập còn chưa thống nhất. Vì vậy, trong nghiên trung bình và thấp thông qua việc tăng khả cứu này nhóm tác giả sẽ xem xét cả tác động năng sinh lời và giảm rủi ro. Tuy nhiên, một của cả đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa số nghiên cứu khác lại bác bỏ lợi ích của đa tài sản đến khả năng sinh lời của các NHTM dạng hóa thu nhập đối với khả năng sinh lời Việt Nam trong cùng mô hình nghiên cứu. (DeYoung & Roland, 2001; Petria và cộng 55
  4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 sự, 2015; Trujillo – Ponce, 2013). DeYoung không có tác động đáng kể đến hoạt động và và Roland (2001) và Birchwood và cộng sự sự ổn định của ngân hàng tại Việt Nam. (2017) đều cho rằng ngân hàng có khả năng Đối với trường hợp Việt Nam, Hồ Thị mất khách hàng khi đẩy mạnh nguồn thu Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) đã từ phí hơn so với nguồn thu từ hoạt động đưa ra bằng chứng về tác động cùng chiều tín dụng. Nghiên cứu của Petria và cộng sự của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh (2015) đưa ra bằng chứng về đa dạng hóa thu lời của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – nhập không ảnh hưởng đến khả năng sinh 2013. Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai lời ngân hàng tại 27 quốc gia thành viên châu (2015) cũng chỉ ra đa dạng hóa thu nhập giúp Âu giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả này cũng các NHTM Việt Nam tăng khả năng sinh lời được ủng hộ bởi nghiên cứu của Trujillo – trong giai đoạn 2006 – 2013, tuy nhiên khi Ponce (2013) với kết luận rằng đa dạng hóa xem xét yếu tố rủi ro thì các ngân hàng có thu nhập không có tác động đến tỷ lệ sinh lời mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao thì lợi trên tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lời trên vốn nhuận điều chỉnh rủi ro càng giảm. Võ Đức chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng Tây Thọ (2017) xem xét ảnh hưởng của đa đạng Ban Nha trong giai đoạn 1999 – 2009. hóa đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Naiwei và cộng sự (2018) xem xét tác động ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015. Kết của đa dạng hóa tài sản đến khả năng sinh quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa tiền gửi, lời của các ngân hàng tại ba quốc gia châu Á đa dạng hóa tín dụng và đa dạng hóa tài sản (Malaysia, Pakistan và Indonesia) giai đoạn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của 2006 – 2012 chỉ ra rằng đa dạng hóa có tương các NHTM trong khi đa dạng hóa thu nhập quan nghịch với khả năng sinh lời ROA. Syed tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của và cộng sự (2018) nghiên cứu về tác động của các NHTM. sự đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản đến hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu trong các nền kinh tế mới nổi ASEAN gồm 3.1. Giả thuyết nghiên cứu Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam từ 2011 đến 2015 cho thấy các Việc đa dạng hóa thu nhập có thể giúp các ngân hàng Indonesia và Thái Lan được hưởng ngân hàng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lợi nhiều nhất từ ​​các chiến lược đa dạng hóa. lực, giảm được chi phí quản lý, chi phí hoạt Cả đa dạng hóa thu nhập và tài sản đều có động, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín tác động tích cực đến khả năng sinh lời và dụng và tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tác động ngược chiều đến rủi ro ngân hàng. gia tăng lợi nhuận. Ngân hàng càng đa dạng Các ngân hàng tại Phillippines, Việt Nam hóa thu nhập thì càng có thể tăng tỷ suất sinh và Malaysia được hưởng lợi từ đa dạng hóa lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Syed và cộng thu nhập, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng khác sự, 2018; Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị khau từ đa dạng hóa tài sản. Cụ thể, đa dạng Cành, 2015). Do đó: hóa tài sản mang lại lợi ích cho ngân hàng Giả thuyết H : Đa dạng hóa thu nhập tác Phillippines về cải thiện hiệu quả chi phí, 1 động cùng chiều đến khả năng sinh lời. nhưng không cải thiện khả năng sinh lời ngân hàng, đa dạng hóa tài sản tác động tiêu cực Khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa tài đến khả năng sinh lời ngân hàng Malaysia, sản, các ngân hàng sẽ tăng tỷ trọng các tài tuy nhiên, nó giúp các ngân hàng nâng cao sản tạo ra thu nhập ngoài lãi và tương ứng hiệu quả và giảm rủi ro, và đa dạng hóa tài sản sẽ làm giảm tỷ trọng tài sản tạo ra thu nhập 56
  5. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 từ lãi. Nghiên cứu về tác động của đa dạng năng sinh lời của ngân hàng. Phan và cộng hóa tài sản đến khả năng sinh lời tại các quốc sự (2016), Võ Đức Thọ (2017) cho thấy mối gia châu Á cho thấy chiến lược đa dạng hóa quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và khả tài sản của các ngân hàng ở khu vực này có năng sinh lời. Do đó: ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của Giả thuyết H5: Tỷ lệ tài sản thanh khoản ngân hàng (Syed và cộng sự, 2018; Võ Đức trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến khả Thọ, 2017). Do đó: năng sinh lời. Giả thuyết H : Đa dạng hóa tài sản tác động 2 Các ngân hàng lớn có thể tạo ra nhiều sản cùng chiều đến khả năng sinh lời. phẩm khác biệt, nhiều hệ thống các chi nhánh Tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các để thu hút khách hàng và đảm bảo các khoản khoản cho vay có vai trò quan trọng đối với tài trợ cho quá trình hoạt động ở mức chi các ngân hàng. Các ngân hàng đứng đầu về phí thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ. Bilal khả năng sinh lời thường có mức tăng trưởng và cộng sự (2013), Petria và cộng sự (2015), tổng tài sản nhanh hơn các ngân hàng có khả Lee và cộng sự (2013), Menicucci và Paolucci năng sinh lời trung bình. Kết quả nghiên cứu (2016), Phan và cộng sự (2016), Naiwei và của Lee và cộng sự (2013) và Phan Thị Hằng cộng sự (2018), Nga và Đạt (2021) cũng chỉ Nga (2017) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng ra rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng tổng tài sản và khả năng sinh lời có mối quan chiều với khả năng sinh lời. Do đó: hệ cùng chiều. Do đó: Giả thuyết H6: Quy mô ngân hàng tác động Giả thuyết H3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài cùng chiều đến khả năng sinh lời. sản tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. Giả thuyết sức mạnh thị trường và lý thuyết Petria và cộng sự (2015), Lee và cộng sự cấu trúc hiệu quả được chứng minh qua thực (2013), Islam và Nishiyama (2016), Menicucci nghiệm từ nghiên cứu của Trujillo – Ponce và Paolucci (2016), Nguyễn Thị Mỹ Linh và (2013), Phan và cộng sự (2016), các nghiên Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Phan Thị cứu trên tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa Hằng Nga (2017), Nga và Đạt (2021) cho rằng mức độ tập trung thị trường và khả năng sinh khi sử dụng cấu trúc vốn có tỷ lệ vốn chủ sở lời của ngân hàng. Do đó: hữu cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn. Hay Giả thuyết H : Mức độ tập trung thị trường nói cách khác, ngân hàng có tỷ lệ tổng nợ trên 7 tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. tổng tài sản càng thấp thì thu được khả năng sinh lời càng cao. Do đó: Theo nghiên cứu của Ali và cộng sự (2011), Hussain (2014), Petria và cộng sự (2015), Giả thuyết H : Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 4 Erina và Lace (2013), Trujillo – Ponce (2013), tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Phan và cộng sự (2016), Phan Thị Hằng Nga Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (2017), Nga và Đạt (2021) tăng trưởng kinh tế là một chỉ số đại diện cho khả năng quản trị có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Để của NHTM. Do đó: duy trì và quản lý rủi ro thanh khoản, các Giả thuyết H : Tăng trưởng kinh tế có tác ngân hàng sẽ gia tăng tỷ lệ nắm giữ các tài 8 sản có thanh khoản, nếu đầu tư vào các tài động cùng chiều đến khả năng sinh lời. sản có thanh khoản tỷ trọng lớn sẽ có nguy cơ Hussain (2014), Erina và Lace (2013), thặng dư thanh khoản và mức sinh lời thấp Trujillo – Ponce (2013), Hoàng Trung Khánh từ tài sản thanh khoản thấp, sẽ làm giảm khả và Vũ Thi Đan Trà (2015), Phan Thị Hằng 57
  6. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Nga (2017), Nga và Đạt (2021) cho rằng có đến khả năng sinh lời, nhóm tác giả xây dựng mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ lạm phát và mô hình nghiên cứu sau: khả năng sinh lời của các ngân hàng. Do đó: ROEit = α0 + α1IDit + α2ADit + α3AGit Giả thuyết H : Tỷ lệ lạm phát có tác động 9 + α4LEV + α5LIQit + α6SIZEit + α7HHIit cùng chiều đến khả năng sinh lời. + α8GDPit + α9INFit + α10CRISISit + εit Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 – Trong đó: i, t lần lượt là thứ tự NHTM i tại 2009 ảnh hưởng đáng kể đến thị trường tài năm t. chính và kinh tế vĩ mô ở các quốc gia. Islam và Nishiyama (2016) cho rằng khủng hoảng Nghiên cứu sử dụng hai biến độc lập về đa kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với khả dạng hóa gồm đa dạng hóa thu nhập (ID) và năng sinh lời của ngân hàng. Do đó: đa dạng hóa tài sản (AD) để xem xét tác động của cả hai dạng đa dạng hóa đến khả năng Giả thuyết H : Khủng hoảng kinh tế có tác 10 sinh lời của NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu còn động ngược chiều đến khả năng sinh lời. sử dụng các biến kiểm soát như các biến đặc 3.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu tính của các NHTM (AG, LEV, LIQ, SIZE), Dựa vào nghiên cứu của Syed và cộng sự biến về ngành (HHI) và các biến vĩ mô (GDP, (2018) về đa dạng hóa ngân hàng tác động INF, CRISIS) vào trong mô hình. Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình Tên biến Mô tả Đo lường Lợi nhuận sau thuế ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Thu nhập ngoài lãi ID Đa dạng hóa thu nhập Tổng thu nhập hoạt động Tài sản không mang lãi AD Đa dạng hóa tài sản Tổng tài sản TAit – TAi(t–1) AG Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản TAi(t–1) TA: Tổng tài sản Tổng nợ phải trả LEV Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản Tổng tài sản Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài Tài sản thanh khoản LIQ sản Tổng tài sản SIZE Quy mô ngân hàng Logarit tự nhiên tổng tài sản Tổng tài sản của 4 ngân hàng lớn nhất Tổng tài sản các ngân hàng HHI Mức độ tập trung thị trường 4 ngân hàng gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Sacombank. 58
  7. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Tên biến Mô tả Đo lường (GDP – GDP ) GDP Tăng trưởng kinh tế t t–1 GDPt–1 (CPI – CPI ) INF Tỷ lệ lạm phát t t–1 CPIt–1 t = 1: năm 2008 và 2009 CRISIS Khủng hoảng kinh tế t = 0: các năm còn lại Sau khi tiến hành các kiểm định đa cộng 3.3. Dữ liệu nghiên cứu tuyến, tự tương quan, Hausman, Breusch- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu Pagan Lagrange, nghiên cứu đã lựa chọn thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên toán và báo cáo thường niên của 21 NHTM (REM). Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2018. Dữ hiện tượng tự tương quan cho các phần dư liệu đã loại trừ các ngân hàng sáp nhập, ngân và khắc phục hiện tượng tự tương quan cho hàng bị mua lại không đồng, các ngân hàng các phần dư bằng phương pháp ước lượng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các ngân GLS (Generalized Least Squares) (Tiên & hàng không đầy đủ số liệu báo cáo tài chính. Hằng, 2020). Các số liệu vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát được thu thập từ nguồn dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình (đơn vị tính %) Biến Số Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch quan sát quan sát nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn ROE 252 0,0008 0,4248 0,1008 0,0705 ID 252 -0,6069 0,8076 0,1970 0,1492 AD 252 0,1396 0,8018 0,4307 0,1239 AG 252 -0,3726 7,7907 0,3461 0,6797 LEV 252 0,6290 0,9594 0,8931 0,0565 LIQ 252 0,0452 0,6109 0,2199 0,1075 SIZE 252 14,5267 20,9956 18,0901 1,3258 HHI 252 0,4954 0,6332 0,5819 0,0433 GDP 252 0,0525 0,0713 0,0619 0,0063 INF 252 0,0088 0,2312 0,0813 0,0628 59
  8. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Biến ID AD AG LEV LIQ SIZE HHI GDP INF AD 0,0951 1 AG 0,2072 0,2630 1 LEV 0,1381 0,0215 -0,0436 1 LIQ 0,0193 0,6611 0,3763 -0,0556 1 SIZE 0,1604 -0,1754 -0,2808 0,7054 -0,2437 1 HHI 0,1661 -0,2622 0,1059 0,0237 -0,1799 -0,0170 1 GDP 0,1147 -0,0841 0,2446 0,1443 -0,1483 0,1070 0,4070 1 INF -0,1163 0,2975 0,0345 -0,2645 0,4010 -0,2918 -0,3058 -0,3331 1 CRISIS 0,0718 0,0797 0,0154 -0,2234 0,2702 -0,2841 0,1303 -0,4681 0,4962 Kết quả ma trận tương quan được trình so sánh từng cặp giữa các biến đều nhỏ hơn bày trong Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan 0,8 là chấp nhận được. Bảng 4. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Biến quan sát VIF 1/VIF Biến quan sát VIF 1/VIF SIZE 2,58 0,387587 INF 1,87 0,535343 CRISIS 2,32 0,431256 HHI 1,83 0,546471 LIQ 2,25 0,445290 AG 1,52 0,657342 LEV 2,21 0,451686 ID 1,20 0,830755 AD 1,99 0,503775 Mean VIF 1,97 GDP 1,98 0,506206 Hệ số VIF (Variance Inflation Vector) nhỏ ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn 5 (Gujarati, 2004) cho thấy khả năng xảy trong mô hình là không đáng kể. Bảng 5. Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến ROE Biến quan sát POOLED OLS FEM REM ID 0,0929 0,0785 0,0817 AD -0,0818* -0,0737 -0,0768* AG 0,0161 0,0172 0,0170 LEV 0,0200 -0,0656 -0,0395 LIQ 0,0859* 0,1749 0,1479 SIZE 0,0215 0,0270 0,0245 HHI -0,5464 -0,5017 -0,5168 GDP 2,8421 2,7572 2,7747 INF 0,1716 0,1264 0,1359* CRISIS 0,0453 0,0437 0,0437 CONS -0,1934 -0,2541 -0,2185 Adj R-Square 0,3061 0,2942 0,2929 Ghi chú: ký hiệu *, , thể hiện có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5%, 1%. 60
  9. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Bảng 6. Kết quả kiểm định Breusch Pagan Lagrange và Hausman Kiểm định Chi-square Prob,Chi-Square Phương pháp được chọn Breusch Pagan Lagrange 75,32 0,0000 REM Hausman 11,40 0,3270 REM Kết quả kiểm định nhân tử Largrange cho α = 0,05 (mức ý nghĩa 5%), do đó không thể thấy kết quả có Prob.Chi-Square bằng 0,000 bác bỏ giả thuyết H0. Chính vì thế sử dụng nhỏ hơn 0,05 (α = 5%) nên kết luận bác bỏ mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để giả thuyết H0. Vậy phương pháp ước lượng giải thích kết quả sẽ phù hợp hơn so với mô tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ giải thích hình tác động cố định (FEM). Từ hai kết quả kết quả tốt hơn so với phương pháp Pooled kiểm định trên, mô hình hồi quy tác động OLS. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn là mô hình chỉ số Prob.Chi-Square có giá trị lớn hơn phù hợp với mô hình nghiên cứu. Bảng 7. Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư cho mô hình Chi-Square Prob.Chi-Square Kết quả 92,20 0,0000 Xảy ra hiện tượng tự tương quan Kiểm định hiện tượng tự tương quan cho thực hiện xử lý sai phạm bằng phương pháp các phần dư cũng chỉ ra Prob = 0,0000 < 0,05 ước lượng GLS (Generalized Least Square) (mức ý nghĩa 5%) do đó giả thuyết H0 bị bác cho mô hình tác động ngẫu nhiên để khắc bỏ. Kết luận mô hình có hiện tượng tự tương phục mô hình và cho kết quả chính xác hơn. quan giữa các phần dư. Do đó, nhóm tác giả Bảng 8. Kết quả hồi quy mô hình GLS khắc phục sai phạm của mô hình Biến quan sát Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa ID 0,0768 0,001 AD -0,0472 0,305 AG 0,0156 0,005 LEV 0,0437 0,687 LIQ 0,0821 0,101 SIZE 0,0176 0,005 HHI -0,4839 0,000 GDP 2,3052 0,001 INF 0,0672 0,256 CRISIS 0,0365 0,005 Cons -0,1490 0,212 Số quan sát 252 Wald.Chi Square 77,27 Prob-Chi-Square 0,0000 Ghi chú: ký kiệu *, , thể hiện có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5%, 1%. 61
  10. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa kết quả nghiên cứu của Lee và cộng sự (2013), thu nhập có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%. Phan Thị Hằng Nga (2017). Tại Việt Nam, các Điều đó cho thấy khi ngân hàng đa dạng hóa NHTM xác định bên cạnh tăng vốn điều lệ, thu nhập thì sẽ tăng tỷ suất sinh lời trên vốn vốn tự có thì tăng quy mô tổng tài sản là một chủ sở hữu. Đối với các NHTM Việt Nam, trong những nhiệm vụ quan trọng trong đề các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi được án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Chính vì chú trọng trong thời gian qua nhưng thực tế thế các ngân hàng luôn có những chiến lược những đóng góp của nguồn thu nhập ngoài cụ thể trong từng thời kỳ để có mức tăng lãi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập trưởng tổng tài sản hợp lý. Việc tăng quy mô lãi thuần trong tổng thu nhập. Tỷ lệ thu nhập tài sản giúp các ngân hàng có nhiều cơ hội ngoài lãi trên tổng thu nhập của 21 ngân đầu tư hơn, đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hàng từ năm 2007 đến năm 2018 trung bình hơn, phân tán rủi ro trong danh mục. Đầu tư là 19,70%. Khi tăng thu nhập ngoài lãi sẽ làm phát triển các sản phẩm dịch vụ, hay mở rộng tăng chỉ số đa dạng hóa thu nhập, các ngân các chi nhánh, địa điểm giao dịch với khách hàng có thể khai thác thêm và mở rộng các hàng, từ đó ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi, ngân hàng cận khách hàng, cung ứng sản phẩm dịch vụ, cũng giảm được chi phí quản lý và hoạt động, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, mở rộng quy đồng thời gia tăng cạnh tranh và từ đó có thể mô tín dụng, huy động vốn và các sản phẩm làm tăng khả năng sinh lời ROE. Kết quả này khác. Do đó tăng trưởng tài sản ở mức hợp lý phù hợp với nghiên cứu của Birchwood và sẽ cải thiện khả năng sinh lời cho các NHTM. cộng sự (2017), Syed và cộng sự (2018), Hồ Quy mô ngân hàng tác động dương đến Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). ROE ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp Đa dạng hóa tài sản là biến thứ hai được với các kết quả nghiên cứu bởi Bilal và cộng sự sử dụng đo lường tác động đa dạng hóa đến (2013), Petria và cộng sự (2015), Lee và cộng sự khả năng sinh lời của ngân hàng. Theo kết quả (2013), Menicucci và Paolucci (2016), Phan và nghiên cứu, tác động của đa dạng hóa tài sản cộng sự (2016), Naiwei và cộng sự (2018). Tăng đến ROE không có ý nghĩa thống kê. Một lý do quy mô sẽ gia tăng khả năng sinh lời, điều này được đưa ra có thể là quy mô và thanh khoản phù hợp với tình hình thực tế của các NHTM của thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn Việt Nam. Các ngân hàng có quy mô lớn có khá nhỏ so với các quốc gia trong khu vực, tính thể hưởng lợi nhờ tính kinh tế theo quy mô, ổn định của thị trường còn hạn chế vì thế các khả năng đầu tư, khả năng quản lý hoạt động ngân hàng trong thời gian qua chưa đạt hiệu tốt hơn, sức mạnh uy tín thương hiệu tốt hơn, quả trong việc đa dạng các kênh đầu tư tạo ra tạo được niềm tin và tin cậy từ khách hàng, tài sản phi lãi, đặc biệt là chứng khoán. Một hơn nữa rủi ro trong giao dịch sẽ được quản số ngân hàng thu được hiệu quả từ hoạt động lý tốt hơn, mạng lưới chi nhánh và hệ thống kinh doanh đầu tư chứng khoán và các hoạt giao dịch bao phủ tạo điều kiện thuận lợi cho động góp vốn mua cổ phần nhưng cũng có triển khai kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, các rất nhiều ngân hàng thua lỗ từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, các sản phẩm dịch này. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với vụ chuyên biệt, thuận tiện và an toàn sẽ thu nghiên cứu của Syed và cộng sự (2018). hút được khách hàng tiềm năng, từ đó giúp gia Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tác động tăng khả năng sinh lời. cùng chiều đến khả năng sinh lời ROE ở mức Mức độ tập trung thị trường tác động âm ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tốc độ tăng đến ROE ở mức ý nghĩa 1%. Nói cách khác, trưởng tổng tài sản tác động cùng chiều đến khi thị trường càng tập trung thì khả năng khả năng sinh lời như kỳ vọng và phù hợp với sinh lời của ngân hàng càng giảm. Kết quả 62
  11. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 nghiên cứu này được ủng hộ bởi Petria và hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến cộng sự (2015), Hussain (2014), Nassar và lợi nhuận. Do đó, việc đa dạng hóa ngân hàng cộng sự (2014), Islam và Nishiyama (2016), có thể giúp ngân hàng hạn chế và kiểm soát Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà được rủi ro tốt hơn, giảm sự phụ thuộc vào (2015). Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng một nguồn thu chủ yếu. Đây cũng là xu thế chiều với khả năng sinh lời, phù hợp với kết phát triển tất yếu của các ngân hàng trong bối quả nghiên cứu của Ali và cộng sự (2011), cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt và phù Hussain (2014), Petria và cộng sự (2015), hợp với đề án cơ cấu hệ thống NHTM. Để Erina và Lace (2013), Trujillo-Ponce (2013), tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập Phan và cộng sự (2016), Phan Thị Hằng Nga quốc tế và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ (2017). Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan trong và ngoài nước thì các NHTM Việt Nam cùng chiều đến ROE nhưng không có ý nghĩa cần có các biện pháp phát triển đa dạng cũng thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng như nâng cao chất lượng của các hoạt động hoảng kinh tế có tác động cùng chiều với phi tín dụng như dịch vụ ngân hàng điện tử, ROE và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mặc dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán v.v. một cách dù hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chịu hiệu quả như sau: ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính ■ Tập trung vào những sản phẩm dịch vụ toàn cầu nhưng nhờ vào những biện pháp có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm can thiệp mạnh mẽ và hỗ trợ kịp thời từ phía nổi trội trên thị trường để tạo sự khác biệt ngân hàng Nhà nước và Chính phủ thông trong cạnh tranh. Gia tăng tính tiện ích qua việc nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số của các dịch vụ ngân hàng, tăng cường khả 10/2008/NQCT ngày 17/04/2008 về các biện năng liên kết, tích hợp giữa các sản phẩm pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách mô bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hàng, tạo sự riêng biệt, tăng lợi thế cạnh bền vững, hoạt động ngân hàng đã có những tranh với các đối thủ. chuyển biến tích cực. ■ Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thanh toán lương, phát 5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả triển đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ năng sinh lời của các NHTM Việt Nam (POS). Xây dựng mức phí cạnh tranh, thực Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất hiện các chính sách miễn giảm phí trong một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh thời gian đầu sử dụng dịch vụ của ngân lời của các NHTM Việt Nam như sau: hàng nhằm thu hút sự quan tâm và sử dụng ngày càng nhiều hơn các sản phẩm Thứ nhất, ngân hàng cần thực hiện chiến dịch vụ. lược đa dạng hóa phù hợp. ■ Nâng cao năng lực quảng bá và tiếp thị Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa giúp khách hàng nhận biết, tiếp cận, trải thu nhập có thể giúp NHTM gia tăng tỷ suất nghiệm, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Đa dạng ngân hàng. hóa tạo sự đa dạng trong cơ cấu thu nhập và ■ Xây dựng chiến lược phát triển về trình tài sản, phân tán rủi ro và nâng cao sự ổn định độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, lợi nhuận của ngân hàng. Trong những năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, qua, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, tập trung vào các nghiệp vụ cho vay truyền kỹ thuật số, điện tử và viễn thông đi đôi với thống, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ hoạt động phát triển các nguồn lực hiện có và đảm bảo tín dụng, điều này khiến cho hệ thống ngân tính an toàn trong vận hành công nghệ. 63
  12. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 Thứ hai, ngân hàng cần mở rộng quy mô nhằm giảm rủi ro mang tính hệ thống hay ngân hàng, gia tăng tài sản. phát sinh các vấn đề nợ xấu. Việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách không Các NHTM Việt Nam cần có các biện ngừng nâng cao khả năng quản lý, chất lượng pháp thích hợp để mở rộng quy mô, tăng tài hoạt động, uy tín và thương hiệu của ngân sản nhằm cải thiện lợi nhuận và gia tăng hiệu hàng mình nhằm thu hút vốn đầu tư từ nhà quả hoạt động như thu hút và tìm kiếm vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đầu tư của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài trên thị trường chứng khoán, ngoài ra ngân nước nhằm gia tăng nguồn vốn, tài sản cũng hàng có thể tiến hành không chia cổ tức để bổ như gia tăng uy tín, phát triển thương hiệu sung vốn tự có hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm quản lý hay phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông từ các nhà đầu tư và đối tác chuyên nghiệp. hiện hữu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tiến hành mở rộng mạng lưới giao dịch, các chi nhánh, Thứ tư, ngành ngân hàng cần tạo môi phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng, trường cạnh tranh lành mạnh phù hợp với chiến lược và lợi thế cạnh tranh Cạnh tranh trong thị trường ngân hàng là của từng ngân hàng. Đối với các ngân hàng một trong những yếu tố giúp cho hệ thống có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động kém thì NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt cần xem xét phương án mua bán, sáp nhập để động. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho giúp ngân hàng cải thiện quy mô của mình và các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh gia tăng năng lực tài chính. và cùng phát triển thì nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ là Thứ ba, ngân hàng cần gia tăng và nâng cao đảm bảo tính cạnh tranh, ổn định và lành chất lượng nguồn vốn chủ sở hữu. mạnh của thị trường, tránh gia tăng quá mức Các ngân hàng cần thực hiện các chiến mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm lược tăng vốn một cách bền vững, giảm thiểu trong quá trình thực hiện đề án tái cấu trúc các nguồn vốn rủi ro cao, tránh tình trạng sở các ngân hàng, mua bán và sáp nhập, từ đó hữu chéo và đa phương giữa các ngân hàng làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh với doanh nghiệp, ngân hàng với ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ali K., Akhtar M.F., & Ahmed H.Z. (2011). Bank-Specific and Macroeconomic Indicators of Profitability – Empirical Evidence from the Commercial Bank of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 6(2). Baele, L., De Jonghe, O., & Vander Vennet, R. (2007). Does the stock market value bank diversification? Journal of Banking & Finance, 31(7), 1999-2023. Bilal M., Saeed A., Gull A.A., & Akram T. (2013). Influence of bank specific and macroeconomic factors on profitability of commercial banks: A case study of Pakistan. Research Journal of Finance and Accounting, 4, 117-126. Birchwood, A., Brei M., & Noel D. (2017). Interest margins and bank regulation in Central America and the Caribbean. Journal of Banking and Finance, 85, 56-68. Erina J., & Lace N. (2013). Commercial banks Profitability Indicators: Empirical Evidence from Latvia. IBIMA Business Review, 2013, 1. 64
  13. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Số 63 – Tháng 6 Năm 2021 DeYoung, R., & Roland, K. P. (2001). Product mix and earnings volatility at commercial banks: Evidence from a degree of total leverage model. Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54- 84. Gujarati, D. (2004). Basic econometrics (4th Ed.). India: Tata McGraw Hill. Hoàng Trung Khánh & Vũ Thị Đan Trà (2015). Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ số thu nhập lãi thuần (NIM) của các NHTM tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 215, 47-55. Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015). Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 106+107, 13-24. Hồ Thủy Tiên & Trần Xuân Hằng (2020). Cấu trúc thuế và tự do hóa thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 57, 1-14. jfm.vi57.93 Hussain I. (2014). Banking industry concentration and net interest margins (NIMs) in Pakistan, Journal of Business Economics and Management, 15(2), 384-402. Islam Md. S., & Nishiyama. S-I. (2016). The determinants of bank net interest margins: A panel evidence from South Asian countries. Research in International Business and Finance. S0275-5319(16)30023-X. Lee C.C., Yang S.J., & Chang C.H. (2013). Non-interest income, profitability, and risk in banking industry: A cross-country analysis. North American Journal of Economics and Finance, 27, 48-67. Lê Hồng Nga & Nguyễn Thành Đạt (2021). Tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, (61). Menicucci, & E., Paolucci G. (2016). Factors affecting bank profitability in Europe: An empirical investigation. African Journal of Business Management, 10(17), 410-420. Naiwei, C., Hsin-Y.L., & Min-T.Y. (2018). Asset diversification and bank performance: Evidence from three Asian countries with a dual banking system. Pacific-Basin Finance Journal, 0927-538X. Nassar, K.B., Martinez E., & Pineda A. (2014). Determinants of Banks’ Net Interest Margins in Honduras. International Monetary Fund (IMF). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Báo cáo thường niên năm 2018. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Nghiên cứu các yếu tố hảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 450, 43-51. Petria N., Capraru B., & Ihnatov, I. (2015). Determinants of banks’s profitability: evidence from EU 27 banking systems. Procedia Economics and Finance, 20, 518-524. Phan H. T. M., Daly K., & Akhter S. (2016). Bank efficiency in emerging Asian countries. Research in International Business and Finance, 38, 517-530. Phan Thị Hằng Nga (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 237, 65-73. Syed M., Changjun Z., Anupam D.G., & Badar N.A. (2018). Does Bank Diversification Heterogeneously Affect Performance and Risk-taking in ASEAN Emerging Economies? Research in International Business and Finance, S0275-5319(17), 30652-9. Trujillo – Ponce A. (2013). What determines the profitability of Bank? Evidence from Spain. Accounting & Finance, 53, 561-586. Võ Đức Thọ (2017). Ảnh hưởng của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 141, 56-70. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015). Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 26, 54-70. 65