Thị trường tài chính phi tập trung và những rủi ro đối với người tham gia

pdf 10 trang Gia Huy 23/05/2022 1850
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường tài chính phi tập trung và những rủi ro đối với người tham gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_tai_chinh_phi_tap_trung_va_nhung_rui_ro_doi_voi_n.pdf

Nội dung text: Thị trường tài chính phi tập trung và những rủi ro đối với người tham gia

  1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG VÀ NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA ThS Nguyễn Hồng Minh - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, NCS RMIT University, TS. Lê Hồng Hạnh - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Tài chính phi tập trung (Decentralized finance - DeFi), được hiểu là các ứng dụng tài chính sử dụng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Hợp đồng thông minh (Smart contract). Thuật ngữ này mô tả một hệ sinh thái dịch vụ tài chính, được cho là, minh bạch, nguồn mở và đặc biệt là khả năng tự do truy cập của người dùng mà không bị giám sát/quản lý bởi bất kỳ cơ quan hoặc trung tâm nào. Bài viết này sẽ cũng cấp các khái niệm liên quan đến tài chính phi tập trung, các đặc điểm và tổng quan về thị trường này cũng như phân tích một số rủi ro mà người tham gia thị trường có thể gặp phải. Từ khóa: Tài chính phi tập trung, Blockchain, rủi ro Abstract: Decentralized finance (DeFi), is understood as financial applications used on the blockchain technology platform and Smart contract. This term describes a financial services ecosystem, which is supposed to be transparent, open source and especially freely accessible by users without being monitored/regulated by any authority or center. This article will provide the concepts related to decentralized finance, the characteristics and overview of this market, as well as analyze some of the risks that market participants may face. Keywords: Decentralized finance, Blockchain, risk 1. Giới thiệu chung Tài chính phi tập trung (Decentralized finance - DeFi) là một thuật ngữ đang thu hút sự chú ý trong thời gian gần dây. Trong thị trường Tài chính phi tập trung, các giao dịch tài chính được thực hiện trên mạng ngang hàng phi tập trung, xây dựng trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và Hợp đồng thông minh (Smart contract) (Catalini & Gans, 2020). Thuật ngữ này mô tả một hệ sinh thái dịch vụ tài chính, được cho là, minh bạch, nguồn mở và đặc biệt là khả năng tự do truy cập của người dùng mà không bị giám sát/quản lý bởi bất kỳ cơ quan hoặc trung tâm nào. Đặc điểm về khả năng truy cập và sử dụng dễ dàng đã tạo cơ hội cho tài chính phi tập trung phát triển, mang lại lợi ích trực tiếp tới người dung. Thống kê năm 2017 của Worldbank cho thấy hiện nay trên thế giới vẫn có tới 1.7 tỉ người chưa có tài khoản ngân hàng, con số này là hơn 2 tỉ người năm 2014. Nghiên cứu của (Zetzsche et al., 2020) đã nhận định rằng tài chính phi tập trung có tiềm năng sẽ tác động và thay đổi toàn bộ hệ thống tài chính truyền thống. Nghiên cứu của (Chen & Bellavitis, 2020) cũng cho thấy những ưu điểm nhất định của tài chính phi tập trung sẽ tái định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới. Một số ưu điểm chính của Tài chính phi tập trung gồm có: (1) Tài chính phi tập trung không dựa vào các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, chính vì vậy, việc thực hiện các giao dịch sẽ trở nên nhanh chóng và cắt giảm chi phí liên quan đến các giao dịch này, (2) Do tài chính phi tập trung dễ tiếp 227
  2. cận và thủ tục đơn giản, tài chính phi tập trung sẽ tạo điều kiện cho những cá nhân vốn khó tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống có thể truy cập vào hệ sinh thái này, giúp người dung có thể hưởng lợi từ nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, hướng đến mục tiêu tài chính toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm nêu trên, thị trường tài chính phi tập trung cũng tồn tại một số nhược điểm kéo theo những rủi ro tiềm tàng cho người tham gia. Đây cũng là một thị trường còn rất mới và non trẻ, chính vì vậy cần nhiều thời gian để hoàn thiện hơn. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cung cấp một góc nhìn tổng quan về thị trường tài chính phi tập trung và phân tích một số rủi ro mà người tham gia có thể gặp phải. Nghiên cứu gồm 4 phần: Phần 1: giới thiệu chung, phần 2: Phân tích các đặc điểm của thị trường tài chính phi tập trung, phần 3: phân tích thực trạng thị trường tài chính phi tập trung, phần 4: những rủi ro mà người tham gia thị trường có thể gặp phải. 2. Các đặc điểm của thị trường tài chính phi tập trung Đã có một số nghiên cứu trình bày về những đặc điểm nổi bật của thị trường tài chính phi tập trung, trong bài viêt này, tác giả sẽ chỉ ra 10 đặc điểm chính của thị trường này dựa trên báo cáo của ING (Meegan & Koens, 2021) Tính kết hợp (Composability). Gudgeon et al. (2020) định nghĩa kính kết hợp là khả năng xây dựng một hệ thống tài chính phức tạp, nhiều thành phần trên nền tảng tài sản tiền điện tử”. Các ứng dụng DeFi có đặc điểm là mã nguồn mở, nghĩa là mã phía sau nó là công khai cho bất cứ ai đều có thể xem. Do đó, các ứng dụng này có thể được sử dụng để “soạn” các ứng dụng mới với mã là các khối xây dựng. Một cách ví dụ phổ biến cho đặc điểm này là “Money Lego”. Các ứng dụng DeFi giống như Legos, các khối đồ chơi mà trẻ em nhấp vào nhau để xây dựng các tòa nhà, xe cộ, v.v. Các ứng dụng DeFi có thể được kết hợp với nhau tương tự như “money legos” để xây dựng các sản phẩm tài chính mới. Một hệ thống có tính kết hợp là khi các thành phần của hệ thống đó có thể dễ dàng liên kết với nhau, các thành phần cũng công khai sẵn có nên có thể tái sử dụng để tạo ra những dịch vụ tài chính mới. Tuy nhiên một nhược điểm của đặc tính này là khả năng tạo ra một hệ thống nợ và nghĩa vụ đan xen (Gudgeon et al., 2020). Điều này có thể kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính, như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (Allen & Gale, 2000). Tính linh hoat (Flexibility) Tính linh hoạt có thể được hiểu là khả năng dễ dàng chỉnh sửa. DeFi được xây dựng trên hệ thống mã nguồn mở, do đó nó cho phép sự linh hoạt của phần mềm, nó có thể sử dụng, sao chép và điều chỉnh bởi bất cứ ai. Hơn nữa, thị trường DeFi cũng đang thiếu những quy định, điều này mặc dù kéo theo những rủi ro như các cuộc tấn công nhưng đồng thời nó cũng cho phép tạo và sử dụng các dịch vụ mà không có bất kỳ giới hạn nào (Meegan & Koens, 2021) Tính phi tập trung (Decentralisation) Hệ thống DeFi hoạt động dựa trên sổ cái phi tập trung (DLT) trong đó có Blockchain. Các dịch vụ tài chính được hình thành trên nền tảng Blockchain. Do đó tính phi tập trung đề cập đến việc các bên tham gia đề xuất, xác nhận và đạt được sự đồng thuận trên sổ cái. Tính phi tập trung này cho phép thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần các trung gian tin cậy truyền thống như ngân hàng, tổ chức có toàn quyền kiểm soát các dịch vụ đó. 228
  3. Khả năng tiếp cận (Accessibility) Một đặc điểm của các ứng dụng DeFi là khả năng có thể tiếp cận bởi bất cứ ai, điều này cho phép các dịch vụ tài chính được tiếp cận dễ dàng đến người dùng (Schär, 2021). Do đó đây là một đặc điểm rất có lợi cho những người hiện nay bị giới hạn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, như những người ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái đó là việc giảm các rào cản cho người tham gia cũng kéo theo các vấn đề về tính an toàn, khả năng kiểm soát các hoạt động trái phép. Các hoạt động như định danh khách hàng (KYC) hay phòng chống rửa tiền (AML) cần được xem xét. Sự sáng tạo (Innovativeness) Các sản phẩm DeFi có đặc điểm là việc chia sẻ các nền tảng công nghê, mã nguồn và cho phép bất kỳ ai cũng có thể tái sử dụng những công nghệ này để sáng tạo ra các ứng dụng mới tốt hơn. Đặc điểm này hoàn toàn đối lập với các tổ chức tài chính truyền thống khi họ sử dụng các phần mềm độc quyền, phức tạp, do đó rất khó để chia sẻ (Gerding, 2009). Tính tương tác (Interoperability) Trong thị trường tài chính truyền thống, việc luân chuyển vốn giữa hai tổ chức tài chính có thể rất tốn kém và cồng kềnh. Tuy nhiên với tính tương tác giữa các sản phẩm trên cùng một nền tảng blockchain sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên (Chen & Bellavitis, 2020) cho rằng, thị trường DeFi vẫn chưa đạt được sự tương tác hoàn toàn, vẫn có sự thiếu tương tác giữa các nền tảng Blockchain với nhau. Tuy nhiên nếu những vấn đề này được giải quyết, các dịch vụ tài chính trên DeFi sẽ trở nên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí hơn trên thị trường tài chính truyền thống tập trung rất nhiều. Tính phi biên giới (Borderless) Tính phi biên giới sẽ đạt được khi các dịch vụ tài chính không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay đồng tiền pháp định của quốc gia và các dịch vụ này sẽ dễ dàng được tiếp cận bởi bất kỳ ai trên thế giới. Các đồng tiền điện tử được xây dựng trên mạng blockchain có đặc tính này bởi vì bất cứ ai trên thế giới đều có thể tiếp cận được những đồng tiền này. Tính minh bạch (Transparency) (Schär, 2021) cho rằng tính minh bạch của hệ thống tài chính phi tập trung có thể áp dụng cho: (i) hợp đồng thông minh, (ii) dữ liệu tài chính. Trong cả hai trường hợp, bất kỳ ai đều có thể quan sát và tiếp cận các cơ sở dữ liệu này. Sự minh bạch trong hợp đồng thông minh cho phép mọi người có thể xem mã code của hợp đồng và đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó việc minh bạch hóa dữ liệu có thể góp phần làm giảm rủi ro tài chính. Tự động hóa quy trình (Automation of Business process) Các hợp đồng thông minh cho phép các giao dịch được thực hiện tự động, do đó có thể tiết kiệm chi phí (Popescu, 2020). Tuy nhiên giao dịch này lại phụ thuộc và người tạo ra hợp đồng thông minh, nghĩa là có một bên thứ ba xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro liên quan đến việc sử dụng hợp đồng thông minh cần phải xem xét. Do đó việc hiệu quả về mặt chi phí giữa thị trường tài chính tập trung và thị trường tài chính phi tập trung vẫn là câu hỏi gây tranh cãi. 229
  4. Tính thống nhất Các giao dịch trên nền tảng DeFi được giả định rằng các node trong blockchain đã nhận được thông tin và các giao dịch đã được xác thực theo cơ chế đồng thuận. Hơn nữa, giả định được đặt ra là các giao dịch đã được ghi lại trên mạng Blockchain thì không thể khôi phục hay chỉnh sửa (Meegan & Koens, 2021). 3. Thực trạng thị trường tài chính phi tập trung Mặc dù là một thị trường mới và non trẻ, nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường rất đáng chú ý. Dù chỉ mới bắt đầu xuất hiện từ năm 2019, nhưng tính đến ngày 02/08/2021 tổng giá trị vốn hóa thị trường đã đạt 122.14 tỷ USD. Hình 1: Tổng vốn hóa thị trường tính tới tháng 8/2021 Nguồn: defillama.com Số lượng người dùng cũng tăng nhanh chóng, hiện nay thị trường tài chính phi tập trung đã thu hút trên 3 triệu người dùng. Hình 2: Số lượng người dùng tham gia thị trường tài chính phi tập trung Nguồn: Duneanalytics.com 230
  5. Về cơ bản, mọi dịch vụ, sản phẩm trên thị trường tài chính tập trung đều có thể được chuyển qua thị trường phi tập trung, thậm chí thị trường tài chính phi tập trung còn có thể tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tài chính hoàn toàn mới mà trước nay thị trường truyền thống không có, như các khoản cho vay nhanh (Flash loan). Hình 3 mô tả các cấu phần của hệ sinh thái tài chính phi tập trung. Hình 3: Cấu phần của hệ sinh thái tài chính phi tập trung Nguồn: (Schär, 2021) 4. Những rủi ro mà người tham gia có thể gặp phải Bên cạnh những lợi ích, tiềm năng mà thị trường tài chính phi tập trung mang lại, đây vẫn là một thị trường mới và tồn tại không ít rủi ro. (Jensen & Ross, 2020) đã phân loại các nhóm khác nhau tham gia và thị trường tài chính phi tập trung và phân loại một số rủi ro liên quan đến từng nhóm đối tượng. Bảng 1: Phân loại người tham gia, động cơ và các rủi ro chính Các bên tham gia Vai trò Động cơ tham gia Rủi ro chính Người sử dụng Sử dụng các ứng Lợi nhuận, các Rủi ro thị trường, dụng khoản tín dụng, lợi tắc nghẽn mạng tức token quản trị Nhà cung cấp thanh Cung cấp vốn cho Phí, lợi tức token Rủi ro hệ thống, khoản (Liquidity các ứng dụng để quản trị rủi ro khóa quản Provider) đảm bảo tính thanh trị, tổn thất tạm khoản cho người thời (Impermanent tham gia Loss) 231
  6. Nhà kinh doanh Điều chỉnh thị Lợi nhuận chênh Rủi ro thị trường, chênh lệch giá trường về trạng thái lệch giá tắc nghẽn mạng (Arbitrageurs) cân bằng thông qua chiến lược mua và bán Nhà thiết kế ứng Thiết kế, thực hiện Đánh giá token Lỗi phần mềm dụng (Application và duy trì ứng dụng quản trị Designers - Team and Founders) Nguồn: (Jensen & Ross, 2020) Bài viết này sẽ tập trung phân tích một số rủi ro cơ bản mà người tham gia vào thị trường tài chính phi tập trung có thể gặp phải. a. Rủi ro liên quan đến hợp đồng thông minh (smart contract) Hợp đồng thông minh cũng có thể bị tấn công (hack) bởi con người. Kẻ tấn công sẽ lợi dụng những lỗ hổng của lập trình viên để thay đổi các điều khoản quy định bên trong đó. Điều này sẽ dẫn đến những bất lợi cho người dùng. Theo như thống kê của (Qin et al., 2021), các cuộc tấn công vào hợp đồng thông minh đã gây ra thiệt hại ít nhất là 128 triệu USD cho người dùng. Một số sự kiện nổi bật như sự cố DAO vào ngày 17/06/2016. Một hợp đồng thông minh trên Ethereum đã bị tấn công và một phần tiền của các nhà đầu tư, trị giá gần 50 triệu USD đã được chuyển sang một hợp đồng phụ do hacker kiểm soát. Mặc dù kẻ tấn công không thể truy cập ngay lấy tiền vì các kiểm tra được tích hợp trong hợp đồng, nhưng vụ tấn công đã có những tác động lớn, báo động cho việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Một vụ tấn công khác xảy ra vào tháng 4, 2020, nền tảng cho vay “Lendf.Me” đã bị tấn công, dẫn đến thiệt hại 25 triệu USD. Cho đến thời điểm hiện nay, vụ tấn công vào hợp đồng thông minh gây thiệt hại lớn nhất là trên nền tảng “Uranium Finance”, với tổng thiệt hại là 57 triệu USD. Những sự kiện tấn công này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao tính bảo mật và an toàn cho các hợp đồng thông minh. Bên cạnh đó, một trong những lỗ hổng đối với hợp đồng thông minh là lỗi người dùng. Nếu người dùng sử dụng sai địa chỉ để gửi tiền hoặc nhập sai mã, họ có thể mất khoản tiền lớn. Do đó, việc tạo ra một số công cụ để ngăn chặn những sai sót của con người là rất cần thiết trong hệ sinh thái DeFi. Hiện nay, thị trường DeFi chưa có các khoản bảo hiểm hay các thực thể trung gian có thể chịu trách nhiệm về những sai sót trên hệ sinh thái này (Palatnick et al., 2019). Do đó, khi có vấn đề phát sinh, không bên nào có thể đưa ra biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm. b. Rủi ro về tính thanh khoản và sự kiện rút tiền hàng loạt (Bank run) Thị trường có tính thanh khoản (Liquidity) nếu như các tài sản có thể dễ dàng được mua hoặc bán trên thị trường. Trạng thái kém thanh khoản trên thị trường là khi một người tham gia không thể mua hoặc bán tài sản như mong muốn. Đối với thị trường DeFi, rủi ro đáng lo ngại nhất là rủi ro thanh khoản thị trường. Một ví dụ cụ thể là thị trường vay và cho vay. Cơ chế hoạt động của thị trường này là các khoản vay được đảm bảo hoàn toàn bằng tài sản thế chấp dựa trên cơ chế thế chấp quá mực. Tài sản thế chấp được khóa trong một hợp đồng thông minh và chỉ được giải phóng khi khoản nợ được hoàn trả. Ví dụ bạn có 1 đồng ETH, bạn có thể đặt 1 đồng này vào các ứng dụng cho vay 232
  7. làm tài sản đảm bảo và vay đồng DAI (là 1 đồng stablecoin được yết giá bằng 1 USD). Sau đó có thể dùng số DAI vay được cho các mục đích khác nhau. Để bảo vệ người cho vay, khi giá của tài sản thế chấp trên thị trường giảm dưới ngưỡng quy định của hệ thống, tài sản đó sẽ tự động được thanh khoản và khuyến khích người thanh khoản bằng một khoản chiết khấu. Tuy nhiên cơ chế này cũng tiền ẩn nhiều rủi ro. Khi giá của tài sản thế chấp giảm quá mạnh, điều này sẽ khéo theo nhiều tài sản bị thanh khoản, tăng lượng cung tài sản. Khi tài sản đảm bảo bị thanh lý, nó kéo theo giá giảm, khiến nhiều khoản thanh lý được bán trên thị trường, kéo theo giá tiếp tục giảm, dẫn đến thanh lý nhiều hơn. Do đó, hiện tượng này dẫn đến vòng xoáy giảm giá. Ngày 20/05/2021, giai đoạn mà thị trường tiền điện tử lao dốc, việc thanh lý các tài sản thế chấp đã tăng gấp 14 lần (theo dữ liệu từ Debank). Trong 24 giờ, các nền tảng DeFi đã thanh lý 663 triệu USD, dẫn đầu là ứng dụng cho vay Venus trên Binance Smart Chain, Aave và Compound. Hình 4: Tổng khối lượng thanh khoản tính tới tháng 5/2021 Nguồn: Debank.com Biểu đồ 4 cho thấy khối lượng thanh khoản tăng đột biến trong những giai đoạn giá tiền điện tử giảm mạnh trên thị trường. Hơn nữa việc kém thanh khoản ở thị trường giao ngay sẽ có thể dẫn đến rủi ro khiến những nhà thanh khoản tài sản thế chấp giảm động cơ thanh khoản, nhiều tài sản thế chấp không thể thanh lý được, gây thiệt hại đối với người cho vay. Một loại rủi ro liên quan đến thị trường DeFi đó là hiện tượng rút tiền hàng loạt (bank run). Khi người gửi tiền lo lắng về sự kém ổn định của thị trường, họ sẽ rút tiền. Nếu việc này vượt quá khả năng của nền tảng, hiện tượng bank run sẽ xảy ra. Lúc này cũng không có đơn vị nào đứng ra bảo hiểm, hay chịu trách nhiệm cho người gửi tiền, do đó đây vẫn là vấn đề cần được quan tâm. Một ví dụ điển hình của hiện tượng này là sự kiện ngày 16/06/2021 xảy ra đối với Iron Finance. Iron finance là một dự án stablecoin thế chấp dưới mức. Đồng IRON Titanium Token (TITAN), một phần của “hệ sinh thái stablecoin thuật toán được thế chấp một phần đa chuỗi” từ IRON Finance, đã sụp đổ hoàn toàn về $0 chỉ trong vài tiếng đồng hồ. 233
  8. Hình 5: Biến động giá của đồng TITAN Ý tưởng cơ bản là người dùng sẽ thế chấp 75% USDC và 25% TITAN khi đúc ra IRON với giá trị là 1 USD. Trong đó TITAN là token thưởng, khuyến khích người dùng khi họ cung cấp thanh khoản cho cặp IRON/USDC trên Quickswap. Đây không phải một vụ tấn công, mà là do cơ chế thiết kế của hệ thống không xử lý được khi có dòng tiền lớn đột nhiên thoát ra khỏi giao thức, điều này kéo theo hiện tượng Bank Run. Do đó, nếu những những nhà đầu tư không thoát ra kịp, thay vì nhận mức lợi tức từ 2 – 3% mỗi ngày, họ sẽ nhận lại được 0,67$ cho mỗi dollar khi đầu tư vào stablecoin IRON tương đương khoản lỗ 30%. Thậm chí những người không hiểu về sự kiện bank run này mà mua TITAN khi giá sụt giảm, sẽ gần như mất trắng, ngay cả khi họ mua ở mức giảm 95%. c. Rủi ro về vấn đề tập trung hóa Rủi ro về vấn đề tập trung hóa là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng các sản phẩm DeFi. Một trong những yếu tố góp phần lớn nhất vào rủi ro tập trung trong các sản phẩm DeFi là việc sử dụng khóa quản trị (Admin key). Người nắm giữ các khóa quản trị có thể thay đổi các thông số của hệ thống như lãi suất, phí, ưu đãi, Nếu điều này xảy ra thì vô tình nó đã đánh mất đi bản chất phi tập trung vốn có của blockchain. Bởi lẽ, khả năng tự do thay đổi các thông số trong smart contract có thể gây ra tổn thất tài chính cho nhà đầu tư. Để loại bỏ yếu tố tập trung này, có hai cách mà đa phần các nhà phát triển hay áp dụng là việc sử dụng Timelocks và Multi-signature wallet. Bên cạnh đó, mặc dù là một giao thức phi tập trung, tuy nhiên trên thực tế, DeFi vẫn phụ thuộc nhiều vào các trung gian tập trung như nhà cung cấp ví (MetaMask, ví Coinbase, v.v.), nhà cung cấp API blockchain (Infura, mining pools (SparkPool, Ethermine, v.v.) và oracles. Các trung 234
  9. gian này lại thường được điều hành bởi các tổ chức chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật, họ hoàn toàn có thể bị buộc đóng cửa nếu vi phạm các quy định. d. Các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư Các vấn đề về quyền riêng tư của khách hàng sử dụng các ứng dụng DeFi cũng là vấn đề cần quan tâm. Do đặc tính minh bạch của hệ thống phi tập trung, nó có thể tiết lộ các thông tin về tài sản và các giao dịch của người dùng. Do đó, nhiều tổ chức đã cung cấp các dịch vụ cho các chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật để truy xuất các giao dịch tài chính liên quan đến Blockchain (Qin et al., 2021). Do đó, làm thế nào để đạt được sự bảo mật quyền riêng tư trong các ứng dụng DeFi là một câu hỏi nghiên cứu lớn. Bên cạnh những rủi ro trên, một thực trạng có thể thấy hiện nay là sự ra đời của quá nhiều ứng dụng trong lĩnh vực DeFi. Mặc dù nó cung cấp cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn, những điều này cũng khiến người dùng khó lựa chọn được dịch vụ phù hợp và tốt nhất. Hơn nữa, nhiều dự án lừa đảo (DeFi Scam) tận dụng sự không hiểu biết của người tham gia đã ra đời. Do đó, người tham gia thị trường cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về thị trường trước khi tham gia để tránh thiệt hại. Người tham gia cũng cần nhận thức rằng, hiện nay vẫn chưa có một quy định pháp lý hay khoản bảo hiểm nào đối với khoản tiền của cá nhân khi tham gia vào thị trường DeFi. Điều này có nghĩa là khi tham gia vào các sản phẩm DeFi, trong trường hợp có rủi ro xảy ra sẽ không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi của những người tham gia. Có thể thấy, bên cạnh những tiềm năng mà thị trường tài chính phi tập trung có thể mang lại, thị trường này vẫn còn thiếu những quy định hoàn thiện, vẫn chưa có những quy định cụ thể về hệ thống tài chính phi tập trung trên toàn cầu; do đó, người dùng có thể không tin tưởng vào hệ thống. Do thiếu hành lang pháp lý nên khả năng hoạt động của tội phạm cũng cao. Các giao thức có thể bị tấn công và ăn cắp tiền. Do đó, để thị trường tài chính phi tập trung phát triển, cần có một khuôn khổ những quy định rõ ràng hỗ trợ thị trường này và bảo vệ quyền lợi của những người tham gia. Tài liệu tham khảo Allen, F., & Gale, D. (2000). Financial contagion. Journal of political economy, 108(1), 1- 33. Catalini, C., & Gans, J. S. (2020). Some simple economics of the blockchain. Communications of the ACM, 63(7), 80-90. Chen, Y., & Bellavitis, C. (2020). Blockchain disruption and decentralized finance: The rise of decentralized business models [Article]. Journal of Business Venturing Insights, 13, Article e00151. Gerding, E. F. (2009). Code, crash, and open source: The outsourcing of financial regulation to risk models and the global financial crisis. Wash. L. Rev., 84, 127. Gudgeon, L., Perez, D., Harz, D., Livshits, B., & Gervais, A. (2020). The Decentralized Financial Crisis. Proceedings - 2020 Crypto Valley Conference on Blockchain Technology, CVCBT 2020, 235
  10. Jensen, J. R., & Ross, O. (2020). Managing risk in DeFi position paper. CEUR Workshop Proceedings, Meegan, X., & Koens, T. (2021). Lessons Learned from Decentralised Finance (DeFi). Popescu, A.-D. (2020). Transitions and concepts within decentralized finance (Defi) Space. Research Terminals In The Social Sciences. Qin, K., Zhou, L., Afonin, Y., Lazzaretti, L., & Gervais, A. (2021). CeFi vs. DeFi Comparing Centralized to Decentralized Finance. arXiv preprint arXiv:2106.08157. Schär, F. (2021). Decentralized finance: On blockchain-and smart contract-based financial markets. FRB of St. Louis Review. Zetzsche, D. A., Arner, D. W., & Buckley, R. P. (2020). Decentralized finance [Article]. Journal of Financial Regulation, 6(2), 172-203. World Bank. 2017. "The Global Findex Database". 236