“tín dụng đen”- Thực trạng tồn tại & những giải pháp cấp bách được Việt Nam áp dụng hiện nay

pdf 9 trang Gia Huy 23/05/2022 1740
Bạn đang xem tài liệu "“tín dụng đen”- Thực trạng tồn tại & những giải pháp cấp bách được Việt Nam áp dụng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftin_dung_den_thuc_trang_ton_tai_nhung_giai_phap_cap_bach_duo.pdf

Nội dung text: “tín dụng đen”- Thực trạng tồn tại & những giải pháp cấp bách được Việt Nam áp dụng hiện nay

  1. “TÍN DỤNG ĐEN”- THỰC TRẠNG TỒN TẠI & NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐƯỢC VIỆT NAM ÁP DỤNG HIỆN NAY ThS Lê Thị Thu Hà48 - Đại học Hải Phòng Tóm tắt Bài viết chỉ ra thực trạng hoạt động tín dụng đen đã và đang còn tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, những ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng tài chính, các doanh nghiệp, xã hội. Là một đề tài mới mẻ và chưa có một bài viết nào đề cập hay có sẵn. Tại Việt Nam, tín dụng đen gây ra không ít hệ luỵ cho xã hội như: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm tín dụng đen với mức đáng báo động. Theo ước tính trung bình có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày có 29 vụ và mỗi giờ làm việc có 3,6 vụ vị phạm liên quan đến tín dụng đen được phát hiện tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã làm rõ những bài học quản lý sâu sắc, những biện pháp đấu tranh kịp thời Việt Nam thực hiện trong bối cảnh mới của nền kinh tế nhằm hạn chế những bất cập mà hoạt động này gây ra cho người tiêu dùng tài chính, cho toàn xã hội và nền kinh tế. Từ khóa: Hành vi chiếm dụng, Ngân hàng Nhà nước, người tiêu dùng tài chính, Tín dụng đen. “BLACK CREDIT”- EXISTING STATUS & EMERGENCY SOLUTIONS APPLIED IN VIETNAM AT PRESENT Abstract The article points out the current status of black credit activities that have existed and are still existing in Vietnam's economy and its serious effects on financial consumers, businesses and society. It is a new topic. and not a single article mentioned or available. In Vietnam, black credit causes many social consequences such as fraud, property appropriation, and black credit crimes at an alarming rate. It is estimated that there are an average of 10,000 cases/year, 29 cases per day and 3.6 cases of black credit violations detected in Vietnam every working hour. The study has clarified the profound management lessons, the timely countermeasures that Vietnam has taken in the new context of the economy in order to limit the inadequacies that this activity causes to financial consumers. for the whole society and the economy Keywords: Acts of appropriation, State Bank, consumer finance Black Credit. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tín dụng đen gồm những hoạt động cho vay tín dụng dưới chuẩn, không qua hệ thống ngân hàng, trong đó người cho vay thực hiện những hành vi phi đạo đức và/hoặc trái pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng tới người đi vay. Đại dịch Covid-19 với những khó khăn về tài chính trong xã hội là thời điểm “vàng”, mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện để tín dụng đen phát triển. Thủ tục vay tín dụng đen khá đơn giản, không cần tài sản thế chấp, không phụ 48Email: lethuha1301@gmail.com, Điện thoại: 0904.335.933 314
  2. phí, nhận tiền nhanh chóng, hướng tới những người tiêu dùng tài chính đang gặp khó khăn trong giai đoạn này. Do tính cấp bách của việc nhận định đúng thực trạng tín dụng đen, rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học quản lý từ một số quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tín dụng đen”- Thực trạng và giải pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam ”. Từ đó tác giả sẽ phân tích rõ một số những biện pháp đấu tranh mang tính cấp thiết, tích cực và đổi mới của Việt Nam nhằm ngăn chặn kịp thời vấn nạn, từng bước vững chắc bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói riêng và nền kinh tế toàn xã hội nói chung. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng đen 2.1.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng đen Yuliya Demyanyk (2006) trong bài viết “Income Inequality: Time for Predatory Lending Laws?” cho rằng tín dụng đen thường liên quan đến khoản vay dành cho những người nghèo, những người không rõ về quy trình cho vay và những người có điểm tín dụng thấp. Andrew D Schmulow (2017) trong nghiên cứu “Curbing Reckless and Predatory Lending: A Statutory Analysis of South Africa’s National Credit Act” lại cho rằng tín dụng đen phải bao gồm ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau: 1.Các khoản cho vay gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng; các khoản vay liên quan đến gian lận và lừa đảo; 2.Các trường hợp thiếu minh bạch khác; và yêu cầu người tiêu dùng phải tự nguyện từ bỏ các quyền lợi hợp pháp của họ. Còn theo tác giả Ánh (2016) trong nghiên cứu “Phát triển tín dụng vi mô -Giải pháp đẩy lùi “tín dụng đen” ở Việt Nam” nghiên cứu: Tín dụng đen là hình thức tín dụng phi chính thức, không đăng ký kinh doanh, không chịu sự giám sát của nhà nước. Tín dụng đen tăng trưởng tiềm ẩn nhiều rủi ro , ngăn cản hoạt động hiệu quả và minh bạch của các TCTD chính thức, gia tăng rủi ro về đạo đức khi xảy ra trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ. Hiện nay tại Việt Nam, về mặt pháp lý thì chưa có khái niệm thế nào là “tín dụng đen” nhưng dựa trên những hiểu biết và nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng: Tín dụng đen là tổ hợp những khoản vay dưới chuẩn, trong đó người cho vay thực hiện những hành vi phi đạo đức và/hoặc trái pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng tới người đi vay, là hoạt động cho vay vốn bất hợp pháp, không phù hợp với các quy định của pháp luật. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động tín dụng đen Bảng 1. Những hoạt động cơ bản của hoạt động tíu dụng đen STT Đặc điểm 1 Cho vay quen biết giữa cá nhân 2 Có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn 3 Không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng 4 Thủ tục đơn giản, có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi 5 Món vay thường có giá trị nhỏ 315
  3. 6 Tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng( Ti vi, tủ lạnh, điện thoại, giấy tờ ) 7 Có thể gia hạn( nếu cần) 8 Cực kỳ rủi ro ( Nguồn: Đặng Công Thức, 2018) Theo Đặng Công Thức (2018) nhận định: “Tín dụng đen còn gọi là tín dụng nặng lãi, đây là loại hình tín dụng phi chính thức, với hoạt động cho vay mượn lẫn nhau giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tổ chức không thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính được Nhà nước cấp phép”.Trên lý thuyết, tín dụng đen là các khoản cho vay mà trong đó, chi phí mà người đi vay phải bỏ ra không tương xứng với chi phí và rủi ro của người cho vay”. Các khoản vay này có các đặc điểm sau: -Về thủ tục cho vay: Thủ tục vay và cho vay rất đơn giản, có thể có tài sản thế chấp, có thể không cần tài sản thế chấp; việc vay và cho vay dựa trên sự tin tưởng nhau hoặc ràng buộc bằng các “quy tắc ngầm” của các đối tượng ngoài xã hội. Thực tế cho thấy, đối tượng đi vay tiền thường sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe và các loại giấy tờ, bằng cấp của cá nhân để cầm cố, thế chấp vay tiền. Đặc biệt có trường hợp còn câu kết với các đối tượng ngoài xã hội hoặc trên mạng Internet dùng công nghệ in màu để làm giả thẻ Đảng, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ bổ nhiệm chức vụ; làm giả các hợp đồng hoặc trộm cắp tài sản của người khác để cầm cố, thế chấp nhằm vay tiền tín dụng đen. Về hoạt động thì không phải người đi vay chỉ vay tiền các đối tượng ngoài xã hội mà cá biệt hoạt động tín dụng đen lại được thực hiện ở ngay trong nội bộ một số cơ quan, đơn vị, nhà trường - Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vượt mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “ Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” thì: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm -Về hình thức cho vay: Hoạt động cho vay hiện nay đã được các chủ nợ biến tướng bằng việc: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc pháp lý để khi con nợ không trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng hình sự với con nợ. 2.1.3. Hệ lụy tới từ hoạt động tín dụng đen Hoạt động tài chính ngầm, đặc biệt là tín dụng đen luôn tiềm tàng nguy cơ rủi ro lớn cho hệ thống tài chính, ảnh hưởng tới an sinh xã hội, tới cá nhân những người tiêu dùng tài chính. Các đối tượng chịu ảnh hưởng, rủi ro tới từ hoạt động tín dụng đen bao gồm các nhóm: 316
  4. Nhóm 1. Rủi ro ngân hàng. Hoạt động ngân hàng tài chính ngầm (trong đó bao gồm cả tín dụng đen) thường phải chịu các loại rủi ro tài chính giống như hệ thống NHTM nhưng lại không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều hoạt động tín dụng đen được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn được lấy ra từ ngân hàng và sẽ chịu rủi ro rất lớn khi khách hàng đổ xô đến rút tiền ồ ạt hoặc khách hàng không có khả năng chi trả, các vụ đổ bể liên quan đến nhân viên ngân hàng. Nhóm 2: Rủi ro vi phạm, lạm dụng, giảm hiệu quả quy định pháp luật tới từ tín dụng đen rất cao, đặc biệt là không có tài sản thế chấp. Khi người vay không trả nợ đúng hạn, hoặc mất khả năng chi trả, thì bị đòi nợ bằng các hình thức chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp; bị "khủng bố" về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng, gây bất ổn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Ngoài các hệ lụy trên, tín dụng đen là loại hình tín dụng hoạt động không theo một quy định cụ thể nào, không chịu sự quản lý và kiểm soát và quản lý của cơ quan nhà nước. Bởi vậy, khi xảy ra rủi ro mất khả năng chi trả, thì các chủ thể của tín dụng đen tự xử lý một cách tùy tiện, trái pháp luật. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích tổng hợp. Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu được lấy từ các bài báo, kỷ yếu hội thảo và sách báo chuyên ngành của các tiến sĩ chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản lý Nhà nước về kinh tế cùng các tài liệu liên quan khác. Tác giả đã nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích trên cơ sở lý thuyết đã có trong chuyên ngành tài chính, tín dụng, thương mại điện tử Sau khi phân tích các nội dung tham khảo, tác giả đã hệ thống lại và tổng hợp thành một bài viết có độ tập trung cao vào nội dung trọng tâm của chủ đề nghiên cứu: Chỉ ra thực trạng căn bản còn tồn tại của tín dụng đen tại thị trường Việt Nam. Trong đó, tác giả đã sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Bên cạnh đó, dựa vào những nội dung đã được thực nghiệm và thực tiễn mà phân loại, sắp xếp các chiến lược tầm vĩ mô của Nhà nước và hệ thống lại theo từng bước của chiến lược đó. 3. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP, KẾT QUẢ 3.1. Thực trạng Tín dụng đen tại Việt Nam 3.1.1. Thực trạng Khảo sát thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, trong khi tín dụng chính thức lại chưa thể đáp được nhu cầu vay vốn của các đối tượng, do vậy, hoạt động tín dụng đen vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp. Hình 1. Sơ đồ cung ứng vốn của tín dụng đen (Nguồn: Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế) 317
  5. Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2018) cho biết, các khoản vay tín dụng đen chiếm khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp, tức là khoảng 50 tỷ USD. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thuộc Ngân hàng BIDV (2018) ghi nhận: Quy mô tín dụng phi chính thức tại Việt Nam hiện nay tương đương khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế; trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 450-550 nghìn tỷ đồng. Bảng 2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Việt Nam, theo Trần Minh Hưởng(2019) tại Hội thảo khoa học quốc gia, Học viện cảnh sát nhận dân đã thống kê, có khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng, số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức mới chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp. Xét toàn hệ thống, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) là 73,81%, đạt mức giới hạn trong quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN (tối đa 85% với tất cả các tổ chức tín dụng). Đồng thời, đây là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. - Thực trạng này còn làm nảy sinh vấn đề về rủi ro đạo đức, gây nên những hệ lụy trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nếu không được giám sát, kiểm soát chặt chẽ. Theo Nguyễn Vân Hà (2018), toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1809 vụ lừa đảo, 3581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. - Theo ông Trần Minh Hưởng (2018) cho biết: hiện tại có vô vàn các dịch vụ cho vay trực tuyến lãi suất rất cao kể tới như:” Vayvay”, “IDong”, “One Click Money”, “ATM online”, đang từng ngày từng giờ để” giăng bẫy” trên các không gian mạng. Đáng chú ý trên thực tế, nhiều Website hay App cho vay trực tuyến đang hoạt động dựa trên mô hình cho vay ngang hàng(P2P Lending), toàn bộ hoạt động vay, trả nợ gốc giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận, lưu trữ vào các bảng điện tử, số hóa. Do vậy, rất nhiều những cá nhân và tổ chức cho vay nặng lãi đang núp bóng P2P lending để cho vay với lãi suất cắt cổ, kéo theo các cách thức đòi nợ mang tính xã hội đen. 318
  6. 3.1.2. Nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng đen vẫn tồn tại và bùng phát mạnh mẽ trong thời gian gần đây - Thứ nhất, do nhu cầu vay vốn làm ăn, kinh doanh trên thị trường hiện nay rất “nóng”, điển hình sau đại dịch COVID-19. Trên thực tế, không phải người dân và doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận được với các nguồn vốn của ngân hàng do các quy định chặt chẽ về thủ tục và tài sản thế chấp. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn “tín dụng đen” ở ngoài xã hội lại quá dễ dàng. Theo Đức Nghiêm (2018), người có nhu cầu vay vốn chỉ cần có các giấy tờ như CMND, sổ hộ khẩu và một số loại giấy tờ tùy thân có giá trị khác như thẻ sinh viên, thẻ ATM, bằng cấp là có thể vay được tiền trong thời gian rất ngắn (thông thường chỉ khoảng từ 30 phút). Nhiều người đã sử dụng tiền nhàn rỗi để trực tiếp cho vay dưới dạng “tín dụng đen” hoặc tham gia với vai trò trung gian, huy động vốn, gây rủi ro rất lớn cho cả người cho vay và đi vay, dẫn đến tình trạng vỡ nợ, hụi, họ xảy ra ở nhiều địa phương. - Thứ hai, các biện pháp kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đẩy lùi tín dụng đen chưa phát huy hiệu quả. Thậm chí, tín dụng đen ngày càng nở rộ và biến tướng sang hình thức cho vay online với mức lãi suất lên tới vài trăm % mỗi năm. Đặc biệt, dưới sự hỗ trợ của công nghệ, người vay và người cho vay chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng công nghệ là có thể tiến hành giao dịch vay mượn. Thủ tục cho vay của loại hình tín dụng đen rất đơn giản, thuận tiện, nhiều hạn mức vay, từ nhỏ đến lớn; hình thức vay đa dạng; giải ngân nhanh gọn, có thể nhận tiền ngay, phương thức trả nợ linh hoạt. Hoạt động cho vay trực tuyến (vay online) trên một số website, ứng dụng di động (app) có thể lên đến hàng trăm phần trăm trên một năm. - Thứ ba, chế tài xử lý các đối tượng cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê chưa tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, chưa đủ sức răn đe. Sự quan tâm vào cuộc của chính quyền cơ sở, một số cơ quan chức năng chưa đúng mức. 3.2. Giải pháp Kinh nghiệm quản lý tín dụng đen tại Trung Quốc Trước khi đưa ra những giải pháp hữu tại Việt Nam, tác giả xin trích dẫn một vài những phân tích từ kinh nghiệm quản lý tín dụng đen tại Trung Quốc - quốc gia được biết đến với khả năng xử lý thực trạng về tín dụng đen hiệu quả so với nhiều nước trên thế giới. Tại Trung Quốc, tín dụng đen thường được biết đến là các hoạt động bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường xuyên tham gia như các trung gian tín dụng với các chức năng thanh khoản và chuyển đổi tín dụng, có thể sẽ tạo ra rủi ro hệ thống hoặc chênh lệch giá quy định (FSB, 2012). Các tổ chức tài chính phi ngân hàng chiếm khoảng 20% tổng tài sản hệ thống ngân hàng Trung Quốc, tương đương 4,3 nghìn tỷ USD và đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. - Tự do hóa lãi suất: Trước đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã áp đặt quy định về trần và sàn lãi suất với các khoản tín dụng các của ngân hàng đã dẫn đến sự gia tăng của hoạt động tín dụng đen. Năm 2015, PBOC đã công bố bãi bỏ quy định trần và sàn lãi suất, nới lỏng quy định về lãi suất tham chiếu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng và tăng quyền chọn cho khách hàng. 319
  7. - Truy quét các hoạt động ngân hàng ngầm trong danh mục cấm: Theo Danh, H. C. (2014), Trong tháng 4/2015, Bộ Công an đã phối hợp với PBOC, Cục Quản lý ngoại hối tổ chức một đợt truy quét hoạt động chuyển tiền trái phép của các “ngân hàng ngầm” và các công ty đặt ở nước ngoài. Công an các tỉnh, thành phố như Quảng Đông, Thượng Hải, Liêu Ninh, Triết Giang, Tân Cương đã liên tiếp phá được một loạt vụ án nghiêm trọng. Một số những giải pháp tích cực và kịp thời mà Việt Nam có thể áp dụng trong thời gian sắp tới Để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen, Nhà nước và các cơ quan quản lý cần có sự chung tay, đoàn kết của Chính phủ, các bộ, các cấp, hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nhà nước, cá nhân tiêu dùng tài chính. Tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau: - Thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ và liên tục các hoạt động, dịch vụ và đối tượng cho vay nặng lãi. Theo Xuân Hương, Bích Diệu(2018)-tạp chí khoa học công nghệ , về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng; Điều 163 Bộ luật Hình sự kết hợp Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước (2016) cho biết việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất theo quy định 10 lần và có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Các quy định về lãi suất cho vay cầm đồ trước đây có thông tư liên bộ của NHNN. - Thứ hai, phát triển tín dụng chính thức cả chiều rộng và chiều sâu, thu hẹp thị phần của tín dụng đen. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng triển khai mạnh mẽ chính sách tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống như: + Các tổ chức tín dụng khi được giao nhiệm vụ thực hiện cho vay để đẩy lùi tín dụng đen, cần tách bạch nhiệm vụ này với các nhiệm vụ khác; đồng thời, cần áp dụng những quy định riêng cho loại tín dụng đặc biệt này, còn gọi là “tín dụng cấp thiết”. + Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần được tự ấn định lãi suất cho vay cùng với việc nới lỏng tối đa các điều kiện, thủ tục cho vay trên tinh thần thỏa thuận với các đối tượng vay vốn, đảm bảo bù đắp rủi ro và mức lợi nhuận của ngân hàng mà không vi phạm luật pháp. Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng cần chú trọng công tác tiếp thị, quảng cáo để các đối tượng vay vốn dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, gói vay, nhằm đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi của tín dụng đen. - Thứ ba, cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân nhằm hạn chế các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hoạt động tín dụng đen. Hiện nay, công tác an sinh xã hội chưa tốt, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do vậy, cần phải đảm bảo mỗi người dân phải có bảo hiểm y tế; có thể miễn phí cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12; tạo ra những căn nhà xã hội cho người dân thuê với chi phí thấp từ đó, hạn chế tác động xấu của tín dụng đen, góp phần ổn định xã hội. Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức như Hội 320
  8. nông dân, hội Phụ nữ, để tuyên truyền, bảng quá chương trình tín dụng tiêu dùng tới với các hộ gia đình. - Thứ tư, việc phát triển các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh của công ty tài chí và minh bạch hóa thị trường tài chính là những biện pháp cần sớm được thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, cần tiếp tục triển khai các kế hoạch mở rộng mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ, bán hàng thông qua việc hợp tác với các đối tác cung ứng sản phẩm; Hoàn tất thử nghiệm công nghệ cao trên các ứng dụng cho vay tự động nhằm tiếp cận nhanh chóng và mang đến các trải nghiệm vay linh hoạt cho các khách hàng tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa - Thứ năm, chú trọng tuyên truyền và giáo dục tài chính để làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về vay tiêu dùng tín chấp tại các công ty tài chính cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện, tài chính cá nhân của người dân. Việc giáo dục tài chính cần được xem là một trong những trụ cột chính, vừa nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ nhằm giúp họ có ý thức tìm đến tín dụng hợp pháp thay vì tín dụng đen, đồng thời nâng cao ý thức trả nợ để đảm bảo quyền lợi của chính người đi vay và góp phần thức đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững hơn. - Thứ sáu, cần có sự chung tay, phối hợp giữa Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh tài chính, tiền tệ; kiểm tra, xử lý các dịch vụ cho vay nặng lãi trực tuyến. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quản lý loại hình công ty cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (P2P Lending) chưa có quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) bao gồm việc cho vay qua App. 3.3 Kết luận Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội ngày 26/10/2018, vấn nạn tín dụng đen tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội nêu thực trạng tín dụng đen hoành hành từ thành thị đến nông thôn, gây bất an xã hội trong thời gian gần đây. Tín dụng đen là một thực trạng tồn tại, là vấn đề khiến xã hội trở nên bất ổn, gây nên nhiều hệ lụy xấu cho những ai vướng phải, kèm theo bao tệ nạn xã hội. Để đẩy lùi vấn nạn về tín dụng đen, tác giả thiết nghĩ cần phải có sự nỗ lực và vào cuộc của Chính phủ, tất cả các cấp, các ngành và người tiêu dùng tài chính cùng chung tay. Do tính cấp bách của việc nhận định đúng thực trạng tín dụng đen, rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học quản lý từ một số quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, tác giả đã hoàn thành việc phân tích, đề xuất một số giải pháp mang tính cấp thiết, tích cực và đổi mới góp phần xử lý kịp thời vấn nạn, từng bước vững chắc bảo vệ người tiêu dùng tài chính nói riêng và nền kinh tế toàn xã hội nói chung. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrew D. Schmulow (2007), Curbing Reckless and Predatory Lending: A Statutory Analysis of South Africa’s National Credit Act, Consumer Interests Annual, Volume 63, 2017. Yuliya Demyanyk (2006), Income inequality: time for predatory lending laws?. The Regional Economist, 2006, issue Oct, 10-11. Danh, H. C. (2018), Những thách thức hoạt động tín dụng ngoài ngân hàng ở Trung Quốc, Tạp Chí Đại Học Thủ Dầu 1, S15, 1. 321
  9. Đặng Công Thức (2018), Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Tạp chí Ngân hàng. Đức Nghiêm (2018), Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, Thời báo Ngân hàng. Trần Minh Hưởng (2019), “Thực trạng hoạt động “Tín dụng đen” và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” của lực lượng CSND", Hội thảo khoa học quốc gia, Học viện cảnh sát nhân dân. Minh Hà (2018), Đẩy lùi tín dụng đen: Khó nhưng khả thi, Báo Realtimes; Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định về tỷ lệ cấp tín dụng. Nguyễn Thị Xuân Hương, Dương Thị Bích Diệu (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nghèo từ Ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học và Công nghiệp số 3. Phan Cử Nhân (2017), Ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính tỉnh Thanh Hoa, Tìm chế tài kiểm soát tín dụng đen, Thời báo Kinh doanh toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng. Trần Hữu Ý (2018), Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần giảm nghèo bền vững, Tạp chí Ngân hàng 322