Thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016 -2020

pdf 10 trang Gia Huy 2970
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016 -2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_thu_hut_fdi_tai_hai_phong_giai_doan_2016_2020.pdf

Nội dung text: Thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016 -2020

  1. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016 -2020 TS. Nguyễn Thị Mỵ, ThS. Đồng Thị Thu Huyền1 Tóm tắt: Bài báo phân tích những lợi thế giúp Hải Phòng trở thành một trong bốn ông lớn thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016-2020: Kết quả thu hút FDI theo số dự án, số vốn đầu tư; cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực và hình thức đầu tư. Trên cơ sở thực trạng và cơ hội thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid 19, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan ban ngành có liên quan để đẩy mạnh thu hút FDI tại Hải Phòng trong giai đoạn tới. Từ khoá: Hải Phòng, giai đoạn 2016-2020, FDI, thực trạng, thu hút FDI THE SITUATION OF FDI ATTRACTION IN HAI PHONG PERIOD 2016 -2020 Abstract: The article analyzes the advantages that help Hai Phong become one of the four big players in attracting foreign investment from Vietnam. At the same time, studying the current situation of FDI attraction in Hai Phong in the 2016-2020 period: Results of FDI attraction by number of projects and investment capital; FDI structure in Hai Phong by field and form of investment. On the basis of the current situation and opportunities and challenges in the context of the Covid 19 pandemic, the author proposes a number of recommendations to relevant agencies and departments to promote FDI attraction in Hai Phong in the coming period. Keyword: Hai Phong, 2016 - 2020 period, reality, FDI attraction ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động đầu tư từ lâu đã được coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, của nền kinh tế thế giới. Thu hút FDI không chỉ nhằm bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, mà còn nhằm mục đích tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, kỹ năng kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Cùng với xu hướng chung của cả nước, Hải Phòng đã khẳng định được vị thế là thành phố cảng quốc tế, là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc, với hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, đồng bộ và hiện đại. Cùng với cơ chế đầu tư thông thoáng, Hải Phòng đang nổi lên thành cái “rốn” hút vốn FDI của cả nước. Tuy nhiên với những thành quả đã đạt được, với một số nguyên nhân tồn tại thì việc thu hút FDI gần đây của Hải Phòng chưa đạt được nhiều hiệu quả như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng và phát huy hết tiềm lực của thành phố. Do đó, Tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2016-2020”. Đề tài tập trung làm rõ lợi thế nào giúp Hải Phòng đạt được thành tựu đáng kể trong thu hút FDI 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: toketoandhhp@gmail.com 486
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 487 những năm gần đây? Thực trạng công tác thu hút FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 như thế nào? Những cơ hội và thách thức trong công tác thu hút đầu tư FDI giai đoạn mới khi cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid 19? Một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh hiện tại? Đề tài với mong muốn làm rõ thực tiễn việc thu hút vốn FDI vào Hải Phòng trong giai đoạn 5 năm gần, đánh giá cơ hội và thách thức để đề xuất một số kiến nghị đẩy mạnh thu hút FDI tại Hải Phòng một cách có hiệu quả hơn trong giai đoạn mới và trong hoàn cảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang căng minh đối phó với Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. 1. LỢI THẾ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG • Cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới Được thành lập vào năm 1888, nằm ở khu vực phía Tây của Vịnh Bắc Bộ - một vịnh lớn của Đông Nam Châu Á và bờ biển phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 102 km và cách biên giới Việt - Trung 200km,thành phố Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt về an ninh-quốc phòng, là đầu mối giao thông, trung tâm dịch vụ, công nghiệp của vùng Bắc Bộ và cả nước; là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trong vị trí chiến lược của hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Phòng được xác định là cửa chính “ra - vào” bằng đường biển kết nối Việt Nam với Thế giới. Có thể nói, hiếm có địa phương nào có được hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi và đồng bộ với đầy đủ năm loại hình giao thông như Hải Phòng. Thông qua các tuyến đường huyết mạch như: các Quốc lộ 5, 10, 37 và các tuyến đường cao tốc kết nối Hà Nội – Hải Phòng, các địa phương ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng- Ninh Bình, cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, từ thành phố Hải Phòng có thể dễ dàng, nhanh chóng kết nối với Thủ đô Hà Nội, khu danh thắng kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các tỉnh, thành phố phía Bắc khác. Vai trò kết nối của thành phố Hải Phòng càng vượt trội hơn khi cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á, có bề rộng 29,5m với 4 làn xe, tốc độ xe chạy 80km/giờ. Với điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và điểm cuối là Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, huyện Cát Hải, tuyến cầu đường đã một mặt đáp ứng yêu cầu khai thác và vận hành Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, mặt khác giúp giảm chi phí và thời gian đi lại, kích thích phát triển công nghiệp vùng ven biển Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lân cận. Về đường biển, là thành phố cảng biển lâu đời, Cảng Hải Phòng là một trong những cảng quan trọng nhất của cả nước và có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh hệ thống cảng truyền thống với 38 cảng thương mại, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện - cảng trọng điểm của quốc gia cũng đã được đầu tư, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành từ tháng 5/2018 với khả năng đón tàu trọng tải 100.000 DWT, khả năng tiếp nhận xấp xỉ 900.000 TEU/năm như một nhu cầu thiết yếu nhằm đảm đương vai trò cảng cửa ngõ của cả khu vực phía Bắc, khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc, giảm thiểu thời gian chuyển tải các cảng như Singapore hay Hồng Kông và có thể đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu
  3. 488 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ kèm theo hệ thống phụ trợ phục vụ dịch vụ logistics. Về đường hàng không, Hải Phòng có Cảng hàng không quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 5km đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn sân bay hiện đại cấp 4E, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay như Boeing 747 với tải trọng hạn chế, B777-300 , B777-200 , A321 và các máy bay có tính năng tương tự mở ra tương lai phát triển mới cho thành phố và vùng duyên hải Bắc bộ. Hiện tại đang phục vụ các chuyến bay nội địa hàng ngày từ Hải phòng đi thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt và ngược lại, phục vụ các chuyến bay quốc tế từ Hải Phòng đi Incheon (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan). Về đường sắt, Hải Phòng có 01 ga đường sắt quốc gia, 01 tuyến đường sắt quốc tế Hải Phòng - Hà Nội được nối tiếp với các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và đường sắt Bắc Nam. Không những vậy, một trong những điểm nhấn tại thành phố Hải Phòng là Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải với tổng diện tích khoảng 22.640 ha, được xây dựng và phát triển thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực mà lĩnh vực chủ yếu là phát triển kinh tế hàng hải. Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải thành lập và hoạt động theo Quyết định số 06/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/01/2008. Đây là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm, ven biển của cả nước với nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng bộ đang từng bước trở thành một trọng điểm phát triển của Bắc Hải Phòng, • Môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi Thời gian qua, xác định thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, do vậy Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt là, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư vào các khu công nghiệp khu kinh tế Hải Phòng. Một mặt, thành phố không ngừng cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), với những thời điểm bứt phá như năm 2017, Hải Phòng tăng 12 bậc, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố; năm 2018 giữ vị trí thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và năm 2019 là xếp thứ 10/63, tăng 6 bậc so với 2018. Năm 2020 Hải Phòng xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, đạt 69,27 điểm, tăng 0,54 điểm và tăng 3 bậc so với năm 2019. Đây là lần thứ ba, Hải Phòng nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt. Song song là công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng được thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư, với nhiều dự án kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thành đi vào sử dụng như: Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầu và đường Tân Vũ - Lạch Huyện; cầu Bạch Đằng, Hoàng Văn Thụ, cầu Đăng, cầu Hàn; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; Sân bay quốc tế Cát Bi; đường giao thông đô thị đã tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thành phố đầu tư về điện, nước, hệ thống cây xanh. Đây là những thứ nhà đầu tư quan tâm.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 489 Các Nghị quyết, Chỉ thị, các kế hoạch triển khai, cam kết về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thủ tục hành chính đã được rút gọn một cách đáng kể, như: giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống còn dưới 2,5 ngày làm việc; thời gian giải quyết thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước giảm trên 60%, đối với dự án đầu tư nước ngoài giảm khoảng 30%; đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp Giấy phép xây dựng xuống còn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp là công trình; thơi gian quyêt đinh giao đât, cho thuê đât, cho phep chuyên muc đich sư dung đât va nhân ban giao đât ngoai thưc đia (trong đo bao gôm xac đinh đơn gia tiên sư dung đât, tiên thuê đât) không qua 30 ngay, v.v Cùng với việc tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành chức năng; thành phố thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch làm đầu mối theo mô hình “một cửa” cho hoạt động đầu tư , góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI đang hoạt động trên địa bàn cũng như các tập đoàn nước ngoài đang chuẩn bị đầu tư vào thành phố cần số lượng rất lớn về lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao, Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua. Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào với số lao động trẻ lên tới 1,3 triệu người; trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng lên qua các năm. Thị trường nhân lực của Hải Phòng được đào tạo bài bản, bên cạnh 3 trường đại học còn có hàng chục trường đào tạo nghề. Ngoài ra, sự thuận tiện trong lưu thông với địa phương trong vùng và khu vực cũng tạo điều kiện thuận lợi để Hải Phòng thu hút người lao động từ các địa phương lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình đến làm việc. Theo báo cáo của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019, Hải Phòng là địa phương đứng đầu cả nước về chỉ số đào tạo lao động. 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.1. Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư Vốn là một trong các địa phương đầu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thành phố Hải Phòng đã và đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như trước đây, qua mỗi năm, số vốn đầu tư nước ngoài thành phố thu hút được chỉ đạt khoảng dưới 500 triệu đô la Mỹ (trừ năm 2008 đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ) thì kể từ năm 2011 trở lại đây, thành phố Hải Phòng đã có những bước ngoặt lớn đáng tự hào. Với số vốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, có năm lên đến gần 3 tỷ đô la Mỹ và chất lượng thu hút cải thiện rõ rệt, thành phố Hải Phòng liên tục nằm trong danh sách 10 địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài trên toàn quốc. 5 năm liên tục (từ 2016 đến 2020), Hải Phòng chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước - Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, với hàng trăm dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và dự án trong nước (DI) đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm và môi trường đào tạo chuyên nghiệp cho người lao động, mở rộng thị trường trong nước
  5. 490 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI và góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Bảng 1: Thực trạng đầu tư FDI tại Hải Phòng theo số dự án và số vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 Số dự án Tổng vốn đầu tư cấp Số dự án điều Tổng vốn đầu tư điều Tổng vốn đầu tư đã Năm cấp mới mới (USD) chỉnh tăng vốn chỉnh tăng vốn (USD) thu hút (USD) 2016 54 2.467.222.981 35 446.915.075 2.914.138.056 2017 61 258.465.630 41 665.564.794 924.030.424 2018 115 741.894.148 50 1.878.567.814 2.620.461.962 2019 93 640.559.594 55 715.012.421 1.355.572.015 2020 76 1.125.851.924 27 440.072.544 1.565.924.468 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng Năm 2016 Hải phòng có 54 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư gần 2.500 triệu USD; 35 dự án tăng vốn với số vốn tăng 446,915. triệu USD. Như vậy, năm 2016 có tổng số vốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể, lên đến gần 3.000 triệu đô la Mỹ. Các dự án tập trung nhiều lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo linh kiện điện tử, cơ khí. Khu công nghiệp Tràng Duệ là khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đạt 3.800 triệu USD trong năm 2015, 2016. Nổi bật nhật là Dự án của Công ty LG Display Co., Ltd (Hàn Quốc) với vốn đầu tư 1.500 triệu USD nhằm sản xuất và gia công sản phẩm màn hình cho các thiết bị di động bao gồm đồng hồ, điện thoại, máy tính bảng. Ngoài ra, tính từ đầu năm 2015 đến nay, Khu công nghiệp Đình Vũ cũng thu hút được nhiều dự án lớn với vốn đầu tư 2.100 triệu USD; Khu công nghiệp VSIP thu hút được 1.600 triệu USD vốn đầu tư. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về đăng ký vốn đầu tư tại Hải Phòng, tiếp đến là Nhật Bản. Hải Phòng là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư và luôn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, năm 2017, thu hút FDI tại thành phố chỉ đạt gần 1.000 triệu USD so với chỉ tiêu đề ra là 2.400 triệu USD. Đây cũng là chỉ tiêu duy nhất trong 20 chỉ tiêu kinh tế của Hải Phòng không đạt được trong năm 2017. Đó là do năm 2016, thành phố thu hút dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với số vốn 1.500 triệu USD, góp phần đưa Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Thêm nữa, thành phố thiếu quỹ đất, quy mô các khu công nghiệp không đủ sức đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư khiến họ quan ngại khi lựa chọn địa điểm. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, các khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế có ưu đãi thấp hơn nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Một số chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa quyết liệt trong đầu tư. Đối với các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thì quỹ đất thương phẩm còn rất ít như: Khu công nghiệp Đình Vũ còn khoảng 40 ha, Khu công nghiệp Tràng Duệ còn khoảng 30 ha. Cùng với đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu về đất của các nhà đầu tư thứ cấp. Cụ thể, Khu công nghiệp VSIP mới có mặt bằng khoảng 320 ha; trong đó 250 ha “sạch”, còn khoảng 70 ha bị “xôi đỗ”. Phần đất còn lại 177/507 ha, việc giải phóng mặt bằng khó khăn do có gần 100 ha đất thổ cư với nhiều nhà biệt thự, cao tầng giá trị cao. Ngoài ra, 50 ha đất khu công viên phần mềm đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết thành đất công nghiệp đang đợi
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 491 thành phố Hải Phòng phê duyệt. Các dự án khác như: Deep C2, Nam Đình Vũ I (tại khu vực Nam Đình Vũ) đang triển khai san lấp, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, trong khi Dự án đê biển Nam Đình Vũ chưa triển khai nên việc thu hút đầu tư gặp khó khăn. Khắc phục những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI chưa đạt được như mong muốn, Hải Phòng đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo sức bật mới trong năm 2018. Lũy kế đến 31/12/2018, Hải Phòng hiện có 521 doanh nghiệp FDI với 582 dự án đang hoạt động; trong đó có 158 doanh nghiệp FDI hoạt động trong Khu Kinh tế Cát Hải có mức ưu đãi cao nhất của địa phương, số còn lại nằm ở các khu, cụm công nghiệp khác được hưởng ưu đãi thấp hơn; nằm ngoài các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì có 246 doanh nghiệp FDI. Năm 2018, Hải Phòng đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn từ các dự án tăng quy mô và tăng vốn đầu tư sau một thời gian sản xuất kinh doanh ổn định (gắn 1.879 triệu USD), chỉ tiêu doanh thu của khối doanh nghiệp FDI tăng dần về cuối năm, về thu hút lao động, số lao động trong doanh nghiệp FDI cũng tăng so với cùng kỳ năm trước (9,07%). Tính đến ngày 31/12/2019, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố thu hút 93 dự án FDI mới, 55 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn là hơn 1.356 triệu USD. Đáng kể là đã thu hút được các dự án lớn, một số dự án vốn đầu tư trên 1.000 triệu USD, công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường của các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông như: LG; Bridgestone; Nipro Pharma; Kyocera Mita; Fuji Xerox; GE; Regina Miracle; Năm 2020, tương tự như các tỉnh, thành phố khác, do ảnh hưởng của dịch covid 19, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thành phố Hải Phòng gặp không ít khó khăn. Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, số lượng doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa phương nói chung và Hải Phòng nói riêng rất hạn chế. Năm 2020 Hải phòng có 76 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư gấn 1.126 triệu USD; 27 dự án tăng vốn với số vốn tăng 440.triệu USD. Tuy nhiên, năm 2020 vẫn nối dài thêm danh sách các doanh nghiệp lớn với những thương hiệu nổi tiếng đầu tư vào Hải Phòng như: tập đoàn Pegatron, nhà cung ứng linh kiện Apple, sony, Mỉcòot, Lenovo ; công ty TNHH Oasis Corp; Universal Scientific industrial Việt Nam (UIS) 2.2. FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực và hình thức đầu tư • Theo lĩnh vực đầu tư: FDI đầu tư vào Hải Phòng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Lũy kế hết năm 2020, các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã thu hút được 484 dự án FDI (chiếm 63,77% số dự án) với tổng vốn đầu tư gần 15.231 triệu USD (chiếm 79,28% vốn đầu tư) của các nhà đầu tư đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn LG (Hàn Quốc); Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) Hầu hết các dự án đều sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, kéo theo thu hút các dự án vệ tinh khác, bước đầu hình thành các cụm sản xuất, chuỗi sản xuất công nghiệp đa dạng, có quy mô ngày càng lớn hơn. Sau đó, là các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản tuy số dự án đầu tư chỉ chiếm 5,01% số dự án nhưng với số vốn đầu tư gần 3.003 triệu USD chiếm 15,63% tổng số vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực thương mại với 106 dự án luỹ kế đến 31/12/2020 chiếm 2,61% tổng số vốn đầu tư.
  7. 492 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 2: FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020) Lĩnh vực Số dự án % dự án Vốn đầu tư % Vốn đầu tư Công nghiệp 484 63,77 15.231.173.490,33 79,28 Dịch vụ, giáo dục 123 16,21 415.116.483,00 2,16 Cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản 38 5,01 3.003.557.440,27 15,63 Vận tải 2 0,26 16.457.407,00 0,09 Thương mại 106 13,97 501.045.458,50 2,61 Khai khoáng 3 0,40 21.770.890,00 0,11 Tái chế khí thải 1 0,13 20.500.000,00 0,11 Sản xuất điện 2 0,26 2.556.554,00 0,01 Tổng 759 100,00 19.212.177.723,10 100,00 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng • Theo hình thức đầu tư: Tính đến 31/12/2020 trong số các dự án FDI tại Hải Phòng, hình thức đầu 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm đa số đạt 87,75% số dự án và 87,84% về số vốn đầu tư. Hình thức liên doanh chiếm 11,73% số dự án và 12,14% về số vốn đầu tư. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0,53% số dự án và 0,02% về số vốn đầu tư. Bảng 3: FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2020) Hình thức đầu tư Số dự án % dự án Vốn đầu tư % Vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài 666 87,75 16.875.508.329,65 87,84 Liên doanh 89 11,73 2.332.787.393,45 12,14 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4 0,53 3.882.000,00 0,02 Tổng 759 100,00 19.212.177.723,10 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng 3. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI THU HÚT FDI TẠI HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Có thể nói, trong thời gian qua, tương tự như các tỉnh, thành phố khác, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thành phố Hải Phòng gặp không ít khó khăn. Hủy chuyến công tác tới Việt Nam, kéo theo phải trì hoãn việc tìm hiểu cơ hội đầu tư và quyết định hoạt động đầu tư tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, các chuyên gia, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp chưa sang hoặc phải thực hiện cách li 3tập trung, chưa được cấp giấy phép lao động ảnh hưởng đến công tác điều hành và sản xuất trực tiếp. Một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử, may mặc, da giày đã dừng hoạt động toàn bộ hoặc dừng một số dây chuyền sản xuất, thanh lý một phần hợp đồng lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên phụ liệu, bán thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc nguyên liệu được nhập khẩu nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm, chưa ký được đơn hàng mới. Mặt khác, các khách hàng đại lý nợ đọng tiền hàng càng nhiều do tác động dây chuyền. Do đó, dẫn đến trong thời gian dịch bệnh vừa qua, số lượng doanh nghiệp
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 493 nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa phương nói chung và Hải Phòng nói riêng rất hạn chế. Năm 2020, Hải Phòng chỉ thu hút được 76 dự án cấp mới (bằng 81,7% so với năm 2019; và bằng 66% so với năm 2018) và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động gặp phải nhiều khó khăn giảm doanh thu, lợi nhuận. Tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp ước tính giảm 30-50% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, việc sụt giảm về số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng chỉ là vấn đề mang tính thời điểm, do tác động chung của dòng đầu tư toàn cầu, Thực tế, đại dịch Covid 19 cũng mang lại cơ hội đầu tư cho Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng khi nước ta trở thành hình mẫu trong việc khống chế có hiệu quả dịch bệnh. Với tinh thần quyết liệt “bàn tới chứ không bàn lùi” của các cấp lãnh đạo thành phố trong chỉ đạo, điều hành, Hải Phòng đã đạt được “mục tiêu kép,” hạn chế khả năng lây nhiễm tối đa, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu với mức tăng trưởng cao so với bình quân chung cả nước. Việc này đã củng cố lòng tin của người dân, các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động kinh doanh, sản xuất đối với cấp chính quyền thành phố. Đồng thời, khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn về dòng vốn đầu tư quốc tế sau đại dịch Covid 19 sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng trong thu hút FDI giai đoạn sắp tới. Một trong những ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid 19 là nhu cầu tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất của các hãng, các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới. Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, nhiều thương hiệu có ý định chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc. Chính phủ một số nước như Mỹ, Nhật Bản khuyến khích chuyển dịch chuỗi cung ứng: tháng 4/2020, Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế gần 1.000 tỷ USD để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc; đồng thời khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (220 triệu USD), nhằm hỗ trợ các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại các nước ASEAN. Tháng 7/2020, tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này (trên tổng số hơn 100 công ty đăng ký dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng) được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào. Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, nhỏ và vừa (SME). Đối với Mỹ, ngày 14/5/2020, Tổng thống Mỹ D. Trump đã ký sắc lệnh nhằm hỗ trợ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà lập pháp của Mỹ cũng đang soạn thảo dự thảo luật nhằm làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc, trong đó bao gồm ý tưởng thành lập một quỹ 25 tỷ USD để đầu tư vào các công ty muốn cải tổ mối quan hệ với Trung Quốc. Trong 5 tháng đầu năm 2020, một số tập đoàn đã lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư đến Việt Nam. Cụ thể, theo Nikkei, Google có kế hoạch sản xuất smartphone giá rẻ (Pixel 4a) tại Việt Nam trong khi Microsoft dự định sản xuất notebook và máy tính để bàn trong quý II/2020 còn Apple sẽ sản xuất tai nghe không dây (AirPods) tại Việt Nam thay vì Trung Quốc (3-4 triệu đơn vị, tương đương 30% lượng sản phẩm AirPods). Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam Như vậy, có thể khẳng định xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra, từ trước khi có đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, dịch Covid19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.
  9. 494 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Hơn nữa, Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA) có hiệu lực sẽ là cơ hội để Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đón dòng vốn từ khối này khi mà lâu nay vốn FDI từ châu Âu vào Việt Nam còn khiêm tốn. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thực tế cho thấy, trong những năm qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp chính là sự mời gọi đầu tư hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư mới đang có ý định vào Hải Phòng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Hải Phòng, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện ưu đãi thuế; hạ tầng giao thông tại một số khu công nghiệp chưa đồng bộ. Do đó, ban ngành có liên quan tại Hải Phòng nên đẩy mạnh áp dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 để tiếp thu nhanh nhất các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính cần sự tham gia của các sở, ngành, địa phương như: điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; đánh giá tác động môi trường Kiên quyết chống các biểu hiện phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, hiện nay tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng khoảng hơn 154.000 lao động. Trong đó, lao động Việt Nam khoảng 150.000 người, lao động nước ngoài hơn 4.000 người. Nguồn nhân lực này còn hạn chế; nhất là nhân lực trẻ, có tay nghề cao còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, thời gian tới, Hải Phòng cần nâng cao hiệu quả công tác thu hút, giới thiệu việc làm; phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo các ngành nghề, tập trung cao cho bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực tại chỗ để có thể cung cấp cho các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. Những kết quả không thể phủ nhận của hơn 30 năm đổi mới đã khẳng định vị thế của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Nhưng chắc chắn rằng, vai trò của những doanh nghiệp, doanh nhân ngoài nhà nước vẫn vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ cần đề xuất một kênh đánh giá mới, phân loại cụ thể quá trình thu hút đầu tư, để từ đó ban hành những chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong đó, có lẽ cũng cần nhìn nhận xứng đáng vai trò của những doanh nhân, để có thể vừa khuyến khích vừa “quản”, mà khỏi lo các chính sách bị “qua mặt”. Do dịch Covid-19 nên đối tác không sang được Việt Nam để nghiệm thu đơn hàng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu; nhiều doanh nghiệp, nhà thầu trong khu công nghiệp có lao động từ vùng dịch Hải Dương, Quảng Ninh, đề nghị thành phố có quy định về điều kiện để tạo điều kiện cho lao động được quay lại làm việc tại Hải Phòng nhưng vẫn đảm bảo an toàn chống dịch nhất là trong thời điểm dịch đang có nguy cơ bùng phát mạnh khó khống chế hiện nay. Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển của nền kinh tế Hải Phòng nói riêng. Tuy nhiên với những thành quả đạt được thì việc thu hút đầu tư FDI của Hải Phòng chưa đạt được nhiều hiệu quả như kỳ vọng. Trong thời gian tới, Hải Phòng cần có những chính sách đổi mới tích cực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư biến Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn của các nhà đầu tư nước ngoài.
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 495 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths. Bùi Thuý Tuyết Anh, (2016), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng, Đại học Hàng Hải 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, 2017, Tham luận hội nghị tổng kết 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 3. Quang Thanh, 2021, Kinh nghiệm hút vốn đầu tư của 4 cao thủ FDI phía Bắc, VnEconomy 4. Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, (2016), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài năm 2016 5. Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, (2017), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài năm 2017 6. Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, (2018), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài năm 2018 7. Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, (2019), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài năm 2019 8. Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, (2020), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài năm 2020