Tiềm năng du lịch biển Hòa Thắng – tỉnh Bình Thuận: Định hướng và giải pháp khai thác

pdf 10 trang Hùng Dũng 04/01/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Tiềm năng du lịch biển Hòa Thắng – tỉnh Bình Thuận: Định hướng và giải pháp khai thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftiem_nang_du_lich_bien_hoa_thang_tinh_binh_thuan_dinh_huong.pdf

Nội dung text: Tiềm năng du lịch biển Hòa Thắng – tỉnh Bình Thuận: Định hướng và giải pháp khai thác

  1. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN HÒA THẮNG – TỈNH BÌNH THUẬN: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC Sv: Trịnh Thị Thanh Tuyền, Đỗ Trà Giang My Khoa Du lịch 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay do sự phát triển kinh tế nói chung cùng với sự bùng nổ dân số khắp nơi trên thế giới đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đời sống của con người. Chính vì vậy, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Du lịch biển là loại hình du lịch phát triển sớm và là một trong những loại hình du lịch chiếm ưu thế nhất trên thế giới. Du lịch biển phát triển rất phong phú và đa dạng với nhiều loại hình thu hút khách du lịch. Hằng năm, du lịch biển đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho các quốc gia có biển. Do vậy, phát triển du lịch biển bền vững cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia là mục tiêu, định hướng quan trọng. Bình Thuận là tỉnh duyên hải tỉnh cực Nam Trung Bộ, có bờ biển trải dài 192km với nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mũi Né, Hòn Rơm, Bãi Cổ Thạch Bên cạnh đó, sự tồn tại của một bãi biển vốn đã rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Bình Thuận nói chung và người dân địa phương nói riêng mà ít ai biết đến giá trị du lịch tiềm năng của nó. Hoang dã tự nhiên và yên bình với những bãi cát trắng mịn, những ngọn đồi ô rô rợp bóng xanh trên nền đất đỏ dưới bóng nắng vàng xuyên suốt hay những ngọn sóng nhẹ nhàng và yên ả Chính là những giá trị to lớn dành cho những du khách muốn tìm về một không gian trầm lắng, tránh xa những náo nhiệt của cuộc sống – đó là biển Hòa Thắng. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu hay đề án nào về tiềm năng phát triển du lịch biển Hòa Thắng để phục vụ du lịch, góp phần phát triển du lịch cho địa phương và cả tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Tiềm năng du lịch biển Hòa Thắng: định hướng và giải pháp khai thác phục vụ du lịch”. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới là việc làm cấp thiết. Trường Đại học Văn Hiến 62
  2. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định những định hướng và giải pháp dài hạn, toàn diện về du lịch biển Hòa Thắng trong tương lai, góp phần đưa du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2020 góp phần thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu về biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” (Nghị quyết 09/ NQ – TƯ ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020). Góp phần đưa du lịch biển trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước. Trên cơ sở đó vừa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch vừa thu hút được sự đầu tư nhờ có những giải pháp đúng đắn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng du lịch biển Hòa Thắng. - Phạm vi nghiên cứu: Xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp chuyên gia. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển 2.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật – văn hóa – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách. 2.2.2. Khái niệm du lịch biển Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván ). 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển - Điều kiện tự nhiên: Trường Đại học Văn Hiến 63
  3. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Bao gồm các yếu tố về địa hình, vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ nước biển và cả tài nguyên nhân văn. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Tăng cường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm ra đời hoạt động du lịch, sau đó đẩy nó phát triển mạnh với tốc độ nhanh hơn. Dân cư và lao động. Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. * Cơ sở hạ tầng xã hội: Được xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ hàng hóa cung cấp và thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển Trình độ phát triển của vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước. 2.2. Tổng quan về vùng ven biển Hòa Thắng 2.2.1. Vị trí địa lý Vùng ven biển Hòa Thắng thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 236,53km2, là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa hơn 300 năm. Chiều dài 15 km bờ biển nối dài từ Hòn Rơm (Mũi Né) đến Hòa Phú (Tuy Phong) thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 65km về hướng Đông Bắc. Xã Hoà Thắng là một trong hai xã thuộc căn cứ cách mạng Khu Lê trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 2.2.2. Tài nguyên du lịch hiện có tại vùng biển Hòa Thắng Tài nguyên tự nhiên. Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân Trường Đại học Văn Hiến 64
  4. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ có cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định. Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình: khoảng cao 26,5 độ C đến 27,5 độ C Tổng số giờ nắng là 2.459 giờ, mùa khô kéo dài khoảng 6 đến 8 tháng. Lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm. Mùa mưa đến chậm và rất tập trung trong 3 tháng 4, 5, 6 nhưng lượng mưa mùa này chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm tương đối là 79%. Sóng biển thay đổi từ hướng Đông Đông Bắc (tháng 1 – 4), chuyển sang hướng Tây Tây Nam (tháng 5 – 10), và hướng Đông Bắc (tháng 11, 12). Độ sóng cao trung bình 1 – 1,2m, cực đại 2,5m. thời điểm tháng 10, 11, 12 có xuất hiện một số cơn bão với cấp gió không lớn. Thủy sản: trữ lượng khai thác hằng năm 900 tấn. Khoáng sản: trữ lượng khoáng sản lớn như cát, thủy tinh, titan, đá granit, quặng sa khoáng nặng, Tài nguyên nhân văn. Giá trị lịch sử: Khu căn cứ cách mạng Lê Hồng Phong Giá trị văn hóa phi vật thể: Làng nghề dệt truyền thống Nghệ thuật múa Chăm, các thể loại múa quạt, múa đội nước, múa Siva (múa cung đình) và nhiều thể loại khác đã từ lâu xứng tầm nghệ thuật bác học. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển Hòa Thắng Có thể thấy, biển Hòa Thắng là một điểm du lịch còn mới mẻ nên chưa nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền địa phương và các nhà đầu tư. Đánh giá theo từng khu vực thì khu vực phía Đông của Hòa Thắng là khu vực có nhiều tiềm năng nhất về phát triển du lịch biển của địa phương. Trước đây khu vực này đã từng được một số nhà đầu tư nhận định được những giá trị du lịch tiềm năng của nó. Tuy nhiên, do quá trình đầu tư có sự thiếu hụt về nguồn tài chính nên công tác xây dựng và phát triển du lịch biển Hòa Thắng không thực hiện được. Nhưng cũng chính vì vậy, biển Hòa Thắng chưa bị tác động từ các hoạt động du lịch, vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên vẫn còn nguyên giá trị. Những năm gần đây, du khách từ các địa phương về với Hòa Thắng ngày càng đông. Trong năm 2011 đã đón trên 6 vạn lượt du khách, tăng 15% so với năm 2010. Trong sáu tháng đầu năm 2012 đã đón gần 4 vạn lượt khách quốc tế và trong nước. Đây là tín hiệu đáng mừng và là cơ sở quan trọng để huyện Bắc Bình phát triển du lịch biển và kết hợp du lịch sinh thái tại điểm Bàu Trắng. Trường Đại học Văn Hiến 65
  5. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 2.4. Tiềm năng phát triển du lịch biển Hòa Thắng Trong số những khu vực ven biển Hòa Thắng thì khu vực phía Đông có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhất. Điểm đặc biệt nhất ở nơi đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa cát và biển. Nếu khu vực Hòn Rơm – Mũi Né thì đồi cát và biển là hai khu vực tách rời nhau và hoàn toàn độc lập. Thế nhưng, tại nơi đây lại có sự kết hợp “trên cát dưới biển” trong cùng một điểm du lịch. Đồi cát nơi đây không mang một màu hồng như ở đồi Hồng mà nó mang một màu xám trắng đặc trưng của vùng biển Nam Trung Bộ. Tận dụng lợi thế có sẵn, nơi đây có thể phát triển các loại hình du lịch mới lạ như các hoạt động thể thao kết hợp giữa cát và biển: xây dựng đường trượt nối dài từ đồi cát thẳng xuống biển, tận dụng không gian cát có thể tổ chức team building kết hợp tắm biển, diện tích nơi đây rất rộng có thể xây dựng mô phỏng thành nhiều môi trường sinh thái khác nhau – hoạt động độc đáo, mới lạ và chưa ai đầu tư phát triển. Huyện Bắc Bình là một huyện có sự đa dạng về dân tộc như dân tộc Chăm, dân tộc Ra Glai, Tày, Cơ Ho với các làng nghề truyền thống gắn liền với truyền thống của địa phương. Nếu kết hợp du lịch biển tại xã Hòa Thắng với các xã lân cận như xã Phan Thanh với làng dệt, xã Phan Hòa với làng gốm gọ, tạo nên một chương trình du lịch kết hợp độc đáo của địa phương. Xã Hòa Thắng là một vùng quê nghèo yên tĩnh với những con người lao động chất phác, thật thà là một điểm mạnh để du lịch biển kết hợp du lịch homestay phát triển mạnh tại đây. Nó gần gũi và hoang sơ với những cây nông nghiệp và các giống vật nuôi đặc biệt như cây đậu, con dông Việc nuôi con dông lấy thịt là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến của người dân tại vùng đất khô cằn. Nó trở thành một điểm đặc trưng rất riêng của địa phương cũng như đó là một đặc sản du lịch nổi danh nơi đây. Biển Hòa Thắng mang trong mình một vẻ đẹp khác biệt hơn so với các bãi biển nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận hiện nay vì nó là một vùng biển yên tĩnh và hoang vu. Đến đây du khách dường như có thể cảm nhận được một làn gió mới giữa một nơi khô cằn cát nóng lại có sự sống tồn tại. Không ồn ào, náo nhiệt như Mũi Né hay Hòn Rơm cũng không tấp nập như vùng đảo Phú Quý hay bãi Cổ Thạch. Sự trầm tĩnh nơi đây khiến cả cuộc sống hối hả bên ngoài phải ngừng lại trước vẻ đẹp hoang sơ của nó. Điểm đặc biệt để du khách trong tương lai quyết định lựa chọn du lịch tại đây chính là việc xây dựng thành công nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á. Việc hoàn thành và Trường Đại học Văn Hiến 66
  6. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 đưa vào sử dụng của nhà máy điện gió góp phần mang đến một nguồn năng lượng sạch cho địa phương cũng như tạo một sức hút lớn cho du lịch phát triển. 2.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch biển Hoà Thắng 2.5.1. Thuận lợi Xã Hòa Thắng nói riêng và toàn huyện Bắc Bình nói chung hiện đang được biết đến bởi các điểm, khu du lịch nổi tiếng như Bàu Trắng, đồi cát Trinh Nữ, đó chính là điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Hòa Thắng kế thừa phát triển. Vùng ven biển Hòa Thắng là một điểm du lịch yên bình, hoang sơ và đặc biệt hơn thế nó là một điểm du lịch biển mới của tỉnh Bình Thuận, chính là một trong những điều kiện thuận lợi thu hút sự tò mò khám phá của du khách mọi nơi đến đây. Con người địa phương thật thà, chất phác, hiếu khách là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. 2.5.2. Khó khăn Vấn đề đầu tư phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch biển chưa được quan tâm một cách đúng mức, tài nguyên du lịch biển ở nhiều nơi có nguy cơ suy thoái, xuống cấp. Tài nguyên du lịch biển chưa được khai thác toàn diện, nhiều lợi thế còn lãng phí và chưa được khai thác có hiệu quả. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc khai thác và phát triển tài nguyên du lịch biển chưa rõ ràng, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch. Một số mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như vấn đề bố trí luồng lạch cho ghe thuyền đánh bắt hải sản ven bờ với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ven biển; vần đề quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khai thác titan với quy hoạch phát triển du lịch chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng khai thác kinh doanh tùy tiện gây tác hại xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Phát triển du lịch Hòa Thắng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên biển sẵn có, sản phẩm du lịch chưa được đầu tư, chất lượng dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú hay vui chơi giải trí chưa được quan tâm đầu tư cao vì vậy hoạt động lưu trú của khách, mức chi tiêu của khách cho các dịch vụ du lịch tại đây còn thấp và tăng chậm. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch của tỉnh thấp (mới chiếm khoảng 10%). Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn, bất cập: Trường Đại học Văn Hiến 67
  7. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 - Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch biển còn hạn chế, bất cập. Mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế chưa được giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt là lợi ích kinh tế giữa các ngành thủy hải sản, khai khoáng, nông nghiệp và du lịch. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành cùng với hạn chế về công nghệ khai thác đã dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích, tác động tiêu cực đến phát triển du lịch bền vững. Các sở ngành và địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên có sự chồng lấn trong quy hoạch, xen kẽ các dự án du lịch, khai tác titan, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. Vì vậy, vấn đề quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. - Quá trình phát triển sản phẩm du lịch chưa được nghiên cứu bài bản. Vì vậy sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết, chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp chưa phát huy cao độ lợi thế của tài nguyên du lịch biển Hòa Thắng. - Yếu tố bất cập về vốn đầu tư, cơ chế chính sách quản lý, công tác lập quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ tài nguyên và xử lý vệ sinh môi trường. - Nhận thức chung về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ. Chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội. Khai thác bừa bãi tài nguyên vì mục đích mưu sinh cũng là một nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên du lịch. - Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển với phát triển du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông chưa đồng bộ, chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới, chưa có cảng biển, sân bay đáp ứng nhu cầu đón khách du lịch quốc tế. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường tại điểm du lịch chưa tốt gây nên tình trạng ô nhiễm tại các điểm tài nguyên du lịch. 2.5.3. Cơ hội Thời kỳ hội nhập hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội cho du lịch biển Hòa Thắng phát triển. Biển Hòa Thắng được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Vì vậy, nó mở ra một cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm để chất lượng, hiệu quả du lịch ngày càng nâng cao hơn. Thu nhập và cuộc sống người dân được nâng cao. Bên cạnh đó, phát triển loại hình du lịch biển, du lịch làng nghề thúc đẩy việc phát huy củng cố thế mạnh du Trường Đại học Văn Hiến 68
  8. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 lịch biển của xã. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn có đặc trưng là hàng năm lễ hội các cộng đồng dân tộc Chăm được tổ chức đã thu hút khách du lịch khắp nơi tham gia. Một cơ hội nữa là du lịch của xã có sự quan tâm ngày càng nhiều của chính quyền địa phương và của tỉnh trong việc liên kết giữa du lịch biển và hoạt động kinh doanh của địa phương đem lại nguồn thu nhập cho chính quyền địa phương và người dân, cải thiện đời sống, giảm các tệ nạn xã hội. Qua đó, đem lại nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần khởi sắc hoạt động du lịch tỉnh nhà. 2.5.4. Thách thức Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một trong những thách thức hàng đầu. Khí hậu thất thường, thiên tai như bão, hạn hán, cát lở, làm ảnh hưởng đến giao thông và du lịch. Tình trạng đô thị hóa, mở rộng xây dựng các khu resort, khu nghĩ dưỡng làm diện tích đất, cát bị sạt lở nghiêm trọng; cây xanh bị tàn phá, thưa thớt. Các chất ô nhiễm từ sinh hoạt và công nghiệp như rác thải, nước thải và khí thải từ các hoạt động đánh bắt cá, sinh hoạt của người dân đang ảnh hưởng đến tính bền vững của vùng biển Hòa Thắng. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, du lịch ngày càng phát triển sẽ tác động đến các hoạt động tự nhiên của người dân. Đó cũng là một áp lực đối với những hộ ngư dân địa phương. Ngoài ra, hệ quả sau quá trình du lịch của khách du lịch là một thách thức cho toàn địa phương và toàn tỉnh nói chung. 2.6. Một số giải pháp phát triển du lịch biển Hòa Thắng tỉnh Bình Thuận - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về ý thức bảo vệ môi trường và góp phần phát triển du lịch. - Bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch. - Đầu tư xây dựng một số tuyến đường nhánh, cải thiện hiện trạng sạt lở cát trên trục đường đi ra biển. - Xây dựng các bãi đậu xe để phục vụ khách tham quan du lịch. Cải thiện tình trạng giao thông trên các tuyến đường ra biển Hòa Thắng hiện nay. - Xây dựng cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, khu nghỉ dưỡng, resort, các khu vui chơi giải trí, đảm bảo về sức chứa theo tính toán nhằm phục vụ khách du lịch đến tham quan. Trường Đại học Văn Hiến 69
  9. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 - Tăng cường thu gom, giải quyết rác thải của các hộ dân cư ven biển và các hoạt động du lịch. - Sắp xếp, quy hoạch các bến neo đậu tàu thuyền tại các đô thị ven biển nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển. Kiểm soát, ngăn chặn việc xả rác, dầu cặn xuống biển, cửa sông từ các tàu thuyền. - Phát huy thế mạnh vốn có của xã, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng và chất lượng cao như sản phẩm du lịch biển, du lịch làng nghề địa phương, du lịch sinh thái, du lịch homestay hay cho du khách trải nghiệm những buổi bắt dông và học hỏi quy trình chế biến món ăn từ loài động vật này của người dân địa phương. - Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, phát triển làng nghề truyền thống và các lễ hội đặc trưng của vùng phục vụ du lịch. Tổ chức cho du khách tham gia các buổi lễ hội của địa phương, xem trình diễn và trải nghiệm những điệu múa Siva của các cô gái dân tộc Chăm. - Theo ý tưởng của nhóm thì sẽ xây dựng và phát triển loại hình du lịch cho du khách trải nghiệm được những cung bậc cảm xúc khác nhau. Trước khi chinh phục biển Hòa Thắng du khách phải đi qua một khu rừng ô - rô với nhiều loại động, thực vật phong phú; có những tình huống bất ngờ thử thách. Sau khi đã tìm được lối đi ra khỏi khu rừng thì tiếp đến du khách sẽ bước vào khu vực hoàn toàn khác lạ đó là một khu vực được mô phỏng giống như một sa mạc thực sự; sẽ không có bất kỳ nhà, cửa, hàng quán, trạm nghỉ chân nào và đặc biệt hơn họ sẽ phải trải nghiệm cảm giác sống thiếu nước. Cuối cùng, khi du khách vượt qua được sa mạc thì họ sẽ được nhìn thấy một khung cảnh tuyệt đẹp đó chính là biển Hòa Thắng, cảm giác sau khi chiến thắng khó khăn, thử thách là một điều hết sức tuyệt vời. Qua đây, nhóm mong muốn du khách sẽ nhận thức được việc bảo vệ môi trường sinh thái, động - thực vật và nguồn nước đang ngày càng suy thoái và cạn kiệt hiện nay. Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm với môi trường sống của chúng ta. 3. KẾT LUẬN Nước ta được tạo hóa ban tặng nhiều bãi biển đẹp, hằng năm mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho quốc gia. Trong đó có bãi biển Hòa Thắng còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của nó. Tuy nhiên chưa được chú trọng đầu tư phát triển và xúc tiến quảng bá nên du lịch biển ở đây vẫn chưa được nhiều người biết đến. Trường Đại học Văn Hiến 70
  10. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Với mong muốn góp phần quảng bá và phát triển du lịch biển Hòa Thắng nên nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu là “Tiềm năng phát triển du lịch biển Hòa Thắng tỉnh Bình Thuận: Định hướng và giải pháp phát triển”. Hòa Thắng trước đây là một vùng quê nghèo với nhiều bất cập về các hoạt động khai thác trái phép về titan, cát, sỏi, Nhưng ngày nay, Hòa Thắng được biết đến là một xã có tiềm năng và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng đặc biệt là du lịch biển và nếu được khai thác tốt nhất thì nơi đây có thể sẽ bỏ xa những cái tên du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Mũi Né, Hòn Rơm Hoạt động du lịch tại đây đã bước đầu chú trọng, điều hòa giữa khâu khai thác, cải tạo phục hồi và tái tạo tài nguyên. Dù còn non trẻ nhưng hoạt động du lịch Hòa Thắng đã có tiếng vang không chỉ trong tỉnh mà còn cả trong nước chính là bước đệm lớn cho du lịch biển Hòa Thắng được kế thừa và phát triển. Với những điều kiện về tài nguyên như bãi biển đẹp, bãi cát trắng dài và những cảnh quan hoang sơ cũng như những tiềm năng du lịch độc đáo về căn cứ khu Lê lịch sử, các đồng bào dân tộc Chăm với những nét sinh hoạt truyền thống đặc trưng, những làng nghề truyền thống như làng dệt, làng gốm hay công trình điện gió lớn nhất Đông Nam Á khi được đưa vào khai thác kết hợp với du lịch biển. Nhóm chúng tôi tin tưởng rằng, trong tương lai đó sẽ là một loại hình du lịch kết hợp độc đáo và riêng biệt của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Đình Bắc (biên dịch) (1998), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Lê Văn Khoa – Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học Quốc gia. 3. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi tường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Pirojnik (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến biên dịch), Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, 1985. 5. Hà Văn Siêu, Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011 – 2020, Viện NCPTDL. 6. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, NXB Giáo dục. 9. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM. Trường Đại học Văn Hiến 71