Tìm hiểu bảo hiểm xã hội và các chính sách phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

pdf 4 trang Gia Huy 3820
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu bảo hiểm xã hội và các chính sách phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftim_hieu_bao_hiem_xa_hoi_va_cac_chinh_sach_phat_trien_bao_hi.pdf

Nội dung text: Tìm hiểu bảo hiểm xã hội và các chính sách phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

  1. TÌM HIỂU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Ngân, Trần Quỳnh Nhƣ, Nguyễn Tú Anh Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Con người là vốn quý nhất của mọi xã hội. Vì vậy, con người phải luôn luôn được bảo vệ. Mục tiêu tối thượng của mọi xã hội là bảo vệ quyền được sống, được lao động và được hưởng thụ lành mạnh của con người. Với mục đích là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có hàng loạt vấn đề mới xuất hiện trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp, do đó Luật BHXH là một trong những chính sách rất quan trọng được Nhà nước ta chú trọng và ban hành từ rất sớm nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động, góp phần cải thiện đời sống người lao động nhằm theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, nhóm em đã chọn đề tài “Tìm hiểu bảo hiểm xã hội và các chính sách phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” để thực hiện. Từ khóa: Bảo hiểm xã hội, chính sách, luật BHXH. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH 1.1 Khái niệm BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm Để có các nguồn quỹ nhà nước cần khuyến khích người lao động đóng góp quỹ BHXH và sử dụng quỹ đó góp phần ổn định cuộc sống cho chính người lao động và gia đình của họ. Hiện nay ở Việt Nam áp dụng 2 hình thức BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia”. Quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội”. 1.2 Đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất; người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người hưởng chế độ vợ chồng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 460
  2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018 và dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố; người lao động giúp việc gia đình; gười tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; người lao động tự do; người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu; người tham gia khác. 1.3 Các trợ cấp BHXH BHXH Việt Nam đã phân loại các chế độ trợ cấp BHXH vào hai hình thái là BHXH bắt buốc và BHXH tự nguyện nên các đối tượng tham gia BHXH sẽ được hưởng các loại chế độ khác nhau khi tham gia hai loại hình thái khác nhau Chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Chế độ trợ cấp BHXH tự nguyện, bao gồm: Hưu trí và tử tuất. 1.4 Cách trích lập quỹ BHXH BHXH bắt buộc kể từ ngày 1/1/2015 theo Luật làm việc số 38/2013/QH13 và Công văn số 4064/BHXH- THU quy định: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc: Các khoản trích theo Doanh nghiệp Người lao động Cộng lương đóng đóng (%) BHXH 18% 8% 26% Nguồn: dantri.com.vn Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. (Hằng quý hoặc hằng tháng phải quyết toán với cơ quan BHXH). Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở: Hiện tại là 1.150.000 đồng/tháng. Nhưng từ ngày 1/5/2016 là: 1.210.000 => Như vậy tối đa là: 24.200.000 (Theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01/05/2016). Trường hợp: Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH theo HĐLĐ giao kết đầu tiên. BHXH tự nguyện : Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì: Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. 2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỄN VIỆT NAM 2.1 Vai trò, vị trí các cấp trong phát triển hệ thống dịch vụ BHXH Trong giai đoạn Luật BHXH ra đời (01/01/2007) nhưng chưa có hiệu lực, để chuẩn bị cho công tác thực thi BHXH khi Luật BHXH có hiệu lực (01/01/2008), BHXH thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về BHXH với sự tham gia của các Cấp, Sở ban ngành và các cơ quan Đoàn thể. BHXH đã nhanh chóng có 461
  3. kế hoạch bổ sung nhân sự, mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và nhân viên để nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho cán bộ nhân viên ở các cấp. BHXH cũng đã triển khai công tác tuyên truyền bằng logo, biển báo, tờ rơi, áp phích nhằm vận động tuyên tuyền cho NLĐ tham gia BHXH. Ủy ban nhân dân Việt Nam Để tổ chức triển khai chính sách BHXH tới NLĐ trên địa bàn, ngay khi Luật BHXH có hiệu lực, UBND đã tổ chức triển khai BHXH với nội dung sau: – Bảo hiểm xã hội quận chủ động phối hợp với UBND quận, UBND các phường vàcác cơ quan liên quan tổ chức hội nghị để triển khai công tácBHXH đến từng phường, từng đại lý trên địa bàn phường. – Phối hợp với Văn phòng UBND quận dự thảo văn bản chỉ đạo các cấp, thực hiện tốt công tác BHXH, trình UBND quận duyệt. – Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình, Báo đài để xây dựng các phóng sự tuyên truyền triển khai công tác BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước về BHXH. Đề nghị các tổ chức đoàn thể cấp quận, phường tăng cường công tác tuyên truyền để hội viên, đoàn viên và NLĐ hiểu rõ những quyền lợi trong việc tham gia BHXH. Yêu cầu UBND các phường, quận và các cơ quan chức năng phối hợp tốt với cơ quan BHXH để triển khai có hiệu quả công tác BHXH. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội – Chủ động phối hợp tổ chức tuyên truyền vận động người dân tham gia. Hỗ trợ BHXH tổ chức triển khai chính sách BHXH. – Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, tình hình thu chi, cấp sổ BHXH. Chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH. Kiến nghị với UBND giải quyết những vấn đề BHXH thuộc thẩm quyền. – Hàng năm, gửi báo cáo lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chính sách BHXH. Tóm lại, trong quá trình triển khai BHXH, BHXH Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của UBND cũng như các ngành, cơ quan, các cấp đoàn thể. Tuy nhiên trong quá trình thực thi BHXH vẫn còn thiếu sự đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan tổ chức hiện. Theo đánh giá của BHXH, việc cung cấp các văn bản hướng dẫn còn chưa kịp thời, công tác phối hợp tuyên truyền, vận động người dân thamgia BHXH các ban, ngành, đoàn thể phường thực hiện chưa đều đặn. Mặt khác, tại một số địa phương, sự phối hợp giữa UBND, phường, Hội nông dân, Hội phụ nữ, với đại lý thu BHXH đôi lúc chưa kịp thời nên dẫn đến tình trạng NLĐ không hiểu về lợi ích của việc tham gia BHXH. 2.2. Phát triển cơ cấu tổ chức thực hiện chính sách BHXH Bảo hiểm xã hội đã hình thành hệ thống tổ chức và quản lý, triển khai BHXH thống nhất từ quận đến phường, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của giám đốc BHXH quận. Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu BHXH cho phòng Thu BHXH quận, các phòng ban khác cùng hỗ trợ kết hợp tổ chức thực hiện. Phòng Thu xây dựng kế hoạch thu hàng năm để giao nhiệm vụ cho các phường trực thuộc quận. 2.3. Phát triển hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, thời gian qua công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH các huyện đã được coi trọng với các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi, phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí của ngành. Đồng thời phổ biến trang thông tin điện tử diễn đàn BHXH để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ BHXH. Phối hợp các 462
  4. cơ quan đoàn thể các cấp, Đài phát thanh truyền hình tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đến người dân. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ những tìm hiểu trên cho thấy tình hình thực hiện nhiệm vụ của BHXH là tương đối tốt. Tuy nhiên để hoạt động của BHXH ngày càng hiệu quả hơn, góp phần phát triển BHXH trên địa bàn chúng em xin có một số ý kiến đóng góp như sau Xây dựng đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện BHXH, trong đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan BHXH, chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Các cơ quan có liên quan cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền BHXH. Cần tập trung vào công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia BHXH, thu hút sự tham gia tích cực của nông dân, lao động khu vực phi chính thức; chú trọng, phát huy vai trò của những tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn bản số 3984/TB-BHXH ngày 8 tháng 12 năm 2014 của Bảo Hiểm Xã Hội TPHCM [2] Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bảo Hiểm xã Hội Việt Nam [3] Văn bản số 455/TB-BHXH ngày 18 tháng 2 năm 2016 của Bảo Hiểm Xã Hội TPHCM [4] Văn bản số 846/TB-BHXH ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bảo Hiểm Xã Hội TPHCM [5] muc-dong phuong-thuc-dong/ 463