Thực trạng về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với vị trí công việc chuyên viên marketing

pdf 17 trang Gia Huy 23/05/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với vị trí công việc chuyên viên marketing", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ve_yeu_cau_tuyen_dung_cua_cac_ngan_hang_thuong_ma.pdf

Nội dung text: Thực trạng về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với vị trí công việc chuyên viên marketing

  1. 16. THỰC TRẠNG VỀ YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI VỊ TRÍ CÔNG VIỆC CHUYÊN VIÊN MARKETING ThS Nguyễn Thị Thúy – Khoa Marketing – UFM Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những thành tựu to lớn về công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo, tác động đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh mới. Để làm được điều này, một trong những bộ phận trong ngân hàng cần có thích nghi phù hợp đó là bộ phận Marketing. Bài viết sử dụng dữ liệu từ 20 mẫu tuyển dụng vị trí Chuyên viên Marketing của các ngân hàng lớn ở Việt Nam được sử dụng để tổng hợp, phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhóm công việc chuyên viên marketing được yêu cầu thực hiện, các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng và trình độ anh văn và tin học của các nhà tuyển dụng ngân hàng đối với vị trí chuyên viên Marketing. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân sự marketing đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng. Từ khóa: Bank marketing, chuyên viên marketing, yêu cầu tuyển dụng, ngân hàng 1. 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất các công nghệ số thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất với các công nghệ Với lợi thế công nghệ, CMCN 4.0 tác động sâu sắc đến nền kinh tế, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Nghiêm Xuân Thành (2020) chỉ ra những thành tựu công nghệ nổi bật của CMCN 4.0 đem lại cơ hội lớn cho ngành Ngân hàng như: Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cấp chất lượng, tính năng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, tiết giảm nhân lực thủ công, giảm chi phí phân phối sản phẩm và nâng cao lợi nhuận; Gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế của các ngân hàng; Mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận và phục vụ số lượng lớn khách hàng, đặc biệt là khách hàng tại vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những cơ hội mà cuộc cách mạng này đem lại, các ngân hàng cũng gặp không ít thách thức, trong đó có trở ngại liên quan đến năng lực và chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà còn là kiến thức, kỹ năng về vận hành và làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Điều này không chỉ cần thiết với nguồn nhân lực tài chính trong các ngân hàng mà còn là yêu cầu đối với nguồn nhân lực phi tài chính, đặc biệt là nhân lực marketing. Marketing 4.0 đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi từ cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích 152
  2. nhu cầu, truyền thông, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, Hiểu được những thay đổi trong yêu cầu đối với nguồn nhân lực Marketing của các ngân hàng trong bối cảnh mới là căn cứ quan trọng định hướng cho việc xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức giáo dục ở các cơ sở đào tạo, đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa các bên trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực marketing trong tình hình mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 2. 2. Cơ sở lý thuyết- một số khái niệm liên quan 2.1 Ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.” Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng do (2010), “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Trong đó, Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (Luật các tổ chức tín dụng, 2010) Theo Julia Kagan (2020) Ngân hàng thương mại dùng để chỉ một tổ chức tài chính nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ tài khoản, cho vay và cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản như chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm cho các cá nhân và doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại tạo ra lợi nhuận bằng cách cung cấp và thu lãi từ các khoản cho vay như thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh và cho vay cá nhân. Tiền gửi của khách hàng cung cấp vốn cho ngân hàng để thực hiện các khoản cho vay này. 2.2 Marketing ngân hàng Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận (Khuất Vũ Linh Nga, 2013). 153
  3. Marketing ngân hàng cũng có thể hiểu là toàn bộ quá trình tổ chức và quản lí của một ngân hàng, từ việc phát hiện ra nhu cầu của các nhóm khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống các chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến. 2.3 Tuyển dụng nhân sự Theo (2020) tuyển dụng nhân sự hay tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu phân tích chi tiết hơn, khái niệm tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nội dung đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức. Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ 2.4 Chuyên viên Marketing tại ngân hàng Theo (2020) thì chuyên viên Marketing là người thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc và Trưởng phòng Marketing, chịu trách nhiệm thực thi các chiến dịch Marketing, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, của công ty. Công việc của họ là đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn, đạt được mục tiêu phát triển của chiến dịch/chiến lược Marketing, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các công việc cụ thể của Chuyên viên Marketing được (2020) đề cập đến, gồm: - Tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra câu trả lời cho các yêu cầu, thói quen và xu hướng của người tiêu dùng. - Thảo luận, làm việc nhóm để xây dựng ý tưởng cho các chiến dịch marketing hiệu quả. - Hỗ trợ các hoạt động outbound/inbound marketing bằng cách thể hiện chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phát triển và tối ưu nội dung, quảng cáo, lên kế hoạch sự kiện, - Liên hệ với nhà cung cấp bên ngoài để triển khai sự kiện, chiến dịch quảng cáo. 154
  4. - Phối hợp với nhân viên marketing cùng các bộ phận khác để gia tăng độ nhận diện thương hiệu và thực hiện các hoạt động marketing được phân công. - Lập kế hoạch, triển khai các sáng kiến để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua kênh truyền thông thích hợp như mạng xã hội, email, truyền hình, v.v - Hỗ trợ phân tích dữ liệu marketing (kết quả chiến dịch, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập ) để định hình chiến lược marketing trong tương lai. Đảm nhận các nhiệm vụ độc lập trong kế hoạch marketing được phân công. Theo (2020) thì các yêu cầu công việc trong mô tả công việc Chuyên viên Marketing gồm: - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông hoặc ngành liên quan. - Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí chuyên viên Digital Marketing hoặc chức vụ tương tự. - Am hiểu sâu sắc các bộ phận Marketing (bao gồm Marketing truyền thống và Digital Marketing) và các phương pháp nghiên cứu thị trường. - Kinh nghiệm phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ marketing. - Sử dụng thành thạo MS Office, công cụ marketing (như Adobe Creative Suite & CRM) và công cụ SEO (Web Analytics, Google Adwords ). - Có kiến thức về HTML, CSS và các công cụ phát triển web. - Kỹ năng giao tiếp và viết lách tốt. Như vậy có thể cho rằng chuyên viên Marketing tại ngân hàng là các chuyên viên Marketing đạt được các yêu cầu công việc và thực hiện các nhóm công việc của vị trí công việc này trong các ngân hàng. 3. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ các nguồn tài liệu có liên quan đến ngân hàng thương mại, nhân sự Marketing và các yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại đối với vị trí Chuyên viên marketing. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất) được sử dụng để chọn các mẫu tuyển dụng vị trí chuyên viên Marketing của các ngân hàng, các mẫu tuyển dụng có đầy đủ thông tin (từ 2018 – 2020). Áp dụng cách chọn mẫu trong nghiên cứu định tính của Nguyễn Đình Thọ (2013), kỹ thuật chọn mẫu lý thuyết được sử dụng trong bài viết với kích thước mẫu là 20 mẩu tuyển dụng của 20 ngân hàng (trong số 100 ngân hàng). Với 155
  5. kỹ thuật chọn mẫu này, tác giả lần lượt thu thập thông tin từ các mẫu tuyển dụng của các ngân hàng, sau đó tiến hành tổng hợp thông tin, so sánh về các công việc ở vị trí marketing, yêu cầu của ngân hàng giữa các mẫu tuyển dụng cho tới mẫu tuyển dụng 18 không tìm được điểm mới so với các mẫu tuyển dụng trước đó, tác giả tiếp tục khảo sát thêm 2 mẫu tuyển dụng và kết thúc ở mẫu tuyển dụng 20 (không có điểm mới so với 18 mẩu tuyển dụng trước đó). 4. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Khái quát về các ngân hàng ở Việt Nam và dữ liệu phân tích 4.1.1 Khái quát về các ngân hàng ở Việt Nam Theo thống kê của ( 2020) tính đến năm 2020, ở Việt Nam có tổng số 100 Ngân hàng, cụ thể như sau: Bảng 1: Tổng hợp số lượng, loại hình Ngân hàng ở Việt Nam tính đến năm 2020 STT Loại hình Ngân hàng Số lượng 1 Ngân hàng chính sách 2 2 Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do Nhà 4 nước làm chủ sở hữu 3 Ngân hàng thương mại cổ phần 31 4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, 61 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 5 Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam 2 6 Tổng 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ 2020 Qua thống kê cho thấy, tại thị trường Việt Nam, số lượng các ngân hàng thuộc loại 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài chiếm số lượng nhiều nhất (61%), sau đó là các Ngân hàng thương mại cổ phần (31%). Tuy nhiên xét dưới góc độ tài sản, thì nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lại có ưu thế hơn. 156
  6. Hình 1: Bảng xếp hạng tổng tài sản của các tại Việt Nam tính đến 30/6/209 Nguồn: 2019 Cuộc chiến cạnh tranh giữa các ngân hàng ở thị trường Việt Nam cũng chủ yếu tập trung vào các ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng thương mại, như CB, Sacombank, Techcombank, Eximbank hay MB (Minh Tâm, 2020). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng các mẫu tuyển dụng của các ngân hàng thương mại để phục vụ cho việc tổng hợp và phân tích về yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng ở Việt Nam đối với vị trí Chuyên viên marketing. 4.1.2 Dữ liệu phân tích Bài viết này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 20 mẫu tuyển dụng của 20 Ngân hàng, từ năm 2018 – 2020, được truy cập từ các website tuyển dụng và các website của các ngân hàng, trong đó có 1 Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu (Agribank), (1 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (Citibank), 1 Liên doanh tại Việt Nam (IVB), còn lại là 17 Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP). Cụ thể như sau: Bảng 2: Danh sách các ngân hàng có mẫu tuyển dụng được sử dụng để phân tích STT Ngân hàng Nguồn mẫu tuyển dụng 1 Agribank -Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam dich-vu-marketing-xvi558170 2 Citibank - Ngân hàng Citibank Việt Nam s/561168094050280 157
  7. 3 IVB- Ngân hàng TNHH Indovina 4 OCB- Ngân hàng TMCP Phương Đông marketing.35a7ba9c.html 5 ACB- Ngân hàng TMCP Á Châu marketing-tai-tphcm.html 6 VIB- Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 7 SCB- Ngân hàng TMCP Sài Gòn ail/[hoi-so]-chuyen-vien-marketing-nghien- cuu-thi-truong-va-hanh-vi-khach-hang- 8 Techcombank- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ky-thuong-viet-nam-techcombank-tuyen- dung-nhan-vien-marketing-full-time-2019- 5d107c35e87168791427893d 9 Eximbank- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam marketing-p621205.html 10 TPBank - Ngân hàng TMCP Tiên Phong view/449/ 11 SeAbank- Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á lam/ban-truyen-thong-tiep-thi-chuyen-vien- marketing-ky-thuat-so.35a7a347.html 12 MSB- Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam hang-hai-viet-nam-msb-tuyen-dung-chuyen- vien-marketing-san-pham-2019- 5c5ea7bb8c94ac717c0d3031 13 Bacabank- Ngân Hàng TMCP Bắc Á marketing-chuyen-vien-marketing- p562329.html 14 HDBank- Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh lam/chuyen-vien-marketing-the-trung-tam- 158
  8. the.35B4B9CD.html 15 Sacombank- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín marketing/263116.html 16 Vietinbank- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 17 LienVietPostBank- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tuyen-dung-chuyen-vien-marketing-san- pham-tin-dung-khoi-san-pham.253742/ 18 BIDV- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyen-vienmarketing/603.html 19 MB - Ngân hàng TMCP Quân đội hang-quan-doi-mb-tuyen-dung-chuyen-vien- marketing-2019-lam-viec-tai-hoi-so- 5c5621198c94ac717c0974fd 20 VietBank - Ngân hàng t TMCP Việt Nam Thương Tín vietbank/tuyen-dung/chuyen-vien- marketing-phu-trach-thiet-ke trung-tam- marketing hoi-so Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020 4.2 Các công việc của vị trí chuyên viên Marketing ở các Ngân hàng Qua kết quả phân tích các mẫu tuyển dụng của các Ngân hàng cho thấy, chuyên viên marketing được tuyển dụng nhằm thực hiện các 6 nhóm công việc. Trong đó, chủ yếu là các công việc thuộc 3 nhóm: lập kế hoạch marketing, nghiên cứu marketing và truyền thông marketing. Cụ thể các nhóm công việc như sau: 4.2.1 Nhóm công việc liên quan đến việc lập kế hoạch marketing Các công việc liên quan đến việc lập kế hoạch bao gồm: - Xây dựng các chương trình, tổ chức sự kiện thi đua, đóng góp ý kiến xây dựng ngân hàng. - Xây dựng và thực thi các ý tưởng, chương trình giúp tăng trưởng số lượng người dùng sản phẩm Ngân hàng. 159
  9. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch quảng cáo trên truyền thông kỹ thuật số cho các chương trình khuyến mãi và thương hiệu. - Xây dựng kế hoạch và triển khai quảng cáo cho các chương trình khuyến mãi - Lập kế hoạch truyền thông và tiếp thị cho các chương trình Marketing theo kế hoạch đã được thống nhất và phù hợp định hướng kinh doanh của sản phẩm - Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng và phối hợp cùng các phòng ban liên quan (phát triển sản phẩm, kinh doanh, công nghệ, mua sắm ) để triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng theo kế hoạch đề ra (chăm sóc, quà tặng các dịp lễ, Tết và tổ chức sự kiện hàng tháng); - Xây dựng và triển khai các chương trình Marketing sản phẩm tín dụng của Ngân hàng - Xây dựng và phát triển các nội dung tiếp thị phục vụ chiến dịch content marketing về các sản phẩm tín dụng. Có thể thấy, các công việc thuộc nhóm lập kế hoạch marketing tập trung vào lập các kế hoạch truyền thông marketing, trong đó nhấn mạnh là kế hoạch quảng cáo, tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng, trên cả các phương tiện truyền thống truyền thống và kỹ thuật số. 4.2.2 Nhóm công việc liên quan đến việc nghiên cứu marketing Các công việc nghiên cứu marketing tại các ngân hàng chủ yếu liêu quan đến nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và những biến động của thị trường tài chính, cụ thể: - Thực hiện các nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh - Nghiên cứu và hiểu về các sản phẩm của khách hàng, các ngành nghề, dịch vụ, khách hàng mục tiêu - Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường, từ đó định hướng phát triển sản phẩm và đưa ra các chương trình Marketing hiệu quả. - Cung cấp cái nhìn từ phía khách hàng cho các đơn vị kinh doanh thông qua các đánh giá, phân tích có được từ các báo cáo nghiên cứu thị trường cạnh tranh và nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ. - Theo dõi diễn biến tình hình thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tình hình hoạt động, chiến lược Marketing 160
  10. - Tham mưu các phân khúc khách hàng tiềm năng, thị trường ngách nhằm đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng. - Phối hợp với Nhóm nghiên cứu thị trường cập nhật, phân tích động thái marketing sản phẩm tín dụng của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những tham mưu về định hướng hoạt động marketing sản phẩm tín dụng của Ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tế. 4.2.3 Nhóm công việc liên quan đến việc truyền thông marketing Hoạt động truyền thông marketing được các nhà tuyển dụng ngân hàng đề cập đến hai nhóm truyền thông đối ngoại và truyền thông nội bộ. Trong đó, tập trung vào các công việc truyền thông đối ngoại trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Gồm: - Lập kế hoạch truyền thông và tiếp thị cho các chương trình Marketing theo kế hoạch đã được thống nhất và phù hợp định hướng kinh doanh của sản phẩm. - Triển khai các hoạt động truyền thông và tiếp thị cho sản phẩm phụ trách trên tất cả các kênh liên quan - Tạo nên những ý tưởng sáng tạo / suy nghĩ cho các chiến dịch / tờ trình quảng cáo - Chịu trách nhiệm về các nội dung truyền thông trên phương tiện kỹ thuật số - Phát triển các kế hoạch truyền thông đối nội và đối ngoại để xây dựng độ nhận dạng thương hiệu và sản phẩm. - Quản lí và tối ưu hoạt động quảng bá sản phẩm trên các kênh quảng cáo trả tiền với mục tiêu mang lại người dùng mới. - Hỗ trợ các công việc triển khai các hạng mục marketing như launching event, media - Hỗ trợ triển khai các chương trình marketing/truyền thông, chương trình chăm sóc khách hàng các dịp Lễ/Tết, các chương trình vùng miền riêng biệt cho chi nhánh - Phối hợp với các Chi nhánh xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing đã được phê duyệt cũng như các chương trình triển khai sản phẩm mới, sự kiện thu hút khách hàng mới, các chương trình digital marketing, chương trình khuyến mãi . - Phối hợp truyền thông nội bộ và bên ngoài để đảm bảo thông tin tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng - Hoạt động truyền thông nội bộ - Tham gia xây dựng thông điệp quảng cáo và truyền thông phù hợp với đặc điểm địa phương. 161
  11. 4.2.4 Nhóm công việc liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu - Quản lý sức khỏe thương hiệu về độ nhận dạng và hình ảnh của ngân hàng, làm việc với các agency, đối tác liên quan đến hoạt động xây dựng thương hiệu của - Tham gia xây dựng, cập nhật website theo hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng - Triển khai công tác quản lý thương hiệu theo nội dung đã được phê duyệt - Đưa ra những ý tưởng sáng tạo, có hiệu quả tốt trong việc truyền thông, duy trì một hình ảnh thương hiệu nhất quán và rõ ràng - Thực hiện việc kiểm soát định kỳ hình ảnh thương hiệu - Hướng dẫn về cách sử dụng bộ Nhận diện Thương hiệu - Triển khai, giám sát và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, có hiệu quả tốt trong việc truyền thông, duy trì một hình ảnh thương hiệu nhất quán rõ ràng. 4.2.5 Nhóm công việc liên quan đến việc đánh giá các hiệu quả của chiến lược marketing - Quản lý việc sử dụng ngân sách Marketing cho sản phẩm phụ trách. - Định kỳ theo dõi và phân tích, lên báo cáo về hành vi khách hàng để có định hướng lên kế hoạch cho các chương trình, hoạt động Marketing được hiệu quả - Quản lý/theo dõi thường xuyên toàn bộ các kênh truyền thông số - Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ngân sách Marketing - Báo cáo hiệu quả chương trình quảng cáo và đề xuất điều chỉnh - Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch marketing tại các chi nhánh 4.2.6 Nhóm công việc hỗ trợ các bộ phận liên quan - Phối hợp cùng các phòng ban liên quan để triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng theo kế hoạch đề ra (chăm sóc, quà tặng các dịp lễ tết và tổ chức sự kiện, ) - Kết hợp cùng các bộ phận Phát triển sản phẩm để đạt chỉ tiêu của toàn Khối Ngân hàng bán lẻ thông qua các kênh truyền thông. - Làm việc trực tiếp với đội tương tác trực tuyến để tăng lượng tương tác của khách hàng đối với các dịch vụ và sản phẩm trực tuyến. - Kết hợp cùng Trưởng Phòng Sản Phẩm để phát triển các ý tưởng tiếp thị và quản lý quy trình thực hiện và phát triển ý tưởng. Hỗ trợ Giám đốc Marketing xây dựng các chiến lược kích hoạt thương hiệu, tạo lập định vị của sản phẩm trên thị trường. 162
  12. - Phối hợp thường xuyên với các bộ phận thuộc khối kinh doanh để lên kế hoạch tiếp thị thương mại nhằm thúc đẩy kinh doanh 4.3 Thực trạng các yêu cầu tuyển dụng của các Ngân hàng đối với vị trí công việc Chuyên viên Marketing 4.3.1 Yêu cầu về trình độ học vấn Kết quả thống kê 20 mẫu tuyển dụng của 20 ngân hàng cho thấy, đa số các ngân hàng đặt ra yêu cầu với ứng viên ở vị trí chuyên viên Marketing phải có trình độ Đại học trở lên (18/20 ngân hàng), chỉ có 2 mẫu tuyển dụng yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên. Một số nhà tuyển dụng ngân hàng đưa ra chi tiết về ngành tốt nghiệp của ứng viên, phổ biến là các ngành: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Marketing, Truyền Thông, Báo Chí, Quan hệ công chúng, Ngoại thương. Bên cạnh đó, có 2 nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu cao về trình độ đối với ứng viên, đó là tốt nghiệp loại Khá trở lên, ở các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ. 4.3.2 Yêu cầu về kinh nghiệm làm việcs Bảng 3: Yêu cầu về kinh nghiệm đối với vị trí tuyển dụng chuyên viên Marketing Kinh nghiệm Số lượng nhà tuyển dụng Tỷ trọng (%) Dưới 1 năm (5 tháng – dưới 1 năm) 2 10 Từ 1 - 3 năm 13 65 Trên 3 năm 1 5 Không ghi cụ thể (có kinh nghiệm) 2 10 Không yêu cầu kinh nghiệm 2 10 Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 Kết quả cho thấy đa số các nhà tuyển dụng ngân hàng yêu cầu ứng viên chuyên viên Marketing có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 3 năm (65%), số lượng ngân hàng yêu cầu kinh nghiệm dưới 1 năm, không yêu cầu kinh nghiệm và chỉ yêu cầu mức chung chung (có kinh nghiệm) có mức tương đồng nhau (10%), còn lại chỉ có 1 ngân hàng yêu cầu kinh nghiệm trên 3 năm. 163
  13. Các nhà tuyển dụng ngân hàng đặt ra các yêu cầu cụ thể liên quan đến kinh nghiệm làm việc như: kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing, tài chính, ngân hàng, truyền thông, quảng cáo, thị trường, nghiên cứu thị trường, marketing, branding, kinh nghiệm tiếp thị trong các ngành hàng tiêu dùng/ dịch vụ/ bảo hiểm/ ngân hàng, 4.3.3 Yêu cầu về kiến thức Các yêu cầu kiến thức được chia làm 3 nhóm: Nhóm kiến thức liên quan đến chuyên môn marketing, nhóm kiến thức liên quan đến Tài chính – Ngân hàng và nhóm kiến thức khác, cụ thể: Kiến thức chuyên môn Marketing - Kiến thức nền tảng về Marketing, Truyền thông, Quan hệ báo chí - Kiến thức nghiên cứu thị trường, am hiểu các phương pháp nghiên cứu thị trường mới phù hợp với nhu cầu và đặc thù của ngành ngân hàng bán lẻ. - Kiến thức chuyên sâu về digital marketing; am hiểu các công cụ mass media; nắm bắt nhanh các xu hướng thị trường, hành vi khách hàng trên nền tảng số; - Am hiểu về việc sản xuất và phân phối nội dung trên các nền tảng số; Thực thi và tối ưu quảng cáo; Phân tích thị trường, phân tích dữ liệu; - Hiểu biết về sản phẩm Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng - Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Marketing – truyền thông trong ngân hàng, tổ chức tín dụng Kiến thức liên quan đến Tài chính – Ngân hàng - Có kiến thức cơ bản về sản phẩm tài chính - Kiến thức chuyên sâu về ngành ngân hàng, tài chính - Hiểu biết về nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng - Có kiến thức tổng quan về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đặc biệt là sản phẩm tín dụng Kiến thức khác - Kiến thức về Kinh tế vĩ mô - Hiểu biết về luật và quy định chuyên ngành có liên quan - Nắm vững quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động ngân hàng - Kiến thức về các ngành kinh tế, môi trường kinh doanh. 164
  14. 4.3.4 Yêu cầu về kỹ năng Yêu cầu về kỹ năng đối với ứng viên ở vị trí chuyên viên Marketing của các nhà tuyển dụng ngân hàng được chia thành 3 nhóm như sau: Kỹ năng chuyên môn - Sử dụng được các công cụ, các kênh truyền thông truyền thống và hiện đại. - Có khả năng vận dụng kiến thức Marketing trong việc triển khai các chương trình marketing - Có khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường để triển khai hiệu quả các hoạt động Marketing trong nhóm khách hàng mục tiêu - Kỹ năng xử lý số liệu tốt - Sử dụng thành thạo các phần mền đồ hoạ - Có khả năng xây dựng và phát triển các nội dung tiếp thị phục vụ các chiến dịch Content Marketing - Biết sử dụng các phần mềm lập kế hoạch - Kỹ năng quản lý dự án tốt; - Lập kế hoạch marketing và triển khai thực hiện tốt - Kỹ năng viết bài Marketing - Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu thị trường mới phù hợp với nhu cầu và đặc thù của ngành ngân hàng Kỹ năng cá nhân - Kỹ năng giao tiếp, truyền thông, quản lý dự án - Sáng tạo, chi tiết, tinh thần trách nhiệm và xử lý công việc nhanh, hiệu quả. - Chịu được áp lực công việc, làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. - Có khả năng sắp xếp, quản lý thời gian và chú trọng đến kết quả. - Có khả năng hoàn thành công việc trong thời hạn ngắn và áp lực công việc cao. - Có kỹ năng diễn đạt, thuyết trình - Yêu thích ngành Marketing, Branding, PR; - Tính cách hoà đồng - Có tư duy thẩm mỹ tốt, năng động, tỉ mỉ, chu đáo, nhiệt tình, chủ động. Kỹ năng nghiên cứu/ phân tích - Kỹ năng xử lý số liệu tốt, nhạy bén với số liệu - Kỹ năng lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp và báo cáo 165
  15. - Làm việc theo nhóm - Nắm bắt xu hướng thị trường và khách hàng 4.3.5 Yêu cầu về trình độ Anh văn và tin học Tất cả các nhà tuyển dụng ngân hàng đều đặt ra yêu cầu về sự thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và tin học văn phòng đối với các ứng viên. Cụ thể, tiếng anh của ứng viên được yêu cầu ở mức giao tiếp thành thạo (một số ngân hàng yêu cầu trình độ B trở lên hoặc trình độ quốc tế đạt IELTS 4.5, TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45, TOEIC 450); đối với tin học thì sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (Word, Excel, PowerPoint ). 5. 5. Kết luận và một số kiến nghị nâng cao chất lượng nhân lực Marketing đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các Ngân hàng 5.1 Kết luận Thông qua kết quả phân tích 20 mẫu tuyển dụng cho thấy, các ngân hàng sử dụng chuyên viên marketing cho 6 nhóm công việc: Công việc liên quan đến việc lập kế hoạch marketing, nghiên cứu marketing, truyền thông marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu, đánh giá các hiệu quả của chiến lược marketing, hỗ trợ các bộ phận liên quan. Trong đó, chủ yếu là các công việc thuộc nhóm lập kế hoạch marketing, nghiên cứu marketing và truyền thông marketing. Yêu cầu của các nhà tuyển dụng ngân hàng đối với ứng viên chuyên viên marketing bao gồm: trình độ học vấn (chủ yếu là đại học trở lên); kinh nghiệm làm việc (từ 1-3 năm chiếm đa số); yêu cầu về kiến thức (bao gồm kiến thức chuyên môn marketing, tài chính ngân hàng và kiến thức liên quan khác), yêu cầu về kỹ năng (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cá nhân và kỹ năng phân tích/ nghiên cứu); yêu cầu về trình độ Anh văn (giao tiếp thành thạo) và tin học văn phòng (sử dụng thành thạo) 5.2 Kiến nghị Từ thực trạng về các công việc đảm nhận, yêu cầu của các nhà tuyển dụng ngân hàng đối với các ứng viên ở vị trí chuyên viên marketing cho thấy rằng để nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần có sự tham gia của nhiều bên, trong bài viết này đề xuất các giải pháp liên quan đến ba đối tượng: bản thân ứng viên, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Cụ thể: 166
  16. Đối với bản thân ứng viên Chuyên viên Marketing Cần hiểu rõ bản mô tả vị trí công việc của mình khi làm việc tại các Ngân hàng, phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí công việc mà mình tham gia ứng tuyển. Trên cơ sở đó, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với mình và đưa ra chiến lược của bản thân để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc. Cụ thể, trau dồi kiến thức chuyên môn marketing, đồng thời nâng cao kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các kiến thức môi trường vĩ mô có liên quan đến ngành; trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học, trải nghiệm công việc thực tế để trau dồi kinh nghiệm thực tế; rèn luyện các kỹ năng cần thiết về chuyên môn, cá nhân phù hợp với bối cảnh công nghệ mới, phù hợp với môi trường làm việc tại các ngân hàng; cuối cùng, trang bị hành trang ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc. Đối với các cơ sở đào tạo có liên quan Là một thành phần quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên cập nhật những thay đổi trong yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong bối cảnh mới. Từ đó, cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp sinh viên ra trường có thể thích nghi nhanh với môi trường làm việc. Chi tiết, đào tạo sinh viên tốt nghiệp đảm nhận vị trí công việc chuyên viên marketing ở các ngân hàng cần trang bị cho sinh viên đủ kiến thức cần thiết (chuyên môn, nghiệp vụ, liên ngành), có tính cập nhật các công cụ mới (như các phương tiện truyền thông kỹ thuật số); rèn luyện kỹ năng chuyên môn, cá nhân đáp ứng yêu cầu làm việc. Bên cạnh đó, giúp sinh viên có thể tiếp cận với thực tế trong thời gian học tập tại trường (tăng cường vai trò của các môn thực hành nghề nghiệp, thực tập, tham quan thực tế, ). Ngoài ra, chuẩn đầu ra Anh văn, tin học đối với sinh viên cũng cần cập nhật và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đối với các nhà tuyển dụng ngân hàng Với vai trò là người sử dụng lao động, các nhà tuyển dụng có thể cộng tác với các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của người học để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng có thể giúp người học có được kinh nghiệm ngay trong quá trình học tập thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên tham quan, tiếp cận thực tế các công việc liên quan vị trí công việc. 167
  17. Tài liệu tham khảo Hải Vân, 2019. Quy mô và bảng xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng hiện nay ra sao? Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020, từ: 2020-quy-mo-va-bang-xep-hang-tong-tai-san-cua-cac-ngan-hang-hien-nay-ra- sao-20190822110323903.chn Julia Kagan, 2020. Commercial Bank. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2020, từ: Khuất Vũ Linh Nga, 2013. Marketing trong ngân hàng và một số giải pháp. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020, từ: doi/marketing-trong-ngan-hang-va-mot-so-giai-phap-32916.html Minh Tâm, 2020. Nhìn lại 10 năm cuộc đua lợi nhuận ngân hàng: Cạnh tranh quyết liệt! Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020, từ: 10-nam-cuoc-dua-loi-nhuan-ngan-hang-canh-tranh-quyet-liet- 0180504224233281.htm Nghiêm Xuân Thành, 2020. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Ngân hàng và mục tiêu của Vietcombank. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2020, từ: den-nganh-ngan-hang-va-muc-tieu-cua-vietcombank-321797.html Nguyễn Đình Thọ, 2013. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính: TP Hồ Chí Minh. No name, 2020. Danh sách các Ngân hàng tại Việt Nam năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020, từ: hang-tai-viet-nam-nam-2020/ No name, 2020. Mô tả công việc Chuyên viên Marketing đúng chuẩn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020, từ: marketing-dung-chuan/. No name. 2020. Tuyển dụng nhân sự là gì? Vai trò của tuyển dụng nhân sự. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020, từ: la-gi-vai-tro-cua-tuyen-dung-nhan-su/ Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020, từ: d=1&mode=detail&document_id=96074 168