Tín dụng với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La

pdf 5 trang Gia Huy 24/05/2022 1470
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftin_dung_voi_doanh_nghiep_trong_boi_canh_hoi_nhap_kinh_te_qu.pdf

Nội dung text: Tín dụng với doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Nghiên cứu tại tỉnh Sơn La

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÍN DỤNG VỚI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH SƠN LA CREDITS FOR ENTERPRISES IN THE CONTEXT OF THE INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION: A STUDY IN SON LA PROVINCE NCS. ThS. Đỗ Quốc Đạt Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Sơn La Email: hhdneu@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu này tác giả xem xét hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc nhìn của bản thân các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng của các ngân hàng với các doanh nghiệp, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngân hàng, kết quả tổng hợp từ phỏng vấn các doanh nghiệp. Từ khóa: Tín dụng, doanh nghiệp, hội nhập ABSTRACT In this paper, the researcher considered credit operations between commercial banks and enterprises in Son La province in the context of international economic integration; difficulties that those businesses had to encounter to get access to the bank credits for their manufacturing development and business operations under their own perspectives. Thereby, the author has proposed some recommendations which aims at promoting bank credit activities towards enterprises. The data for the research were collected from annual summary reports of banks. The results were summarized from interviews with businesses. Key words: Credit, enterprises, integration 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp đã thể hiện được vị thế và vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định kinh tế xã hội (Tổng sản phẩm trên địa bàn Sơn La năm 2014 theo giá so sánh ước đạt 19.735,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2014 cao hơn so với mức tăng của năm 2013 (năm 2013 tăng 10,26%, năm 2014 tăng 11,28%). Cả ba khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng có sự tăng trưởng tích cực nhất tăng 17,45% so với năm 2013; khu vực dịch vụ tăng 14,33% và khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,07% so với năm 2013.)[ Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La] Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển một trong những nguồn vốn quan trọng với các doanh nghiệp là nguồn vốn vay từ các ngân hàng, ngược lại, các doanh nghiệp cũng là những khách hàng mục tiêu của rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần này Bài viết này được thực hiện nhằm xem xét tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng, những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng này. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của các ngân hàng, kết quả tính toán từ số liệu điều tra thu thập của tác giả từ 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. 273
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Phát triển của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động thực tế, trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Đình Hương (2002), tác giả đã đề cập đến kinh nghiệm của các nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ các nước, từ đó đề ra một số hướng phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Hay như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Sơn và cộng sự (2013) đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, tác giả đã đề cập đến thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, sử dụng các tiếp cận lý thuyết năm nguồn lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện và đề cập đến sự phát triển kinh tế các doanh nghiệp này, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), Võ Thành Danh và cộng sự (2013). Những nghiên cứu đã được thực hiện đang dừng lại ở việc phân tích kinh nghiệm của các quốc qua trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó định hướng cho Việt Nam, đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó chưa đi sâu phân tích vai trò của hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại với phát triển các các doanh nghiệp, những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, chính nguồn vốn tín dụng là một trong những chìa khóa để các doanh nghiệp này có thể thực hiện và thực hiện thành công hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hàng năm của các ngân hàng thương mại, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, những nhận định của doanh nghiệp, đánh giá của doanh nghiệp về những trở ngại đó. 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La được lựa chọn để lấy ý kiến, các doanh nghiệp này đảm bảo đã hoặc đang vay vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cổ phần. 2.2.2. Phương pháp phân tích Dữ liệu thu thập sẽ được tác giả làm sạch, tính toán và phân tích Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh sẽ được tác giả áp dụng trong nghiên cứu này 3. Tín dụng của ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La Phần đánh giá cho biết các nhận định của tác giả về sự khác biệt của kết quả nghiên cứu của đề tài so với các nghiên cứu cùng lĩnh vực nhằm cho thấy các đóng góp của nghiên cứu vào tri thức khoa học ở các mặt lý luận và/hoặc thực tiễn cũng như những hạn chế của nghiên cứu. Tác giả có thể đề xuất những nghiên cứu trong tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế trong kết quả nghiên cứu của mình. 274
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Một trong những nguồn vốn quan trọng với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và chủ yếu từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, kết quả khảo sát tình hình vay vốn của các doanh nghiệp từ các ngân hàng như sau: Bảng 1: Tình hình vay vốn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ bảng số liệu thấy rằng bình quân mỗi doanh nghiệp năm 2015 vay được trung bình 4246,5 triệu đồng. 40% số doanh nghiệp được khảo sát không tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng này, nguyên nhân như sau: Bảng 2: Nguyên nhân doanh nghiệp không vay được vốn của các ngân hàng thương mại ( Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Nguyên nhân của việc không vay được vốn của các doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến thủ tục vay và các điều kiện vay cần thiết các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, ngoài ra một số doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn không có nhu cầu vay vốn do đã đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng có những quy định của mình để đảm bảo an toàn về số vốn cho vay, điều kiện đưa ra của bên này sẽ thành khó khăn của bên kia. Đối với các ngân hàng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được vay vốn, họ chỉ được vay vốn khi ngân hàng thẩm định rõ chủ thể đi vay này có khả năng trả nợ hay không . Trước khi cho các chủ thể vay vốn, các cán bộ thẩm định của ngân hàng sẽ thẩm định lại một lần nữa hồ sơ của các doanh nghiệp, trong đó Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí được thẩm định và kiểm tra rõ ràng, thông qua báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, tình trạng nợ cao hay thấp, doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không, nếu báo cáo tài chính không minh bạch thì không thể xác định được khả năng của doanh nghiệp, vì thế sẽ khó khăn để doanh nghiệp tiếp cận và vay được nguồn vốn đó. 275
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Bảng 3: Những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 4. Một số kiến nghị Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này thường rất lớn, tuy nhiên, khả năng tiếp cận nguồn vốn còn tương đối hạn chế, vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng như các ngân hàng cần có những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn cho các đơn vị này: Về quy mô vốn cho vay của các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp: trong thời gian tới, ngân hàng thương mại nên mở rộng hạn mức cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh của các đơn vị này. Về điều kiện vay vốn: các ngân hàng thương mại nên có quy trình xét duyệt cho vay rõ ràng, tạo điêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đặc biệt các gói hỗ trợ vay vốn có ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp nhằm giảm áp lực về tiền lãi vay của các doanh nghiệp này. Ngân hàng thương mại cổ phần cần có những chế tài mở hơn với hạng mục tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, từ đó góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ vay vốn và các thủ tục liên quan chủ động trước khi tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các ngân hàng. 276
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UBND tỉnh Sơn La, (2015), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội tỉnh [2] Nguyễn Đình Hương, (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị quốc gia [3] Nguyễn Phú Sơn, Nguyễn Thị Thu An, Võ Hồng Phượng, (2013), Các yếu tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, tạp chí khoa học số 27 [4] Võ Thành Danh, Nguyễn Thị Phương Lam, (2013), Phân tích cầu đầu tư và xu thế phát triển kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hậu Trang, tạp chí khoa học số 28. [5] Nguyễn Quốc Nghi, (2014), các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của hộ nông dân đối với các chi nhánh ngân hàng cấp huyện ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh [6] Võ Thành Danh, Ong Quốc Cường, Trần Bá Quang, (2013), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hậu Giang, tạp chí khoa học số 27. 277